Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014


Kerry: 'Đừng hung hăng trên Biển Đông'

Cập nhật: 15:00 GMT - thứ hai, 12 tháng 5, 2014

Mỹ đang theo dõi những diễn biến trên Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ra thông cáo lặp lại quan ngại của nước ông về điều mà ông gọi là ‘thách thức của Trung Quốc’ đối với quần đảo Hoàng Sa, hãng tin Anh Reuters cho biết.
Ông Kerry đưa ra phát biểu này trước cuộc gặp với người đồng cấp Singapore K. Shanmugam ở Washington hôm thứ Hai ngày 12/5.
“Chúng tôi đăc biệt quan ngại – tất cả các nước có liên quan đến việc đi lại và thông thương trên Biển Đông, Biển Hoa Đông – đều quan ngại sâu sắc về hành động hung hăng này,” ông Kerry nói.
“Chúng tôi muốn thấy một bộ quy tắc ứng xử ra đời. Chúng tôi muốn thấy tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật Biển, thông qua trọng tài và các phương tiện khác chức không phải bằng cách đối đầu trực diện và bằng hành động hung hăng."
Về phần mình, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam nói nước ông muốn có tiến triển trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc để thiết lập một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông vốn cho đến nay vẫn dậm chân tại chỗ.
“Chúng tôi không muốn căng thẳng,” ông nói, “Chúng tôi cần một tình huống mà tất cả các bên giải quyết các bất đồng và khác biệt bằng một cách có thể chấp nhận được đối với các bên.”

'Việt Nam nên bình tĩnh'

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng những nỗ lực của Việt Nam nhằm lôi kéo các nước vào tranh cãi xung quanh giàn khoan HD-981 ‘sẽ thất bại’.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với ASEAN về hành động của Trung Quốc
Trước các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc được cho là lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam hồi cuối tuần qua, bà Hoa nói Bắc Kinh ‘hết sức quan tâm’ và đã yêu cầu Hà Nội dùng mọi biện pháp có thể để đảm bảo an toàn cho các cơ quan và công dân Trung Quốc.
"Thực tế chứng minh rằng Việt Nam đang cố lôi kéo các bên khác nhằm tăng sức ép với Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt được mục tiêu," nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh phát biểu tại họp báo hàng ngày hôm 12/5.
"Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể nhìn nhận tình hình rõ ràng hơn, bình tĩnh đối diện với thực tế và ngưng quấy nhiễu các hoạt động của Trung Quốc," bà Hoa nói tiếp.
Phát biểu của bà Hoa được đưa ra một ngày sau hội nghị thượng đỉnh Asean ở Myanmar, mà tại đó, Asean bày tỏ "quan ngại" nhưng không phê phán Trung Quốc.
Tại Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam và kêu gọi các nước khác cùng phản đối Trung Quốc.
Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh
Bà Hoa nói Việt Nam nên 'đối diện với thực tế và ngưng quấy nhiếu'
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar, Bấm ông Dũng nói:
"Từ ngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
"Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.
"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết.
"Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông," ông Dũng nói.
Vị thủ tướng cũng “khẩn thiết kêu gọi các nước Asean, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”.

Tuyên bố của ASEAN

Sau phát biểu của ông Dũng, ASEAN đã ra tuyên bố kết thúc hội nghị trong đó không nhắc tên cụ thể nước nào mà chỉ kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được COC như đã được thể hiện trong Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông”.
"Chúng tôi muốn thấy tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật Biển, thông qua trọng tài và các phương tiện khác chức không phải bằng cách đối đầu trực diện và bằng hành động hung hăng."
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ngoài ra còn có một Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao Asean-24 về tình hình Biển Đông.
Nhưng tuyên bố này cũng chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra ở Biển Đông” và kêu gọi các bên “thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Tại hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói ASEAN phải “trung lập”, không ủng hộ đòi hỏi chủ quyền trên biển của nước nào.
Nhưng việc "bày tỏ quan ngại sâu sắc" của ASEAN về vụ việc cũng được một số chuyên gia nhìn nhận là động thái đáng ghi nhận.
Trong khi đó Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản đều có những tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về diễn biến căng thẳng mới nhất trên Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, theo tường thuật của Tuổi Trẻ, báo có hai phóng viên có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, tàu kiểm ngư Việt Nam và "15 tàu hải giám, hải cảnh" của Trung Quốc vẫn "đấu vòi rồng dữ dội" sáng 12/5 trong hơn một tiếng nhưng không gây thương vong.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140512_china_vietnam_spat.shtml

Nhận định bản tin
   Trung Quốc ngang nhiêm đưa giàn Khoan HĐ 981 vào vùng đặc quyền tài phán kinh tế VN, là hậu quả của chánh sách Hoa Kỳ bỏ rơi  đồnh minh Miền Nam VNCH, với chiêu bài của phong trào phản chiến, do ông John Kerry và các chánh khách quốc hội Hoa kỳ dẫn đầu, đòi Mỹ rút quân, theo tinh thần ký kết Hiệp định hòa bình Paris/73. Và chấp nhận sống chung hòa bình với cộng Sản Trung Quốc và tay sai Cộng Sản Bắc Việt Nam; để đổi lấy thị trường tiêu thụ đông dân của Trung Quốc. Hầu chia rẻ khối cộng Sản Nga Hoa và tiêu diệt  đối thù Liên Xô của hoa Kỳ. .
Trung Quốc muốn hắt cẵng Mỹ ra khỏi Biển Đông
  Nay Trung Quốc phát triển kinh tế giàu mạnh, và là chủ nợ ngàn tỷ đô của Mỹ- Một con nợ khó đòi, khi kinh tế Hòa Kỳ suy sụp vì phá sản chiến tranh dầu hỏa Trung Đông và sa lầy chiến tranh Irap-Iran vàgha Afghanistan. Vì thế trung Quốc ngang nhiên đem giàn khoan vào vùng biển VN...với mục đích khẵng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Dông Á/TBD, Chiếm hết 80% vùng biển ĐNÁ/TBD, được giới hạn bởi đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc.
  Sự việc đã xảy ra, làm cho các đồng minh cố cựu, bạn hàng làm ăn kinh tế với Hoa Kỳ tại các nước Asean, đều mất tin tưởng và bỏ Hoa Kỳ, theo Trung Quốc làm ăn, vì được trung quốc mua chuộc, ưu dải hơn Hoa Kỳ.
   Vì thế, quyền lợi cốt lỏi kinh tế Mỹ mất dần ảnh hưởng và uy tín bị Trung Quốc hạ bệ, và muốn hắt cẳng Mỹ ra khỏi khu vực Châu á Thái Bình Dương . Nay Mỹ muốn trở lại khu vực biển Đông Nam Á/TBD, để hồi phục lại nền kinh tế suy trầm.suốt thập niên qua. Hòa Kỳ mở hướng đi riêng...bằng một phát trình kinh tế thị trường mậu dịch đối tác tự do Xuyên Thái Bình Dương- TPP. do Mỹ đề xướng, thành lập.
   Trung Quốc với chủ trương bành trướng và giành độc quyền ảnh hưởng phát triển kinh tế sô1 thay thế Hoa Kỳ, nên quyết định chiếm giử VNCS làm con tin trong khối Cộng Sản Trung Hoa, và quyết tâm xâm lược Hoàng Sa & Trường Sa VN và tạo dựng chủ quyền Trung quốc bằng khu vực lưỡi bò chín khúc. Với mục đích cản trở con đường vận chuyển hàng hóa trên Biển Đông, thục vụ phát triển kinh tế thị trường Xuyên TBD của Hoa Kỳ bị khánh tận và tan rả, không còn hoạt động được.
 
    Trên  cương vị Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Ông John Kerry rất quan ngại: " Tất cả các nước có liên quan đến việc đi lại và thông thương trên Biển Đông, Biển Hoa Đông – đều quan ngại sâu sắc về hành động hung hăng này,” ông Kerry nói.: Hành động  hung hăng  trên Biên Đông của Trung Quốc là nguy hiểm, đã và đang đe dọa trực tiếp đến  ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
   Và NT Hoa Kỳ John Kerry muốn đổ trách nhiệm này cho quốc tết hòa bình LHQ lãnh lấy. Và thoái thác hành động bất nhân của chính sách tập đoàn phản chiến, thân cộng sản của ông, gây sức ép trên qu61c hội Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh VNCH, nên mới có hậu quả Trung Quốc nguy hiễm hôm nay. Ông Kerry nói:
 “Chúng tôi muốn thấy một bộ quy tắc ứng xử ra đời. Chúng tôi muốn thấy tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật Biển, thông qua trọng tài và các phương tiện khác chức không phải bằng cách đối đầu trực diện và bằng hành động hung hăng." Nhưng ông Kerry có dám chắc Trung Quốc tôn trọng luật biển Unclock 1982 và dám thi hành công ức quốc tế LHQ cho Hiệp Định Paris/73 và Hiệp Ước Genève/54, mà Trung Quốc đặt bút ký, chưa ráo mực??!.
  Các nước đồng minh trong khu vực Asean- ĐNÁ TBD trong hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á- Gọi tắt tắt là NATO của Châu Á/TBD, họ đóng góp một ít quân  trên đảo Hoàng Sa & Trường Sa của VN, phụ hợ đóng quân, làm tiền đồn chống công, để be bờ Cộng Sản Trung Quốc tràn xuống Biển Đông và vào nhà họ là các nước khư vực ĐNÁ. Và chờ khi  Miền Nam VNCH  Bị Hoa Kỳ phản bội đồng minhVNCH, thì họ xúm nhau lại phanh thây, xẻ thịt Trường Sa và chiếm đóng nhiều mãnh d0ao3 của xác chết VNCH; để lai hậu qả trang chấp chủ quyền của nhiều nước trên Trường Sa của VNCH. Thực sự các nước đó không có một chút chủ quyền nào trê Trường Hoàng Sa của VNCH, theo HD Paris/73, H.Ước Genève/54 và Hôi Nghị quốc tế San Francissco Khi Nhật đầu hàng bị phe đồng minh tự do giải gới vũ khí, có nghị quyết quốc tế LHQ giao lại quyền quản trị cho Miền namVNCH, tù vĩ tuyến 17 trở vào ghướng xích đạo trái đất.
   Cho đến nhày hôm nay, đã 39 năm qua, mất Tụ Do Miền Nam, do Cộng Sản Quốc tế Trung Hoa bành trướng xuống biển Đông Nam Á/TBD, mà các nước Asean còn ảo tưởng Cộng Sản VN, chống lại Trung Quốc là rào cản che chắn cho họ...và để cho an  ổn phát triển làm ăn kinh tế, mà không nghĩ đến một nền kinh tế " Kinh tế thị trương Định hướng Mafia Trung Cộng " thống trị toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Đế Quốc Đại Hán Trung Hoa

 Tại hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói ASEAN phải “trung lập”, không ủng hộ đòi hỏi chủ quyền trên biển của nước nào.. Và cũng chẳng khác nào suy nghĩ của Cộng Sản Việt Nam- Theo Mỹ là mất nước, theo Trung Quốc, còn đảng còn mình "

 QUỐC TẾ HÓA HÀNG HẢI BIỂN ĐÔNG- CHO AN NINH HÒA BÌNH KHU VỰC CHÂU Á/TBD.
Trung Quốc đặt Giàn khoan HD-981 trên Biển Đông để thách thức Mỹ
 Điều này đã nói lên sự thật, Trung cộng muốn gây ảnh hưởng thế lực bành trướng biển ĐôngÁ/TBD, để vô hiệu hóa quốc tế hóa hàng hải Biển Đông của Hoa Kỳ, phục vụ phát triển kinh tế Mỹ, cho mậu dịch thị trường Xuyên Thái Bình Dương-TPP. và muốn hắt chân Mỹ ra khỏi vùng kinh tế khu vực Châu á/TBD, giành lấy ngôi vị bá chủ kinh tế Hoa Kỳ đang suy trầm hiện nay...
Hoa Kỳ muốn hình thành, phát triển nền kinh tế tự do mậu dich Xuyên Thái Bình Dương- TPP, thì Hoa Kỳ phải giải tỏa ách tắt giao thông hàng hải Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa & Trường Sa của VN là chốt chặn ngã tư quốc tế hóa Biển Đông Á/TBD.là một trở ngại lớn cho quyền lợi kinh tế T.PP của Mỹ, không họat động thông suốt hàng hóa vận chuyển..
Muốn giải quyết quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ tại biển Đông Á/TBD. Hoa Kỳ phải lôi kéo Quốc tế LHQ và các nước thuộc 2 khối- Cộng Sản& Tự do tư bản, tái lập lại- Thi hành H. Đinh hòa bình Paris/73 và bắt buộc Trung quốc cộng nhận Hiệp ước Genève/54 & H.Đ paris/73. có Hoàng Sa & Trường Sa là của Miềm Nam VNCH.Hãy trả về lại cho dân chù tự do VNCH, để: QUỐC TẾ HÓA HÀNG HẢI BIỂN ĐÔNG Á/TBD- CHO AN NINH HÒA BÌNH KHU VỰC CHÂU Á/TBD.
Huỳnh Mai St.8872
Trung Quốc đặt Giàn khoan HD-981 trên Biển Đông để thách thức Mỹ 
http://youtu.be/UkUR-lzMCGU
 
Huỳnh Mai St.8872

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét