Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Xem phim 'Những ngày cuối ở Việt Nam'


Xem phim 'Những ngày cuối ở Việt Nam'

Dan Southerland,Tổng biên tập RFA -- Việt-Long dịch thuật
2014-09-12

usmarines-help-evacuation
Thuỷ quân lục chiến Mỹ đang giúp người Việt lên trực thăng cạnh tòa đại sứ Mỹ- 29 tháng tư, 1975
Courtesy of thefirearmsforum.com

Trở về ký ức khó quên

Tôi ở trên một trong những chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào cuối tháng tư 1975.
Làm phóng viên tường trình chiến tranh ở Việt Nam, Campuchia cho báo The Christian Science Monitor trong khoảng đầu thập niên 1970, trước đó mấy năm đã làm cho UPI tại Việt Nam, tôi không ngạc nhiên khi một cuốn phim tài liệu mới về Việt Nam đã kéo tôi trở lại giòng thác ký ức, mà tôi ước gì có thể xóa đi một số hình ảnh đó trong tâm tư.
Những ngày cuối ở Việt Nam (Last Days in Vietnam), do nhà làm phim Rory Kennedy (con gái út của Thượng Nghị sĩ Robert Kennedy, đạo diễn và đồng sản xuất hai tác phẩm điện ảnh Những bóng ma của Abu Ghraib (Ghosts of Abu Ghraib), nói về sự lạm dụng nhục hình ở trại tù Abu Ghrib do quân đội Mỹ cai quản, và Ethel, về thân mẫu của bà, Ethel Kennedy), đã kể lại theo thời biểu một số chuyện của nhiều cá nhân đằng sau cuộc di tản năm 1975 ở Sài Gòn.

Xoay như chong chóng

Là chứng nhân của sự kiện, tôi cần loại bỏ những thiên kiến và trải nghiệm của riêng mình ngay từ đầu. Tôi đã không tin rằng Cộng Sản sẽ đem biển máu vào Nam Việt Nam, như tin đồn đãi. Nhưng tôi quả có cảm thấy nhiều người Việt miền Nam sẽ bị đối xử tệ hại dưới chế độ mới. Vì thế tôi ở lại Sài Gòn vào những ngày cuối, cố gắng dàn xếp cho môt số người Việt mà tôi quen biết để họ lên được những phi cơ quân sự hay dân sự, khi những chiếc máy bay này còn bay được, hay giúp họ lên một trong những chiếc trực thăng của thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sắp cất cánh vào giờ phút cuối cùng.
taking-tsn-airport
Quân CSBV chiếm phi trường Tân Sơn Nhứt, 30 tháng tư, 1975- AFP photo
Tôi sống ở Việt Nam khá lâu, đủ để biết thương cảm cho những người Việt miền Nam mà tôi biết là bị mắc kẹt không lối thoát, quân đội Bắc Việt vây quanh và đang nhanh chóng tiến vào. Tôi hiểu nỗi sợ hãi của một số người và mối hy vọng ngây thơ của những người khác. Tôi đã, vào phút cuối, dàn xếp được cho một cựu viên chức cao cấp của Việt Nam ra đi. Nếu không ông ấy rất có thể đã mất mạng trong một cái chết chậm, từ từ, trong một "trại cải tạo". Tôi cũng giúp được một giáo sư đại học đi thoát vào ngày cuối của cuộc chiến tranh, khi ông gọi tên tôi qua hàng rào bao quanh Tòa Đại sứ Mỹ.  Nhưng tôi đã không thành công với những người quen biết khác. Tôi khuyên cô giáo dạy tiếng Việt của tôi hãy ở lại, vì tôi cảm thấy chế độ mới có thể sẽ không làm gì ác đối với bà, và vì người mẹ của bà cần có bà. Nhưng tôi không thuyết phục được một người thông dịch viên làm việc với tôi ra đi, anh tin rằng sẽ không ai trừng phạt anh, vì anh khá nghèo. Thật sai lầm!

Lòng nhân đạo

Vì thế một tác phẩm điện ảnh về những nỗ lực cứu nạn để đưa càng nhiều người Mỹ và Việt ra khỏi nước đã lôi cuốn sự chú ý của tôi. Và tôi cần nói thêm là tôi biết một viên chức Mỹ đã lấy phép để tự mình trở lại Sài Gòn, trái với quy tắc của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, nhắm mục đích giúp một tay cho nỗ lực cứu người vào phút cuối. Tôi còn nhớ một viên chức tòa đại sứ đã lái xe buýt quanh các đường phố Sài Gòn để "gắp" lên vào phút chót những người Việt sắp lâm vào nguy hiểm.
Nhưng tài liệu ấy có thêm một cách đáng kể vào những gì tôi đã biết về những công cuộc cứu nạn mà nhiều lần đã phải tiến hành trong những điều kiện tai hại? Những sự cố gắng ấy, cũng như cung cách lạ thường của Graham Martin, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn vào thời điểm đó, đã được ghi nhận đầy đủ trong nhiều cuốn sách. "Những ngày cuối ở Việt Nam" tiết lộ những điều không gây kinh ngạc về những sự kiện này.
Ẩn chứa trong cuốn phim là thông điệp: 'Bất cứ khi nào liên can đến một cuộc chiến, chúng ta có trách nhiệm với những người phải đối diện mối nguy của Thần Chết nếu họ bị bỏ lại phía sau'
Dan Southerland
Nhưng cuốn phim thật thành công trong việc nhân đạo hóa câu chuyện qua những cuộc phỏng vấn nhiều người Mỹ có dự phần và một số người Việt Nam thoát kịp hay bị bỏ lại.
Khung cảnh hoảng loạn ở Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn  trong 24 giờ cuối của cuộc chiến - được dựng lại một cách sống động bằng những đoạn phim và phỏng vấn các viên chức Hoa Kỳ, các thuỷ quân lục chiến, phi công trực thăng, cùng một số người Việt- đã rung lên thật sống thực trong tôi, vì tôi có mặt ở nơi đó, vào ngay lúc đó.
Đại sứ Martin đã miễn cưỡng nhìn nhận rằng sau khi quân đội Nam Việt Nam sụp đổ nhanh chóng ở một số tỉnh thành, kể cả Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 3, 1975, việc Sài Gòn thất thủ là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, một số viên chức tòa đại sứ, hiểu ra rằng Đại sứ Martin sẽ không chấp thuận, đã bí mật đưa những người Mỹ và Việt Nam có thể gặp nguy hiểm ra khỏi xứ sở. Martin đã không biết tất cả sự thật cho đến những giờ cuối trong ngày cuối cuộc chiến tranh, khi chính ông thấy phi cơ và trực thăng không thể đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt vì quân Bắc Việt pháo kích. Martin cũng sợ rằng công khai nhìn nhận kế hoạch di tản người Mỹ quá sớm sẽ gây hoảng loạn giây chuyền khiến người Việt Nam cản trở chiến dịch di tản. Nhưng hoảng loạn đã lan truyền khắp nước, kể cả Sài Gòn.

Những tấm gương

Điềy gây ấn tượng cho tôi là cuốn phim đã ghi nhận thật hay những nỗ lực của Hải quân Hoa Kỳ để đem hằng ngàn người di tản Việt Nam trên những chiếc tàu hải quân Việt Nam ra khơi. Đến nay tôi cũng đã không biết được hết về những thách đố với tàu USS Kirk, chiến hạm Hoa Kỳ trở thành điểm đến của những chiếc trực thăng Việt Nam quá tải chở những phi công cùng cả gia đình của họ trốn chạy khỏi xứ. Một trong những cảnh gây thương cảm nhiều nhất của tác phẩm điện ảnh này là cảnh một phi công Việt Nam đưa gia đình anh cùng nhiều người khác ra khơi trên một chiếc trực thăng vận tải CH-47 Chinook, bay lơ lửng sát trên phần đuôi tàu Kirk, để những người đàn ông, đàn bà, trẻ em, và cả một bé thơ 1 tuổi trong "phi hành đoàn" của anh đến được vòng tay của thủy thủ đoàn chiến hạm Kirk. Rồi người phi công đã chạm xuống mé tàu chiến cho chiếc trực thăng "lăn" sang bên phải rớt xuống biển, và anh phóng mình ra khỏi cửa tàu xuống mặt nước, an toàn!
uss-kirk-ch-47
Thủy thủ tàu USS-Kirk đang ra hiệu cho chiếc CH-47 của VNCH đáp vào boong tàu - Photo courtesy of Hugh Doyle, Apr 29, 1975
Cuốn phim cũng kể câu chuyện về Richard Armitage, khi đó 30 tuổi, sĩ quan cố vấn của hải quân Việt Nam, về sau đảm nhiệm những chức vụ  cao cấp trong Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các Tổng thống Reagan và Bush.
Armitage làm việc chặt chê vời hạm trưởng tàu Kirk cùng các sĩ quan hải quân khác để đưa 30 chiếc tàu của Hải quân Việt Nam cùng với mấy chục tàu đánh cá và tàu vận tải đầy người tị nạn trốn chạy khỏi Việt Nam. Đài Truyền thanh Quốc gia (NPR của Hoa Kỳ) trong phóng sự riêng về chiến hạm USS Kirk, đã viện dẫn thống kê cho thấy có tới 30 ngàn người chen chúc nhau trên những con tàu này. Một số tàu không thể nhúc nhích được, tàu khác phải kéo đi. Nhiều chiếc khác bị vô nước. Thật là một phép lạ khi đoàn tàu ấy, với sự giúp đỡ của người Mỹ, đã vượt được cả  ngàn dặm về hướng đông để đến được bờ bến Philippines an toàn.

Thông điệp về trách nhiệm

Đại sứ Martin, không muốn đầu hàng trong cuộc chiến đấu của ông, vào giờ cuối đã gia hạn cuộc di tản để đưa đi được càng nhiều người Việt Nam càng tốt, đã được đối xử công bằng. Henry Kissinger, được nói đến ngắn ngủi trong phim, theo quan điểm của tôi có lẽ đã được đối xử quá mức công bằng. Kissinger là người đã thương lượng cho được Thỏa ước Hòa bình 1973 đầy khuyết điểm, bảo đảm cho Bắc Việt sự hiện diện ở Nam Việt Nam sau ngưng bắn. Tổng thống Gerald Ford được tán dương nhờ đã nhìn nhận – sau khi ông được thông báo đầy đủ nhưng quá muộn trong cuộc chơi - rằng Hoa Kỳ cần phải di tản những người Việt miền Nam từng làm việc chặt chẽ với Hoa Kỳ trong chiến tranh.
Mọi tòa đại sứ Mỹ, theo quy định, đều có kế hoạch di tản. Nhưng kế hoạch của tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn không ấn định việc di tản những người Việt cộng tác chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Cuốn phim ngụ ý một thông điệp, được nhà làm phim chuyển lại trong một cuộc phỏng vấn gần đây: Bất cứ lúc nào liên can đến một cuộc chiến tranh, chúng ta đều có trách nhiệm với những người đối diện nguy cơ của Tử thần nếu họ bị bỏ lại đằng sau.

Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-review-of-rory-kennedy-s-last-days-in-vietnam-09122014142957.htm 

Tất cả các ý kiến của bạn đọc về Xem phim 'Những ngày cuối ở Việt Nam'

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Hồng nơi gửi sài gòn :
Ông bà, cha mẹ tôi đã làm việc cho Quân Đội VNCH và Mỹ. Sau năm 1975 ông bà, cha mẹ tôi phải trốn chạy vào cac tỉnh miền núi phía nam sống để tránh sự bắt bớ của ĐCS thời đó...giờ cuộc sống ở VN thấy bất công lắm, nhưng không nói lên được...
14/09/2014 05:33
    Reply to this comment

Te te nơi gửi Vn :
nguoi My rat tot ho duoc giao duc de ton trong moi gia tri cua con nguoi. nhung chinh quyen My thi kha ban thiu vi cham soc cho quyen loi ca nuoc My ma ho co the
13/09/2014 20:44
    Reply to this comment

NINA nơi gửi USA :
Đơn giản quá, nhà ai nấy ở, Bắc ở Bắc, Nam ở Nam. Thì không chuyện gì xãy ra
13/09/2014 10:18
    Reply to this comment

An nơi gửi Sài Gòn :
Thắng , Thua trong một cuộc chiến là điều ko ai quyết dịnh được , nhưng những người Mỹ lúc đó đã cư xử đầy tình người đúng như bản chất của họ ,xin nghiêng mình tri ân những nghỉa cử của ngày xưa ...
13/09/2014 08:43
    Reply to this comment

đảng viên CSVN nơi gửi Hà Nội :
Chuyện quá đơn giản: Giá như Hoa Kỳ bỏ mặt VN thì con cháu của đồng chí X làm nô lệ tình dục cho đồng chí Tập Cận Bình. Mọi sự điều từ đó mà ra. Người dân miền nam tiếc là HK quá hèn đã rút đi để miền nam chết. Nguời dân miền bắc mất cơ hội có đời sống tự do dưới thời VNCH (nếu không có chiến tranh do tay sai của LS gây ra).
13/09/2014 07:41
    Reply to this comment

Đại-Uý nơi gửi SC/USA :
Đại-Uý từ USA.
Chuyện cũng thật đơn giản: Nến như cọng sản có cái đầu một tí "ta đánh đây là đánh cho tầu và liên sô",một cái đầu bã đậu.Mọi sự đâu có gày hôm nay.
13/09/2014 07:37
    Reply to this comment

Người miền Nam VN nơi gửi VN :
Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm đã không muốn người Mỹ đưa quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại VN, mà chỉ muốn Mỹ giúp VN vũ khí để người VN tự chiến đấu chống Cộng, nhưng chính quyền Mỹ thời ấy không chịu đường lối này của TT Diệm nên đã giết ông và lật bỏ nền đệ nhất Cộng Hòa của VN! Đây là cái lỗi, cái sai lầm rất lớn của Mỹ, trước cái sai lầm rút quân khỏi VN ngày 30/4/75, vì nó khởi đầu cho sự mất miền Nam vào tay CS!
Trách nhiệm của người Mỹ rất lớn, trên vận mệnh của miền Nam tự do nói riêng, và của VN nói chung, cũng như trên thân phận lưu đầy, cùng khốn của người dân VN hiện tại!
Chính trị gì cũng không thể gạt bỏ nhân đạo được, vì đã LÀ NGƯỜI thì phải giữ ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI thì Thượng Đế mới yêu thương hộ phù ta được!
Cảm ơn những người bạn Mỹ đã đối xử tốt với đồng bào VN chúng tôi/
13/09/2014 05:00
    Reply to this comment

người SÀi Gòn nơi gửi Sài gòn :
Good
13/09/2014 04:55
    Reply to this comment

Người buôn chuyện nơi gửi Sài Gòn :
Đầu óc đơn giản. Giá như Trung Cộng đừng nhúng tay vào nội bộ VN.nói cụ thể. Trung Cộng đừng giúp Việt Cộng,đừng dựng nên tà quyền ông Hồ cướp chính quyền TTg Trần Trọng Kim. Mọi sự tang thương của VN hôm nay đều có cái gốc từ đó. Quả đúng là...Bản chất CS ngu mà lì, bầy đặt dạy đời. Sắp chết tới nơi mà vẫn cứ như vịt nghe sấm, chưa biết chuyện gì sảy ra. Thôi, cứ như làm phước một lần để nói cho mà nghe nhé ! Tuổi thọ của CSVN chỉ còn sáu (6) năm là hết "Nợ trần" nhé. Vì lẽ 1/Sau khi "Thống nhất" Trung-Việt, TC sẽ tiễn VC về nơi chín suối. 2/Toàn Dân sẽ vùng lên cứu lấy Đất Nước trước cảnh Đại Họa Mất Nước. Như vẫy là, chẳng có lối thoát nào cho VC !
13/09/2014 03:53
    Reply to this comment

Long hồ nơi gửi sai gon :
Lúc đó tôi đang ở sg ,tôi hiểu tất cả .Chỉ tội nghiệp cho thế hệ trẻ hiện nay ,nhất là người ngoài miền bắc vn
13/09/2014 01:51
    Reply to this comment

Dân miền Nam nơi gửi Saigon :
Tâm trạng chúng tôi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 vì quá đau khổ, quá thất vọng, không nhìn thấy tương lai, bị coi là NGUỴ ngụy quyền , ngụy quân,
Ngụy Dân , buồn khổ vô hạn, chúng tôi không thể tự sát, chỉ mong có TRÁI BOM NGUYÊN TỬ ném vào giữa Saigon cho chúng tôi được cùng chết với nhau một lượt , không còn ai sống để phải lo cho ngưởi thân ! Giờ đây thoát khỏi , nhưng còn thương cho những người đang sống quằn quại trong ách thống trị của CỘNG SẢN dã man tàn ÁC !
12/09/2014 23:56
    Reply to this comment

Văn Vương nơi gửi Hà Nội :
Chuyện quá đơn giản : Giá như Hoa Kỳ đừng nhúng tay vào nội bộ VN: nói cụ thể, Hoa Kỳ đừng thay Pháp, đùng dựng nên chính quyền ông Diêm thay cho Bảo Đại. Mọi sự mà cuốn phim nêu lên đều có cái gốc từ đó.
12/09/2014 22:21
    Reply to this comment

trần nam nơi gửi hà nội :
Nếu chú hiểu chiến tranh lạnh là gì và cộng sản quốc tế với thế giới tự do là gì thì không có cmt rập khuôn tuyên truyền cộng sản như thế nầy và chứng tỏ tầm hiểu biết của chú như thế nào.
13/09/2014 16:59
Nguyễn Tấn X nơi gửi Cà Mau :
"Những ngày bình-minh ở Thiên đàng Cộng sản Việt Nam".. Nắng đẹp miền quê Bác !
12/09/2014 18:16 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét