Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

TIN CỰC NÓNG: HẢI QUÂN CSVN ĐỐI ĐẦU VỚI HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

  
" Múc nó..." Ảnh của Heonardo Hieu

 


TIN CỰC NÓNG: HẢI QUÂN CSVN ĐỐI ĐẦU VỚI HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

TIN CHÍNH THỨC: CẢNH SÁT BIỂN VÀ HẢI QUÂN CSVN ĐANG ĐIỀU TÀU RA NGĂN CHẶN GIÀN KHOAN TRUNG QUỐC.

Tin nghe được qua nguồn thông tin của người bạn rất thân của Thùy Trang hiện đang là sĩ quan thuộc Hải Quân Nhân Dân CSVN thì Hải Quân và Cảnh Sát Biển đã được lệnh sẽ quấy nhiểu liên tục, KHÔNG cho Trung Quốc đặt giàn khoan xuống thềm lục địa Việt Nam.

Cũng theo nguồn tin được biết là phía Trung Quốc đã điều số lượng tàu KHỦNG, hiện nay trên 10 chiếc gồm các tàu Hải Quân , Hải Giám, và Tuần Duyên đang di chuyển xuống khu vực Giàn Khoan để bảo vệ và truy đuổi lực lượng Hải Quân & Cảnh Sát Biển Việt Nam.

Hiện nay phải nói là phía Hải Quân CSVN & Cảnh sát biển rất ANH HÙNG, nhất định KHÔNG rời vị trí. Hiện nay tiếng súng chưa nổ ra, nhưng hai bên đang vờn nhau.

Phía KHÔNG QUÂN của CSVN cũng đang được lệnh tiếp ứng các tàu Hải Quân CSVN trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Đây có thể là một trận THƯ HÙNG không thua gì trận trận đánh Hoàng Sa của Hải Quân VNCH vào năm 1974.

Đêm nay Thùy Trang sẽ thức để nhận tin từ phía Hải Quân Nhân Dân CSVN. Sẽ thông báo ngay với các bạn tình hình chiến sự trên FB nầy.

(*) Phía bên diễn đàn của Tiexue.net (Trung Quốc ) cho biết là Trung Quốc đang đều chiếc hạm lớn nhất ra đối đầu với phía Việt Nam, hiện nay phía Trung Quốc đang tìm cách lấy thịt đè người.

综合网络消息报道,据知情网友透露,这次越南非常猖狂,直接试图在我国领海线4海里外围攻海洋石油981。现在我国海警大批出动保护,连以前多次为辽宁舰护航的那个爆C黑凤姐也在现场护航!

Trân Trọng

Nguyễn Thùy Trang
— cùng với Jane Anh Bui

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=515296798582731&set=a.372425656203180.1073741824.100003072472284&type=1&theater


CẢNH BÁO TÀU NGẦM KILO VÀ TÀU CHIẾN VIỆT NAM

Giai đoạn nầy có thể xảy ra chiến tranh, vì vậy nếu các an ninh CSVN nhận được tin nhắn nầy của mình thì hãy thông báo cho Tàu Ngầm KiLo và tàu chiến VN về những kẽ hở mà tàu Kilo dễ bị phát hiện dễ dàng.

Xác nhận với các bạn mình là MỘT trong những người đồng sáng chế ra hệ thống truy tìm tàu ngầm bằng Telecommunication. Thùy Trang biết được Trung Quốc đã mua lại hệ thống nầy qua đường Đài Loan từ năm 2001.

Hệ thống nầy có thể TRUY TÌM tàu KILO và TÀU CHIẾN của Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên BIỂN ĐÔNG.

Vì là một trong những người sáng chế Hệ Thống nầy nên biết được yếu điểm của nó. An ninh mạng có thể KHÔNG tin mình, nhưng xin các bạn vì Tổ Quốc, hãy in bài nầy gửi cho Hải Quân VN gấp.

Hệ thống DF mà Trung Quốc truy tìm tàu ngầm là qua ĐIỆN ĐÀM. Ví dụ dễ hiểu là khi chiếc Kilo di chuyển ở điểm A (Vũng Tàu) vào 5 giờ sáng, thông thường khi di chuyển thì tàu ngầm báo về trung tâm qua điện đàm.

Khi Trung Quốc bắt được tần số điện đàm của tàu ngầm ở 300–3000 Hz thì Khựa sẽ chấm điểm A (Vũng Tàu) vào lúc 5 giờ sáng chiếc Kilo đang ở đó .... Vào lúc 10 giờ thì chiếc Kilo về điểm B (Qui Nhơn) thì cũng như trên, tàu ngầm báo về tổng đài thì Trung Quốc bắt được tần số của điểm B (Qui Nhơn) của chiếc Kilo. Và cứ tiếp tục điểm C,D,E,F ...

Nên nhớ là Khựa chỉ cần bắt được tín hiệu tần số mà không cần phải nghe lén là nói gì.

Nếu Kilo di chuyển mà gọi điện liên lạc thì Trung Quốc sẽ biết được đường đi của Tàu Ngầm và ngay cả Tàu Chiến của VN thì Trung Quốc vẫn dùng hệ thống nầy để TRACKING.

Sau đây là cách dùng MA TRẬN để phá hệ thống DF của Trung Quốc.

Quốc phòng Việt Nam nên đặt nhiều hệ thống communication trên các tàu đánh cá, dùng cùng tần số của máy truyền tin của tàu ngầm Kilo là 300–3000 Hz, dùng oscillator đưa lên antenna, phát liên tục tần số nầy để mà mắt Trung Quốc.

Vấn đề quan trọng là trong khi tàu ngầm di chuyển thì hãy TẮT hệ thống điện đàm 300–3000 Hz, lúc liên lạc thì ló antenna lên mặt nước và dùng tần số trên 2GHz thì máy dò của Trung Quốc bị điếc, KHÔNG thể truy tìm được.

Đừng bao giờ truyền tin lúc đang Lặn (ở dưới mặt nước) vì thưa ông tôi ở bụi nầy.

Vì vấn đề cần thiết để bảo vệ các tàu chiến VN nên Thùy Trang mách nước vấn đề nầy. Xin hãy đưa ý kiến nầy cho ban kỹ thuật quân sự thì họ sẽ hiểu ngay Thùy Trang muốn nói gì.

Nguyễn Thùy Trang

Bản tần số tàu ngầm:

Extremely low frequency ELF 3 – 30 Hz
100,000 km – 10,000 km Communication with submarines
Super low frequency SLF 30 – 300 Hz
10,000 km – 1000 km Communication with submarines
Ultra low frequency ULF 300–3000 Hz
1000 km – 100 km Submarine communication, Communication within mines
Very low frequency VLF 4 3 – 30 kHz
100 km – 10 km Navigation, time signals, submarine communication, wireless heart rate monitors, geophysics
 Nhận định
 
Huỳnh Mai St.8872
     Tất cả những hình ảnh bài viết trên, nói lên tấm lòng yêu nước người dân dưới thời CNXH- Cộng Sản VN. Tuy thống nhất đất nước, ngày  30-4-1975, nhưng không toàn vẹn Chủ quyền biển đảo VN, vì bị Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa & Trường Sa của VN, để trừ nợ chiến tranh " Giải phóng miền nam "
  Nay 39 năm qua, Trung Quốc vẫn còn tiếp tục lấn chiếm lãnh hải Việt Nam: đưa giàn khoan dầu khủng kiếp HD 981 vào khu vực đặc quyền lãnh hải VN, khai  thác và hút dầu trắng trợn, bất chấp luật biển theo công ước quốc tế COC 1982 đề ra.cho người Trung Quốc  Cộng Sản lấy thịt đè người VN chúng ta.. Cũng vì cậy thế cường quốc Biển Đông muốn hắt chân Mỹ ra khỏi vùng quyền lợi kinh tế ĐNÁ/TBD.
   Về phía nhà cầm quyền- chính phủ CSVN, không có đủ khả năng đối đầu sức mạnh quân sự với Trung Quốc, vì chua thoát khỏi vòng kèm kẹp trả nợ chiến tranh cho Quốc tế Cộng Sản Trung Quốc; cho cái mất chủ quyền Hoàng Sa & Trường sa VN, nên phải im hơi lặng tiếng... chịu đưng!?.
  Vì Việt Nam thuộc khối Cộng Sản Quốc tế, theo Trung Quốc, nên không có ký kết hợp đồng với Hoa Kỳ và khối Asean bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, nên bị Trung Quốc thao túng biển đào, đất liền biên gio7i1VN, mà không sợ Hoa Kỳ và các nước thuộc khối Asean can thiệp giúp Việt Nam trước hiễm họa xâm lăng Tầu Cộng Trung Quốc- Vì không phải là đồng minh Tự Do/VNCH trong chiến tranh VN.
   Trước nguy cơ xâm lược, mất nước Việt Nam, người dân chỉ biết tỏ lòng yêu nước qua ý chí quật cường- Qua hình ảnh và bài viết và biểu tình  chống trung Quốc và tai say Dảng Cầm quyền CSVN. Đó cũng là ước vọng sớm thành hình:- Một cuộc cánh mạng dân tộc, đứng lên  đòi lại quyền tự do- tự quyết và tự quyền dân tộc, giành lại dộc lập chủ quyền biển đảo và tòn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới việt nam> xóa đi nỗi nhục nhằng dân tộc  Và không bao giờ " Hèn với giặc và ác với dân "
 Huỳnh Mai St.8872   
 Mỹ điều tra việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
(Dân trí) - Chính phủ Mỹ đang cho gấp rút điều tra động thái lắp đặt giàn khoan dầu nước sâu HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời lên án việc lắp đặt giàn khoan là bước đi khiêu khích cần được theo dõi sát.

Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc.

Phát biểu với báo giới, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cảnh báo Washington đang theo dõi sát quyết định kéo giàn khoan nước sâu HD-981 vào Biển Đông.
“Chúng tôi đang xem xét thận trọng vấn đề này. Do lịch sử căng thẳng gần đây ở Biển Đông, quyết định của Trung Quốc vận hành giàn khoan trong vùng biển này là bước đi mang tính khiêu khích và không giúp ích cho việc duy trì hòa bình cũng như ổn định trong khu vực”, bà Psaki khẳng định.
Theo bà Psaki, sự tái diễn những căng thẳng ở Biển Đông đã nêu bật thực tế về việc cần làm rõ những tuyên bố chủ quyền ở khu vực.
“Các bên đòi hỏi chủ quyền cần làm rõ tuyên bố của họ phù hợp với luật pháp quốc tế và đạt được thỏa thuận về những cách thức hoạt động được phép tiến hành trong các khu vực tranh chấp”, phó phát ngôn viên nói thêm.
Cùng ngày, phát biểu với báo giới tại Hồng Kông (Trung Quốc), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng xác nhận Mỹ đang xem xét kỹ vụ việc.
“Chúng tôi cho rằng việc mỗi nước có tuyên bố chủ quyền thể hiện sự thận trọng và kiềm chế là điều hết sức quan trọng”, ông Russel nói.
Theo kế hoạch, ông Russel sẽ đến Hà Nội trong ngày hôm nay (7/5). Chuyến thăm được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động lắp đặt giàn khoan nước sâu HD-981 trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hành động này của Trung Quốc đã bị Việt Nam lên án mạnh mẽ thông qua nhiều kênh khác nhau.
Trong động thái mới nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5/2014 đến nay.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng đã gửi thư cho Chủ tịch và Tổng Giám đốc Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cực lực phản đối hành động này và kiên quyết yêu cầu CNOOC ngừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp, rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Vũ Anh
Tổng hợp
*****
Biểu tình chống Trung Quốc chưa đủ, mà nên biểu tình "ủng hộ" hành động Chính Phủ Mỹ điều tra việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
 
Thống soái



Hành động ngang ngược của Trung Quốc trong mắt người Mỹ

Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:58 07-05-2014


Giáo sư Keith Johnson, giảng viên Khoa Ngôn ngữ học Đại học Berkely, (Đại học California) của Mỹ, vừa có bài bình luận về việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới Biển Đông trên tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ ngày 5.5.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan trị giá hàng tỷ USD của mình như muốn gửi tới Việt Nam một thông điệp rõ ràng rằng “chúng tôi sẽ khoan ở nơi mà chúng có thể gây ra các tác hại nhiều nhất."
Trung Quốc đã châm ngòi cho leo thang căng thẳng nguy hiểm liên quan tranh chấp Biển Đông sau việc triển khai giàn khoan Hải dương Dầu khí 981 (HD-981), giàn khoan trị giá hàng tỷ USD để khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra chạm trán giữa Trung Quốc và các nước láng giềng khu vực liên quan việc tìm kiếm năng lượng, tuy nhiên, động thái này đã tạo ra một vấn đề lớn do nhiều lý do.

Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động thăm dò năng lượng tại các khu vực tranh chấp và gặp phải sự ngăn cản từ các nước, trong đó có Việt Nam đối với các hoạt động thăm dò này tại các vùng biển tranh chấp; tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên các công ty dầu mỏ Trung Quốc thực hiện hoạt động khai thác dầu mỏ tại vùng nước thuộc tuyên bố chủ quyền của quốc gia khác.



Bản đồ minh họa vị trí giàn khoan HD981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. (Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

Một điều đáng báo động là Trung Quốc và Việt Nam có lịch sử xung đột quân sự, bao gồm cả cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu 1979 và một loạt các cuộc đụng độ quân sự liên quan tranh chấp các đảo tại Biển Đông. Vấn đề khai thác dầu khí có khả năng châm ngòi cho các cuộc đối đầu mới.
Động thái của Trung Quốc cũng như là một cái tát vào mặt Tổng thống Obama, vừa mới trở về sau chuyến thăm châu Á với trấn an các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines rằng Mỹ sẽ ngăn cản các hành động bắt nạt trên biển của Trung Quốc. Sáu ngày sau đó, Trung Quốc đã thực hiện bước đi khiêu khích nhất.
Các chuyên gia nhận định: Việc triển khai một giàn khoan khó có thể dẫn tới một cuộc chiến, nhưng nó có thể dần dần giúp Trung Quốc kiểm soát khu vực.
Mike McDevit, Đô đốc nghỉ hưu, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm phân tích Hải quân Mỹ nhận định: “Đây sẽ là một động thái nhỏ trong các bước nhỏ dần dần để không dẫn đến xung đột, nhưng qua thời gian, nó sẽ làm thay đổi hiện trạng."
Theo Reuters trích dẫn “người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cho biết việc triển khai giàn khoan này hoàn toàn nằm trong vùng nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc”.
Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ những năm 1970 và tuyên bố chủ quyền với các tài nguyên biển và các vùng đảo nhỏ xung quanh. Hoạt động này là một phần chiến lược mở rộng quyền chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông và cái gọi là “đường chín đoạn” và Trung Quốc thừa hưởng từ sau nội chiến cuối những năm 1940.
Không hề ngạc nhiên khi cả Bộ Ngoại giao Việt Nam và Công ty dầu khí Quốc gia Việt Nam đều lên tiếng phản đối động thái này của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng hành động này đã xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng nước mà chỉ Việt Nam mới có quyền khai thác tài nguyên biển.
PetroVietNam đã lên tiếng yêu cầu Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) di dời giàn khoan và ngừng các hoạt động khai thác.


Giàn khoan khổng lổ của Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam
Vấn đề Biển Đông luôn là điểm nóng lớn nhất tiềm ẩn xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và các nước khác; đây là vùng biển không chỉ có giá trị thương mại quốc tế với hàng nghìn tỷ đôla giao dịch mà còn giàu tài nguyên dầu khí, luôn nằm trong sự “thèm thuồng” của các quốc gia nghèo tài nguyên trong khu vực.
Gần đây, Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế La Hay về các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, một phần là do lợi ích to lớn từ dầu khí tại khu vực ngoài khơi Philippines.
Ít nhất, về vẻ bề ngoài, nhiệm vụ khai thác dầu khí nằm sau sự kiện mới nhất của Trung Quốc. Năm 2012, Trung Quốc công khai tuyên bố đấu thầu quyền khai thác năng lượng tại các vùng biển tranh chấp; cũng tại thời điểm đó, CNOOC đã tiến hành xây dựng giàn khoan nước sâu thay vì phải hợp đồng mua từ các nhà cung cấp đặc biệt.
Điều này khá là đắt đỏ nhưng là bước đi cần thiết cho công ty dầu khí Trung Quốc: CNOOC không muốn phải phụ thuộc vào các công ty phương Tây cung cấp các bộ phận khoan dầu đối với các khu vực tại Biển Đông vì các công ty này có thể từ chối cung cấp cho CNOOC nếu các công cụ này được sử dụng cho các dự án tại các vùng nước sâu nằm trong tranh chấp.
Cuối tuần trước, CNOOC đã tiến hành triển khai đặt giàn khoan nước sâu của mình trong khu vực 120 hải lý từ phía đông bờ biển Việt Nam, không xa khu vực mà các công ty quốc tế như Tập đoàn Exxon Mobil đã phát hiện lượng lớn khí gas dự trữ.
Việc triển khai giàn khoan HD981 dường như là một phần chiến lược của CNOOC để phục vụ “lãnh thổ quốc gia di động” để có thể mở rộng chủ quyền của Trung Quốc tới các vùng nước mở.
Bà Holly Marrow, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Belfer, Đại học Havard nói: “Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí trên thực địa trong các khu vực tranh chấp."
Hoạt động leo thang căng thẳng của Trung Quốc với việc triển khai giàn khoan HD-981 đã gây ra những ngạc nhiên vì hai nước đã ký một bản cam kết năm 2011 để giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, như là đã giải quyết thành công trước đây trong việc phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ.
Ông McDevitt nhận định: “Tôi cho rằng hiệp định đó có thể làm giảm căng thẳng giữa hai nước và Trung Quốc sẽ không có các hành động làm bẽ mặt Việt Nam nhưng Trung Quốc dường như cảm thấy họ có một cuộc tranh luận thuận lợi đối với việc Trung Quốc sẽ đi đâu và sẽ làm gì."
Nguyên tắc của Mỹ là không đứng về bên nào liên quan tranh chấp nhưng trong những năm gần đây đã nhấn mạnh các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam cần phải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền chủ quyền tại Biển Đông.
Tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố một thỏa thuận giúp cùng cố lực lượng phòng vệ bờ biển của Việt Nam, một hoạt động được cho là nhằm giúp đối phó các hoạt động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực.
Các giàn khoan dầu khí là các điểm kết của tranh chấp chủ quyền, tuy nhiên, vẫn có nhiều điều không chắc chắn về việc khu vực này thực sự giàu tài nguyên tới mức nào. Một phần, đó là bởi vì tất cả các bên tranh chấp đều khuyến khích các hoạt động thăm do tài nguyên dầu khí quy mô lớn.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ ước tính tại Biển Đông có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 tỷ m3 khí gas tự nhiên. CNOOC tin rằng có thể có nhiều hơn 10 lần lượng dầu mỏ và khí gas so với ước tính của Mỹ tại Biển Đông. Việt Nam, với sự hỗ trợ của các công ty quốc tế như Exxon Mobil, cũng lạc quan về triển vọng năng lượng tại các vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của mình.
Bà Morrow nhận định: Tuy có nhiều lượng dầu khí dưới đại dương song các hoạt động tiếp cận “nặng tay” của Trung Quốc đối với các quan hệ tại khu vực các hoạt động hủy hoại khó có thể khai thác được thùng dầu nào. Điều này cũng sẽ tạo ra một lọat hành động khiêu khích, va chạm về chủ quyền quốc gia hơn là một cuộc tranh chấp tài nguyên.
Bà cũng cho rằng: "Cái giá về ngoại giao mà Trung Quốc phải trả về những gì đang làm là quá cao, vì thế, những gì mà Trung Quốc mong muốn phải cao hơn những lợi ích an ninh năng lượng đem lại".



Bên trong giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc
Theo Vietnam+ (Vietnam+ xin đăng tải nội dung chính của bài viết. Quan điểm trong bài viết là của tác giả).

********
Quote:
Hành động ngang ngược của Trung Quốc trong mắt người Mỹ
Còn trong mắt Đảng và Nhà Nước CSVN thì sao ?
Vẫn là đồng chí tốt, láng giềng tốt !
Kẻ nào chống Trung Quốc, tức là chống Đảng CSVN. Bắt nhốt liền
Một đám lố nhố do thằng Phan Huy Minh, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh dẫn đầu, đang "ca ngợi tình hữu nghị 2 nước" ở Quảng Tây.
Nguôn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28616 


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét