Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

VN chính thức tuyên bố "công hàm bán nước" PVĐ là vô giá trị


VIỆT NAM CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG LÀ VÔ GIÁ TRỊ

Thanh Phương - RFI

Sau nhiều năm im lặng, mãi đến những năm gần đây, chính quyền Việt Nam mới lên tiếng giải thích về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, nhưng lần đầu tiên, Hà Nội vừa chính thức tuyên bố công hàm đó là vô giá trị, tức là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Công hàm Phạm Văn Đồng, mà nhiều người gọi là « công hàm bán nước », đã được đưa ra trong bối cảnh như thế nào ? Ngày 04/09/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam).

Sau đó, ngày 14/09/1958, Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
Từ đó cho đến nay, đối với Bắc Kinh, bức công hàm nói trên của Thủ tướng Việt Nam là đồng nghĩa với việc Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Thật ra, từ lâu, nhiều chuyên gia đã phân tích rõ là công hàm Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị nào về mặt pháp lý trên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bởi một lý do đơn giản là hai quần đảo này vào thời đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Trong bài báo ngày 20/07/2011, tờ Đại Đoàn Kết cũng đã công nhận rằng vào thời điểm năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa “tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa” và chính phủ này “đã liên tục thực thi” chủ quyền trên hai quần đảo đó và đặc biệt đã quyết liệt chống trả sự xâm lược của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn nữa, vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền trên hai quần đảo này.

Nhưng đó chỉ mới là ý kiến của một tờ báo chính thức, được đăng tải vào lúc đó để xoa dịu dư luận, không chỉ đang phẫn nộ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn rất bất bình trước hành động đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc. Nay, trong bối cảnh Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, lần đầu tiên chính phủ Hà Nội chính thức tuyên bố công hàm đó là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, 23/05/2014 ( lần thứ ba kể từ đầu vụ giàn khoan HD-981 ), phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải đã nhắc lại lập luận rằng công hàm ( mà ông gọi là công thư ) Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi lẽ hai quần đảo này lúc đó nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, được Pháp giao lại vào năm 1956, phù hợp với Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc có tham gia.

Việt Nam đã phải chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị trong bối cảnh mà chính phủ Hà Nội đang cố vận động sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nêu rõ những cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hà Nội cũng đang xem xét việc khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao, cho biết, với tư cách thành viên của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam có quyền sử dụng tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mình.




  #2  
M&M M&M is offline
Tướng 5 sao



Có đúng Công hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 vô hiệu lực?



Phan Châu Thành (Danlambao) - Mọi điều cuối cùng đều dẫn đến một điểm đầu tiên: để bảo vệ lãnh thổ đất nước và tương lai Việt Nam đầu tiên phải hạ bệ chính phủ CSVN trước hết và thay bằng chính phủ dân chủ chính danh do toàn dân hơn 90 triệu người Việt khắp năm châu bầu ra để đại diện họ thừa kế non sông đất nước, lãnh thổ quốc gia mà dân tộc Việt Nam đã để lại cho đời sau, thì 90 triệu người Việt mới có thể cùng nhau đòi lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa, và ải Nam Quan, thác Bản Giốc… từ tay Trung cộng mà CSVN đã cống nạp mới gần đây.

*

Tuyên bố ngày 04/9/1958 của CHNDTH


“1. Chiều rộng lãnh hải của CHNDTH là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHNDTH bao gồm phần đất Trung quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các quần đảo khác thuộc Trung quốc.

2. Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung quốc. Phần biển kề trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bôhai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaogin, đảo Đại và Tiểu Jinmen, đảo Đadam, đảo Irdan và đảo Đongdinh, là các đảo thuộc nội hải của Trung quốc.

3. Nếu không có sự cho phép của Chính phủ CHNDTH tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung quốc đều phải tuân thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ CHNDTH.

4. Điều 2 và điều 3 trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các quần đảo khác thuộc Trung quốc.”


*Nhận xét:


Trung quốc tuyên bố lãnh hải trên cơ sở một lãnh thổ tự nhận tự mở rộng bao gồm luôn các đảo và quần đảo của nước khác (như Tây Sa – Hoàng Sa và Nam Sa – Trường Sa của Việt Nam, Đông Sa -… của Philippines…) hoặc còn đang tranh chấp (như Đài loan – với Trung hoa Dân quốc ...), là một hành động bành trướng lãnh thổ thô bạo, không có cơ sở và vi phạm mọi điều luật quốc tế.


Vì thế, tuyên bố hải phận 12 hải lý tính từ đường cơ sở của TQ dù có vẻ rất rõ ràng và phù hợp thông lệ quốc tế, lại trở thành lố bịch, chỉ để che đậy đường cơ sở mà Trung quốc vẽ ra trong tuyên bố ngày 4/9/1958 rất mập mờ, tham lam phủ chùm vào lãnh thổ lãnh hải các nước khác, nên tất nhiên không ai có thể chấp nhận.


Tóm lại, tuy gọi là tuyên bố lãnh hải, nhưng thực chất đó là tuyên chiếm lãnh thổ biển đảo nước khác của CHNDTH bằng đường cơ sở mập mờ mà nó vẽ ra, sau này đã hiện nguyên hình là đường lưỡi bò chin khúc.


Thế mà…


Công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 của VNDCCH


“Kính gửi: Đồng chí Chu Ân Lai

Tổng lý Quốc vụ viện nước CHNDTH

Kính thưa đồng chí Tổng lý,

Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể.

Phạm Văn Đồng

(đã ký và đóng dấu)

Thủ tường Chính phủ nước VNDCCH”


Công hàm trên được Đại sứ VNDCCH tại Bắc Kinh Nguyễn Khang trao cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao TQ – Cơ Bằng Phi ngày 21/9/1958.


*Nhận xét:


Chính phủ VNDCCH của HCM và PVĐ đã nhanh chóng, dường như ngay lập tức, bằng công văn ngoại giao cấp cao nhất (công hàm) qua con đường chính thức nhất (Đại sứ và đại sứ quán) chấp nhận Tuyên bố “lãnh hải” của TQ một cách trân trọng nhất: ghi nhận, tán thành và tôn trọng “quyết định về lãnh hải” của TQ. Ngày 14 và 21/9/1958 lại là hai ngày chủ nhật mà CSVN vẫn làm việc miệt mài thế - thể hiện tinh thần bán nước của họ say mê như thế nào! Không biết có nước nào có văn bản, công hàm công nhận Tuyên bố “tuyên chiếm lãnh thổ nước mình” của TQ nhanh nhảu và tận tụy như VNDCCH hay không nhỉ? Chắc là chỉ có Bắc TT, nếu có?


Chúng ta hãy để ý sự phối hợp rất nhịp nhàng tương xứng giữa Tuyên bố 04/9/1958 của TQ và công hàm phúc đáp 14/9/1958 của VN như một cặp tung hứng, cứ như chúng từ một người viết ra: TQ tuyên bố về lãnh hải để che đậy tuyên chiếm lãnh thổ các nước khác và công hàm VN ngay lập tức ghi nhận và tán thành tuyên bố về lãnh hải mà thực chất là xác nhận quyền lãnh thổ của TQ đối với hai quần đảo HS và TS của chính mình!


Cho đến nay, sự phối hợp ăn ý đó vẫn đang được tiếp tục trong việc hai bên đều dùng công hàm PVĐ để làm cơ sở tạo ra tranh chấp biển giữa hai nước trên vùng biển vốn không hề có tranh chấp trước đó! Tức là họ vẫn dùng công hàm PVĐ để biến không thành có.


CHXHCN Việt Nam “phủ định” hiệu lực pháp lý của Công hàm 1958


Hôm 23/5/2014, Chính phủ CHXHCN Việt Nam tuyên bố rằng công hàm của Chính phủ VNDCCH do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 phúc đáp Tuyên bố của ngày 04/09/1958 Chính phủ CHNDTH trên là vô hiệu lực pháp lý, vì vào thời điểm đó Chính phủ VNDCCH không quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tây Sa và Nam Sa), mà là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH)! Tức là, “VNDCCH không thể cho CHNDTH cái mà mình không có, không quản lý; hay: Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không sở hữu”. Nhiều người cho rằng đó là lập luận thuyết phục!


Như vậy, CP CHXHCN VN cho rằng việc chính mình (CP VNDCCH trước đó) ngày 14/9/1958 đã công nhận chủ quyền của TQ đối với các quần đảo HS và TS là vô hiệu lực pháp lý.


Theo tôi, CP CHXNCH VN lập luận và tuyên bố như trên để coi Công hàm PVĐ vô hiệu lực là đánh tráo khái niệm một cách rất ấu trĩ và vì thế sai hoàn toàn. Bởi vì, người ta hoàn toàn có thể từ bỏ quyền sở hữu cái mà người ta không sở hữu bằng cách xác nhận cái đó thuộc quyền sở hữu của người khác. Và công hàm PVĐ đã làm điều đó. Công hàm PVĐ đã xác nhận (ghi nhận và tán thành) hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung quốc, bất kể lúc đó chúng đang do ai quản lý.


Kết quả tất nhiên là, Công hàm PVĐ trên của VN DCCH vẫn có hiệu lực cho đến nay: xác nhận quyền sở hữu của TQ đối với HS và TS, tức là phủ nhận quyền sở hữu của VN (hay bất cứ ai) đối với hai quần đảo và vùng biển đó.


Chính phủ VN có biết rằng việc họ phủ nhận công hàm PVĐ của họ như thế là hề và vô ích không? Tôi tin là họ biết, TQ càng biết rõ, vì thế họ mới để cho một cán bộ cấp thấp như thế nói ra điều đó. Còn nếu điều đó thực sự đúng và có hiệu quả, sẽ giúp VN đòi được HS, TS từ tay TQ thì mấy kẻ “tứ trụ” điếm, nhất là 3X, sẽ giành nói ngay nói lớn để ghi công lớn cho mình rồi. Một công lớn cỡ đó đủ để 3X ngồi ghế CTN và TBT như Tập hay Tổng thống như Putin trong 10 năm nữa chứ bỡn?


Biết vậy tại sao họ vẫn làm thế? Là để đóng kịch trước nhân dân Việt Nam rằng họ “vô can”. Tất cả là tại TQ tham lam và bành trướng mà thôi…, nhưng họ “sợ bát nước đổ đi không hót lại được” nên họ sẽ không kiện TQ ra tòa QT – mà chỉ “dọa TQ” thôi…, để giữ “bát nước Tàu cho” mà húp chứ…!.


Các quan điểm khác cho rằng công hàm PVĐ vô hiệu lực


Ngoài quan điểm và tuyên bố chính thức mới nhất trên về hiệu lực của Công hàm PVĐ dựa trên bối cảnh thực tế thời điểm VNDCCH ký công hàm, còn có vài quan điểm khác cũng cho rằng công hàm đó vô hiệu lực pháp lý do bối cảnh hay do hành văn ẩn ý, như:


1. Công hàm PVĐ chỉ nói đến lãnh hải 12 hải lý chứ có nói đến HS TS đâu? Đây là cách lừa dân thô thiển của CSVN khi họ nói đến công hàm PVĐ mà không đưa ra cho Tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ chính là nguyên nhân phải có công hàm đó. Có người còn nghi ngờ rằng công hàm VN và Tuyên bố TQ là do cùng một nhóm soạn thảo từ trước, PVĐ chỉ việc ký thôi.


(Có người còn đùa: Chủ nhật 14/9/58, Bác gọi chú Đồng sang Phủ Chủ tịch chơi rồi đưa công hàm Bác đã đánh máy sẵn để chú ký mang về VPCP bên cạnh để gửi ngay đi Bắc Kinh…)


2. Chữ ký của PVĐ không có hiệu lực vì PVĐ là thủ tướng lúc đó do đảng phân công, không đúng trình tự được qui định cho việc bổ nhiệm Thủ tướng trong Hiến pháp 1946 (đang “có hiệu lực” lúc đó) qui định Thủ tướng do Chủ tịch nước chọn từ Nội các rồi phải được Quốc hội phê chuẩn… Vì thế, người đứng đầu chính phủ VNDCCH lúc đó là HCM, không phải PVĐ.


3. Thủ tướng PVĐ không có quyền hạn tự ký công hàm về các vấn đề lãnh thổ mà phải được Quốc hội đồng ý và phê chuẩn quan điểm, nội dung trước đó. Có nghĩa là PVĐ đã ký công hàm 1958 vượt quyền hạn cho phép…


4. Công hàm PVĐ chỉ là thư công ngoại giao (diplomatic notes), không có hiệu lực pháp lý quốc tế…?


Trong các lập luận trên, chỉ có lập luận đầu tiên hay được nói đến là đáng bàn kỹ thêm, đó là, công hàm PVĐ vô hiệu lực vì hành văn ẩn ý của nó tránh nói đến HS và TS. Vậy nên hiểu thế nào về câu: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Đây là câu phức hợp có hai mệnh đề tách nhau bởi dấu phẩy mà mệnh đề chính đi trước, mệnh đề sau là phụ.


Có người nói, đó là CPVN chỉ ghi nhận và tán thành phần quyết định về hải phận 12 hải lý của TQ mà thôi, để biện minh cho tính vô tội của công hàm PVĐ. Hiểu thế có đúng không?


Mệnh đề chính nói đến Tuyên bố ngày 04/9/1958 của TQ và VN hoàn toàn tán thành 4 điểm chính của nó, và thế là hoàn toàn đủ ý trọn câu, có thể chấm hết câu ở đây: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH.” Nếu Tuyên bố của TQ đó có một số hiệu văn bản riêng và rõ ràng (như ngày nay mọi công ty con tý nhất khi ra bất kỳ văn bản nào đó cũng phải có số công văn bên cạnh ngày ra công văn để phân biệt và lưu trữ thông tin), thì câu trên chỉ cần ghi cả mã số của Tuyên bố của TQ đó là xong, không cần có mệnh đề phụ sau dấu phẩy để phân biệt với ác tuyên bố khác nếu có nữa.


Chính vì TQ đã không có số văn bản cho Tuyên bố ngày 04/9/1958 nên nếu trong ngày đó TQ phát ra nhiều hơn 2 tuyên bố gì đó thì trả lời ngày 14/9/1958 của VN (cũng lại không có mã số văn bản, dù là chỉ cho nhu cầu lưu trữ!) sẽ khó hiểu, vì không biết là cho Tuyên bố nào của TQ. Vì thế, công hàm của PVĐ ký trong câu đầu dù đã đủ trọn ý muốn nói là ghi nhận và tán thành hoàn toàn Tuyên bố ngày 4/9/58 của TQ, bao gồm cả việc Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ và lãnh hải của Trung quốc rồi, thì PVĐ vẫn phải có thêm mệnh đề phụ để nói rõ là mình ghi nhận và tán thành cái tuyên bố nào của TQ! Thế thôi… Có hay không có mệnh đề phụ ở câu đầu thì ý chính vẫn đã trọn như thế, và câu sau chỉ là “xin hứa” về cách triển khai thực hiện sự tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ để tạo cảm giác là công hàm chỉ nói đến hải phận 12 hải lý?! Nhưng tất cả đã được định đoạt trong một mệnh đề chính của câu đầu tiên của công hàm PVĐ rồi.


Còn nếu PVĐ (hay HCM) muốn nói tôi chỉ ghi nhận và tán thành phần về hải phận 12 hải lý trong tuyên bố ngày 04/9/1958 của TQ thì Chính phủ VN phải viết (bằng tiếng Việt) như sau:


“Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành phần về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH. Riêng phần về lãnh thổ TQ bao gồm cả quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của VN chúng tôi) và Nam Sa (Trường Sa của VN chúng tôi) thì chúng tôi xin không đồng ý và đề nghị đồng chí Tổng lý xem lại trên tinh thần “môi hở răng lạnh” mà Mao Chủ tịch đã dạy bảo chúng ta…

Hẳn đồng chí Tổng lý còn nhớ cách đây 4 năm ở Hội nghị Geneve đồng chí đã khuyên tôi cắt phần đất và biển đảo VN sau Vĩ tuyến 17 về phía Nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho chính quyền ông Ngô Đình Diệm tạm thời quản lý, để sau này các đồng chí sẽ giúp chúng tôi xây dựng XHCN mạnh hơn rồi mới giúp chúng tôi lấy lại phần đất và biển đảo đó?

Về phần biển phía Bắc Vĩ tuyến 17, Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể. ”


By the way, tiện thể, tôi rất ngạc nhiên khi thấy đến 1958 và ở cấp cao nhất (chính phủ) với các vấn đề quan trọng nhất (lãnh thổ, lãnh hải) mà chính phủ cả TQ và VN đều chưa áp dụng chế độ mã số công văn giao dịch nội ngoại để theo dõi, phân biệt, lưu trữ và bảo quản tài liệu, thông tin? Hay là chỉ có hai công văn (Tuyên bố 4/9/58 và công hàm 14/9/58) trên là ngoại lệ “ngoài luồng”, không do và không qua hệ thống văn thư của VPCP VN viết ra và lưu trữ? Việc này có thể kiểm tra khá dễ dàng nếu hai chính phủ muốn làm sáng tỏ?


Còn nhớ, có lần tôi đã hỏi ba tôi: Ba ơi, mấy ký mã hiệu trong góc giấy khai sinh của chị và con sao lại giống nhau dù chúng con được sinh ở hai thành phố khác nhau (HN và NĐ)? Ba tôi thú nhận: Hồi 1958, sau khi các con sinh ra, lúc đó ba là thư ký một nhà máy cơ khí ở HN và ba đã tự đánh máy giấy khai sinh của các con, tự cho số mã hiệu vào đó cho giống văn thư nhà nước, tự mua tem dán vào như là có công chứng… để các con có tiêu chuẩn làm sổ gạo cùng ba mẹ, không thì nhà ta đói to… Như thế có nghĩa là, năm 1958, ba tôi, một chiến sĩ quân giới tiểu đoàn 307, mới có tiểu học đã bỏ đi làm ở Ba Son, rồi đi bộ đội, còn biết cho mã số vào giấy khai sinh của chúng tôi cơ mà?...


Tại sao nói CPVN không thể phủ nhận hiệu lực pháp lý của công hàm PVĐ?


Trước khi trình bày quan điểm của mình cho rằng dù CP CH XHCN VN hiện nay có nói gì thì công hàm PVĐ vẫn có hiệu lực pháp lý, tôi xin nói rõ mong muốn của cá nhân tôi cũng như của đại đa số người Việt Nam thôi, rằng giá mà công hàm PVĐ vô hiệu lực, hoặc giá mà không hề tồn tại công hàm PVĐ thì tốt hơn cho dân tộc Việt Nam. Nhưng chúng ta vẫn cần phải đối diện sự thực để vượt qua nó.


Thứ nhất, công hàm PVĐ là một văn bản pháp lý quốc tế thể hiện quan điểm chính thức của Chính phủ VNDCCH, nay là CHXHCN VN mà PVĐ là Thủ tướng của cả hai chính phủ đó trong hơn 32 năm (1947-1975: VNDCCH, 1975-1979: CHXHCNVN) về một vấn đề quốc tế: về lãnh thổ và lãnh hải của TQ. Quan điểm đó tồn tại chừng nào chính phủ đó hay hậu duệ và/hoặc thừa kế của nó tồn tại mà không có công hàm pháp lý chính thức khác cấp cao hơn bác bỏ hay phủ nhận nó.


Hiện nay, hậu duệ thừa kế của VNDCCH là CHXHCNVN chưa có văn bản pháp lý nào cấp cao hơn công hàm cấp Chính phủ do người đứng đầu CP ký như công hàm PVĐ ngày 14/9/1958 phủ nhận công hàm PVĐ thì công hàm PVĐ năm 1958 vẫn hoàn toàn còn hiệu lực.


Thứ hai, dù nội dung công hàm 1958 của PVĐ là xác nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS là nơi lúc đó không thuộc quyền quản lý của Chính phủ VNDCCH thì sự công nhận đó vẫn có hiệu lực pháp lý đối với chính phủ ra công hàm đó, bởi vì quan điểm là cam kết hoặc là niềm tin.


Ví dụ, khi Thủ tướng Cămpuchia tuyên bố xác nhận HS và TS là của TQ thì công hàm đó có hiệu lực pháp lý không? Có. Chính phủ Campuchia có thể nói: "Vì tôi không quản lý HS và TS nên những gì tôi nói về HS và TS là không có giá trị pháp lý!" Không? Không! CP Campuchia cam kết gì qua tuyên bố đó? Họ cam kết rằng khi cần hành động liên quan đến HS và TS họ sẽ tuân theo ý muốn của TQ mà họ coi là chủ của HS và TS. Như thế, tuyên bố đó vẫn có giá trị pháp lý và Chính phủ Campuchia phải chịu mọi trách nhiệm về tuyên bố đó của mình. Nếu họ giữ nó – quan hệ với VN sẽ sứt mẻ có hại cho Cămpuchia, nếu không giữ nó, quan hệ với TQ sẽ sứt mẻ, sẽ không có 20 tỷ đôla viện trợ của TQ nữa… cho đến khi họ chính thức thay đổi quan điểm đó.


Thứ ba, trong trường hợp công hàm PVĐ năm 1958 của VN, VN không chỉ là bên thứ ba thể hiện quan điểm về vấn đề/sự việc của các bên khác, mà VN (DCCH) luôn tự tuyên bố mình mới là “kẻ thừa kế chính thức” lãnh thổ của chính phủ VNCH – tức là CP VNDCCH là “kẻ có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”, lại càng không thể chạy trốn trách nhiệm và tuyên bố những gì mình nói là vô giá trị pháp lý.


Thứ tư, công hàm PVĐ là một công văn ngắn chỉ có hai câu và nội dung rất chung chung chỉ nhằm ghi nhận và tàn thành Tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ mà thôi, và bất kỳ chính phủ nào ký nó cũng phù hợp và cơ lợi cho TQ, và sự tán thành đó có thể có hiệu lực vượt thời gian. Ví dụ, nếu thay PVĐ và CPVN bằng Hunsen và CP CPC (hay Kim và CP Bắc TT…) thì ta có “công hàm” như:


“Kính gửi: đồng chí Chu Ân Lai

Tổng lý Quốc vụ viện nước CHNDTH

Kính thưa đồng chí Tổng lý,

Chính phủ nước Campuchia Dân chủ/CHNDTT ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước CPC DC/CHNDTT tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể.

Hunsen/Kim

(đã ký và đóng dấu)

Thủ tướng Chính phủ nước CPC DC/CHNDTT”


Tức là ai ký cũng được, chỉ cần có người ký. Tức là công hàm này có thể đã được ai đó viết sẵn cho PVĐ ký thôi.


Đó là chưa kể, cách hành văn không phải của người Việt của hai câu văn duy nhất của công hàm PVĐ đều giống nhau đó là cấu trúc câu hai mệnh đề chính trước phụ sau (người Việt thích nói phụ trước chính sau) và tách biệt nhau cộc lốc bởi dấu phẩy (người Việt sẽ thích dùng liên từ để nối hai mệnh đề cho câu văn mềm dẻo đi như “với”, “về” (cho câu đầu) hay bỏ dấu phẩy nếu không cần thiết (cho câu sau).


Tất cả những điều trên chỉ ra rằng, không chỉ nói một công văn nòa đó vô hiệu lực là nó vô hiệu lực. Nếu TQ dựa trên công hàm 1958 của PVĐ để “chứng minh” cho chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Tòa án quốc tế, và bên nguyên đơn là chính phủ CSVN chính là kẻ đã ra công hàm đó, thì cái lý, cái chính nghĩa tất nhiên không còn thuộc về VN nữa, vì đã là kẻ viết và ký công hàm 1958 tự bán nước đó rồi.


Thế cho nến, vấn đề ở đây là không chỉ là kiện TQ mà còn phải là ai kiện TQ – Chính phủ CSVN hay chính phủ khác của nhân dân VN? Bởi vì, đã là kiến thì không kiện được khoai, phải là đá…


Ai có thể phủ nhận tính pháp lý của công hàm PVĐ 1958?


Câu trả lời khá đơn giản, đó là chính phủ thừa kế và là hậu duệ chính trị của chính phủ đã quản lý HS TS và phản đối TQ đến cùng (bằng hành động chiến đấu bảo vệ HS) - chính phủ VNCH. Có nghĩa là, đó sẽ không phải là chính phủ CSVN hiện nay hay các biến thể trá hình của nó nếu có sau này. Có nghĩa là, đó sẽ phải là một chính phủ hậu cộng sản, một chính phủ dân chủ.


Nhưng nếu đó sẽ là một chính phủ hậu cộng sản, một chính phủ dân chủ của VN sau này, thì để đòi lại HS TS họ có cần phủ nhận công hàm PVĐ nữa không? Không. Cùng với sự sụp đổ của chính phủ cộng sản, mọi cam kết, thỏa thuận hay quan điểm của chính phủ CSVN với TQ tự động trở nên vô hiệu lực pháp lý. Lúc đó, TQ (nếu còn) thì cũng không thể dùng các loại thỏa thuận kiểu công hàm 1958 hay cam kết thành đô 1990 của đảng CSVN để xâm chiếm biển đảo và lãnh thổ Việt Nam được nữa.


Mọi điều cuối cùng đều dẫn đến một điểm đầu tiên: để bảo vệ lãnh thổ đất nước và tương lai Việt Nam đầu tiên phải hạ bệ chính phủ CSVN trước hết và thay bằng chính phủ dân chủ chính danh do toàn dân hơn 90 triệu người Việt khắp năm châu bầu ra để đại diện họ thừa kế non sông đất nước, lãnh thổ quốc gia mà dân tộc Việt Nam đã để lại cho đời sau, thì 90 triệu người Việt mới có thể cùng nhau đòi lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa, và ải Nam Quan, thác Bản Giốc… từ tay Trung cộng mà CSVN đã cống nạp mới gần đây.-/-




Phan Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com
Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to M&M For This Useful Post:
hoainamtran (05-25-2014), rocky (05-25-2014)

Sĩ quan cấp tá


Default Công hàm PVĐ vô hiệu lực !

Quote:
Các quan điểm khác cho rằng công hàm PVĐ vô hiệu lực Ngoài quan điểm và tuyên bố chính thức mới nhất trên về hiệu lực của Công hàm PVĐ dựa trên bối cảnh thực tế thời điểm VNDCCH ký công hàm, còn có vài quan điểm khác cũng cho rằng công hàm đó vô hiệu lực pháp lý do bối cảnh hay do hành văn ẩn ý, như: 1. Công hàm PVĐ chỉ nói đến lãnh hải 12 hải lý chứ có nói đến HS TS đâu? Đây là cách lừa dân thô thiển của CSVN khi họ nói đến công hàm PVĐ mà không đưa ra cho Tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ chính là nguyên nhân phải có công hàm đó. Có người còn nghi ngờ rằng công hàm VN và Tuyên bố TQ là do cùng một nhóm soạn thảo từ trước, PVĐ chỉ việc ký thôi. (Có người còn đùa: Chủ nhật 14/9/58, Bác gọi chú Đồng sang Phủ Chủ tịch chơi rồi đưa công hàm Bác đã đánh máy sẵn để chú ký mang về VPCP bên cạnh để gửi ngay đi Bắc Kinh…) 2. Chữ ký của PVĐ không có hiệu lực vì PVĐ là thủ tướng lúc đó do đảng phân công, không đúng trình tự được qui định cho việc bổ nhiệm Thủ tướng trong Hiến pháp 1946 (đang “có hiệu lực” lúc đó) qui định Thủ tướng do Chủ tịch nước chọn từ Nội các rồi phải được Quốc hội phê chuẩn… Vì thế, người đứng đầu chính phủ VNDCCH lúc đó là HCM, không phải PVĐ. 3. Thủ tướng PVĐ không có quyền hạn tự ký công hàm về các vấn đề lãnh thổ mà phải được Quốc hội đồng ý và phê chuẩn quan điểm, nội dung trước đó. Có nghĩa là PVĐ đã ký công hàm 1958 vượt quyền hạn cho phép… 4. Công hàm PVĐ chỉ là thư công ngoại giao (diplomatic notes), không có hiệu lực pháp lý quốc tế…? Trong các lập luận trên, chỉ có lập luận đầu tiên hay được nói đến là đáng bàn kỹ thêm, đó là, công hàm PVĐ vô hiệu lực vì hành văn ẩn ý của nó tránh nói đến HS và TS. Vậy nên hiểu thế nào về câu: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Đây là câu phức hợp có hai mệnh đề tách nhau bởi dấu phẩy mà mệnh đề chính đi trước, mệnh đề sau là phụ. Có người nói, đó là CPVN chỉ ghi nhận và tán thành phần quyết định về hải phận 12 hải lý của TQ mà thôi, để biện minh cho tính vô tội của công hàm PVĐ. Hiểu thế có đúng không? Mệnh đề chính nói đến Tuyên bố ngày 04/9/1958 của TQ và VN hoàn toàn tán thành 4 điểm chính của nó, và thế là hoàn toàn đủ ý trọn câu, có thể chấm hết câu ở đây: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH.” Nếu Tuyên bố của TQ đó có một số hiệu văn bản riêng và rõ ràng (như ngày nay mọi công ty con tý nhất khi ra bất kỳ văn bản nào đó cũng phải có số công văn bên cạnh ngày ra công văn để phân biệt và lưu trữ thông tin), thì câu trên chỉ cần ghi cả mã số của Tuyên bố của TQ đó là xong, không cần có mệnh đề phụ sau dấu phẩy để phân biệt với ác tuyên bố khác nếu có nữa.
Bổ sung thêm nè: Trước 1975, Hoàng sa và Tường sa thuộc quyền quản lý của nước Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Như vậy Ông PVD (VNDCCH) không có quyền "công nhận" hay "bán cái mà mình không quyền sở hửu" (bán nước). nói nôm na là "bán nhà của người khác" hay bây giờ người ta gọi là "bán nhà không chính chủ".... heheh.... :D 
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28891

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét