Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’




Ông Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì

Chính phủ Việt Nam nói tàu Trung Quốc "chủ động đâm vào tàu Việt Nam" trong lúc đối đầu quanh việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam.
Tại cuộc họp báo quốc tế chiều 7/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đang "kiên trì kiềm chế" nhưng sẽ "tự vệ, đâm trở lại" nếu Trung Quốc tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam.
Việt Nam nói một vụ đâm tàu xảy ra sáng ngày 3/5, khi tàu hải cảnh 044 của Trung Quốc đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033.
Sang ngày 4/5, một tàu khác của Trung Quốc cũng đâm vào tàu của Việt Nam.
Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc bắn nước vào hàng loạt tàu của Việt Nam, làm hư hỏng và bị thương một số kiểm ngư viên.
Vụ mới nhất vừa xảy ra trưa ngày 7/5, khi một tàu Trung Quốc tiếp tục đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam.
Việt Nam cũng cáo buộc một máy bay Trung Quốc bay độ cao thấp ngay trên tàu 8003 của Việt Nam để đe dọa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140507_china_viet_oilrig_press_conference.shtml

CLIP-Tàu TQ hung hăng đâm thẳng tàu VN (VietNamNet) 

http://youtu.be/guzLTW3342A 


Máy bay, 80 tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, 6 người bị thương


Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam

Trung Quốc điều 80 tàu với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công, đâm rách tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng giàn khoan đang đặt hạ trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Đã có 6 người phía Việt Nam bị thương.

Thông tin được ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam công bố trong cuộc họp báo quốc tế đang diễn ra tại Hà Nội.

Các quan chức Việt Nam đã công bố video cho thấy các tàu của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra ngăn cản việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam, ông Thu cho biết.

Trên thực địa, Trung Quốc triển khai đến 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực, ông Trần Duy Hải Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, thông báo. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và nhiều tàu cá và tàu phục vụ.

8h10 sáng ngày 3/5, tàu hải cảnh 044 của Trung Quốc đã đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao. Tàu 4033 tránh nhưng vẫn bị đâm vào và bị vỡ toàn bộ cửa kính. Vị trí xảy ra vụ đâm tàu này cách giàn khoan của Trung Quốc 10 hải lý, ông Thu thông báo.

8h sáng ngày 4/5, tàu Trung Quốc số hiệu 4433 đâm vào tàu cảnh sát biển 2012 của Việt Nam. Tàu Việt Nam đã cố tránh nhưng vẫn bị đâm vào từ phía đuôi.

Hôm nay, máy bay Trung Quốc bay tầm thấp để trực tiếp uy hiếp tàu Việt Nam, trong khi tàu hải cảnh của họ cố đâm vào tàu của Việt Nam.

Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh, ông Thu nói và đưa ra video quay từ thực địa trên biển, do lực lượng kiểm ngư Việt Nam cung cấp.

"Lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã thực hiện đúng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút khỏi khu vực", Phó tư lệnh Cảnh sát biển cho biết.

'Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn'

Đại diện Cảnh sát biển khẳng định chưa có người nào thiệt mạng trong các đụng độ nói trên, cho dù tình hình là căng thẳng bởi phía Trung Quốc cố tình đâm và phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam. Đến nay, có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương do mảnh kính vỡ đâm vào.

* Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam thế nào?

"Lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc ở trên biển nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ có những hành động tự vệ tương tự để đáp lại", ông Ngô Ngọc Thu nói. Việt Nam cũng sẽ yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho thiệt hại đối với lực lượng kiểm ngư.



Tàu kiểm ngư của Việt Nam bị sau khi bị tàu Trung Quốc đâm.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có dự định kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế như Philippines đã làm hay không, ông Trần Duy Hải thuộc Ủy ban Biên giới cho biết: "Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào".

Khi sự việc xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã sử dụng đường dây nóng cấp cao giữa hai nước để giải quyết các vấn đề trên biển, ông Trần Duy Hải cho hay. Việt Nam cũng đã thông báo với các nước khác, các nước ASEAN về diễn biến này. Các nước đều bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Trung Quốc.

"Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, trao đổi với Trung Quốc để giải quyết vấn đề, dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước về luật biển năm 1982", ông Hải nhấn mạnh.

Về vấn đề phía Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào về kinh tế nếu Trung Quốc khoan thăm dò vào các vị trí mà các công ty dầu khí Việt Nam đang hoạt động, ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN)cho hay vị trí mà Hải Dương 981 định vị nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam. "Nhưng tôi tin rằng với lực lượng của Việt Nam, chúng ta sẽ ngăn chặn và đấu tranh được".

Ở vị trí này, Việt Nam đã thăm dò từ những năm 1970, nhưng chưa có hoạt động khoan khai thác, ông Hậu cho biết. Đây là vùng nước sâu, đòi hỏi phải vượt qua được các khó khăn về mặt kỹ thuật. Khai thác vùng nước sâu là mục tiêu của chúng ta trong tương lai lâu dài.

Ông Hậu nhắc lại việc PVN đã gửi thư phản đối tới Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động trái phép trên thềm lục địa Việt Nam.

Việc Việt Nam phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc thu hút mạnh mẽ sự chú ý của công luận. Cuộc họp hôm nay có đại diện của hơn 100 cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.

Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép

Trước đó, ngày 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc đơn phương thông báo triển khai giàn khoan nước sâu Hải dương 981 tại biển Đông. Địa điểm này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và trên thềm lục địa của Việt Nam. Giới chức Trung Quốc còn đòi cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.

Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Hôm qua, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Ông Phạm Bình Minh yêu cầu phía Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này. Ông khẳng định: "Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình". Đồng thời, Việt Nam thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình.

Hôm 4/5, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân về vụ việc trên. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm qua tuyên bố việc Trung Quốc di dời giàn khoan ở Biển Đông là một bước đi "khiêu khích" và Washington đang theo dõi sát tình hình. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng khẳng định Washington đang xem xét vấn đề và ông kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế.

HD-981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.

Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị mới của thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.

   
Chưa đọc hôm nay, 04:10 PM
Tướng 5 sao



Trực tuyến họp báo quốc tế: Tàu Trung Quốc hung hăng đâm thẳng vào tàu Việt Nam
Thứ tư, 07/05/2014, 17:22

16 giờ chiều nay, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.

Ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao cho biết, ngay sau khi có tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng thềm lục địa VN, chúng ta đã có 8 cuộc làm việc với Trung Quốc, 6 cuộc gặp trực tiếp tại Hà Nội và Bắc Kinh. Trong các cuộc làm việc này, Việt Nam đã khẳng định Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng tuyên bố DOC, Việt Nam kiên quyết phản đối các việc làm này của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao đã triệu Đại biện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu hộ vệ khỏi vùng biển Việt Nam.
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cho biết, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường 80 tàu các loại tham gia bảo vệ, phục vụ hoạt động giàn khoan HD 981, trong đó có 7 tàu quân sự đã nắm và ghi rõ số hiệu 2 tàu, tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tấn công nhanh 733 cùng các tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính, tàu cá, tàu phục vụ khác.

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển.
Tàu Trung Quốc đã chủ động đâm vào tàu Việt Nam, gây hỏng hóc nhiều nhưng lực lượng phía Việt Nam vẫn kiên trì kiềm chế. Tuy nhiên, mọi sự kiềm chế vẫn có giới hạn, nếu tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam, chúng tôi sẽ buộc phải tự vệ, đâm trở lại.

Dùng máy bay hỗ trợ tàu để đâm thẳng vào tàu Việt Nam
Hành động của Trung Quốc trên thực địa, khi các tàu của Việt Nam ra tiến hành kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của giàn khoan, tàu Trung Quốc với sự hỗ trợ của máy bay đâm thẳng vào tàu Việt Nam, dùng vòi rồng công suất lớn nhắm thẳng vào tàu Việt Nam, khiến tàu bị hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư viên.
8 giờ 10 phút ngày 3/5, tàu hải cảnh 044 đã chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033, cách vị trí giàn khoan khoảng 10 hải lý, làm hư hỏng máy phải và trang thiết bị, rách 1 vết dài 3m rộng 1m.
8 giờ 3 phút ngày 4/5, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu CSB 2012, do tàu 2012 tăng tốc vòng tránh nên vết đâm rộng 1m.
Ngoài các tàu cảnh sát biển bị các tàu Trung Quốc chủ động đâm vào, thì Trung Quốc đã chủ động đâm, bắn nước vào hàng loạt tàu của Việt Nam, làm hư hỏng và bị thương một số kiểm ngư viên.
Đến 12 giờ hôm nay, tàu hải cảnh 2411 đâm thảng vào cảnh sát biển 8003, trong lúc đó, 1 máy bay số 8321 bay độ cao thấp ngay trên tàu 803 trực tiếp uy hiếp các tàu của Việt Nam. Với các tàu của Trung Quốc được trang bị vũ khí, đều được mở bạt ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao bất cứ lúc nào, gây căng thẳng hết sức trên thực địa.


Tàu Trung Quốc húc và bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam - Ảnh chụp tại hiện trường

Kiểm ngư viên bị thương do tàu của Trung Quốc gây ra
Sau khi nắm được tin và di chuyển, vị trí dự kiến đặt, lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã có mặt kịp thời ngăn chặn, phát tín hiệu yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khởi vùng biển Việt Nam. Lực lượng Việt Nam đã thể hiện kiên trì, kiềm chế trước sự hung hăng, ngang ngược của tàu Trung Quốc.
Việt Nam không sử dụng tàu quân sự vào các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh.
Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Các hoạt động xâm phạm của Trung Quốc nằm trên tuyến hàng hải đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa đến an ninh hàng hải, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các quốc gia khác, gây mất lòng tin của nhân dân thế giới với Trung Quốc.

Phóng viên hãng AP: Có người chết trong các vụ va chạm giữa lực lượng các tàu của 2 nước?
Ông Ngô Ngọc Thu: Chưa có ai bị chết, có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị mảnh kính văng vào, bị thương phần mềm.
Như quý vị đã xem, tàu Trung Quốc đã chủ động đâm vào tàu Việt Nam, gây hỏng hóc nhiều nhưng lực lượng phía Việt Nam vẫn kiên trì kiềm chế. Tuy nhiên, mọi sự kiềm chế vẫn có giới hạn, nếu tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam, chúng tôi sẽ buộc phải tự vệ, đâm trở lại.

Phóng viên hãng AFP: Việt Nam đã khống chế ngư dân nào của Trung Quốc tại vùng biển Trung Quốc đưa giàn khoan vào?
Ông Ngô Ngọc Thu: Đến nay, phía Việt Nam chưa khống chế bất cứ người nào tại vùng biển có nhiều tàu Trung Quốc đang xâm phạm trái phép.

Theo Thanh Niên
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28631

 Hình ảnh minh họa- Thảm họa chiến tranh Trung Quốc & Cộng Sản VN 
 

" Múc nó..." Ảnh của Heonardo Hieu

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét