Thủ tướng Việt Nam tuyên bố Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa
24.11.2011
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Trung Quốc đã dùng vũ
lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam phát biểu như sau trong phiên chất vấn tại quốc hội ngày hôm nay:
"Đối với Hoàng Sa thì năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của Chính quyền Sài Gòn (tức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này."
Theo tin của Đài Phát thanh và Truyền hình Hồng Kông (RTHK), đây là lần đầu tiên một giới chức hàng đầu của chính phủ ở Hà Nội công khai nói rằng Trung Quốc đã dùng sức mạnh để chiếm đóng Hoàng Sa, quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và cũng tuyên bố có chủ quyền.
Về phần quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei, ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam là nước có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia có đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này và là nước duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo.
Ông Dũng nói thêm như sau về chủ trương của Việt Nam đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Trường Sa:
"Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật Biển, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (gọi tắt là DOC), và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này."
Theo tin của báo chí Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tái khẳng định sự hậu thuẫn đối với việc soạn thảo Luật Biểu tình và hoan nghênh những hành động của người dân nhằm biểu thị lòng yêu nước. Nhưng ông nói thêm rằng nhà chức trách không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm điều gọi là “những hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước để gây phương hại cho đất nước và xã hội.”
Ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết như thế trong lúc chính quyền Việt Nam tiếp tục gặp phải sự chỉ trích vì đã đàn áp, bắt bớ những người biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội để phản đối điều mà họ cho là những hành vi xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.
Nguồn: RTHK English News/Thanh Nien Online
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam phát biểu như sau trong phiên chất vấn tại quốc hội ngày hôm nay:
"Đối với Hoàng Sa thì năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của Chính quyền Sài Gòn (tức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này."
Theo tin của Đài Phát thanh và Truyền hình Hồng Kông (RTHK), đây là lần đầu tiên một giới chức hàng đầu của chính phủ ở Hà Nội công khai nói rằng Trung Quốc đã dùng sức mạnh để chiếm đóng Hoàng Sa, quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và cũng tuyên bố có chủ quyền.
Về phần quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei, ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam là nước có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia có đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này và là nước duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo.
Ông Dũng nói thêm như sau về chủ trương của Việt Nam đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Trường Sa:
"Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật Biển, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (gọi tắt là DOC), và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này."
Theo tin của báo chí Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tái khẳng định sự hậu thuẫn đối với việc soạn thảo Luật Biểu tình và hoan nghênh những hành động của người dân nhằm biểu thị lòng yêu nước. Nhưng ông nói thêm rằng nhà chức trách không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm điều gọi là “những hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước để gây phương hại cho đất nước và xã hội.”
Ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết như thế trong lúc chính quyền Việt Nam tiếp tục gặp phải sự chỉ trích vì đã đàn áp, bắt bớ những người biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội để phản đối điều mà họ cho là những hành vi xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.
Nguồn: RTHK English News/Thanh Nien Online
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét