Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

CÁC BIỂU TƯỢNG CÒN LẠI ĐỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU – TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN – KBC 3331



CÁC BIỂU TƯỢNG CÒN LẠI ĐỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU – TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN – KBC 3331

DẪN NHẬP

 Ngoài câu nói mà ai cũng còn nhớ: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm”, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu còn nói: “Quốc gia còn, còn tất cả; Quốc gia mất, mất tất cả.”
 Chúng ta mất chính thể tự do dân chủ, mất tên Thủ đô, mất tên Nước nhưng không mất tất cả. Chúng ta còn ba biểu tượng và một ngày phải nhớ để góp phần cùng đồng bào trong nước tranh đấu để tái tạo một chánh thể tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, lấy lại tên Thủ đô và tên Nước, nước Việt Nam. Ba biểu tượng đó là Chánh Nghĩa, Quốc Kỳ, Quốc Ca và ngày phải nhớ, ngày 30 Tháng Tư còn được gọi là Ngày Quốc Tang hay Quốc Hận tức Tháng Tư Đen.
 Câu nói trên có thể tạm đúng với các tù nhân trừ bị và tử tội dự khuyết đang sống dưới chế độ bạo tàn do kẻ thừa sai của Đệ Tam Quốc Tế là Hồ Chí Minh thành lập. Xin nói rõ: tù nhân trừ bị và tử tội dự khuyết dùng để chỉ đồng bào quốc nội không phải đảng viên cộng sản. Người viết dùng hai chữ “tạm đúng” vì các biểu tượng nói trên vẫn còn tiềm ẩn trong tâm thức của đồng bào trong nước và đang chờ cơ hội bùng nổ (trong cuộc biểu tình chống Trung cộng ngày 18-05-2014 ở Sài Gòn, hai phụ nữ cầm biểu ngữ có các chữ thân yêu “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách nhiệm”, có ba đồng bào cầm banderole màu vàng + chữ đỏ “Tự do cho những người yêu nước”; điều đó chứng tỏ đồng bào vẫn còn nhớ VNCH).
 VC trong nước và tay sai hải ngoại, dị ứng với sự thật, đã dùng vọng ngữ xuyên tạc sự thật nhằm xóa bỏ ba biểu tượng và ngày phải nhớ nói trên trong tâm thức, lời nói, thi phẩm, tác phẩm và hành động của chúng ta. Nếu chúng ta không ý thức được điều đó, chúng ta sẽ mất tất cả và chấm dứt cuộc chiến còn đang dang dở.
CHÁNH NGHĨA.
 Chánh nghĩa của Quốc Gia Việt Nam trước kia và hai Nền Cộng Hòa sau này được xây dựng bằng nhiều thành tố: nhân ái, tự do, dân chủ, tôn trọng nhân và dân quyền, chiến đấu vì tổ quốc, yêu nuớc là thương dân. Tóm lại, chánh nghĩa được xây dựng vững chắc trên ý niệm DÂN BẢN, lấy dân làm gốc.
 Chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước kia và hậu thân của nó bây giờ là chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lấy đảng làm gốc, mà “đảng” chỉ là một chi bộ của đảng Cộng sản Quốc tế. Do đó, những sự kiện sau đây đã chống lại ý niệm DÂN BẢN: đảng cử dân bầu (ứng cử viên phải được tổ chức ngoại vi của “đảng” là Mặt Trận Tổ Quốc đề cử hay giới thiệu), yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, xem dân như cỏ rác: muốn bắt, muốn giết lúc nào tùy tiện với ba điều 79, 88, 258 trong bộ luật hình sự mà người dân mỉa mai gọi là “bộ lâm luật”. Đúng là một chế độ phi chính nghĩa, vô nhơn tính. Trong buổi “Kiểm điểm định kỳ phổ quát” (UPR = Universal Periodic Review) ngày 05-02-2014 tại Genève, phái đoàn Hoa Kỳ đã nói rõ Việt Nam phải loại bỏ các điều nầy.
 Chánh Nghĩa của chúng ta không do chúng ta phô trương mà chính người dân hai Miền Đất Nước khẳng định, không bằng lời nói mà bằng hành động. Phía nào có chánh nghĩa, đồng bào chạy về phía đó:
 1. Sau Hiệp Định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, hàng triệu đồng bào Miền Bắc đã bỏ cái “nôi xã hội chủ nghĩa” để trốn chạy vào Miền Nam. Nếu VMCS không tìm cách ngăn chận bằng những tiểu xảo hạ cấp thì sau 300 ngày kể từ ngày nói trên, làn sóng di cư sẽ biến cái “nôi” ấy trở thành Chùa Bà Đanh! Và, nếu những ai bị sự ngăn chận của “vợ” và “mẹ” nên kẹt lại Hà Nội cầm đuốc đi khắp “Quảng trường Ba Đình” kể cả “Phủ Chủ Tịch” giữa ban ngày để tìm một con người ngay thẳng với đầy đủ nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín và có lòng thương dân đều phải thất vọng vì không tìm đâu ra một con người như thế cả!
 2. Trong thời chinh chiến trước 30 tháng 4 năm 1975, nơi nào nón cối, nón tai bèo xuất hiện, đồng bào đều chạy về phía Quốc Kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ (Quốc Kỳ Việt Nam) nghĩa là chạy về phía có chánh nghĩa quốc gia để được an ủi, che chở, bảo vệ.
 3. Đó cũng là trường hợp của trên 200 ngàn hồi chánh viên trong số này có nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết, Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc, Trung tá Huỳnh Cự, Trung tá Phan Văn Xưởng, Trung tá Lê Xuân Chuyên, Bác sĩ Đặng Tân, Diễn viên Cao Huynh, Nhạc sĩ Phan Thế,
Mai Văn Sổ (em Mai Văn Bộ, cựu Đại sứ VC tại Pháp), Ủy viên Tuyên úy tỉnh Bến tre Bùi CôngTương v.v…(nguồn wikipedia)
 4. Tết Mậu Thân năm 1968, VC gào thét kêu gọi đồng bào tổng nổi dậy.  Thay vì tổng nổi dậy, đồng bào liều chết chạy về phía Quốc Kỳ Việt Nam nghĩa là chạy về phía chính nghĩa quốc gia.
 5. Trong các cuộc trao trả tù binh tại Lộc Ninh ngày 14/2/1973 và Thạch Hản ngày 17/3/1973, đã có hàng ngàn tù binh cộng sản từ khước trở về “phía bên kia” và quyết tâm ở lại “phía bên nầy”; nhiều tù binh cộng sản bị đồng tù giết chết khi có ý “muốn ở lại phía bên này” nghĩa là ở lại phía chính nghĩa quốc gia.
 6. “Đại lộ Kinh Hoàng” và Liên Tỉnh Lộ 7B cho thấy rõ điều nói trên: dân chúng liều chết chạy theo người lính VNCH tìm về với chính nghĩa quốc gia.
 7. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, csHN đã “tranh thủ được độc lập và thống nhất đất nước”, tại sao đồng bào không ở lại để hưởng “cái độc lập và thống nhất” mà lại đau lòng ra đi với tâm niệm: Thà lấy lá rừng phủ trùm thân xác, thà lấy đại dương làm huyệt mộ còn hơn sống dưới một chế độ trong đó mỗi người dân là một tù nhân trừ bị, một tử tội dự khuyết? Bởi vì cái “độc lập và thống nhất” cũng như cái khẩu hiệu rổng tuếch “độc lập, tự do, hạnh phúc” không có chính nghĩa, nó chỉ là chiếc bánh vẽ như Chế Lan Viên, một nhà thơ công thần của chế độ, đã hàm ý trong mấy câu thơ vào cuối đời (1989):
Chưa cầm lên nếm thử, anh đã biết là bánh vẽ.
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn,
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối, Chúng sẽ bảo anh phá rối Đêm vui.”
(Phải chăng đến khi thấy phương Nam chả có gì là đói nghèo cả, chả có gì là “phồn vinh giả tạo cả, thì Chế mới vỡ mộng, tỉnh ngộ. Ôi, bao nhiêu năm bị Đảng dối lừa, cho ăn bánh vẽ” – Trúc Xanh, TinVaSong.com, Chế Lan Viên, Người Cha Của Bạn Tôi).
Với các sự kiện kể trên, chánh nghĩa đã rực rở tỏa sáng như vầng nhựt nguyệt từ Quốc Gia Việt Nam (1948-1955) và hai nền Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975).
 Cộng sản Hà Nội và tay sai hải ngoại tự phong hai chữ “chính nghĩa” và tìm đủ mọi cách bôi nhọ Chánh Nghĩa của chúng ta bằng những nhóm chữ “đánh thuê”, “bù nhìn”, “vọng ngoại”, “bán nước” v.v… Mãi lếu láo chụp mũ đối phương, VC quên thân phận đánh thuê, tư cách thừa sai, bản chất bù nhìn, tâm địa vọng ngoại, hành vi bán nước của chính mình. Những lời nói, những câu thơ, những bài viết của chính những người csVN đã xác nhận các điều vừa khẳng định là đúng:
 1. HCM đã từng hãnh diện khoe Lénine là cha, là thầy, là cố vấn của lão ta trong bài Khóc Lénine: “Lénine đã mất. Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguyên ở Châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở Châu Á.” Kết thúc bài Khóc Lénine, ông ta viết: “Khi còn sống, Người là người cha, người thầy, người đồng chí và là vị cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi đến cuộc cách mạng xã hội. Lénine bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.” (Báo Pravda ngày 27-01-1924, Lénine chết ngày 21-01-1924). Cha, thầy và cố vấn của HCM đã dạy ông ta: “Ai không theo ta là chống ta. Ai chống ta thì phải chết” (“Qui n’est pas avec moi est contre moi. Qui est contre moi doit mourir”). Câu kinh nhật tụng này về sau được Staline và Mao Trạch Đông trau giồi đã là hành trang trong “đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”: Bao nhiêu nhơn tài của đất nước bị thảm sát vì câu kinh nhật tụng nói trên. Lénine còn dạy HCM nói láo và HCM ứng dụng lời dạy này để dạy cán bộ nói láo, xuyên tạc lịch sử: “Cái láo lập đi lập lại sẽ trở thành sự thật” (“A lie told often enough becomes the truth”). Trật lất, xin chứng minh ở đoạn cuối của phần này.
Chính Hồ Chí Minh đã từng công khai phát biểu: “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản để giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. (Lịch sử đảng Cộng Sản Ðông Dương, trang 29, Nhà Xuất Bản sách Giáo khoa Mác Lenin, Hà Nội, 1979). HCM đã tuyên thệ gia nhập Đảng Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế do “cha, thầy, đồng chí, cố vấn” của ông ta thành lập thì phải xem Liên Sô là tổ quốc và phải là thừa sai của điện Cẩm Linh trước kia và Trung Nam Hải sau này.
 2. Dưới thời Pháp thuộc, những tay “thân Pháp lừng danh” như Huỳnh Công Tấn, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải (Nam, Trung, Bắc) cũng không dám cao giọng hô hào giết dân để tôn thờ ngoại bang như Tố Hữu, tên Thứ Trưởng Bộ Tuyên Truyền của csHN:
Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”
Và đây, Tố Hữu khóc Staline trong bài thơ “Đời đời nhớ Ông” (hai bác cháu phân công: “Bác” khóc Lénine, “cháu” khóc Staline, thật là đồng điệu):
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
!
(Mới tập nói mà đã biết nịnh rồi! Cha nào con nấy!)
…………………………………………………………………………………………………
Ông Stalin ơi, ông Stalin ơi!
Hỡi ơi! Ông chết đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười.”
……………………………………………………….

Một vai ơn Bác, một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi!
Mai sau con nhé, trọn đời nhớ Ông”.
 Nếu không có sự tán đồng của HCM thì các câu thơ tàn nhẫn, nịnh bợ Nga-Tàu không lưu truyền đến tận ngày nay và mai sau! “Ông“ và “Người” trong các câu thơ dẫn trên, không ai khác hơn là Staline, kẻ đã từng bị người kế nhiệm là Khrushchev tố cáo trong hồi ký của ông ta: “Stalin gọi những ai không đồng ý với ông ta là “kẻ thù của nhân dân”. Ông ta cho rằng những người này muốn phục hồi trật tự củ; và cũng vì lẽ đó mà, theo Stalin, bọn “kẻ thù của nhân dân” cấu kết vớí các lực lượng phản động quốc tế. Hậu quả là hàng trăm ngàn người dân lương thiện bị thủ tiêu. Thời đó, mọi người sống trong sợ hải. Ai cũng hiểu rằng vào bất cứ lúc nào, tiếng gõ cửa giữa đêm khuya đồng nghĩa với tiếng gọi của tử thần. Stalin thủ tiêu bất cứ ai ông ta không ưa thích. Đó là hành động độc đoán và phi lý. Và bây giờ, liệu chúng ta có thể tha thứ và bỏ qua tất cả những tội ác đó không? – Không bao giờ!” (1).
 3. Hai tuần sau khi Bộ Ngoại giao VNCH lên tiếng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam thì vào ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ Trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung cộng tại Bắc Việt: “Theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” (Frank Ching, Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994). Cho nhậu rượu Mao Đài, Ung Văn Khiêm cũng không dám nói như thế nếu không có lịnh của Phạm Văn Đồng, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN lúc bấy giờ. Biết đâu nhờ câu nói “cực kỳ yêu nước…Tàu” mà UVK được kế nhiệm PVĐ làm Ngoại trưởng từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 4 năm 1963, xong chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ đến năm 1971.
 4. Trong công hàm ngày 14/9/1958 gởi Thủ tướng TC Chu Ân Lai, Thủ tướng VC Phạm Văn Đồng thừa lịnh HCM đã viết: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc”. Khi HCM và PVĐ bị tố cáo dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu thì csHN chối phăng bằng luận điệu “Trong công hàm không có chữ nào liên hệ đến Hoàng Sa và Trường Sa.” Đúng, trong công hàm không có nhưng trong “Bản tuyên bố” của TC ngày 4/9/1958 mà PVĐ “triệt để tôn trọng” có các chữ đó (3).
 5. Trong một bài nói chuyện nội bộ, Tổng bí thư đảng CSVN Lê Duẩn đã xác quyết: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa”. (Vũ Thư Hiên – Đêm Giữa Ban Ngày)
 Sự thật vẫn là sự thật. Hà nội không thể lấy thúng úp voi hoặc lấy giấy gói lửa được. John Wycliff (1320-1384), một nhà cách mạng tôn giáo người Anh, tin rằng cuối cùng sự thật sẽ thắng (I believe in the end the truth will conquer.”). Đức Phật đã từng dạy: “Có ba sự vật không thể dấu lâu được: mặt trời, mặt trăng và sự thật” (Three things cannot be long hidden: the sun, the moon and the truth). Tổng thống Abraham Lincoln: Không ai có thể gạt mọi người mãi mãi được.
 Năm đảng viên cộng sản nêu trên đã “thành thật khai báo” chúng là lính đánh thuế, là bù nhìn của Đệ Tam Quốc Tế, nịnh bợ Nga-Tàu để cũng cố quyền lực hầu buôn dân bán nước.  Thế thì cái chính nghĩa do chúng tự phong là loại chính nghĩa gì?
QUỐC KỲ
 Hành nghề xuyên tạc từ những năm đầu của thập niên 30, csVN biếm nhẽ Quốc Kỳ Việt Nam bằng những nhóm chữ “cờ ba que”, “trí thức cờ vàng”, “băng đảng cờ vàng” v.v… mà không biết thân phận lá cờ của chúng. Lá cờ của chúng chui ra từ hai nơi, Liên Sô và Phúc Kiến; tuy hai nơi nhưng cùng một chỗ: Lá cờ của Liên Sô nền đỏ, trên đó có một ngôi sao đỏ với một viền màu vàng bao quanh, dưới ngôi sao có hình búa liềm màu vàng biểu tượng của giới công nhân và nông dân. Nhưng những gì cộng sản làm khiến người dân suy diễn: búa dùng để đập đầu và liềm dùng đễ cắt cổ; người Hà nội thường to nhỏ với nhau:
“Hồ Tây đẹp nhất hoa sen,
“Việt Nam ác nhất có tên cáo hồ.
“Cáo hồ tay búa, tay liềm
“Đập đầu cắt cổ tu hiền chẳng tha.
 Trong thời kỳ Mao-Tưởng phân tranh, Kháng đoàn Fuzhou (thủ phủ tỉnh Phúc Kiến) lấy lá cờ đỏ của Liên sô bỏ búa liềm với ngôi sao nằm giữa lá cờ, trong ngôi sao cũng có hình búa liềm, ngôi sao trông rất thô kệch; khi về Tân Trào (Tuyên Quang), HCM mang lá cờ của Kháng đoàn Fuzhou, bỏ biểu tượng búa liềm trong ngôi sao, mài dũa và giảm kích thước của ngôi sao để làm cờ của VMCS. Đến năm1955, lão ta mang lá cờ ấy phủ trùm lên Miền Bắc khiến cả triệu đồng bào phải lìa bỏ quê hương chạy vào Miền Nam. Đến tháng 4 năm 1975 bọn hậu duệ của lão mang nó phủ trùm lên Miền Nam khiến toàn dân nghẹt thở!
 Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng với Ba Sọc Đỏ, biểu tượng của ba Miền Đất Nước mà cũng là biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Ba Sọc Đỏ an bình nằm trên màu vàng, màu truyền thống của dân tộc. Từ ngàn năm trước, tiền nhân đã dùng màu vàng làm quốc kỳ. Quốc kỳ Việt Nam có thay đổi qua thời gian nhưng nền luôn luôn là màu vàng.
 1. Trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca do Lê Gia Cát (1827-1875) biên soạn với 1887 câu lục bát được Phạm Đình Toái (không tìm được ngày sanh, chỉ biết ông đậu cử nhân năm 1843) chỉnh lại thành 1027 câu và Trương Vĩnh Ký (1837-1898) diễn âm năm 1870. Trong ĐNQSDC, có một đoạn viết về cuộc khởi nghĩa của HAI BÀ TRƯNG chống bọn Tàu Đông-Hán (năm 40):
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”
 Đoạn trên không viết rõ HAI BÀ TRƯNG dùng cờ màu vàng. Nhưng trong cuộc khởi nghĩa chống bọn Tàu Đông Ngô (năm 248), BÀ TRIỆU đã xử dụng cờ vàng:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha.
Chông gai một cuộc sơn hà,
Dù khi chiến tử còn là hiễn linh.
 2. Năm 1922, Hoàng đế Khải Định sang Pháp dự một cuộc triển lảm quốc tế. Khi tàu cập bến Marseille, ban tổ chức xin đem quốc kỳ Đại Nam (Quốc hiệu lúc bấy giờ, Bắc và Trung Kỳ) để cắm ở đầu xe cùng với quốc kỳ tam sắc của Pháp quốc để cung thỉnh Hoàng đế về dinh quốc khách. Phái đoàn Việt Nam đưa lên Quốc Kỳ màu vàng.
 3. Vào năm 1948, tại Hongkong, một số thân hào nhân sĩ và đại diện các tôn giáo và đoàn thể chánh trị đã tham dự một hội nghị lịch sử dưới sự chủ tọa của Cựu Hoàng Bảo Đại. Trong hội nghị nhiều mẫu quốc kỳ đã được trình lên Cựu Hoàng và Ngài đã chọn Quốc Kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ, đuợc hội nghị đồng thanh chấp thuận. Theo giáo sư Nguyển Ngọc Huy, mẫu quốc kỳ này do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ đã được dùng làm quốc kỳ cho Quốc Gia Việt Nam khi Chánh phủ Lâm thời Việt Nam được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 1948 với Nội các Nguyễn Văn Xuân. (Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy – Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam – wikipedia). Sau đó, Quốc kỳ Nền vàng Ba sọc đỏ tiếp tục tung bay từ Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mâu cho tới năm 1955; trong khi đó, cờ đỏ vẫn còn lấp ló nơi hang ổ Tân Trào. Ba trăm ngày sau ngày 20-07-1954, cờ đỏ chường mặt khiến cả triệu đồng bào kinh sợ phải lìa bỏ quê hương vào Miền Nam tỵ nạn cộng sản. Miền Nam lúc bấy giờ là “đất lành chim đậu” và Miền Bắc trở thành “đất dữ nuốt chim”. Quốc kỳ Nền vàng Ba sọc đỏ lại tung bay trên Miền Nam yêu dấu cho đến ngày 30-04-1975. Cờ đỏ phủ trùm đất nước khiến đất nước trở thành “đất dữ nuốt chim”.
 Quốc Kỳ của chúng ta đã được, 9 quận hạt, 103 thành phố,16 tiểu bang Hoa kỳ (2) cũng như một số quốc gia Âu Châu đồng thanh nhìn nhận là di sản của người Việt tỵ nạn cộng sản, trừ những kẻ tỵ nạn cam tâm bán rẻ căn cước tỵ nạn của mình để đổi chút “cỏ non” hoặc vài cái gọi là “danh hời, lợi hảo” mà quên đi câu nói của người xưa: “Nhơn tham tài tắc tử, điểu tham thực tắc vong” và người thời nay đã từng nói mỉa: “Nam tham nữ sắc tắc thụ sida. Bất thụ sida tắc vướn syphi”.Sau 30 tháng 4 năm 1975, quốc kỳ của chúng ta đã được long trọng giương cao ở mọi nơi cùng quốc kỳ các nước hội viên của Liên Minh Thế Giới Chống cộng (nhờ sự vận động của Đại Tá Đỗ Đăng Công, Tổng Thư Ký Phân Bộ Việt Nam trong Liên Minh Thế Giới Chống Cộng – theo GS. Nguyễn Ngọc Huy).
 Nhìn lại quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, chúng ta thấy ba dòng máu của đồng bào ba Miền nằm một cách an bình trên nền vàng, màu của tổ quốc tự ngàn xưa. Nhìn lại cờ đỏ sao vàng, chúng ta thấy tổ quốc, tượng trưng bằng màu vàng, đã chìm đấm trong biển máu. Theo thiển ý, người Việt tỵ nạn cộng sản không thể để lá cờ đỏ sánh vai cùng quốc kỳ màu vàng trong các cuộc biểu tình chống Trung cộng, vì làm như thế sẽ gây ngộ nhận là chúng ta chấp thuận hòa hợp với VC.
QUỐC CA
 Tháng 3 năm 1942, Lưu Hữu Phước, cựu học sinh trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký, sinh viên Viện Đại Học Hà Nội đã sáng tác bản “Sinh Viên Hành Khúc”, lời của Mai Văn Bộ.
 Năm 1945, với sự bảo trợ của Nhựt, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thành lập tổ chức Thanh Niên Tiền Phong. Tổ chức này ra mắt đồng bào Nam Kỳ ngày 21-04-1945 và lấy bản nhạc “Sinh Viên Hành Khúc” của Lưu Hữu Phước làm đoàn ca với tên mới: “Thanh Niên Hành Khúc”.
 Cũng trong hội nghị lịch sử tại Hongkong, BS Nguyễn Tôn Hoàn, một đảng viên nồng cốt của Đại Việt Quốc Dân Đảng (Đảng trưởng Trương Tử Anh) đề nghị lấy bản nhạc nói trên làm quốc ca cho Quốc Gia Việt Nam với tên mới là Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Đề nghị này đã được Cựu Hoàng Bảo Đại và hội nghị đồng thanh chấp thuận. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chánh Phủ Lâm Thời Việt Nam được thành lập. Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân ban hành sắc lệnh số 3 công bố quốc ca của Quốc Gia Việt Nam là Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Quốc ca này được toàn dân hát vang trong các buổi lễ từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau cho đến năm 1955. Năm 1956, khi soạn thảo Hiến Pháp, Quốc Hội Lập Hiến quyết định duy trì bản Quốc Dân Hành Khúc với lời hát hoàn toàn mới như chúng ta đã hát từ năm 1956 đến tận bây giờ tại hải ngoại.
 Năm 1987, nhiều người muốn dùng bài “Việt Nam! Việt Nam” của Phạm Duy thay cho bài “Tiếng Gọi Công Dân” với lý do là bài này xuất xứ từ Bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” của đảng viên cộng sản Lưu Hữu Phước và tên này đã từng sỉ vả Quốc Gia Việt Nam “ăn cắp” bản nhạc của anh ta”. Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản không chấp nhận quan điểm nói trên. Trước tên “cai thầu văn nghệ” đầy quyền lực từng hô hào “Giết, Giết nữa bàn tay không phút nghĩ…”, Lưu Hữu Phước bị bắt buộc phải lên tiếng “sỉ vả”. Sự thật, bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” được sáng tác khi tác giả còn là một sinh viên tại Viện Đại Học Hà Nội, chưa phải là đảng viên cộng sản Huỳnh Minh Siêng (theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, có thể sáng tác khi còn là học sinh tại trường trung học Petrus Ký).Biết đâu trong tìm thức, Lưu Hữu Phước đã hãnh diện vì bản nhạc của ông ta được người quốc gia xử dụng làm quốc ca và “âm thầm sỉ vả” csHN đã coi thường bản nhạc của ông ta để lấy bản nhạc của Văn Cao sáng tác năm 1944 làm quốc ca! Và biết đâu Văn Cao “âm thầm sỉ vả” csHN: “Lũ mi dìm lão gia xuống đất đen trong chiến dịch đàn áp Nhân văn-Giai phẩm mà vẫn tiếp tục dùng bản Tiến Quân Ca của lão gia để làm Quốc ca!” Đọc lại bài Tiến Quân Ca của chế độ csVN, người viết thấy nó rất tương hợp với lá cờ máu với câu thứ 6 vô cùng man rợ của nó: “Thề phanh thây uống máu quân thù”, về sau được sửa lại: “Đường vinh quang xây xác quân thù” để bớt man rợ, nhưng không kém phần sắt máu. Với những câu “hy sinh tiếc gì thân sống!”, “Dù cho thây phơi trên gươm giáo”, “Thù nước lấy máu đào đem báo”, Quốc ca ôn hòa nhưng đầy quyết tâm của chúng ta đã thật sự đồng hành với Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ.
QUỐC HẬN 30 THÁNG 4.
 Sau chuyến Mỹ du hồi tháng 6 năm 2003, viên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao CSVN tuyên bố: “Trong thời gian tới, cần quán triệt tinh thần chủ động, sẵn sàng đối thoại thẳng thắn và xây dựng với những bước đi và biện pháp cụ thể, thực hiện chủ trương hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ, tiến tới tương lai…”. Xin lưu ý, Nguyễn Đình Bin chỉ nói “hòa hợp dân tộc” mà không nói đến “hòa giải”. Hắn cũng không nói “hòa hợp dân tộc” giữa ai với ai. Dĩ nhiên Người Việt Tỵ Nạn CS không bao giờ chấp nhận “hòa hợp hòa giải” với csVN vì không bao giờ họ quên “Chính phủ Liên hiệp Quốc Gia” được thành lập ngày02/03/1946 và Vụ Ôn Như Hầu do VMCS dàn dựng ngày 12/07/1946 để lật đổ “Chính phủ Liên Hiệp Quốc Gia” và tàn sát Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hàng chục bản án dựa trên các điều 79, 88, 258 của bộ Luật Hình sự, hàng trăm vụ cưởng chế cướp đất của dân, hàng chục vụ giết dân trong các đồn công an thì làm gì có “Hòa hợp hòa giải” giữa dân và bọn cầm quyền. Rốt cuộc, Nguyễn Đình Bin tuyên bố như thế chỉ nhằm kêu gọi “khép lại quá khứ, tiến tới tương lai”.
 1. Trong hơn 10 năm “tiến tới tương lai”, csvn đã tiến tới đâu? Cách nay trên một thế kỷ, nhà xã hội học Nga-Hy Jacques Novicow (1849-1912) đã đề cập “Hoa-Họa” (Le Péril Chinois) trong tác phẩm “Hoàng Họa” (Le Péril Jaune)” xuất bản vào năm 1897 tại Pháp. Không ngờ cái họa Tàu khựa lại giáng xuống đất nuớc chúng ta trong cái tương lai mà nhà ngoại giao VC kêu gọi tiến tới:
 - Tàu khai thác bauxite, tàn phá môi sinh và đặt căn cứ chiến lược trên Cao Nguyên Trung Phần;
 - Tàu tràn ngập đất nước từ Cà Mau đến biên giới Việt-Hoa;
 - Tàu bắt, giết ngư dân ngay trên vùng biển của Việt Nam;
 - Tàu lập xóm, làng khắp nơi nhứt là chung quanh các cơ sở của chúng, điển hình là cơ sở khai thác thủy sản ở Cam Ranh, nhà máy cán thép Chen Leen ở gần sông Cô Giang miền Trung (có thể xem như tô giới Chệt trên đất Việt: Chúng cấm đồng bào lai vãng, đổ chất phế thải xuống sông,12 đồng bào đã chết vì ung thư, bọn công an không dám đến điều tra vì sợ Chệt đạp vào mặt như chúng đã từng đạp vào mặt đồng bào biểu tình chống Tàu chiếm HS&TS);
 - Tàu thuê đất trồng rừng trong 50 năm trên địa bàn 10 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tỉnh. Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Dương;
 - Tàu xuất cảng sang VN hàng hóa có độc tố khíến đồng bào bị tử vong vì bịnh ung thư;
 - Hai thằng chệt vào VN đem công ăn việc làm dụ dỗ 6 thiếu nữ để rồi đưa họ sang làm điếm bên Ghana, Phi Châu (The New Crusading Guide – Anas Aremeyan Anas reports – wikipedia) Đây chỉ là một trường hợp điển hình;
 - Tàu vào Việt Nam cưới vợ trên danh nghĩa nhưng thực chất tựa như mua một món hàng, trong nhiều trường hợp để cả gia đình xài chung. Tội ác này bọn lãnh đạo đảng CSVN phải trả với một cái quả vô cùng khủng khiếp (4).
 - Số vụ “quy hoạch, cưởng chế” để cướp đất, cướp nhà của dân càng ngày càng tăng; do đó, số “dân oan khiếu kiện” ngày càng đông đảo trong 10 năm qua.
 - Ô nhiễm tăng nhanh về lượng lẫn chất: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước uống, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm tiếng động v.v…
 - Số vụ tham nhũng có hệ thống phát triễn theo cấp số nhân.
 - “Lương y như từ mẫu theo định hướng xã hội chủ nghĩa” khiến người dân “không còn dám bịnh nữa!”.
 - Truyền thống tôn sư trọng đạo thời Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn là chuyện thuộc về tiền kiếp khiến số sinh viên các trường sư phạm càng ngày càng giảm sút.
 2. Nguyễn Đình Bin kêu gọi đối phương “khép lại quá khứ” để csVN ôm chặt quá khứ: Trong 10 năm qua, không bao giờ chúng quên cử hành lễ “chiến thắng tổng công kích Tết Mậu Thân” (5) để “nhảy múa, cười đùa” trên những nắm mồ tập thể ở Huế. Chúng cũng không quên tổ chức ăn mừng cái gọi là “đại thắng mùa xuân”. Nguyễn Đình Bin kêu gọi người Việt tỵ nạn cộng sản hãy quên quá khứ.  Quá khứ nào? Quá khứ liên quan đến hai cuộc chiến đẩm máu 1945-1955 và 1955-1975 do cái gọi là “Cách mạng Mùa thu” khởi động? Quá khứ liên quan đến công cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất ở miền Bắc? Quá khứ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa và các địa danh Ải Nam Quan, Núi Đất, Bải Tục Lãm, Thác Bản Giốc? Quá khứ liên quan đến cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế? Quá khứ liên quan đến hai hiệp ước “dâng đất” (1999) và dâng biển (2000) ? Có thể Nguyễn Đình Bin nhắm vào cái ngày oan nghiệt 30 tháng 4 với những hậu quả thảm khốc của nó:
 - Hàng triệu gia đình người dân Miền Nam tan nhà nát cửa, lâm cảnh chia lìa: kẻ ngục tù, người đáy biển, kẻ ven rừng, người hốc núi!
 - Hàng trăm ngàn quân, công cán, chính bị đày lên những vùng sơn lam chướng khí; hàng vạn chiến hữu đã bỏ mình tại các nơi đó;
 - Các “vùng kinh tế mới” là những nơi vùi dập vợ con quân, công, cán, chính;
 - Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, trên nữa triệu người chết thảm trên đường tìm tự do;
 - Không thể biết bao nhiêu ngàn, bao nhiêu vạn con em người Miền Nam bị gọi đi “nghĩa vụ quân sự”, làm bia đở đạn cho lính Bắc Việt, đã gục ngã tại chiến trường Campuchea từ tháng 6 năm 1978 đến tháng 12 năm 1989! CSHN tiết lộ trong toàn cuộc chiến này có trên 55 ngàn thương vong.
 CSVN dùng những nhóm chữ vô nghĩa phủ trùm ngày 30 tháng 4 để chúng ta quên ngày đau thương đầy uất hận như vừa kể. Không, chúng ta không thể quên mà phải luôn luôn nhớ. Ngày 30 tháng 4 hay Ngày Quốc hận không phải là gió thoảng, mây bay; nó vẫn còn nguyên vị trong tâm thức chúng ta, không sao quên được. Lấy quá khứ để làm động lực chiến đấu chớ không mang nó trên lưng như một gánh nặng. Tiểu thuyết gia người Pháp André Malraux (1901-1976) viết: “Cần nuôi chút lửa bất mãn để tiếp tục chiến đấu”. Tưởng niệm ngày 30 tháng 4 không phải cùng nhau hội họp để than khóc mà để nuôi lửa câm hận hầu tiếp tục cuộc chiến còn đang dang dở. Nỗi câm hận nói đây không phải  của riêng ai mà của đất nước, của dân tộc và của dân, quân, cán, chính đã khuất trong tức tưởi, đau thương trước và sau ngày 30 tháng 4 oan nghiệt. Quên 30 tháng 4 là đắc tội với đất nước và có lỗi với hương linh của đồng bào và chiến hữu, nạn nhơn của ngày Quốc hận 30 tháng4.
KẾT LUẬN
 Vạn vật đều chuyển động theo mô hình pa-ra-bol, lên đến điểm cao rồi cũng phải tụt xuống: Đế quốc La Mã, Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Nga vang lừng một cõi, một thời rốt cuộc cũng tan rả; Đệ Tam Quốc Tế đã từng có 47 thành viên nay chỉ còn lại Trung cộng, Việt cộng, Hàn cộng, Lào cộng và Cuba (Alian Poitras, La démocratie dans les pays communistes actuelswww.alainpoitras.wordpress.com). Ôi! Vân tán, tuyết tan, hoa tàn, nguyệt khuyết! (Mạc Đĩnh Chi). Âu đó cũng là lẽ vô thường trong kiếp nhân sinh!
   Các nhà hiền triết Đông phương cổ thời đã từng dạy các nhà lãnh đạo của họ hãy lấy dân làm gốc: Dù vua cũng phải xem dân bằng Trời (“Vương giả dĩ dân vi thiên”). Csvn chủ trương trái ngược. Họ xem dân như cỏ rác, như sâu bọ. Dân bị xem như sâu bọ, như cỏ rác thì bị tra tấn, bị sát hại là điều bình thường dưới mắt nham hiểm, ác độc, tàn bạo của bè lũ “công an nhân dân”! Ngày 03/07/2013, phóng viên Mặc Lâm của đài RFA cho biết: “Việc tra tấn đến chết người của công an vẫn tiếp tục diễn ra đang khiến cho người dân băn khoăn rất nhiều về tình trạng bất tuân pháp luật của cơ quan điều tra xét hỏi.” (6). Bọn cầm quyền tại “tiểu trung nam hải” tức sơn trại Ba Đình coi dân như cỏ rác, như sâu bọ thì dân coi chúng là những kẻ tử thù. Nếu chúng không sớm “Hồi đầu thị ngạn” bằng cách xé bỏ hiến pháp năm 2013, ném “chủ thuyết búa liềm”, “tư tưởng hồ chí minh”, “mười sáu chữ vàng” vô nghĩa và “bốn tốt” bỉ ổi v.v…vào hố rác trên lộ trình trở về với dân tộc thì số phận của chúng sẽ là số phận của vợ chồng Nicolae Ceausescu (Roumanie), Saddam Hussein (Iraq), Muannar Gaddafi (Libye). Đức Phật đã cảnh báo trong kinh Pháp Cú (Damma Pada): “Dẫu rằng các ngươi chạy lên trời cao, ẩn dưới biển sâu, trốn trong núi thẳm, không có nơi nào mà các ngươi tránh khỏi cái quả ghê gớm về tội ác của các ngươi”.
 Từ ngàn năm về trước, một nhà hiền triết Đông Phương đã dạy các người cầm quyền “Được đất nhưng mất lòng người ắt thua. Mất đất nhưng được lòng người ắt thắng” (Đắc cương thổ nhi thất nhân tâm tất bại. Thất cương thổ nhi đắc nhân tâm tất thắng). Đồng bào đã nhận chân đâu là chánh nghĩa, đâu là tà quyền. Chánh nghĩa nhứt định phải thắng tà quyền. Điều này sẽ xảy ra nếu chúng ta kiên trì đấu tranh trong thế đoàn kết chặc chẽ để yểm trợ đồng bào trong nước và xử dụng hai tuyệt chiêu tẩy chay và cô lập hóa thì sự chiến thắng không phải là điều hoang tưởng./.
                                                                         TQLC Lê Công Truyền
                                                                                    KBC 3331
                                                                             Đặc san Sóng Thần
 
 Nguồn: http://baotoquoc.com/2014/05/28/cac-bieu-tuong-con-lai-de-tiep-tuc-chien-dau-tqlc-le-cong-truyen-kbc-3331/

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét