Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Bênh VÔ CẢM của Người Việt?!- Hay VÔ DÂN TỘC chính mình!

  
Công An Bắc Việt- Hà Nội đạp vào mặt Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam
 
Nhảy đầm ủng hộ Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa VNCH 19-1- 1974




Bênh VÔ CẢM của Người Việt?!- Hay VÔ DÂN TỘC chính mình!- Huỳnh Mai St.8872

Là chánh sách lây nhiễm " Vô Sản Hóa " của Việt Cộng,Miền Bắc vào Nam VN; mang theo Chủ Nghĩa Vô Sản quốc tế Hóa Nga- Tầu. Sự Bần Cùng hóa xả hội VN, là để chiếm đoạt tình thương, theo cảm tính, vì lòng bác ái công bằng của người dân và tạo nên hợp lệ hóa cho sự chiếm đóng lâu dài tự do dân chủ Miền Nam VNCH.với trạng thái chủ thuyết Mặc Kệ Nó..".MACKENO "
Cộng Sản VN tạo nên hình thái phản cảm " vô Sản chuyên chính "- Đói ngèo, và làm mất ý thức đạo lý: Lá lành dùm lá rách ,theo truyền thống lâu đời dân tộc Việt Nam.
Và cuối cùng, họ, CSVN làm nãn lòng Người Việt Quốc Gia , không còn một chút ý chí yêu nước, yêu tự do dân tộc muốm phục dựng nền nhân bản, tự do. Khi người dân trong nước còn VÔ CẢM.. và VÔ DÂn TỘC với chính mình!!!
Đây là điều mong muốn duy nhất của cộng Sản Bắc Viêt- Hà Nội- Muốn cai trị lâu đài trên mảnh đất Tự Do Niền Nam VN!!!
Huỳnh Mai St.8872
Tâm thư “đớn hèn” của 1 người Việt vô cảm
Kim Duyên
Càng sợ hãi, người ta càng có xu hướng sống thu mình lại, thờ ơ với mọi sự. Bởi lẽ, niềm tin vào tình người đã không còn. Bản thân tôi cũng đã trở thành người vô cảm để tự bảo vệ mình.

Người Việt vẫn luôn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, nhưng ngày nay chỉ cần lướt qua vài trang báo mạng, người ta không khỏi giật mình khi đọc những thông tin giết người cướp của ghê rợn, có cả những vụ con giết cha, vợ giết chồng, những vụ hôi của, sự thờ ơ của người Việt trước những vụ tai nạn, trộm cướp, xô xát trên đường… Càng sợ hãi, người ta càng có xu hướng sống thu mình lại, thờ ơ với mọi sự bởi có lẽ niềm tin vào tình người đã không còn. Bản thân tôi cũng đã trở thành người vô cảm để tự bảo vệ mình.

Người Việt có vô cảm?

Từ xưa tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách luôn là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Có nhiều lúc tôi đã rớt nước mắt khi xem những câu chuyện cảm động trên truyền hình hay trên báo về những hoàn cảnh nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh hay những số phận đáng thương.
Còn nhớ mỗi năm khi mùa mưa lũ đến, người dân cả nước lại hướng về miền Trung với tấm lòng đau đáu về mảnh đất ruột thịt lại oằn mình trước cơn bão dữ. Những cụ già chắt chiu từng đồng lương hưu, những em nhỏ dành dụm tiền ăn sáng, những bộ quần áo cũ, những gói mì… được người dân quyên góp gửi cho đồng bào. Dù không nhiều về vật chất nhưng cũng thể hiện nghĩa cử cao đẹp của người Việt.

Hàng năm vẫn có rất nhiều những đoàn cứu trợ, hội từ thiện vượt hàng trăm cây số đường đèo, đường rừng để mang quần áo, sách vở, lương thực đến cho những em học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa. Đó có thể là những tổ chức xã hội nhưng cũng có thể chỉ là hội nhóm, các câu lạc bộ tự phát trên mạng.
Không nói đâu xa, mới giữa năm ngoái (2013) tấm gương em Nguyễn Văn Nam xả thân mình cứu 5 em nhỏ khỏi chết đuối trước dòng nước dữ khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi, thương xót xen lẫn cảm phục… Và còn biết bao những tấm gương như thế.

Những em bé mắc bệnh hiểm nghèo, cần tiền mổ tim, phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khi kêu gọi tài trợ vẫn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, sẻ chia của đồng bào gần xa để cứu vãn sự sống…

Kể ra đây để thấy rằng người Việt không hề vô cảm. Nhưng tại sao càng ngày càng có nhiều người sống thờ ơ, lãnh cảm với đồng loại như vậy? Bản thân tôi cũng sống thu mình trong vỏ bọc để tự bảo vệ mình.

Tôi đã trở thành người vô cảm như thế nào?

Một lần khi đang chạy xe trên đường, tôi thấy một chiếc xe khác đi cùng chiều nhưng người lái lại quên gạt chân chống. Vì biết có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn do quên gạt chân chống nên tôi chạy lên nhắc người đó: “Anh ơi anh quên chưa gạt chân chống xe kìa”. Nghe tôi nói không những anh ta không cảm ơn mà còn quặc lại: “Việc của nhà mày à?” Rồi gạt chân chống vọt ga chạy mất. Tôi “đứng hình” mất mấy giây, đúng là làm ơn mắc oán, mà quả thật cũng chả phải việc của mình nên từ đó mỗi khi ra đường tôi đều tâm niệm: không phải việc của mình nên thực hiện triệt để nguyên tắc: không nghe, không thấy, không biết.

Rồi lại nghe em gái của một anh bạn bán hàng cho một cửa hàng đồ gia dụng bị người lạ vào “thôi miên” và bị lừa mất mấy triệu đồng. Dù bị rơi vào tình huống bất đắc dĩ, không kiểm soát được hành vi mà để thất thoát tài sản của cửa hàng nhưng cô em này vẫn phải bồi thường cho nhà chủ. Bạn tôi tự nhiên lại phải đi vay mượn tiền để bồi thường hộ em gái nên gặp tôi lúc nào cũng dặn dò tôi phải cẩn thận, tuyệt đối không tin người lạ, không bắt chuyện với người lạ bởi thời điểm đó những câu chuyện “thôi miên” lừa tài sản, lừa buôn bán người cứ nhan nhản khiến mọi người không khỏi lo lắng. Bản thân tôi cũng rèn cho mình phản xạ tự vệ trước người lạ. Bởi trên đời đúng là không thể tin ai cả, đến cả người thân còn lừa nhau huống hồ kẻ lạ.

Ngày xưa tôi còn nhớ khi còn nhỏ, có rất nhiều người qua nhà ăn xin, đó có thể là ông lão tóc bạc phơ chống gậy, hay chị phụ nữ gầy guộc xanh xao, cũng có thể là đứa trẻ con vắt mũi chưa sạch… Mỗi lần như thế mẹ tôi lại mời họ vào nhà mời uống nước, cho ít tiền lẻ hoặc bát gạo, hoặc cho họ bát cơm. Họ (-những người ăn mày) cũng rất lễ phép cảm ơn. Dù chút vật chất đó chỉ là nhỏ nhoi nhưng là tấm lòng của mẹ giúp đỡ người nghèo, mẹ tôi vẫn bảo: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nhưng bây giờ lên thành phố, khi nghe đài báo thông tin về những kẻ lừa đảo giả dạng ốm yếu đi ăn mày, ăn xin để lừa tiền người khác. Thậm chí tự đóng giả què quặt, tàn phế, rồi dùng cả những em bé để cầu xin lòng thương hại của người đời, tôi đã không còn tin đó là những người ăn mày thật nữa. Tôi không còn hào hứng cho tiền họ bởi cho ít thì họ trả lại, không thèm lấy mà cho nhiều thì tôi không có. Nên tốt nhất là không cho nữa.

Có những lần cơ quan vận động quyên góp ủng hộ người nghèo, mấy chị em trong phòng lại đùa nhau: chả biết tiền này có đến được tay người nghèo không bởi thông tin những vụ tham nhũng, ăn chặn tiền của người nghèo, gạo cứu tế cho người nghèo là gạo mốc cứ nhan nhản khiến người ta mất niềm tin.

Có lần vào dịp cuối tuần, tôi cùng cô bạn ra chợ Ngã Tư Sở xem quần áo, giày dép. Chợ ngày cuối tuần rất đông, toàn chị em phụ nữ mà chủ yếu là sinh viên ra đây mua đồ vì thường đồ ở đây đa dạng mẫu mã, giá lại cũng rẻ. Đang đứng xem đồ ở hàng quần áo, chúng tôi nhìn thấy 2-3 tên trộm cứ lảng vảng xung quanh, chúng lựa chọn “con mồi” rồi áp sát đối tượng lúc đó không để ý vì mải xem đồ để rạch túi, cướp ví và điện thoại. Nhìn thấy vậy tôi định tri hô lên nhưng cô bạn đi cùng tôi ngăn lại: “Bọn ở chợ này kinh lắm, mày không sợ bị bọn nó nhớ mặt trả thù hay sao mà dây vào. Thôi kệ nó đi thôi, mình lo thân mình trước”. Vậy là tôi lại không dám lên tiếng vì sợ.

Hồi còn sinh viên phải bắt xe bus đi học, mỗi lần đứng ở trạm chờ xe bus, tôi bắt gặp rất nhiều lần hình ảnh người phụ nữ mắt ngáo ngơ khóc lóc vật nài xin tiền hết người này đến người kia với điệp khúc xin tiền để về quê vì bị mất trộm hết tiền, đưa người nhà đi khám bệnh không có tiền xin mọi người rủ lòng thương nhưng cũng chẳng mấy ai cho bởi ai cũng nghĩ: “Nó lừa đấy!”… Có lần vì thấy tội nghiệp người đàn bà quê mùa, tôi liền cho chị ta 20 nghìn. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, ở một trạm chờ xe bus khác, tôi lại thấy chị này đứng van vỉ xin tiền những người đứng chờ xe với điệp khúc xin tiền về quê. Biết là bị lừa, tôi chỉ tự nhủ: lần sau chả dại.

Vẫn biết rằng trong cuộc sống còn rất nhiều những người sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa mà không màng hiểm nguy, vẫn có những hiệp sĩ săn bắt cướp hay những nhà từ thiện hảo tâm, không quản khó khăn mang đến từng bữa cơm, áo mặc cho người nghèo.

Nhưng thời buổi người tốt ít, kẻ xấu nhiều, tôi phải chọn cách sống vô cảm để tránh rước họa vào thân. Những lý lẽ biện minh cho hành động vô cảm của tôi hay của một số người khác có thể chỉ là ngụy biện, nhưng chúng tôi cũng vì sự an toàn của bản thân mà đành phải quay đi.
(Theo Báo mới )
 Nguồn: Facebook

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Former Vietnamese Prisoners of Conscience (FVPoC)

 Logo Hoi CTNLTNguyen-Huu-Cau-2013 

Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được trả tự do


by CTNLT in CTNLT
RFA | 22-03-2014 Ông Nguyễn Hữu Cầu, người được mệnh danh là tù nhân lương tâm thế kỷ, vừa được đặc xá về đến nhà vào 9 giờ tối [...]

Viếng thăm hội viên đặc biệt – người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu

Ông Nguyễn Hữu Cầu kể cho chúng tôi nghe về bản án "kỳ lạ" đã khiến ông phải ngồi tù 32 năm, lâu hơn cả ông Nelson Mandela dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Ông kể về những người bạn, những người tù nhân lương tâm đã sống cùng với ông trong trại như Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đoàn Huy Chương, Bùi Văn Trung...

Ông Nguyễn Hữu Cầu chụp ảnh cùng những người đến thăm.
Ông Nguyễn Hữu Cầu chụp ảnh cùng những người đến thăm.
PV.CTNLT | 29/03/2014
Lúc 16 giờ ngày 29/03/2014, đại diện Hội CTNLT – Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, và CTNLT Hoàng Hưng,…đã đến gặp gỡ và thăm hỏi ông Nguyễn Hữu Cầu – một thành viên rất đặc biệt của Hội.
Hiện nay, ông đang ở nhà con gái  ruột  thuê ở một căn hẻm nhỏ thuộc quận 1. Khi thấy mọi người đến thăm ông Cầu đã rất vui, tay bắt mặt mừng vì trước đây hai người đã từng có thời gian bị giam giữ cùng trại giam Z30A Xuân Lộc. Sức khỏe ông Cầu nay đã ổn định hơn lúc trở về từ trong trại, nhưng thỉnh thoảng ngồi nói chuyện một chút là ông phải ôm ngực xoa…
Ông Nguyễn Hữu Cầu kể cho chúng tôi nghe về bản án “kỳ lạ” đã khiến ông phải ngồi tù 32 năm, lâu hơn cả ông Nelson Mandela dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Ông kể về những người bạn, những người tù nhân lương tâm đã sống cùng với ông trong trại như Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đoàn Huy Chương, Bùi Văn Trung… Thậm chí trước Tết, có tin ông Cầu được thả nhưng không thấy động thái gì từ trại giam có người đã dùng gạch tự sát thương, đổ máu để phản đối cán bộ quản giáo và nhà cầm quyền cộng sản. 
Đại diện các nhóm hội đến thăm ông Nguyễn Hữu Cầu.
Từ trái qua: Ts Phạm Chí Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng, ông Kha Lương Ngãi, Bs Nguyễn Đan Quế, ông Nguyễn Hữu Cầu.
Đại diện Hội CTNLT và thay mặt Hội PNNQ – Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng đã trao tặng ông Nguyễn Hữu Cầu số tiền 5 triệu đồng (5.000.000 đồng) để ông chữa bệnh.
Trong thời gian gần đây Hội CTNLT đã:
- Hỗ trợ thầy Đinh Đăng Định 2 triệu đồng, cựu TNLT Chu Mạnh Sơn, thân nhân gia đình TNLT Hoàng Khương (nhà báo) mỗi người 2 triệu đồng. Thay mặt Hội CTNLT, luật sư Nguyễn Văn Đài cũng đã viếng thăm và biếu tặng mẹ Cựu TNLT Phạm Văn Trội 2 triệu đồng.
- Hội CTNLT cũng hoan nghênh một thành viên mới vừa gia nhập hội từ Quảng Bình đó là anh Nguyễn Trung Trực sinh năm 1974, anh bị giam 21 tháng tù (2011) vì các hoạt động mà anh khẳng định: “Tôi là một tù nhân lương tâm”.
Rồi đến giờ ông Cầu phải truyền nước biển, lúc này ông Cầu tỏ lời cảm ơn đồng bào hải ngoại và trong nước đã quan tâm giúp đỡ, cũng như đã lên tiếng vận động đòi trả tự do cho ông. Chúng tôi ra về trong nỗi niềm suy tư tới những câu chuyện kể của con người thẳng thắn, bất khuất này.
Bác sĩ Quế trao quà cho ông Nguyễn Hữu Cầu.
Bác sĩ Quế trao quà cho ông Nguyễn Hữu Cầu.
PV. CTNLT
Nguồn: http://fvpoc.org/2014/03/30/vieng-tham-hoi-vien-dac-biet-nguoi-tu-the-ky-nguyen-huu-cau/

SINH VẬT RỪNG AMAZON


SINH VẬT RỪNG AMAZON
 
Rừng Amazon là một hệ sinh thái rộng lớn, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài sinh vật khác nhau. Trong đó có nhiều loài sinh vật thực sự nguy hiểm và đáng sợ, đặc biệt là những khu vực xung quanh con sông Amazon. Chúng khiến cho con sông lớn thứ hai trên thế giới này trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất trên thế giới, mà nếu bạn có cơ hội khám phá nơi đây, chắc chắn bạn sẽ hi vọng không chạm trán một trong những loài sinh vật dưới đây.
Cá sấu đen Caiman
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Cá sấu đen Caiman là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên thế giới, với chiều dài có thể lên đến 6m, nặng hơn cả loài cá sấu sông Nile và là một trong những loài động vật ăn thịt nguy hiểm nhất trên sông Amazon. Vị vua của sông Amazon này có thể ăn bất kỳ con mồi nào với hàm răng chắc khỏe của chúng, từ cá, khỉ, hươu nai hay những con trăn Anaconda và cả con người. Năm 2010, nhà sinh học Deise Nishimura đã bị mất một chân khi chiến đấu với một con cá sấu đen caima sau 8 tháng con vật này trốn dưới thuyền của bà.
Trăn Anaconda
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
Trăn Anaconda cũng góp mặt trong danh sách những sinh vật nguy hiểm nhất trên sông Amazon, và cả danh sách những loài bò sát khổng lồ. Chúng là loài trăn lớn nhất thế giới, chúng có thể nặng tới 250kg, dài 9m và đường kính thân 30cm. Chúng không có nọc độc, tuy nhiên với sức mạnh cơ bắp, chúng có thể siết chặt con mồi đến nghẹt thở, thậm chí làm gẫy xương. Anaconda thường sinh sống ở các nhánh nhỏ của sông Amazon chứ không phải những khúc sông lớn. Con mồi của chúng thường là các loài động vật 4 chân như hươu, nai hay thậm chí cả báo đốm.
Cá Arapaima
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Hay còn được gọi là “pirarucu” hay “paiche”, là một loài cá ăn thịt có kích thước khổng lồ trên sông Amazon. Chúng có thể dài tới 2,7m và nặng tới 90kg. Thường săn mồi gần mặt nước, vì chúng cần hít thở không khí bên cạnh việc thở bằng mang. Loài cá này đặc biệt đến nỗi lưỡi của chúng cũng có những chiếc răng vô cùng sắc nhọn.
Rái cá khổng lồ
Những sinh vật đáng  sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Rái cá khổng lồ là một ví dụ điển hình của dòng họ nhà chồn. Những con rái cá đực khi trưởng thành có thể dài 2 m (tính từ đầu đến đuôi). Loại rái cá này thường ăn cá và cua. Chúng thường đi săn bắt theo thành nhóm từ 3 đến 8 con và có thể ăn 4 kg thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, loại rái cá này còn có thể tấn công và ăn thịt rắn anaconda và cá sấu caiman. Chúng cũng được xem là một trong những loài động vật ăn thịt nhiều nhất ở sông Amazong và được mệnh danh là "loài sói của sông".
Cá Candiru
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Không phải chỉ những loài vật khổng lồ mới đáng sợ, cá Candiru tuy chỉ là một loài sinh vật nhỏ nhưng nó là nỗi khiếp sợ của những người đã từng đi qua khu vực sông Amazon. Candiru giống như một loài ký sinh, chúng bám trên các con cá lớn hơn để hút máu. Nỗi khiếp sợ của loài cá này được biết đến từ câu chuyện chúng có thể chui vào niệu đạo của những ai dám đi tiểu hay lội qua con sông Amazon. Một người đàn ông từng phải phẫu thuật để lấy loài sinh vật này ra khỏi ống niệu đạo khi chúng đang cố gắng chui vào tinh hoàn.
Cá mập bò
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Loài cá mập này thường sống ở khu vực cửa sông gần Peru, cách biển khoảng 4000 km. Chúng có chiều dài 3,3m và có thể nặng tới 312kg. Giống như những người anh em của  mình ở đại dương, cá mập bò có những hàm răng sắc như dao cạo, với lực cắn lên đến 600kg, có thể giết chết bất kỳ con mồi nào với chỉ một phát cắn. Chúng thường xuyên tấn công con người và được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất trên thế giới.
Lươn điện
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Thuộc họ cá da trơn, lươn điện có kích thước trung bình với chiều dài 2,5m và có khả năng phóng điện qua các tế bào đặc biệt electrocytes hai bên thân. Dòng điện có thể đạt mức 600V, gấp 5 lần so với dòng điện thông thường được sử dụng trong mỗi gia đình và đủ để hạ gục một con ngựa khỏe mạnh. Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng và chết đuối. Những con lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt trước khi làm con mồi bị choáng và giết mồi bằng những luồng điện mạnh hơn.
Cá Piranha
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Nỗi khiếp sợ của loài cá này đã được Hollywood truyền tải qua các bộ phim của mình. Chúng chỉ dài 30cm, tuy nhiên sống thành đàn hàng trăm con và thường săn mồi theo đàn. Chúng có bộ răng sắc như dao cạo và dễ dàng xẻ thịt con mồi trong nháy mắt, bên cạnh đó chứng cuồng ăn của loài cá này khiến chúng càng trở nên đáng sợ. Tuy nhiên trên thực tế chúng chủ yếu ăn xác thối của các loài sinh vật khác.
Cá ma cà rồng Payara
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Loài cá này có biệt danh cá ma cà rồng do hai chiếc răng nanh quá khổ của chúng, khiến chúng trở thành loài sinh vật ăn thịt hung dữ nhất khu vực sông Amazon. Chúng có thể phát triển chiều dài lên tới 1,2m, và có khả năng ăn lượng thức ăn bằng ½ cơ thể mình. Hai chiếc răng nanh dài tới 15cm của chúng có thể đâm xuyên qua bất kỳ con mồi nào, hàm trên của Payara có những chiếc lỗ đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm chúng.
Cá Pachu
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Một loài cá có kích thước nhỏ, lớn hơn cá Piranha một chút, tuy nhiên chúng trở nên đặc biệt nhờ hàm răng giống như răng người của mình. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt. Tuy nhiên, loại cá này có thể khiến nhiều đàn ông khiếp sợ vì chúng có thể cắn đứt tinh hoàn của họ. Một người đàn ông sống ở Papua New Guinea đã thiệt mạng sau khi bị một con cá Pacu cắn đứt tinh hoàn.
 
Nguồn: https://groups.google.com/forum/#!topic/VN-Online/-xxG2HCyPAo
 
  

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Ngọc Hoàng – Ăn Cơm Mỹ Thờ Ma Cộng Sản


 


Ngọc Hoàng – Ăn Cơm Mỹ Thờ Ma Cộng Sản

"Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" là câu nói trước năm 75 để ám chỉ những người ở miền Nam theo cs. Trong số này có nhiều thành phần: học sinh có, sinh viên có, những bậc tu hành có, v.v. Có thể nói rằng họ không hiểu bản chất thật của cs. Chính vì vậy cs đã lợi dụng sự mơ hồ về sự yêu nước chống ngoại xâm dành độc lập, nhưng thực chất là một sự bành trướng chủ nghĩa cs quốc tế. Chính vì sự mơ hồ này, hcm đã được cs quốc tế — đặc biệt là đảng cs Trung Cộng — đưa về VN để hoạt động và đánh lừa được hầu hết những trí thức miền Bắc lẫn miền Nam, và những tầng lớp nông dân và lao động.
Sau năm 75, "một số không nhỏ" cách mạng lão thành thấy được bản chất thật của cs VN. Họ thất vọng với cái thiên đường xhcn mà tên tội đồ hcm và đảng cs hứa lèo cho ăn bánh vẽ, đặc biệt là mấy ông miền Nam theo cách mạng "đánh cho Mỹ cút ngụy nhào". Nhưng sống với cs, họ hiểu rằng chống "bác" chống đảng là bị đi mò tôm. Trong thành phần này có ba thành phần. Một là vẫn "ngoan cố" trung thành với "bác" và đảng để giữ nồi cơm. Hai là thành phần muốn giử đảng, nhưng lại van xin đảng ban cho chút tự do dân chủ. Ba là thành phần tuổi đã gần đất xa trời nên cũng liều mạng xin ra khỏi đảng, nhưng vẫn nuối tiếc cái công của mình đóng góp cho bọn con cháu "bác" hiện nay hưởng đưọc cái giàu có trên xương máu của dân tộc ngày hôm nay. Trước khi lià đời, họ làm đơn van xin đảng cs VN cho họ được ra khỏi đảng, nhưng trong lá đơn, họ không quên kể công đi làm cách mạng. Họ không dám nói thật là họ đã bị tên hcm và cái đảng của nó lừa. Biết là mình sắp chết, nhưng họ vẫn còn sợ cs. Họ không sợ cho chính bản thân họ, nhưng họ sợ cho gia đình con cháu họ bị bọn cs đì vì họ biết rằng đối với cs phải tính đến ba đời chưa thoát được với chúng. Chính vì vậy, trong đơn van xin, họ không quên đề cao lý tưởng cs mà họ đã theo đuổi. Có nghĩa là chủ nghiã cs với họ vẫn là động cơ thúc đẩy họ theo kháng chiến cướu nước chớ không phải tên tội đồ hcm và đảng cs đã đánh lừa họ. Nói đến đây có lẽ cũng vừa đủ diễn tả những tâm trạng của những lão thành theo tên hcm và đảng làm cách mạng.
Còn cái bọn ăn cơm Mỹ thờ ma cs mới là đám tồi tệ hơn gắp trăm lần những người bị cs đánh lừa theo cách mệnh cứu nước. Bọn này đang càn ngày càn nhiều trong cộng đồng người Việt trên toàn nước Mỹ.
Có người di tản trước tháng 4 năm 75. Có người vượt biên vượt biển. Có người đi diện HO. Nhưng sau khi đã được định cư trên những đất nước tự do, đã có không ít người đã vội quên thân phận tị nạn cs của mình bắt tay cuối đầu với cs VN để kiếm được chút lợi về cái danh cũng có, về tiền bạc cũng có. Trong số này thì đủ mọi thành phần: cựu tướng lãnh VNCH cũng có, tá úy VNCH cũng có, văn sĩ cũng có, nhà báo cũng có, ca sĩ nhạc sĩ cũng có, những sĩ khác cũng có, và hùm bà lằn cũng có.
Có một ông tướng VNCH trước năm 75 tài ba lổi lạc thì chưa biết tới đâu, nhưng phong cách cowboy của ông làm cho nhiều lính trẻ ưa thích. Sau một thời gian lưu vong sống trên đất Mỹ hình như cảm thấy mình bị mất mát cái dũng tướng năm xưa. Ông ta ngay thơ hay cố tình không biết cs hay vì tham danh vọng mà ông đã hy vọng cs VN sẽ ban phước cho một chức cố vân hay một cái ghế dân biểu trong quốc hội cs VN? Ông đã quy hàn cs. Ông ta đã quên đi những chiến hữu đã nằm xuống cho mảnh đất tự do miền Nam. Ông ta đã quên đi những năm tháng bị tù đầy cs mà những chiến hữu của ông phải gánh chịu sau năm 75. Ông đã quên đi những đồng bào đã bỏ mình vượt biên vượt biển để đi tìm tự do, và quan trọng hơn hết là ông đã quên đi cả dân tộc đang bị sống kìm kẹp dưới chố độ vô nhân cs VN. Có lẽ ông — và không riêng chỉ một mình ông, có rất nhiều người — bỏng nhiên thấy bọn VC làm ăn lên phơi phới sau khi cái gọi là "đổi mới" và "thị trường kinh tế tự do theo định hướng xhcn." Ông ta đã không biết hay cố tình không biết là tiền đâu mà tự nhiên chúng cs có nhiều qúa để chúng bôi son trét phấn rồi hô hào đủ thứ. Nào là kinh tế VN tăng trưởng 7% mỗi năm. Nào là xây vài cái nhà cao tần nhất VN, đường cao tốc dài nhất VN, v.v. Nào là qủa đấm thép Vinashin cái móc xì gì đó. Nào là con rồng Á Châu hay con cọp Á Châu. Rồi bọn cs tự sướng với nhau và chúng nó chia xẽ với ông. Và ông có một lần, chắc có lẽ sướng qua, đã tuyên bố rằng VN sẽ là con rồng Á Châu. Nhưng rất tiếc ông đã qua đời để không còn thấy con rồng của bọn cs VN trở thành con giun, con cọp trở thành con mèo. Mà nay chúng nó phải bán đất, bán biển và phá tan tài nguyên đất nước và mỗi năm phải xuất khẩu hàng trăm ngàn thanh niên đi lao động để trả nợ cho chúng nó, và còn có rất nhiều người phải bỏ chạy cái thiên đường cs.
Cũng có một vài người sau một thời gian dài định cư ở Mỹ, gia đình con cái đã ổn định thì quay qua đi tìm một chút danh với đời. Họ ứng cử vào những chức vụ của thành phố cũng như của tiểu ban mình đang ở. Khi ra ứng cứ thì xin đồng hương bỏ phiếu và hứa hẹn phục vụ cộng đồng và tự cho mình là người chống cộng. Nhưng khi được rồi thì họ vội vàng quên để đi tìm cái lợi tiền bạc cho cá nhân. Bọn cs thấy được, biết được đã đôi vài khúc xương thừa thì những con người mau quên này vội vã chạy đến gặm khúc xương thừa mà bọn cs VN đã ăn trên xương máu của dân tộc. Có lẽ những người này nghĩ rằng tiền của bọn cs tội gì không ăn, nhưng họ đã quên rằng đó là tiền xương máu của dân tộc. Thành phần này đôi lúc còn ngụy biện rằng nay họ là nghị viên thành phố hay dân cử tiểu ban họ phải đặc quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết dù cho có phải làm hợp tác với cs. Đúng như vậy! Nhưng họ quên rằng ngay cả những dân biểu, nghị sĩ người bản xứ họ còn chống cộng và đã bị bọn cs từ chối Visa nhập vào VN. Vậy họ là ai? Tại sao họ phải làm như vậy?
Sống trên những đất nước tự do, người Việt tị nạn cs với sự cần cù và trí thông minh đã thành công cũng nhiều. Tuy nhiên thất bại cũng nhiều. Sự thành công và thất bại đã không làm cho họ phải cuối đầu hợp tác với cs. Nhưng tiếc thay, có một số ít người lấy cái đích ở VN để thành công hơn hay chạy trốn sự thất bại của mình. Họ bất chấp tiếp tay để bọn VC được sống mãi trong sự nghiệp vĩ đại của tên hcm.
Và cũng có một số ít thành phần, không hiểu vì lý do gì. Tiền? Hay một chút hận thù cá nhân trước kia vời chính phủ miền Nam? Họ — có thể nói rằng — đã làm tay sai hay nói cách khác là làm gián điệp cho cs bằng cách trà trộn vào những hội đoàn, tổ chức của người Việt Quốc Gia để phá hoại và chỉ điểm cho bọn cs VN. Những thành phần này cũng dễ nhận dạng ra trong cách nói chuyện của họ. Ví dụ, họ tránh né nói về tên hcm và đảng cs VN. Họ thường nói rằng, ồ! chổ nào hội họp lại không có mặt họ ở đó, nhưng họ về VN nhiều lần đâu có bị bọn cs làm khó dễ. Những thành phần này không ai xa mà chính là người mà cuối tuần bạn bè rủ nhau đi uống cà fê.
Để kết luận bài viết này, xin được nhắc nhở những ai đang tiếp tay làm tay sai hay làm gián điệp cho bọn cs thì nên nhớ những điều này: trước nhất là đừng bao giờ chớ dại trở thành đảng viên đảng cs VN. Nếu qúy vị đã là công dân Mỹ. Qúy vị chắc còn nhớ là khi điền đơn xin vào quốc tịch, qúy vị đã đánh vào ô không trả lời mình là không đảng viên đảng cs. Và sau đó nhận lá thư trước khi đi thi quốc tịch cũng có câu hỏi trong thời gian vừa qua cho đến nay có trở thành đảng viên đảng cs? Thứ hai, cho dù là quốc tịch hay không, nếu làm tay sai hay làm gián điệp cho cs VN nếu bị bắt thì bị kêu án và sau đó sẽ bị trục xuất và sẽ không được hưởng tiền hưu cho dù đã đi làm đóng thuế đầy đủ trong mấy chục năm qua.
Ăn Cơm Mỹ Thờ Ma cs. Nếu muốn thờ cs xin hãy đem gia đình con cái về VN sống với thiên đường cs cho dù bọn nó đang tàn phá đất nước và dân tộc Việt cứ kệ mẹ chúng nó nhé! Và nhớ học cái thói lưu manh ăn cướp của cs để làm giàu cho dù tiền đó là tiền xướng máu của dân tộc. Và một ngày nào đó tự nhiên trở thành công dân tàu cộng ngay trên đất Việt cũng không sao nhé! À quên! Nếu có ra Hà Nội nhớ vào thăm nhà xí hcm nhé vì nhờ nó mà Mỹ mới vào VN. Nếu không có tên hcm làm tay sai cho Tàu cọng thì Mỹ vào VN làm gì. Cũng đừng quên tối trước khi đi ngủ nhớ đứng trước bàn thờ ma cs cầu nguyện nhé.
About these ads
Nguồn: http://baotoquoc.com/2014/03/28/ngoc-hoang-an-com-my-tho-ma-cong-san/

Xin tri ân những anh hùng bị lãng quên


Xin tri ân những anh hùng bị lãng quên

Có những trận chiến chưa kịp đề trong quân sử
Nhưng kiêu hùng đã vọng mãi ngàn sau
Xin tưởng niệm những thương đau bất tử
Máu can trường vinh dự viết tên anh.

Mèo rằn
Những chiến công rực rỡ nhất được tạo nên là do một phần đóng góp của những hy sinh vì mục đích chung cho đồng đội, và những chiến bại gây thương cảm nhất cũng là do sự góp phần của những anh hùng bị lãng quên. Thật ra, họ cũng là những người bình thường như bao người khác, cũng biết sợ, và muốn sống, nhưng hoàn cảnh của tình thế đã vực họ đứng thẳng lên hơn và sẵn sàng đối mặt với cái sợ, đã khiến họ có những hành động anh hùng đáng nể phục.

Hơn 100 hài cốt của chiến sĩ VNCH ở thôn Dương Lâm:
Đó là những người lính và sĩ quan hỗn hợp hơn 100 người gồm Biệt động quân (Trung đoàn 5, Sư đoàn 2), Thủy quân Lục chiến, Nhảy dù, Địa phương quân, với vũ khí cá nhân nhẹ, và vũ lực có hạn chống chọi với đoàn quân Bắc Việt chiếm ưu thế trên cả hai mặt, tại chùa Dương Lâm thuộc thôn Dương Lâm, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam vào ngày 24 tháng 3, 1975. Câu chuyện bi thương anh hùng nầy được tác giả Liêu Thái (là người lúc bấy giờ sống tại Quảng Nam) kể lại khá đầy đủ trên trang Người Việt cách đây gần đã 3 năm (vào tháng 10/2011).
Với số lượng khoảng hai lớp học đó, họ đã bị tàn sát không chút nương tay, thậm chí một số thương binh buột vải trắng đầu hàng, bằng những loạt đạn của B40, B41 (dân miền Bắc thường gọi là RPG 2, RPG 7), đại liên, súng cá nhân, đến nổi chỉ một ít người có cơ may thoát được. Sau hơn một tuần lễ, họ được vùi lấp vội vàng bởi những người dân vì mùi xác rã xông lên. Mãi đến khoảng 34 năm sau (năm 2009), một số hố chôn tập thể được khai quật để cải táng bởi những Phật tử của chùa Dương Lâm. Và khoảng 2 năm sau (năm 2011), vị trụ trì mới là Thích Pháp Tánh, tiếp tục việc cải táng cho những hài cốt còn sót lại trong khuôn viên nhà chùa và được ủng hộ, giúp đỡ nhanh chóng từ lòng thiện tâm của những người trong và ngoài nước.

Hơn 132 hài cốt của chiến sĩ VNCH ở thôn An Dương:
Những ai từng đọc qua tác phẩm Tháng Ba Gãy Súng của cựu Trung úy Thủy quân Lục chiến Cao Xuân Huy (xin đừng lầm lẫn với Cao Xuân Huy, Giáo sư của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ 1951-1960, với Giải thưởng Hồ Chí Minh), chắc nhớ đến những cảnh di tản chạy dọc bờ biển Ninh Thuận không lối thoát, lại bị quân Bắc Việt phục kích và những màn tự tử tập thể của những nhóm chiến sĩ VNCH. Mãi đến 35 năm sau (năm 2011), một người gốc thôn An Dương, chị Tố Thuận, trở về thăm quê nhà từ Mỹ, đã tự bỏ tiền và huy động sự đóng góp của thân nhân, bạn bè hải ngoại cho công cuộc cải táng một số hài cốt đó.
90 con Báo đen Biệt Động quân:
Những người hùng Biệt Động quân tự nguyện đứng trong hàng ngũ của 90 con báo đen theo chủ tướng Thiếu tá Trần Đình Tự tiến hành trận chiến tại cầu Sạn, huyện Củ Chi, ngoại ô Sài Gòn vào chiều ngày 30/04/1975 dù lệnh buông súng do Dương Văn Minh đã ban ra, trong bài viết Con cọp đen có 13 Răng của tác giả Nguyễn Khắp Nơi. Sau đó, chỉ còn lại 13 con báo đen mất hết khả chiến đấu vì không còn đạn. Họ ung dung chuyền nhau rít những điếu thuốc cuối cùng chờ đợi tử thần như một định mệnh được biết trước. Dĩ nhiên là, điều sẽ đến như họ nghĩ, khi quân CSBV trói chân tay những con báo nầy dù đã kiệt sức đề kháng, và hành hình không lâu sau đó.
Hai chiến binh kiêu hùng VNCH:
Chuyện về hai Người lính là đề tựa cho bài viết của tác giả Trần Văn Minh kể lại hai cuộc đời kiêu hùng của hai chiến binh VNCH trong ngày cuối. Một Trần Thanh Tài, Trung đội phó Nghĩa quân thuộc xã Hố Nai, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, vùng ngoại ô của thành phố Biên Hòa. Anh ta là một Phó đội lè phè của lính làng nhưng lòng quả cảm khác thường đã biến anh thành vị anh hùng đáng kính khi một mình ngăn chận bước tiến của quân CSBV cho anh em Nghĩa quân dưới quyền của mình rút lui và anh phải trả bằng sinh mạng của chính mình vào những ngày cuối tháng Tư đó. Trong khi dân chúng, và những đơn vị bạn đã rút hết từ lâu ngoại trừ đơn vị Nghĩa quân của anh ta không hơn 30 người vẫn cố gắng cầm chân đội quân cộng sản đông đảo và mạnh mẽ về vũ lực gấp nhiều lần.
Một vị Trung úy Thiết giáp (sau nầy mới biết được tên là Lê Văn Cao) đơn thân chống giữ đoàn xe tăng của quân cộng sản tại ấp Tân Bắc, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Sau khi hạ được 3 chiếc T54 mới nhất lúc bấy giờ qua kinh nghiệm chiến đấu của một vị sĩ quan Thiết giáp, anh đã ung dung tự kết liễu mình trước khi bị bắt sống bởi cuộc lùng kiếm của bộ binh Bắc Việt. Thân xác anh bị kéo ra và vứt bên đường, và dường như cũng phải chịu trận đòn thù bị bắn banh lồng ngực đến nổi bảng tên mất luôn họ, nên người dân chôn cất ghi là Nguyễn Văn Cao. Sự kiện được xác minh khi gia đình tình cờ tìm được thêm thông tin sau nầy qua bài viết của Trần Văn Minh.
“Anh em tàn sát lẫn nhau”:
Cho mãi đến 39 năm từ lúc miền Nam thất thế, những người cộng sản miền Bắc, những người miền Nam tin theo và nhất là những thế hệ cộng sản sau nầy không ngớt giả nhân giả nghĩa cho rằng cuộc chiến Việt Nam là do “anh em tàn sát lẫn nhau” hầu bảo minh cho cái chính nghĩa “thống nhất” của họ vốn có nghĩa là những người cộng sản miền Bắc phải là những người làm nên “thống nhất” đất nước, là những chủ nhân ông mới. Những người miền Nam tự do dù dưới bất kỳ hình thức nào chống lại công cuộc “thống nhất” đó có nghĩa là chính những người miền Nam tự do: nguyên nhân đưa đến cảnh “anh em tàn sát lẫn nhau”.
Có phải chăng lối ngụy biện đó hoàn toàn hữu lý hay ít ra cũng có chút hợp lý nào đó của nó? Trong khi, chính những người miền Nam tự do là những người phải chịu hy sinh ngay trên mảnh đất của mình, nhưng lại “được” gán cho cái tội “anh em tàn sát lẫn nhau”. Trong khi, chính những người cộng sản miền Bắc xua nhau mang đủ loại vũ khí tân tiến của ngoại bang vào miền Nam bằng mọi cách để tiến hành cuộc chiến và gây ra những cảnh tàn sát lẫn nhau khó thể không xảy ra, nhưng những người miền Nam tự do dù cố gắng bảo vệ mình cũng “được” gán cho tội “anh em tàn sát lẫn nhau”.
Có phải chăng những người miền Nam tự do không ai mong muốn có được sự thống nhất đất nước nên họ không tiến hành công cuộc “giải phóng” như những người cộng sản miền Bắc? “Giải phóng” cũng có nghĩa là dùng bạo lực để tàn sát những đối thủ hầu chiếm lấy một vùng nào đó. Vì vậy, những người miền Nam tự do chủ trương không dùng bạo lực để “giải phóng” những người anh em miền Bắc, mà ngược lại, họ cố gắng xây dựng và bảo vệ những gì còn lại của miền Nam. Vì họ nhìn thấy rằng cuộc chiến Việt Nam không đơn thuần là cuộc nội chiến mà là một cuộc chiến ý thức hệ trên bình diện cả quốc tế. Có nghĩa là, những người miền Bắc chịu ảnh hưởng ý thức hệ cộng sản quốc tế với chủ trương bành trướng chế độ cộng sản dưới sự ủng hộ mạnh mẽ nhất của Trung cộng vì những lợi ích riêng của chính nó trong đó.
Do đó, những chiến sĩ của VNCH là những người có chính nghĩa khi bảo vệ cho miền Nam tự do và điều nầy được thể hiện qua những gương dũng cảm của những anh hùng thời loạn dù phải chịu thất thế vì sự biến đổi của bàn cờ chính trị quốc tế. Họ không khuất phục chịu thua dù dưới bất kỳ hình thức nào, dù người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã cố tình đánh đổi họ cho mục đích khác. Tinh thần chiến đấu của họ vì chính nghĩa không thua kém bất kỳ dân tộc nào, ngay cả Mỹ, Anh, Pháp, nơi mà họ được tiếp thu và vinh danh hơn nữa lòng kiên cường đó. Họ chiến đấu cho dân tộc, cho những người miền Nam, không vì ngoại bang nào cả như những người miền Bắc chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế, cho Trung cộng và Liên Xô. Chính điều nầy đã thể hiện càng ngày càng rõ hơn sau công cuộc tiến chiếm miền Nam của cộng sản Bắc Việt mà họ luôn luôn muốn giấu kín trước đây hầu ngụy tạo một chính nghĩa làm nức lòng thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến quên mình và nuôi lòng căm thù tột cùng nơi họ đối với những người miền Nam tự do: nguyên nhân đưa đến cảnh “anh em tàn sát lẫn nhau”.
Sự “khoan hồng” của đảng:
Tại sao những chiến sĩ VNCH không chấp nhận sự “khoan hồng” của đảng khi được kêu gọi trong những ngày cuối của tháng Tư Đen? Chỉ những chiến binh buông súng sau nầy mới hiểu được ý nghĩa hai chữ “khoan hồng” đó trong những tháng năm lưu đày, bị hành hạ ngược đãi, lao công trong những vùng thiêng nước độc, ngoài những tủi nhục khi nhân phẩm bị chà đạp, khinh rẻ hơn những tù nhân nước ngoài trong những trại tù riêng biệt và chế độ ưu đãi riêng biệt hơn. Đúng vậy, họ chưa từng hiểu qua ý nghĩa “khoan hồng” đó nhưng hai chữ “cộng sản” đủ làm cho họ khiếp đảm khi nghe những khoan hồng của đảng.
Họ, những chiến sĩ cấp thấp, những người lính không chức vụ, không phải là hàng khanh tướng, quan chức cao, không phải chịu nhiều trách nhiệm “gánh tội” cho chính thể miền Nam, nhưng họ lại chọn cái chết với những người bạn đồng ngũ của mình dù phải chiến đấu trong vô vọng, hoặc tự kết liễu với nhau khi còn vừa đủ vài quả đạn. Không, dĩ nhiên là không phải những chuyện bịa đặt như những người cộng sản ưu thích đường lối tuyên truyền. Đó chính là những chuyện mắt thấy tai nghe của những người dân chứng kiến, của những cấp sĩ quan may mắn sống sót sau những năm tháng “được cải tạo toàn bộ dáng người xưa”. Đó là những sự thật nhưng chỉ được rỉ tai nhau hoặc chờ đến những hơn mười năm sau. Vì chúng là những chuyện được gán cho cái danh từ “nhạy cảm” vốn bao hàm ý nghĩa là “nếu không muốn vào tù”. Đó là danh từ bao quát trên mọi lãnh vực trong xã hội, chi phối đời sống con người trong đó, mà người dân phải hiểu đó là “sự nghiêm cấm tuyệt đối” dưới chế độ cộng sản, không cần giải thích, không cần hợp lý hay phi lý, mà chỉ cần biết tuân theo.
Xin tri ân:
Dù là thế nào, dù họ là những chiến sĩ thất thế, bại trận, nhưng chiến thắng cũng không có nghĩa là anh hùng. Vì không ai cho rằng kẻ cướp chiếm đoạt được một làng mạc nào đó, là những anh hùng. Và kẻ xâm lược cưỡng chiếm một đất nước khác, càng không phải là những anh hùng. Anh hùng phải bao gồm cả đức độ về tinh thần, và bản lãnh về thể chất. Trong cả hai trường hợp trên, hoàn toàn mất đi phần đạo đức con người, dĩ nhiên, không ai bao giờ xem đó là anh hùng. Thói thường, những kẻ càng cao giọng tự tán dương mình, chính là những kẻ hèn hạ. Vì thế, họ thích khoe khoang, tự đắc hầu che đậy bản chất yếu hèn của mình. Không ai ca tụng bạo lực, nên họ dùng mọi thủ đoạn núp sau mảnh vải đạo đức để đổ cho những hành động bạo lực vì đối phương chủ động. Đó chính là cách mà cộng sản thường hay tuyên truyền cho cái gọi là “chính nghĩa” hành động của họ. Tuy nhiên, khi đã gọi là tuyên truyền thì ý nghĩa của hai chữ “anh hùng” cũng mất hết giá trị thực sự.
Bản chất anh hùng tự nó phát sinh, không cần ai tán tụng, cũng không cần ai tri ân. Cũng không có nghĩa là chỉ một số người nào đó mới có bản chất đó. Trong mỗi con người có đầy đủ bản chất như nhau, nhưng ở những mức độ khác nhau, hoàn cảnh tác động, và môi trường tạo ra. Như ngọn nến đã có sẵn, chỉ cần mòi lửa, và ngọn gió vừa đủ để bùng cháy hơn là dập tắt nó. Có phải chăng vì thế người ta hay dùng chữ “xin” đi kèm theo đó? Không ai sẽ nói rằng họ muốn hay có, cho hay được tri ân. Dù rằng cũng không ít những kẻ bội ân vì họ nghĩ rằng đó là điều chẳng cần tri ân. Họ sẵn sàng mượn cái chết của người khác để có cái sống của mình, sẵn sàng khóa lại lương tâm để thực hiện điều họ muốn, sẵn sàng có những lý luận rất thời đại để biện minh cho cách sống cá nhân chủ nghĩa. Những điều trừu tượng đó, dĩ nhiên khó thể rờ mó được như một vật thể, vì vậy không ít người “muốn” không hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu, là điều rất đương nhiên. Như một thân cây trưởng thành cành lá, không tất nhiên là phải có những trái to và đầy. Một con người có sự phát triển về trí tuệ, không có nghĩa là toàn phần phẩm chất tư tưởng cũng sẽ phát triển theo như những người tự xưng hay được tự xưng là trí thức hoặc những người tự xưng hay thích được tự xưng là Việt kiều nơi những quốc gia giàu có.
Cũng may là, phẩm chất tư tưởng không thể mua bán được, nếu không cả thế giới nầy sẽ chán ngắt vì nó đã thực sự trở thành thiên đường hạ giới mà con người không cần phải đưa ra những triết học nhân sinh. Và những ai càng giàu có, phẩm chất tư tưởng càng có thể được chất đầy trong đầu để có được phong cách hơn người, đến nỗi không còn chổ chứa. Chắc chẳng cảm thấy sung sướng gì (?) khi bất chợt nhờ đó, họ phám phá ra chính mình thuộc loài gì ngoài loài người trong họ.
Xin tri ân các anh, những anh hùng bị lãng quên và những anh hùng không bao giờ bị quên lãng.
Nhóm Hành Khất
 
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2014/03/xin-tri-nhung-anh-hung-bi-lang-quen.html#more

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương

  Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương


Giáo sư Robert F. Turner
Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia
Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.
(Trích trong “Những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam)

Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc chống Cộng sản xâm lược là việc đúng của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào, Cambodia là đúng.

Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng.

Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. Sau khi giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên về “Cộng sản Việt Nam” (Anh ngữ).

Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.

Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng:

1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970.
(Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam).

2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó là sự thật! Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh.

Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nhưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.

Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng Năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ,họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe.

Ngay sau khi di tản từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ. Ông ấy đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “mình phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói cho thế giới biết rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của mình và bỏ rơi những người đáng yêu.” Nhưng tôi đã tự cản bản thân mình vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là mình đã bỏ rơi cơ hội ấy.

Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng không dám quay lại”. Đó là lý do của sự thất bại tại chiến trường Việt Nam.

Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua vì cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ.

Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ. Thật sự là ngớ ngẩn.

Tôi đã viết 450 trang trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1976. Tôi đã ghi lại vào tháng 3 năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hổ Chí Minh và gửi vào Nam hàng ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly, nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đã thảo luận tại Đại học LuậtVirginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên hiệp.

Không thể thảo luận nối vì Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến trong miền Nam VN v.v... hãy bỏ qua 1 số điểm vì thời gian có hạn.

Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN.

Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola vì sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người.

Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ không xảy ra nếu chúng ta không rút lui.

Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó. Một số lớn súng M16 tịch thu được từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ. Hà Nội đã cung cấp cùng với Xô Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador.

Đối với những người nói chiến tranh VN là phi lý. Họ đã sai.

Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là địa dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết định của Hoa Kỳ đối với con người.

“Phong trào hòa bình” – của phe phản chiến – trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ lần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng.

Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành công trước mắt mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân.

Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia”, và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà

Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng”.

Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa được phép tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: Chế độ CS cai trị bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay... cả quyền tự do có ý kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi”

QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ

Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sài Gòn của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á...”. Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài Gòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.

Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tự do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sài Gòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ.

Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng VC Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phẩm xuất hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm.

TÙ CHÍNH TRỊ

Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn “tù chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều tra
những lời cáo giác trên.

Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là tìm đâu ra con số “202 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân.

(Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam.

Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô BáThành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả người như­ Sirhan. Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đã ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích là, “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau: ,”… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …” .”… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.”

- “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người”

Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.

Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của đội bóng rổ Rocket's ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi lả “chuồng cọp”.

Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam Cộng Hòa đã từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn để tự mình xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hòa ở Sài Gòn.

Vì vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hòa và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân.

NGĂN CHẬN TÀN SÁT khi Cộng sản nắm quyền

Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam Cộng Hòa là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hòa Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn.

- Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản VN chiếm được miền Nam. Qua quít là vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp pháp” hay một toà án.

- Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chê độ CSVN độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Tỵ nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát. Nhiều người tử nạn sau khi bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel.

Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản VN lập ra.

- Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử. (Phụ chú: Đấy là chưa kể có hàng chục ngàn thanh niên đã bị "nướng" với phong trào "Thanh niên xung Phong" đi làm công tác khai khẩn đất hoang và mặt trận Kampuchia)

CĂM BỐT

Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa.

Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề yểm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”.

Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” - Protocole States - đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954.

Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization).

Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khmer Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi với đồng bào Khmer của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt.

Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết. Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho là có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người - hơn 20% dân số toàn quốc.

Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí Nattonal Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản dọng chúng vào thân cây”.

Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước l­ượng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu... Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”.

Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nêu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này - một cách chính xác và cẩn trọng – để người khác sẽ biết rất lâu về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa.

Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.

Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại.

Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism” - Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.

Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.

Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thân tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu.

Nhưng khi đa số của Quốc hội Hoa Kỳ phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh xương máu của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.

Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chia sẻ với ng­ười khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội.Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.

Xin cảm tạ quý vị và cầu xin Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta.

Giáo sư Robert F. Turner
Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia
Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.
Nguồn: "vnchtoday.blogspot.com"

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

HR. 4254: Nước cờ thứ hai của thế “triệt buộc”


HR. 4254: Nước cờ thứ hai của thế “triệt buộc”

Phạm Chí Dũng, viết từ TP.HCM
2014-03-27

000_Hkg8224485-200.jpg
Dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện. AFP photo 
 
Năm 2014, người Mỹ đối ngoại kiên định hơn so với thái độ không mấy bền vững vào những năm trước. Ngay sau khi đệ trình Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam với số hiệu HR. 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 14/3/2014, dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện - bắt đầu một cuộc vận động không thể nói là vô vọng cho dự luật này. Thậm chí, thông tin bên lề còn cho biết xác suất để Hạ viện Hoa Kỳ thông qua HR. 4254 là rất cao.
HR. 1897: Nước “triệt buộc” đầu tiên
“Lộ trình Miến Điện” đang tái hiện những nút thắt cùng uy lực bọc đồng lẫn bọc đường của nó: từ lên án vi phạm nhân quyền đến chế tài những chủ thể sinh đẻ các vi phạm đó. Những tin tức lạnh lùng cho biết vào năm 2011, Mỹ và phương Tây đã phải tiến hành chế tài về nhập cảnh và phong tỏa tài sản đến 5.000 nhân vật chính khách, quân đội và công an ở Miến Điện - một liều thuốc đặc trị cho căn bệnh đàn áp dân chúng và đối lập thật khó có thuốc chữa tại quốc gia đã từng dìm trong bể máu cuộc “cách mạng áo cà sa”.
Trên bàn cờ tương quan chính trị Mỹ - Việt hơn hai năm sau, thế “triệt buộc” đầu tiên thuộc về Dự luật nhân quyền Việt Nam - mang mã số HR. 1897, được Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua vào đầu tháng 8/2013 với tỷ lệ phiếu hoàn toàn áp đảo.
Điều có vẻ trái khoáy là HR. 1897 lại là khế ước đầu tiên hướng đến việc thực hiện “cơ chế hợp tác đối tác toàn diện” mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đạt được qua cuộc gặp quá ngắn ngủi vào cuối tháng 7/2013 với người đồng nhiệm ở bên kia bán cầu là Barak Obama.
Vào thời điểm đó và chỉ mới 3 tháng sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ được âm thầm nối lại tại Hà Nội, tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn tiến triển đến mức chính quyền cho bắt một hơi ba blogger - những người chỉ thể hiện khẩu khí chống lại sự can thiệp của Trung Quốc và hành động mạo muội “xếp hạng lãnh đạo”. Cũng vào giữa năm 2013, hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền đã không giải quyết được một vấn đề kinh tế - xã hội thực chất nào, ngoài việc bổ sung hai ủy viên Bộ chính trị mà từ đó đã sinh ra vô số dư luận về câu chuyện kèn cựa phe phái. Và ngay cả xu hướng mang tính phe nhóm “ngả về phương Tây” cũng chỉ mới chập chững…
Ngay lập tức, câu trả lời đến từ Washington vào tháng 7/2013: không mấy quan tâm và có thể chẳng cần đến sự diễn giải của phái đoàn ông Sang về điều được xem là “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người”, người Mỹ hẳn chưa nhận ra hiện thực được gọi là “thành tâm chính trị” thể hiện rõ nét trong Bộ chính trị Việt Nam và các cấp thừa hành địa phương, và do vậy Washington tự cho mình quyền đẩy Hà Nội vào tình thế đánh đố nhiều hơn là gợi mở.
Với sự chất vấn đầy trắc trở của cái tương lai như thế, một thất vọng được lượng hóa rõ nhất là phái đoàn Việt Nam đã không thể có cơ hội tiếp cận bằng chính xúc giác của họ trong chuyến đi Washington. Từ TPP đến “đối tác chiến lược” và vũ khí sát thương, tất cả đều không hé lộ một triển vọng nhanh chóng nào. Thậm chí cho tới nay, tất cả vẫn còn nằm trên giấy theo đúng tinh thần bản “ghi nhớ” giữa hai nguyên thủ quốc gia. Cũng hơn hai chục vòng đàm phán đã trôi vào dĩ vãng nhưng vẫn chưa làm cho giới quan chức và các nhóm lợi ích ở Hà Nội ngộ ra một quy trình kết thúc có hậu nào của TPP ở thì hiện tại.
Cú đồng thuận gần như tuyệt đối của Hạ viện Mỹ đối với Dự luật nhân quyền Việt Nam chỉ ít ngày sau cuộc gặp Obama - Sang và trước thời hạn quy định hẳn mới chỉ là lời đánh đố mở màn. Hà Nội cần và ngay lập tức phải hiểu rằng họ đang ở vào năm 2013 chứ không còn là năm 2006 - thời điểm mà Nhà nước Việt Nam được “giải thoát” khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC), để chuẩn bị cho cuộc tiến chiếm bàn tiệc WTO với tư cách là thành viên thứ 150.
Nhưng bản thân Hoa Kỳ cũng cần được giải thoát khỏi những tín điều cố hữu và kém thực tế. Bài học cốt tủy mà người Mỹ có lẽ đã không ít lần xào lại là kể từ khi không còn nằm trong danh sách CPC vào năm 2006, tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại trở nên “tự do” đến mức mà giới quan sát phương Tây phải yêu cầu chính quyền Mỹ đóng luôn cánh cửa quan hệ với Hà Nội.
“Triệt buộc” thứ hai mang tên “HR. 4254”

000_DV1391522-250.jpg
Tổng Bí thư ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng, đến Vatican gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI hôm 22/1/2013. AFP photo
 
Áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam” là tinh thần sắt son trong bản Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam mà những nghị sĩ cứng rắn như Ed Royce đang tiếp bước “Lộ trình Miến Điện”.
Theo thông cáo của dân biểu Ed Royce, HR. 4254 là một dự luật lưỡng đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính.
Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.
Thực ra dự thảo đầu tiên của HR. 4254 đã xuất hiện trong Quốc hội Hoa Kỳ cách đây đúng một năm, vào tháng 3/2013, tức hai tháng sau chuyến “hành hương” của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng đến Vatican. Khi đó và trong bầu không khí bị xem là “thụt lùi sâu sắc” về nhân quyền, các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu:
Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ”.
Và “Sau không quá 90 ngày từ ngày ban hành Đạo luật này, Tổng thống sẽ đệ trình lên những Ủy ban quốc hội thích hợp danh sách của các cá nhân, là công dân Việt Nam, mà Tổng thống xác định là dính líu đến những vụ vi phạm nhân quyền chống lại nhân dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, bất kể việc những vụ vi phạm đó có xảy ra ở Việt Nam hay không… Danh sách được quy định trong đoạn (1) sẽ được công khai cho công chúng và được đăng trên các trang web của Bộ Ngân khố và Bộ Ngoại giao”.
Không phải và chẳng bao giờ tự do là món quà trên trời rơi xuống. Cũng không hẳn chuyện đổ tiền sẽ làm nguội lạnh những cái đầu tham lam lẫn sắt máu. Dĩ nhiên Miến Điện được như ngày nay là nhờ cú đi roi song hành với tiến trình xóa nợ quốc gia.
Luật chơi của người Mỹ
Sau 39 năm từ thời điểm 1975, giai cấp cầm quyền ở Việt Nam đã lập kỷ lục về nợ công quốc gia: ít nhất 95% GDP, nếu không nói là còn hơn thế. Con số này là một trời một vực so với số báo cáo chỉ khoảng 55% GDP của Chính phủ. Mỗi đầu nông dân phải gánh đến ít nhất 1.500 USD tiền nợ, trong lúc vai và lưng họ đã oằn tím bởi hàng trăm thứ thuế cùng thói vô cảm của các “đày tớ”.
Nhưng vấn đề trầm trọng hơn nhiều là trong một xã hội có đến ít nhất 20% dân số lâm vào tình cảnh nghèo khổ - gấp 3 lần số báo cáo, nền kinh tế rơi vào cảnh suy sụp và thảm hại đến mức “không biết lấy tiền đâu để trả nợ nước ngoài” - như trần tình hiếm hoi của một quan chức nhà nước. Với đà như thế này, tình thế quá nan y chắc chắn sẽ đẩy đất nước đến hố bĩ cực, và sẽ chẳng hề kinh ngạc nếu nó dẫn đến vô số cơn động loạn xã hội khiến cho chân đứng chính thể có thể vụn vỡ vào bất cứ thời điểm nào.
Phải chăng đó là thế “tự triệt buộc” của giới lãnh đạo đương thời Việt Nam kéo theo các tầng lớp dân chúng khốn khổ của họ?
Còn với người Mỹ, một lần vội vàng là thêm một sai lầm. Giờ đây, dường như cách chơi bài của người Mỹ là kiểu cách với điếu xì gà trên miệng cùng những vòng khói tỏa ra từ lỗ mũi thâm sâu của người Trung Hoa. Bầu không khí ấy có vẻ không hứa hẹn một viễn cảnh được phác ra sớm sủa, mà có lẽ sẽ kéo dài theo một quy luật được sàng lọc từ dĩ vãng: độ mở của Washington tùy thuộc vào thái độ bớt khép kín của Hà Nội.
Thời gian đầu tiên của năm 2014  đang chứng kiến thái độ kiên định hơn của không chỉ khối nghị sĩ đảng Cộng hòa. Ngay cả Tổng thống Obama và ngoại trưởng của ông cũng chợt mạnh mẽ hẳn lên đối với bản Phúc trình nhân quyền Việt Nam năm 2013 và những điều kiện đặt lên bàn đàm phán TPP.
Cũng bất chấp mối đe dọa có thể xảy ra cuộc chiến tranh lạnh lần thứ hai, lần đầu tiên chính quyền Obama dám áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức Nga và Ukraine. Ngay sau đó, cơ quan công tố Thụy Sĩ đã làm việc hết sức khẩn trương: hàng loạt ngân hàng ở quốc gia này, nơi cất giấy tài sản của thế giới quan chức đen đúa, đang bị bóc trần từng mảng lớn.
Lẽ nào tương lai của “một bộ phận không nhỏ” giới quan chức, công an Việt Nam cùng vợ con họ, những người đã có đủ thời gian để khiến Tổ quốc bị loang máu ngoại tệ sang tận Úc, Mỹ, Anh, Canada hay các nước Bắc Âu, những người nồng nàn tình yêu Tổ quốc đến mức sẵn sàng nhảy lên máy bay ra ngoại quốc vào bất kỳ thời điểm nào xảy ra “biến cố”, cũng tự khép mình vào thế “triệt buộc” mất trắng tổ quốc như triều đại vừa lâm chung ở Ukraine?
Phạm Chí Dũng, TP.HCM 27-03-2014

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/bandocviet-032714-pcd-03272014132508.html

VẸM TÂN: BẨY SẬP CỦA VẸM CỘNG TỪ TRONG NƯỚC ĐẾN HẢI NGOẠI - TRƯƠNG MINH HÒA-

 
VẸM TÂN: BẨY SẬP CỦA VẸM CỘNG TỪ TRONG NƯỚC ĐẾN HẢI NGOẠI
- TRƯƠNG MINH HÒA-

Ở vùng 1 chiến thuật, ngoài địa danh Quảng Trị, tỉnh địa đầu với Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Ái Tử, Triệu Phong….thì ở tỉnh sau cùng của vùng địa đầu giới tuyến là tỉnh Quảng Ngải cũng là nơi được ghi nhận là có nhiều Vẹm cộng, đây là vùng nằm trong Liên Khu 5 thời" khiến chán" Nam-Ngải-Bình-Phú.

Những vùng có nhiều Vẹm là quận Mộ Đức, quê hương của tên" tưởng thú" Phạm Văn Đồng, kẻ vâng lịnh khỉ tặc Hồ Chí Minh ký công hàm 14-9-1958, vùng nầy rất là nguy hiểm cho lính, du kích hay bắn tỉa xe đò, xe Honda, được coi là" thi đua" lập công dâng đảng, với hai câu ca da Vẹm:

" Thi đua ta bắn Honda.
Không phải công chức, cũng là quân nhân".

Quận Đức Phổ, còn gọi là quận Đứt Cổ, vì nơi đây, lính mới ra trường từ miền Tây, Saigon đến, làm quen với những " cháu ngu khỉ hồ" mà không biết, nên có một số chàng đã bị người yêu cắt cổ bất cứ lúc nào, khi vào nhà nàng. Quận nầy là quê hương tên khỉ Trần Đức Lương, một tên gian ác, phản dân hại nước, từng giữ chức chủ tịch nhà nước của đảng Vẹm cộng. Quảng Ngải có hai câu đáng nhớ:

" Muốn huy chương, thì vào Thạch Trụ.
Muốn Đ…vào Nghĩa Hành".

Thạch Trụ, hay là ngã ba Thạch Trụ, thuộc xã Đức Lân, nằm giữa hai quận nổi tiếng nguy hiểm là Mộ Đức và Đức Phổ. Nghĩa Hành là quận đồng bằng, nơi nầy dân chúng hiền hòa và các anh lính đến đây, trở thành rể của Nghĩa Hành.

Ở Trong nước, một số người hiểu lầm, tưởng lầm tai hại về băng đảng Vẹm Tân, tưởng đâu đảng nầy rất có" thế lực" nằm trong tòa Bạch Ốc, nên ai muốn thoát khỏi chế độ CS, được QUI MẢ, định cư, sung sướng thì:

" Muốn qua Mỹ, gia nhập Việt Tân.
Muốn sướng thân, theo Hoàng Cơ Định".

Chính cái" ánh sáng cuối đường hầm" là qua Mỹ của đảng Vẹm Tân thổi ống đu đủ qua hệ thống tuyên truyền như Vẹm: hình ảnh chủ tặc Đổ Hoàng Điềm ra vào Tòa Bạch Ốc hội thảo với mấy ông lớn, chính phủ Mỹ, nay thì vào quốc hội Âu Châu để nói về nhân quyền" dỏm", mốt thì vào quốc hội Úc để" điều trần" ( sic)…Ngoài ra còn có chương trình" nhờ mỗi ông dân biểu, thượng nghị sĩ, bảo trợ cho tù nhân lương thức"…thỉnh thoảng các cơ sở Vẹm Tân vớ được ông thượng nghị sĩ hay dân biểu" đói phiếu", nhẹ dạ , vui tính và nhờ các vị nầy viết một bản " thông báo báo chí" để bố thí như món quà nhỏ mà họ tin là sau nầy có thêm phiếu bầu, giữ ghế trong quốc hội…Tất cả những thứ đó, được các cơ quan truyền thông Vẹm Tân phổ biến rộng rải từ hải ngoại đến trong nước, nên đã có một số người hiểu lầm đảng Vẹm Tân có rất nhiều quyền lực, bao trùm cả thế giới, từ Mỹ, Âu Châu, Úc…

Đừng tin những gì Vẹm Tân nói, hãy nhìn kỷ những gì Vẹm Tân làm, đó là truyền thống" nói láo, nói láo, đại nói láo" từ thời Hoàng Chủ Tặc còn bịp bợm thu tiền ở khắp miền châu lục: 10 ngàn kháng chiến quân" ma" và những tin tức thắng trận theo kiểu:" tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển" về những chiến thắng" tự biên tự diễn" đăng dài dài trên tờ báo KHÁNG CHIẾN, sau nầy mọi người KHIẾN CHÁN với chiến thắng dồn vã như:

" Nước lã mà quấy nên hồ.
Chuyện không, nói có, là đồ gian manh".

Thực tế, thì đám Mặt Trận ngày xưa, được ghi nhận là tổ chức " khủng bố và lừa đảo hàng đầu, vô tiền khoáng hậu trong cộng đồng người Việt hải ngoại", Hoàng Cơ Định và đồng bọn từng nằm trong vòng điều tra của F.B.I, chắc chắn là Mặt Trận không có đăng bộ với chính phủ Mỹ, hay các nước. Nay là băng đảng Vẹm Tân, bọn nầy chưa chắc là đã có" đăng ký" với các chính phủ, nên người ta kiếm hoài mà hổng thấy" head office" nằm đâu, chẳng lẽ tổng hành dinh Mặt Trận ngày xưa và Vẹm Tân nằm trong một sở rác nào đó trên đất Mỹ?. Những hoạt động chường mặt ở những nơi như tòa Bạch Ốc, Quốc Hội các nước…thường núp bóng cộng đồng tỵ nạn hay các cộng đồng đã bị Vẹm Tân dùng xác để sai khiến" xác cộng đồng, hồn Vẹm Tân" giống như quỷ nhập vào xác người.

Những hoạt động gọi là " vận động chính trị" mị dân nêu trên, chỉ là trò ảo thuật rẻ tiền, vì ai cũng biết, mỗi chính phủ có chính sách riêng, phù hợp với quyền lợi quốc gia, có chính phủ nào mà nghe theo lời" sàm tấu" như dưa hấu thúi bên trong của đám " vô danh tiểu tốt" thuộc băng đảng Vẹm Tân bao giờ? Vậy mà chúng nói láo, nói láo, đại nói là mà " không có căn", nói láo về những sức mạnh dỏm mà băng đảng Vẹm Tân không bao giờ có. Vấn đề tranh giành thế lực qua các cuộc bầu cử tiểu bang, liên bang, hội đồng thành phố…được các đảng phái đặt hàng đầu, nên họ cố giành từng lá phiếu. Đó là lý do mà chủ tặc Đổ Hoàng Điềm hay Đổ Hoàng ĐIẾM… và một số" khoa bảng trí cứt Vẹm Tân" lợi dụng, mon men đến, đánh trúng vào yếu huyệt " đói phiếu" của các chính khách nước ngoài.

Ngày nay, băng đảng Vẹm Tân, một tổ chức gian manh, thực lực không bao nhiêu, là thiểu số trong thiểu số, lại bị người Việt hải ngoại tẩy chay qua lập trường" hòa hợp hòa giải theo định hướng xã hội chủ nghĩa" bằng cách ôm" đít" đảng Vẹm Cộng vào vòng tay như là" đồng chí" với chủ trương:" coi đảng Vẹm cộng là thành phần dân tộc" và tôn sùng tên khỉ đực Hồ Chí Minh:" có công với đất nước"…Hai điều trên hoàn toàn đi ngược lại lập trường quốc gia, nên Vẹm Tân và Vẹm Cộng chỉ là một, nhưng vì hoàn cảnh bịp bợm mà phân hai để lừa thiên hạ, nhất là những ai nhẹ dạ, thường lọt vào bẩy sập:

" Vẹm Tân là tay chân Vẹm Cộng.
Cả hai đảng Vẹm, trọng vọng Hồ Chí Minh".

Quyền lực" dỏm" của Vẹm Tân được đánh bóng, thổi phồng qua những hình ảnh trên báo chí tiếng Việt của chúng, nhưng đây là trò bịp bợm truyền thống của một tổ chức" vừa đánh trống, vừa thổi kèn" ở hải ngoại.

Để giăng bẩy, bắt bớ những người yêu nước thực sự, đảng Vẹm Cộng giả vờ " nâng cấp" đảng Vẹm Tân là" tổ chức cực kỳ phản động, khủng bố của bọn phản động nước ngoài". Nhưng khi tên trùm Vẹm Tân, xếp sòng Hội Chuyên Gia, tổ chức xương sống của Mặt Trận ngày xưa và Vẹm Tân ngày nay là tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, trở về nước, dùng" đường mòn hàng không dân sự" chớ không phải:" đường mòn Hồ Chí Minh". Trở về lần trước với công tác rất" giản đơn" là rải truyền đơn, bị bắt và trục xuất.

Điều nầy chứng minh là ở trong nước, băng đảng Vẹm Tân không có cơ sở, đến nổi không có người để in và rải truyền đơn, nên phải nhờ đến một tay trùm từ Mỹ trở về làm công tác đơn sơ nầy, rải truyền đơn không cần phải do một cán bộ cao cấp gạo cội như tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, chỉ cần một anh chạy xe ôm, xích lô đạp…cũng làm được và dể dàng hơn một ông tiến sĩ ở nước ngoài về, dễ bị lộ và bị bắt.

Lần thứ hai trở về, qua mặt cả sứ quán ( hay là Vẹm bật đèn xanh?) nên về nước và bị bắt, bị tù rất là sướng, đòi uống sữa, ăn thịt, điện thoại cầm tay, báo sách…đều được công an thỏa mãn, đúng là tù cha, tù có chính sách và tù sướng như Nguyễn Đan Quế, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ…toàn là một lũ" dỏm nhục kế", vải thưa khó che mắt thánh.

Nên nhớ là Vẹm cộng luôn lấy nguyên tắc không bao giờ thay đổi:" thà giết lầm hơn tha lầm", vây mà vớ được một nhân vật rất quan trọng trong tổ chức:" cực kỳ phản động nước ngoài, khủng bố" vậy mà thả dễ dàng, thì phải biết đây là màn " dỏm nhục kế" rất tồi tệ, vải thưa không thể che mắt thánh, bị bể mánh ngay từ lúc đầu.

Trong quá khứ, những người chống đảng theo chính sách, hay là chống đảng cò mồi như Đoàn Viết Hoạt, trong lúc chống đảng, thì bà xã của y là Nguyễn Thị Thức được đảng cấp" hộ chiếu" xuất ngoại để vận động cho chồng, sau đó Đoàn Viết Hoạt được thả và qua Mỹ ở luôn, tên" trí cứt" nầy đâu phải là người quốc gia, có quá trình hoạt động" cách mạng" cho lũ cướp cạn trước năm 1975, ngày 30-4-1975, hắn rất là" hồ hởi phấn khởi" mang cờ" quần hòe" cùng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế ra đón các" đồng chí giải phóng thân thương" vào để sau đó, người của bác" đến từng nhà, bắt trói từng người, còng ta dân nam, nhốt vào trong các trại tù."…

Một người trẻ trong nước là luật sư Lê Thị Công Nhân, được lũ Vẹm Tân thổi ống đu đủ từ dưới" hậu môn" và có thể đặt ống đu đủ ở cái Trôn mới đạt" chất lượng cao", biến thành " Nhị Kiều Nước Nam, Thánh Nữ, tù nhân lương tâm" như cục cứt trong ao cá vồ mang tên" khỉ tặc Hồ Chính Minh"…nâng cấp thành bà Trưng, bà Triệu…nhưng trong thời gian" bà thánh nữ dỏm" ở tù, mẹ là bà Trần Thị Lệ được đảng cấp hội chiếu xuất ngoại để vận động.

Một vài tù nhân gốc đảng như Bùi Kim Thành, được đảng Vẹm Cộng cấp hộ chiếu qua Mỹ, nơi nầy được đảng Vẹm Tân hứng lấy, đánh bóng một kẻ tự nhận là chống đảng, nhưng tuyên bố:" dù sao bác hồ vẫn kính yêu". Nhà đấu tranh nổi tiếng là giáo sư Nguyễn Chính Kết, dùng" dỏm nhục kế" giả vờ chống đảng, nhưng lại được dàn xếp để qua Mỹ, xưng là đại diện khối 8406, là tổ chức cò mồi của Vẹm Cộng, nên khi nhà đấu tranh gian manh Nguyễn Chính kết" qui mả" thì được đảng Vẹm Tân chăm sóc, lo lắng chu đáo, đưa đi" phét trình" vài nơi và tuyên bố vung vít. Đó là chưa kể Lm Phan văn Lợi được thong thả đi tuyên truyền làm đối lập trong nước và cả hải ngoại. Những người ở hải ngoại còn ủng hộ Nguyễn chính Kết, và Lm Phan văn Lợi chưa sáng mắt, tai điếc hay sao mà vẫn còn tin tưởng những kẻ bịp bợm như vậy? hay là cùng chung bè lũ trá hình Vẹm Tân chăng?

Được biết Nguyễn Chánh Kết được đảng" chiếu cố" tận tình, cho vợ con sang Mỹ đoàn tụ chỉ sau 3 năm, thì đây là" đỉnh cao trí tuệ" và cũng là" tinh hoa dân tộc" theo như Bùi Tín với lối tự biên tự diễn" khen nón cối đẹp hơn nón nỉ" hay khen khỉ thông thái hơn người, đười ươi, khỉ vượn là thượng tầng nhân loại, làm mọi mà gọi là chủ, xuống âm phủ mà gọi là thiên đường….

Mới đây, con đảng cháu bác là Cù Huy Hà Vũ, bị kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế, hưởng chế độ tù cha, có quảng cáo đời sống tù sướng như các nước tây phương, với" cầu tiêu đế quốc" đạt tiêu chuẩn" không người lái" tức là không cần phải" múc cứt", chỉ cần bấm nút là cứt tự động được " giải phóng toàn bộ" qua ống cống, không ăn cơm tù, mà chỉ xơi cơm nhà, nên đạt tiêu chuẩn béo phì. Trong lúc" ủ tờ" có chính sách, vợ là Nguyễn Thị Dương Hà được đảng cho xuất ngoại, được các cơ sở Vẹm Tân" nâng trôn, bợ L.." khá kỷ ở trên đất Mỹ. Cù Cu Tỏng qui mả theo chính sách để chữa bị béo phì, dù hạn tù chưa mãn và quản chế 3 năm coi như xù luôn…

Những người tù lương lẹo, nhà dân chủ dỏm, đấu tranh cuội…thì được xuất ngoại ở luôn như Nguyễn Chính Kết, Đoàn Viết Hoạt, Cù Huy Hà Vũ…quy mã, hay thân nhân xuất ngoại, thì những người tù thực sự như Tạ Phong Tần, Điếu Cày…mới đây là Lô Thanh Thảo…ở tù dài dài, có ai cấp hộ chiếu để xuất ngoại, hay tù nhân lương tâm đúng nghĩa 100 % là Nguyễn Hữu Cầu, có người thân nào được xuất ngoại, vì hộ chiếu là do đảng cấp, chỉ chiếu cố đến những nhà dân chủ gian, chống đảng cuội…còn thứ thiệt thì:" kẻ vị quốc vong thân đành cam vùi dập trong chốn lao tù".

Người tù chính hiệu Nguyễn Hữu Cầu, coi chừng bị rơi vào thủ đoạn đánh bóng, bẩy sập của băng đảng Vẹm Tân. Nay nghe tin Nguyễn Hữu Cầu mới được trả tự do sau 37 năm tù đày, tin vui cho ông và gia đình và cả những người chống cộng.

Tuy nhiên, coi chừng băng đảng Vẹm Tân lợi dụng thời cơ để " tự nhận là nhờ họ vận động chính giới Mỹ can thiệp nên Nguyễn Hữu Cầu mới được thả". Thực sự là suốt 37 năm qua, có ai là thân nhân của Nguyễn Hữu Cầu được hưởng " qui chế cấp hộ chiếu" xuất ngoại để vận động thế giới can thiệp như vợ Đoàn Viết Hoạt là Nguyễn Thị Thức, mẹ của Lê Thị Công Nhân là Trần Thị Lệ, vợ của Cù Huy Hà Vũ là Nguyễn Thị Dương Hà…

Mặt khác băng đảng Việt Tân còn có thể khai thác uy tín của Nguyễn Hữu Cầu để nói láo với mọi người và sau đó sẽ đốt cháy Nguyễn Hữu Cầu khi đảng Vẹm Tân phịa chuyện nhìn nhận ông tù kiên cường nầy thuộc đảng Vẹm Tân. Đây là những gì mà người ta có thể tiên đoán băng đảng Vẹm Tân ra tay, rất là cà chớn, láo cá và thâm độc. Nguyễn Hữu Cầu được phóng thích, chắc chắn không phải do công" vận động" của băng đảng Vẹm Tân, nhưng nay ông được thả vì sức khỏe quá tồi tệ, và có thể bị bắt lại nếu ở hải ngoại, băng đảng Vẹm Tân nhận bừa ông là người của Vẹm Tân, là cái cớ để Vẹm Cộng bắt lại với cái tội danh:" cấu kết với thế lực phản động nước ngoài, âm mưu lật đổ chế độ"…Có thể là đảng Vẹm Tân quyên góp số tiền, gởi về tặng ông Nguyễn Hữu Cầu để lấy cảm tình, như họ đã từng giúp nhà văn Phan Nhật Nam lúc mới ra tù, gặp khó khăn, nên sau khi ra nước ngoài, thì Phan Nhật Nam đã bị chết cháy trong " lò thiêu uy tín" Vẹm Tân.

Đây là sự kết hợp công tác nhịp nhàng giữa Vẹm cộng và Vẹm Tân, kẻ tung, người hứng rất ăn khớp với nhau như răng với môi, nhưng gắn liền với nhau như" xôi với thịt" làm lẫn lộn giữa địch và ta, tức là kẻ địch giả dạng là quân ta, ngụy trang bằng hình thức gọi là:" đấu tranh dân chủ đa nguyên, yêu nước, chống Trung Cộng để bảo toàn đất tổ nhưng lại đoàn kết với thái thú Vẹm cộng". Nếu băng đảng Vẹm Tân chống chống cộng thiệt và không phải là cánh tay nối dài của đảng Vẹm Cộng, thì những đảng viên trong nước như tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang phải bị truy lùng gắt gao và lãnh án tù đến rụt xương như những người chống cộng trong Hội Đồng Bia Sơn, tỉnh Phú Yên; trái lại đảng viên" cực kỳ phản động Việt Tân" được hoạt động thoải mái, thu nhận đảng viên trương Trần Khải Thanh Thủy, thỉnh thoảng Nguyễn Thanh Giang còn được đảng Vẹm cộng cấp" hộ chiếu" xuất ngoại sang Âu Châu để" hội ý, hội thảo" với các đồng chí Vẹm Tân.

Ngoài ra những tổ chức nằm trong quỷ đạo Vẹm Tân hay những tổ chức cò mồi như hai tên Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận manh nha, tuyên bố thành lập mà không bị đàn áp, trái lại ở nước ngoài, được băng đảng Vẹm Tân đánh bóng tối đa về cái gọi là" đấu tranh dân chủ trong nước" thật là hài hước. Tổ chức 8406 cũng là cò mồi chánh hiệu" cờ quần hòe" gồm các nhà phản tỉnh theo chính sách của đảng, nhà dân chủ dỏm, nhà đấu tranh cò mồi, tù nhân lương lẹo…beọ hình bẹo dạng trong nước, cử cả" giáo sư" không người lái là Nguyễn Chánh Kết, được đảng Vẹm cộng dàn dựng qua Mỹ và nơi đây được băng đảng Vẹm Tân hứng lấy, đánh bóng, đi" phét trình" nhiều nơi và các cơ sở 8406, tất cả đều nằm trong vòng tay Vẹm Tân, cùng nhau tổ chức thu tiền dài dài, móc túi người Việt hải ngoại và cũng ru ngủ qua lối đấu tranh không bao giờ thành công:" đối đầu bất bạo động để tháo gỡ độc tài".

Lối đấu tranh nầy không bao giờ tạo cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Ai Cập hay đánh sập chế độ cộng đảng ở Nga và Đông Âu, trái lại đây là" tương kế tựu kế" giúp cho đảng Vẹm cộng tránh sụp đổ do quần chúng đứng lên, để đảng Vẹm cộng được:" thanh tâm trường cai trị". Đám khoa bảng trẻ, biến thành "Trí cứt" khi gia nhập vào băng đảng Vẹm Tân, lầm tưởng là:" đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, giống như lối sinh hoạt chính trị, ứng và bầu cử tại các nước dân chủ", nên ngu muội bị đám trung ương đảng Vẹm Tân, hội Chuyên Gia là thứ ma quái có bằng ĐẠI HỌC, thật là ĐỘC HẠI, chúng dẫn dắt một số người trẻ có học, đi theo tấm bản chỉ đường của đảng Vẹm, chui vào hang Pác Pó mà vẫn" thanh tâm trường không biết", trong khi việc đấu tranh giành lại cơm áo cho dân Việt Nam phải gam go, đổ máu mới hy vọng, như câu nói của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân đảng:" cờ độc lập, hoa tự do phải tưới bằng máu". Những người trẻ có học, biến thành trí cứt khi đi theo băng đảng Vẹm Tân, vẫn" thanh tâm trường ngu muội" đi theo đảng đấu tranh dân chủ cuội, toàn là tụi Vẹm trá hình cả, nên đã trở thành" cháu ngu bác Hoàng Cơ Minh" cả:

" Bác Hồ, cùng với bác Hoàng.
Hai bác gian ác, phá tan nước nhà".

Sự xuất hiện của băng đảng Vẹm Tân ở hải ngoại, làm cho cộng đồng phân hóa, dọn đường và tiếp tay cho giặc Vẹm cộng tiếp thu hải ngoại. Nhưng nguy hiểm là ở trong nước, đảng Vẹm Cộng dùm đảng Vẹm Tân như cái bẩy, mà sau năm 1975, tên trùm công an Mai Chí Thọ, từng dưng lên nhiều tổ chức phục quốc giả, khiến hàng chục ngàn người yêu nước bị sát hại và bị giam cầm dài hạn. Nay đảng Vẹm Cộng dùng băng đảng Vẹm Tân để gài bẩy, những người yêu nước thật, lỡ dại gia nhập, bị bắt và sau đó chìm hẳn, trong khi những tên đấu tranh giả, thì được đảng nhắc tên hoài, dù là lên án phản động, là hình thức đánh bóng khéo léo, nhưng lại dành" chế độ" rất đặc biệt ở tù như Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang….đây là những người tù theo tiêu chuẩn Tây phương" chốn lao tù là nơi ta béo tròn, mập ú", trong khi tù khác tù chính trị thật sự thì" da bọc xương".

Một số người trong nước, nhìn thấy đám chống cộng giả, sung sướng với tiền gởi từ bên ngoài, do băng đảng Vẹm Tân quyên góp và một số người còn được qua Mỹ ở luôn như Bùi Kim Thành, Nguyễn Chánh Kết ( chẳng như qua Mỹ sống mà còn lãnh vợ con đoàn tụ trong 3 năm, nhanh nhất so với những ai nộp đơn đoàn tụ gia đình), gần đây có Trần Khải Thanh Thủy là đảng viên Vẹm Tân, được" giác ngộ" và nuôi dưỡng từ trong nước, do tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang kết nạp. Cậu Cù Cu Tỏng cũng được qua Mỹ chữa chứng" béo phì" rất là phù hợp chính sách đãi ngộ xứng đáng của đảng Vẹm Cộng.

Tất cả những người được qua Mỹ ở, không phải do băng đảng Vẹm Tân vận động chính giới Mỹ, hay có thế lực" bao trùm" cả nước Mỹ, như tài phiệt Do Thái. Đây là vấn đề mà nhiều người trong nước đã lầm tưởng và ngay cả những người sống ở hải ngoại cũng tưởng là băng đảng Vẹm Tân có thế lực lớn tại white House, Capital Hill…nên mới vận động cho một số" tù nhân lương lẹo " qua Mỹ sống.

Buồn thay là những người sống ở Mỹ từ năm 1975 đến nay, ăn học thành tài như bà Lữ Anh Thư, ái nữ của cựu trung tướng Lữ Mộng Lan, còn tin là băng đảng Vẹm Tân có quyền hành bao trùm và lãnh những tù nhân lương tâm dễ dàng; đây là một thông điệp vô cùng nguy hiểm, giúp cho đảng Vẹm cộng giăng bẩy trong nước với cái bẩy sập là băng đảng Vẹm Tân, còn ở nước ngoài, một số người ngây thơ, không am hiểu, chỉ nhìn thấy một số tù nhân lương lẹo được xuất ngoại, mà tưởng đâu do băng đảng Vẹm Tân vận động.

Trên thực tế, thì băng đảng Vẹm Tân chỉ là tổ chức Mafia, gian manh, chưa chắc gì đã đăng bộ với chính phủ các nước. Họ chỉ là tổ chức gian manh, lợi dụng thời cơ và chụp giựt cơ hội để thủ lợi và lừa bịp. Việc xuất ngoại từ Việt Nam, không nằm trong tầm tay của Mỹ hay bất cứ nước Âu Châu nào, trái lại đây là thẩm quyền của đảng và nhà nước Vẹm Cộng, nên chúng cấp hộ chiếu dễ dàng cho đồng bọn, trong đó là những nhà dân chủ dỏm, cò mồi. Ngay cả nhập cảnh cũng phải do đảng và nhà nước, như bà dân biểu Loretta Sanchez, từng bị đảng Vẹm từ chối cấp VISA nhập cảnh mà Mỹ không làm gì được.

Điều nầy chứng tỏ là băng đảng Vẹm Tân chỉ là lũ" trên răng dưới Dzái" trong chính phủ Mỹ và các nước Tây Phương, chúng không có quyền hành hay sức mạnh ( kinh tế, tài chánh, chính trường như người Do Thái), thì làm sao vận động đòi: nay thả người nầy, mai đưa tù nhân lương tâm sang Mỹ sống...Tất cả đều là bịp bợm, láo khoét, đã từng hại nhiều người trong nước, lỡ dại tham gia vào băng đảng Vẹm Tân. Một số người đấu tranh thực sự, không dính dáng gì đến Vẹm Tân, cũng bị nhận bừa, hầu đảng Vẹm Cộng có cớ để kết án nặng nề là"cấu kết với thế lực phản động nước ngoài".

Người dân trong nước chớ lầm mà dính dáng đến băng đảng Vẹm Tân, một lũ cò mồi của đảng Vẹm Cộng và người hải ngoại hãy thức tỉnh, kẻo bị Vẹm Tân lừa, tưởng đây là tổ chức rất có thế lực với chính phủ Mỹ hay Âu Châu, Úc…Thực ra họ tuyên truyền dỏm, để tạo hỏa mù, mà tưởng Vẹm Tân bao trùm Tòa Bạch Ốc hay Capital Hill. Nói đúng hơn là băng đảng Vẹm Tân chỉ là loài ốc sên trong khu vườn có nhiều kỳ hoa dị thảo, loài ốc sên nầy làm mất nét thẫm mỹ của vườn hoa, cần phải dùng thuốc diệt ốc mà người làm vườn rất bực mình khi hoa, lá bị gậm nhấm. Băng đảng Vẹm Tân chỉ là tổ chức quan nhiều hơn lính, nói đúng hơn là đa số là quan ( trí cứt, mấy ông cựu sĩ quan đón gió, ca nhạc sĩ).. đây là tổ chức" hữu danh vô thực", lực lượng không có bao nhiêu, chỉ là thiểu số trong thành phần thiểu số, nên chỉ có những kẻ nào NGỐ, NGỐC, NGHẾCH…mới tin vào Vẹm Tân trong cái gọi là đấu tranh dân chủ đa nguyên dỏm./.


Trương Minh Hòa
27.03.2014
— cùng với Lão Ngoan Đồng SG, Việt Dương Nhân, Kim Âu61 người khác

\Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=286551454844567&set=a.103908243108890.10266.100004691437742&type=1&theater