Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Những điều cần biết về biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông


Những điều cần biết về biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông

28/09/2014 13:05


(TNO) Cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đang lớn dần lên, với hàng chục ngàn người xuống đường tuần hành tại trung tâm đặc khu này sau khi đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.


Một góc đặc khu Hồng Kông - Ảnh: Reuters

Sau đây là 5 điều cần biết về tình hình bất ổn chính trị tại Hồng Kông, theo CNN:

1. Hồng Kông không phải là một thành phố bình thường của Trung Quốc

Nằm ở đông nam Trung Quốc, Hồng Kông là nơi cư ngụ của 7 triệu người. Khi thành phố này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997, một thỏa thuận đã được 2 nước ký kết; trong đó, Trung Quốc cam kết sẽ trao cho Hồng Kông “một quyền tự trị” theo mô hình “một đất nước, hai chế độ”.
Luật Cơ Bản, hay còn gọi là “hiến pháp mini”, của đặc khu này cho phép thành phố được giữ quyền lực về kinh tế và pháp luật, theo CNN.
Tuy nhiên, đặc khu trưởng Hồng Kông lại được bầu ra bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên thân Bắc Kinh.

2. Người dân Hồng Kông đang bất mãn


Người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông tụ tập bên ngoài trụ sở chính quyền đặc khu hôm 27.9 - Ảnh: Reuters

CNN cho biết các cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ chính quyền đặc khu của người dân Hồng Kông đang giảm mạnh, còn sự ngờ vực đối với chính quyền Bắc Kinh thì ở mức cao nhất kể từ khi đặc khu này được trao trả cho Trung Quốc.
Sự bất mãn, đặc biệt là ở giới trẻ, đang gia tăng bởi cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn và việc ngày càng nhiều du khách Trung Quốc đại lục được miễn thuế ồ ạt tràn vào Hồng Kông để mua sạch mọi thứ, từ căn hộ cho đến sữa bột trẻ em.
Một cuộc khảo sát công bố hôm 21.9 cho thấy cứ 5 người Hồng Kông thì có một người muốn rời khỏi đặc khu.
Đợt biểu tình đòi dân chủ đang diễn ra tại Hồng Kông bùng phát sau khi Bắc Kinh hồi tháng 8 bác bỏ yêu cầu được tự chọn lãnh đạo cho năm 2017 của người dân đặc khu.
Những người đòi dân chủ đã đáp trả lại sự khước từ của Bắc Kinh bằng lời đe dọa sẽ phong tỏa khu vực trung tâm Hồng Kông, nơi tọa lạc của nhiều ngân hàng lớn và các công ty, bằng một chiến dịch mang tên “Chiếm lĩnh Trung tâm” (Occupy Central).
Những người tham gia biểu tình lần này thuộc đủ mọi thành phần xã hội, bao gồm cả học sinh, sinh viên, giáo sư đại học, lãnh đạo tôn giáo và các chuyên gia tài chính, theo CNN.
Sau nhiều tháng cảnh báo, Occupy Central đã chính thức được phát động vào ngày 28.9, với hàng chục ngàn người bao vây trụ sở chính quyền đặc khu.

3. Không phải ai cũng tham gia biểu tình


Một người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông bị cảnh sát lôi đi - Ảnh: Reuters

Các nhóm thân Bắc Kinh như nhóm “Số đông im lặng vì Hồng Kông” cho biết người biểu tình đòi dân chủ sẽ “gây nguy hiểm cho Hồng Kông” và tạo hỗn loạn tại đây.
Các nhóm này đã tổ chức các cuộc biểu tình của riêng mình để chống lại phong trào Occupy Central, đồng thời cho đăng các quảng cáo trên truyền thông địa phương để nêu bật sự lo ngại của mình.
Cuộc tuần hành lớn nhất của nhóm thân Bắc Kinh diễn ra vào hôm 17.8, với sự tham dự của hàng ngàn người. Tuy nhiên, đã có thông tin cho rằng những người tham gia đã được trả tiền, CNN cho biết.
Giới doanh nghiệp thì lo sợ các chiến dịch nhằm vào khu trung tâm Hồng Kông sẽ làm tổn hại đến danh tiếng là nơi làm ăn an toàn và ổn định của đặc khu.

4. Bắc Kinh cho rằng người dân Hồng Kông đang “lẫn lộn”


Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay vào hàng trăm sinh viên bãi khóa biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông hôm 27.9 - Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 6, Bắc Kinh cho rằng Hồng Kông không được hưởng “quyền tự trị hoàn toàn” và người dân tại đây “đang lẫn lộn hoặc hiểu nhầm” về mô hình “một đất nước, hai chế độ”.
CNN bình luận nhận định nói trên cho thấy Bắc Kinh khó có khả năng điều chỉnh cách thức bầu chọn lãnh đạo tại Hồng Kông.
Trong chuyến thăm Hồng Kông mới đây, ông Lý Phi, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cho rằng việc chọn lọc ứng viên cho chức đặc khu trưởng Hồng Kông là cần thiết để đảm bảo rằng lãnh đạo mới là người “yêu Trung Quốc, yêu Hồng Kông và sẽ bảo vệ chủ quyền an ninh và quyền lợi phát triển của Trung Quốc”.
Trung Quốc cũng đã tìm cách đổ lỗi cho Anh và Mỹ là đã can thiệp vào Hồng Kông, tạo ra phong trào đòi dân chủ.

5. Chính quyền Hồng Kông nói người dân nên chấp nhận nhượng bộ của Bắc Kinh về cách thức bầu cử lãnh đạo


Ông Lý Phi (phải), Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, bước vào cuộc họp với các nhà lập pháp Hồng Kông cùng Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh - Ảnh: Reuters

Chính quyền đặc khu Hồng Kông tuyên bố người dân nên chấp nhận thỏa thuận về cải cách bầu cử do Bắc Kinh đưa ra.
Quy định mới cho phép cử tri Hồng Kông được chọn đặc khu trưởng trong số các cử tri do ủy ban thân Bắc Kinh đưa ra.
Nhiều người Hồng Kông chỉ trích rằng điều này đồng nghĩa với việc chỉ có ứng viên thân Bắc Kinh xuất hiện trong phiếu bầu.

Hoàng Uy (Thanhnien Online)

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (10) Xếp theo ngày


Hoàng Đức (Bắc Giang) - 8 giờ trước
Hãy nhớ rằng nhóm"dân chủ" trên đây chỉ là một nhóm nhỏ, còn gần 7 triệu người sao họ không lên tiếng, đây chỉ là những người quá khích thôi


Giáp Dương (Hanoi) - 2 giờ trước
Bạn đã thấy trên thế giới có cuộc biểu tình nào có tới 10% (tôi nói 10% vì không biết cụ thể, ý chủ quan của tôi thậm chí chỉ 2%) dân số tham gia biểu tình chưa? Vậy mà bạn kết luận là "quá khích" vì "không phải 100% dân số đi biểu tình".
Thích 1
Không thích0

Quang Vinh (HCM) - 25 giờ trước
"Dục tốc bất đạt", sự áp chế vội vàng của TQ với HK sẽ làm người Đài Loan hoàn toàn mất lòng tin vào mọi hứa hẹn của TQ, và người Đài Loan sẽ không mắc lừa. Tôi cứ nghĩ ông Tập Cận Bình khôn ngoan hơn, mưu sâu hơn, ai dè...
Trả lời Thích46
Không thích0

Tam Diệp Thảo (Saigon) - 18 giờ trước
Hình như bạn đang nhầm lẫn giữa Hong Kong và Đài Loan!!?
Thích 5
Không thích0

Trung Phan (Q5 ) - 10 giờ trước
@Tam Diệp Thảo: Bạn không hiểu ý của Quang Vinh rồi. Ý bạn nói là vấn đề HK sẽ khiến cho việc muốn thôn tính Đài Loan (hòa giải dân tộc) của TQ gặp trở ngại.
Thích 9
Không thích0

Phạm Tuấn (228 Kinh dương vương) - 25 giờ trước
"Tự do & Dân chủ thật sự" là một vấn đề nhạy cảm không phải ai cũng hiểu.
Trả lời Thích24
Không thích0

Hoàng phong nhi (Tan An) - 26 giờ trước
TQ đã lộ rõ dã tâm muốn làm "bá chủ võ lâm" ngay Hồng Kông hay Đài Loan còn bị TQ "nuốt chửng" lần lần thì các nước sống gần TQ càng nên lo bị TQ xâm lược từ bây giờ không kẻo muộn./.
Trả lời Thích30
Không thích0

Minh - 27 giờ trước
Chia buồn với người dân HK khi phải đi lùi cho sự phát triển. HK sẽ không còn là trung tâm thương mại lớn nữa khi bị TQ thống trị
Trả lời Thích105
Không thích0

Kinh Kong (HN) - 28 giờ trước
Với ý đồ của TQ, dân chủ nhưng nằm trong cái rọ, còn 7 triệu dân Hồng Kong đã quen sống với nền tự do dân chủ thực sự và pháp luật hàng trăm năm rồi không lừa dối họ được? Đây càng làm cho TQ bị lộ bài sớm với Đài Loan?
Trả lời Thích187
Không thích0

Luu Thanh Hoàng (SAIGON) - 25 giờ trước
Đúng vậy, TQ đang thâu tóm hết... TQ mà càng mạnh thì càng có thêm nhiều tham vọng bành trướng khác thì nguy hiểm cho các nước khác
Thích 21
Không thích0
Reply With Quote
  #2  
Chưa đọc hôm nay, 11:47 AM
M&M M&M đã nối mạng
Tướng 4 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 936
Thanks: 63
Được cảm ơn 601 lần trong 368 bài
Default Tiện thể "cua quẹo" qua Đài Loan một thể xem sao ...

Đài Loan không chấp nhận “một nhà nước, hai chế độ“

Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:23 28-09-2014

Bà Mã Vĩ Quốc


Trong nỗ lực thống nhất Đài Loan, Trung Quốc hứa hẹn sẽ cho hòn đảo này hưởng quy chế một nhà nước, hai chế độ như đã từng áp dụng tại Hồng Kông và Macau. Tuy nhiên, mới đây nhà lãnh đạo Đài Loan - Mã Anh Cửu - đã thẳng thừng từ chối.

Ông Mã Anh Cửu đã bày tỏ sự phản đối với quy chế "một nhà nước, hai chế độ" mà Bắc Kinh hứa hẹn với Đài Loan, nếu thống nhất với Trung Quốc. Bà Mã Vĩ Quốc, phát ngôn viên của Đài Loan khẳng định chính quyền và nhân dân Đài Loan không chấp nhận quy chế này.

Đây là phản ứng của Đài Loan sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp một phái đoàn Đài Loan tại Bắc Kinh do ông Úc Mộ Minh (chủ tịch của Tân đảng ủng hộ thống nhất với đại lục) dẫn đầu và ông Tập có những phát biểu khiến Đài Loan quan ngại.

Khi đó, ông Tập nói: "thống nhất hòa bình và "một nhà nước, hai chế độ" là những nguyên tắc chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan" và còn nói việc thực hiện các nguyên tắc sẽ "xem xét đầy đủ tình hình thực tế của Đài Loan".

Bà Mã Vĩ Quốc cho biết: "Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan coi đây là tên chính thức) là một quốc gia độc lập có chủ quyền đã tồn tại 103 năm". Đồng thời, bà cho biết chính quyền Đài Loan ủng hộ việc duy trì nguyên trạng "không thống nhất, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực trong khuôn khổ của hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc", tiếp tục thúc đẩy phát triển hòa bình giữa 2 eo biển Đài Loan dựa trên sự đồng thuận năm 1992.

Sự đồng thuận, theo cách hiểu của Đài Loan, là chỉ có một Trung Quốc ở cả hai bên eo biển Đài Loan nhưng không nói rõ đó là Trung Quốc nào. Nhưng đồng thời, Đài Loan không chấp nhận các luận điệu về "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đưa ra vì bà Mã Vĩ Quốc cho rằng nó đã bị ông Mã Anh Cửu bác bỏ nhiều lần trong quá khứ.

Năm 2005, ông Mã Anh Cửu từng phát biểu "chúng tôi sẽ không chấp nhận quy chế "một nhà nước, hai chế độ" của Trung Quốc đại lục". Vào tháng 3.2006, ông đã nhắc lại sự phản đối của mình về quy chế này trong một chuyến thăm Mỹ.

Vào tháng 4.2010, ông Mã nói với CNN ông không nghĩ rằng công thức mà Trung Quốc đã áp dụng ở Hồng Kông, sẽ tốt cho Đài Loan vì sự khác biệt giữa hai nơi. "Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia dân chủ tự bầu chọn tổng thống và cơ quan lập pháp riêng của mình và được điều hành độc lập".
Viện trưởng viện hành pháp (chức vụ tương đương thủ tướng) Đài Loan, Giang Nghi Hoa cũng phát biểu vào hôm thứ Sáu rằng: "Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Trung Hoa Dân Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận mô hình "một nhà nước, hai chế độ".

Anh Tú (theo WCT)
 
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30800 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét