Con gái của Thẩm Thúy Hằng
Nữ Tài tử Thẩm Thúy Hằng hối hận với Một thời Dĩ vãng vàng son
Nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng đã công khai chiều 08/07/2011 trên báo Sài Gòn VN rằng cô vô cùng đ au khổ và hối hận khi đã vì danh vọng một thời, để suốt đời bà phải sống trong ray rức và hối hận vì đã đánh mất một thứ tình mẫu tử thiêng liêng với một bé gái đã bị bỏ rơi tại Sài Gòn , và trong những lời tâm sự bà mong rằng Cô Nguyễn Thụy Thi Hằng một cái tên được đặt cho cô khi mới chào đời để đánh dấu người mẹ danh tiếng một thời của thế giới điện ảnh của Sài Gòn Việt Nam trước 1975.
Như hai giọt nước với mẹ Nguyễn Thụy Thị Hằng được biết là một hài nhi đã do nữ Minh Tính Điện Ảnh Thẩm Thúy hằng sinh ra và đã gửi người khác nuôi trong thời gian khi bà đang ở tuyệt đỉnh của lãnh vực phim ảnh thời bây giờ tại Việt Nam. S au biến cố 1975 cháu Nguyễn Thụy Thúy Hằng đã sang Hoa Kỳ cùng với cha mẹ nuôi người đã dưỡng dục cháu từ lúc sơ sinh.S au suốt bao năm tháng dài của một đời người thất lại với con mình nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng với những ray rức rốt cuộc cũng tìm ra được giọt máu của mình và mong tìm lại s au những tháng ngày tìm kiếm nơi biển người. Nhưng bà đã đón nhận nhiều đ au khổ và thất vọng khi con gái của mình nhất định từ chối không muốn gặp lại.
Ngay 08/01/2011 cháu Thúy Hằng với cuộc phỏng vấn trên màn ảnh truyền hình tại Hoa Kỳ đã rất lạnh lùng khăng khăng từ chối với sự liên hệ này với một người mẹ nổi danh một thời là một người đẹp nhất nước miền nam Việt Nam, cô rất lễ phép nhưng lại rất dứt khoát chối bỏ tất cả liên quan với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Đó là điều đã làm chưa xót và bà đã bật khóc khi được phỏng vấn tại Sài Gòn với báo Sài Gòn VN.
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
(YTKCPQ)
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
(YTKCPQ)
"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
|
|||
Thần Tượng: Thẩm Thúy Hằng - Khi nhan sắc là phù du
THẦN TƯỢNG: Thẩm Thúy Hằng - Khi nhan sắc là phù du
Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng là “minh tinh màn bạc” bởi không chỉ đóng nhiều phim trong nước mà còn tham gia nhiều phim trong khu vực Đông Nam Á. Nổi lên từ vai diễn Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương, Thẩm Thúy Hằng mang luôn biệt danh này nhờ sự ái mộ của công chúng, và trở thành biểu tượng nhan sắc phụ nữ một thời ở Sài Gòn nói riêng, miền Nam nói chung. Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng phim mà còn đóng kịch và cũng khá nổi tiếng trên sân khấu kể cả trước và sau giải phóng. Là một mỹ nhân, lại là người nổi tiếng suốt mấy thập niên, nhưng Thẩm Thúy Hằng ở tuổi xế chiều có cuộc sống hoàn toàn khép kín. Bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học, làm từ thiện, hầu như ít tiếp xúc bên ngoài. Cuộc đời của một phụ nữ sắc nước hương trời, sự nghiệp nghệ thuật lẫy lừng đã đi đến những ngày tàn tạ. Tiền cát-xê mua được 1 kg vàng Cô gái sinh năm 1941 tại Hải Phòng có cái tên giản dị Nguyễn Kim Phụng cùng gia đình di cư vào Nam và ngụ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Lúc nhỏ, Kim Phụng học tại trường tiểu học Huỳnh Văn Nhứt, Long Xuyên. Hết bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học Trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh. Cũng chính năm ấy, hãng phim Mỹ Vân - một hãng phim lớn tổ chức cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh. Cô gái vừa chớm tuổi trăng tròn đã lén gia đình và vượt qua 2.000 cô gái đẹp khác trên khắp miền Nam tham dự tuyển. Ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Kim Phụng nghệ danh Thẩm Thúy Hằng, và gửi cô đi Hong Kong dự lớp đào tạo diễn xuất ngắn ngày. Từ đây, cô gái Kim Phụng đã có cơ hội vàng bước vào lĩnh vực “nghệ thuật thứ bảy”. Chỉ một bước ngắn thôi, nhưng điều này đã khiến Kim Phụng nhảy vọt rất xa lên tuyệt đỉnh vinh quang. Với vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương - một phim đen trắng của hãng phim Mỹ Vân do nghệ sĩ Năm Châu đạo diễn, ra mắt công chúng năm 1958, Thẩm Thúy Hằng nổi lên như một ngôi sao điện ảnh và chinh phục khán giả màn ảnh rộng lúc bấy giờ. Cái tên “Người đẹp Bình Dương” đã theo Thúy Hằng đi suốt cuộc hành trình nghệ thuật thập niên 50 - 60… cho đến ngày giải phóng 1975. Thẩm Thúy Hằng trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp. Sau khi trở thành ngôi sao tỏa sáng làng điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng được các hãng phim lúc bấy giờ mời vào vai chính liên tục. Bà đóng rất nhiều phim (khoảng 60 phim) và trở thành minh tinh số một với tiền cát-xê một triệu đồng cho một vai diễn (tương đương một kg vàng 9999 thời bấy giờ). Ngoài vai diễn đầu tiên Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương, một vai diễn khác cũng rất đẹp của Thẩm Thúy Hằng từng gây được tiếng vang góp phần đưa tên tuổi của bà lên nấc thang danh vọng, đó là vai Chức Nữ trong bộ phimNgưu Lang Chức Nữ cũng do hãng phim Mỹ Vân sản xuất, NSND Năm Châu đạo diễn. Khán giả không thể quên nàng Chức Nữ đẹp lộng lẫy, sương khói đang bay về trời trong tiếng hát thánh thót như ngân lên từ những áng mây huyền ảo, thần tiên trong nhạc cảnh Chức Nữ về trời do Phạm Duy soạn nhạc. Trong số lượng phim đồ sộ do Thẩm Thúy Hằng tham gia đóng vai chính, có thể kể đến một số bộ phim nổi tiếng như: Trà Hoa Nữ, Tấm Cám, Sự tích Trầu Cau, Bạch Viên - Tôn Cát, Nửa hồn thương đau, Đôi mắt huyền, Dang dở, Tơ tình, Oan ơi Ông Địa, Bóng người đi, Ngậm ngùi, Sóng tình, 10 năm giông tố, Xin đừng bỏ em… Những phim đó, Thẩm Thúy Hằng đóng chung với các tên tuổi “gạo cội” trong làng diễn viên điện ảnh cũng như sân khấu cải lương lúc bấy giờ như: La Thoại Tân, Kim Cương, Trần Quang, Thanh Thúy, Thành Được, Út Bạch Lan, Túy Hoa. Trên đỉnh cao danh vọng Giai đoạn rực rỡ nhất của Thẩm Thúy Hằng là khoảng thời gian 1965-1972, phim nào có bà đóng cũng đạt doanh thu rất cao. Năm 1969, Thẩm Thúy Hằng đứng ra thành lập hãng phim riêng mang chính tên của bà là hãng phim Thẩm Thúy Hằng (tiền thân của hãng phim Vilifilms sau này). Không chỉ hợp tác làm phim, đóng phim ở nước ngoài mà đi đâu, dự bất cứ cuộc liên hoan phim nào, Thẩm Thúy Hằng cũng đều được trọng vọng, sánh ngang hàng với các diễn viên nổi tiếng nước ngoài. Đây là một trường hợp đặc biệt, hiếm có. Đồng thời những năm đó, không chỉ tham gia đóng phim tình cảm tâm lý xã hội, Thẩm Thúy Hằng cũng bước sang lĩnh vực phim hài và phim kinh dị như: Chàng ngốc gặp hên, Giỡn mặt tử thần… Ở lĩnh vực nào, bà cũng thành công. Chính nhờ vào tài năng và nhan sắc, Thẩm Thúy Hằng đạt được đỉnh cao danh vọng khi liên tục nhận được những giải thưởng cao của điện ảnh Châu Á và quốc tế: Hai lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972 - 1974, Nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Mátxcơva và Tasken tại Liên Xô năm 1982, vượt qua những nữ diễn viên xinh đẹp đến từ Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ… Thành công và nổi tiếng trên lĩnh vực điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng cũng nổi tiếng và thành công cả trên lĩnh vực kịch nói, cải lương, tân nhạc. Ban kịch Thẩm Thúy Hằng sánh ngang vai với những ban kịch nổi tiếng thời bấy giờ như: Kim Cương, Mộng Tuyền, Dân Nam, Tân Dân Nam, Túy Hoa - Túy Phượng, Duy Lân, La Thoại Tân… và được xếp vào “top ten” những ban kịch nổi tiếng, đồng thời, bà cũng được xếp vào danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam. Thẩm Thúy Hằng không chỉ đóng vai trò Trưởng ban kịch mà còn viết kịch bản, thủ vai chính. Một số vở kịch phát trên sóng truyền thanh hay trên màn ảnh nhỏ thời đó có sự góp mặt của Thẩm Thúy Hằng được khán giả ghi nhớ như: Sông dài, Vũ điệu trong bóng mờ, Người mẹ già, Đôi mắt bằng sứ, Suối tình, Dạt sóng… Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng thường xuyên xuất hiện trên sân khấu “Đại nhạc hội”, nhưng không phải diễn kịch, đóng cải lương mà là hát tân nhạc. Một số ca khúc do Thẩm Thúy Hằng thể hiện trên lĩnh vực này tương đối thành công là Hai chuyến tàu đêm của Trúc Phương và Tình lỡ của Thanh Bình. Ngoài ra, hình ảnh của Thẩm Thúy Hằng đi liền với Thanh Nga thường xuyên xuất hiện trên bìa các báo xuân và lịch tết với biểu tượng một người là “Nữ hoàng điện ảnh”, người kia là “Nữ hoàng sân khấu cải lương”. Cả hai đều đại diện cho nhan sắc phụ nữ được nhiều người ái mộ. Thẩm Thúy Hằng và chồng GS-TS Nguyễn Xuân Oánh. Một bông hồng và nhân duyên trời định Sau giải phóng 1975, trong lúc một số nghệ sĩ chạy ra nước ngoài định cư thì Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh từ chối những cơ hội ra đi mà chọn con đường ở lại quê nhà. Ông Nguyễn Xuân Oánh từng làm phó thủ tướng kiêm thống đốc ngân hàng chế độ cũ, sau đó là quyền thủ tướng trong 2 năm: 1964 - 1965. Sau năm 1975, có thời gian ông làm cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Mọi người đều nhìn nhận chính ông Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều tới tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của bà qua hai giai đoạn biến cố của lịch sử. Do đó nói về Thẩm Thúy Hằng mà không nhắc tới ông Nguyễn Xuân Oánh là điều thiếu sót. Ông Nguyễn Xuân Oánh sinh năm 1921 tại Bắc Giang, từng theo học ngành kinh tế Đại học Harvard. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế vào năm 1954 và làm việc tại Ngân hàng Thế giới một thời gian trước khi về nước đảm nhận vai trò thống đốc ngân hàng quốc gia vào năm 1963 (sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính). Có giai thoại kể rằng năm GS-TS Nguyễn Xuân Oánh về nước, vừa bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất có một hàng rào người đẹp Sài Gòn đón chào và tặng hoa. Chính “Người đẹp Bình Dương” nổi tiếng đã gắn lên ve áo vest của ông Nguyễn Xuân Oánh một bông hồng đỏ thắm. Đóa hồng định mệnh này đã tạo cơ hội cho cả hai quen nhau, một chính khách đang nổi lên trên chính trường và nữ minh tinh khả ái. Sau đó, họ thành vợ chồng, vượt qua tất cả những xì xào, bàn tán của dư luận một thời. Sau 30/4/1975, ông Nguyễn Xuân Oánh được tin tưởng trong vai trò cố vấn kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông cũng được bầu vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Còn nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tiếp tục đóng phim, diễn kịch. Nhiều vai của bà trong các vở kịch nói như: Cho tình yêu mai sau, Đôi bông tai, Hoa sim gai trắng… đã làm sáng thêm tên tuổi Thẩm Thúy Hằng. Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Thẩm Thúy Hằng và hai con trai. Thảm họa dao kéo Sau vai diễn Phồn Y trong vở Lôi vũ trên sân khấu kịch nói của đoàn Kim Cương, NSƯT Thẩm Thúy Hằng chính thức từ giã sân khấu, màn ảnh và các hoạt động nghệ thuật khác để lui về cuộc sống khép kín ở ngôi nhà riêng trên đường Cách mạng Tháng Tám. Ở đây, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh nghỉ hưu, xa rời chốn quan trường, còn Thẩm Thúy Hằng muốn che giấu mọi người thời kỳ nhan sắc tàn tạ của mình trong giai đoạn biến chứng cuối cùng của chất silicon. Những năm tháng này đối với “Nữ hoàng nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau khổ. Bà đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox thường xuyên để chống chọi với sự tàn phá của hóa chất trong cơ thể. Nhưng dù cố gắng hết sức, bằng mọi phương pháp kéo dài thời gian nhưng rồi “Người đẹp Bình Dương” lộng lẫy một thời cũng phải chấp nhận sự thật: tất cả những gì đẹp đẽ trước đây đã bị đào thải, gương mặt bà biến dạng từng ngày. Căn nhà ở đường Cách mạng Tháng Tám cũng được bán đi, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh - Thẩm Thúy Hằng mua một ngôi nhà khác ở vùng Bình Quới quận Bình Thạnh và lui về ẩn dật theo đúng cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông Oánh và Thẩm Thúy Hằng không tiếp xúc với bên ngoài, sống gần như trong bóng tối, ăn chay trường, tu tại gia, nghe kinh và làm việc từ thiện. Ông Nguyễn Xuân Oánh mất vào ngày 29/8/2003 vì bệnh tim, thọ 82 tuổi. Từ ngày chồng chết, Thẩm Thúy Hằng càng lẻ loi, cô độc trong căn phòng ẩn kín tràn ngập bóng tối. Bà mặc áo nâu sòng, lấy pháp danh nhà Phật, che giấu gương mặt biến dạng để đi làm việc từ thiện với nhà chùa. Có lẽ, bà sẽ sống yên ổn với huyền thoại và hào quang cũ, và hình ảnh “Người đẹp Bình Dương” vẫn tồn tại trong tâm tưởng mọi người nếu Thẩm Thúy Hằng không xuất hiện tại đám tang của NSND Phùng Há và trực suốt đêm bên quan tài của “Má Bảy”, theo đúng nghi lễ thầy trò. Tuy mặc áo tang đen và che giấu mặt, nhưng chân dung hiện tại của “Người đẹp Bình Dương” sau biến chứng silicon đã lộ ra và mấy tấm ảnh sau đó đã bị tung lên mạng. Không có gì tồn tại mãi trên cõi đời này, mà điều phù du nhất chính là nhan sắc. Nhưng với một người quá nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật, giải trí như Thẩm Thúy Hằng, lại đẹp lộng lẫy như biểu tượng đã biến thành chuẩn mực của bất cứ người phụ nữ nào và trước sự ngưỡng mộ của công chúng, nhan sắc đó không thể bị tàn tạ với bất cứ lý do gì. Người ta hiểu được tâm lý ấy và chính vì thế nên hoàn toàn chia sẻ nỗi khổ đau của Thẩm Thúy Hằng trong hiện tại, bởi không có gì buồn thảm hơn một người sống mà phải luôn luôn giấu kín gương mặt sau lớp vải ngụy trang. Điều an ủi với Thẩm Thúy Hằng là 4 người con trai hiện ở nước ngoài và đều thành đạt. Họ lại là những đứa con hiếu thảo, luôn về thăm viếng cha mẹ và bao bọc bà trong lúc tuổi già. * Ảnh: Thẩm Thúy Hằng trên đỉnh cao nhan sắc Theo Đang Yêu 245 người Thẩm Thúy Hằng, biểu tượng nhan sắc, người đẹp Bình Dương Ý kiến bạn đọc ( 7 ) Một nhan sắc, một tài năng không phai mờ. Sinh - Lão - Bệnh - Tử đã là quy luật của tự nhiên, cho nên nhan sắc tất nhiên phải tàn phai theo năm tháng, có gì phải đau buồn và nuối tiếc. Trân trọng một tài năng cống hiến cho nghệ thuật nước nhà., một sắc đẹp của tạo hóa ban tặng. Đó là những hình ảnh không phai mờ trong giới mộ điệu. Chúc bà vui với những gì đã và đang có. Nguyễn Nhật Khánh | 7 giờ 12 phút trước Thích | 33 Bà đúng là người đẹp tài năng Đúng, mình cũng đồng ý Nguyễn Nhật Khánh. bà đúng là một tài năng mà chưa ai ở VN qua được, khi nhan sắc tài phai, bà đã sống đẹp bằng cách làm từ thiện, một người như thế tôi cho là có nghị lực, tôi thấy báo chí đừng mỉa mai nữa vì bà đã lớn tuổi rôi. Chúc bà hp sức khỏe Nguyên Tai | 6 giờ 18 phút trước Thích | 30 Ngưỡng mộ sắc đẹp và tài năng! Thẩm Thúy Hằng xứng đáng là biểu tượng sắc đẹp + tài năng của phụ nữ Việt Nam. Thẩm Thúy Hằng có nét đẹp thật quý phái,sang trọng. Bà đã có và toại nguyện trước những điều mà tất cả mọi người tìm kiếm suốt đời: sắc đẹp và danh vọng khi còn trẻ; gia đình hạnh phúc; những đứa con thành đạt và vợ chồng ở bên nhau đến hơi thở cuối cùng... Có mấy ai trên đời được như vậy !! Tôi ngưỡng mộ Thẩm Thúy Hằng. Mong bà sống khỏe, vui cùng con cháu! Nguyễn Bình | 3 giờ 41 phút trước Thích | 2 Cuộc sống là cho đi hay nhận lại Quả thật cảm thấy đau lòng lẫn xót xa khi mấy ngày nay báo chí đưa tin về Cô. Tuổi trẻ Cô đã cống hiến hết mình vì nghệ thuật để đến ngày nay khi có ai nhắc đến tên cô đều cảm thấy vui mừng và hãnh diện vì nước mình có nghệ sỹ nổi tiếng đến vậy. Cô không những đẹp về hình thức bên ngoài mà tấm lòng cô bao dung đến thế. Dù sắc đep không còn nhưng cô vẫn đi làm từ thiện giúp ích cho đời. Thẩm Thúy Hà Thẩm Thúy Hà | 3 giờ 56 phút trước Thích | 1 vẻ đẹp rực rỡ Trời ban nhan sắc và cũng không quên tạo ra nhiếp ảnh gia để lưu giữ vẻ đẹp trường tồn , vĩnh cửu trong lòng mọi người. nam tran | 7 giờ 9 phút trước Thích | 1 Người phụ nữ tuyệt vời Con kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc. Mọi người luôn ủng hộ cô. Cô là tấm gương đạo đức và tài năng cho lớp trẻ chúng con. THu Hà | 4 giờ 28 phút trước Thích | Bà là người làm cho văn nghệ nước nhà thêm phong phú. Đồng ý với 2 bạn, tôi rất ngwỡng mộ và kính phục bà. Thử hỏi ai ở vào tuổi ...Thất Thập cổ lai hy mà vẫn như hồi...30....Mẹ tôi cũng vậy...bà là người dân quê biết gì mà sửa sắc đẹp với Silicon..v...v...bà là người rất đẹp...đẹp ..nổi tiếng..cả làng trong lẫn làng ngoài , bây giờ đã 78 có sửa gì đâu mà..cũng tàn phai nhan sắc thật khủng khiếp nhìn ảnh ngày xưa...và bây giờ ko thể nào nhận ra là một người được, bàn tay tao hóa mà....mình nên ngưỡng mộ chứ đừng nên chỉ trích...là tại sửa quá nên...giờ tàn tạ v...v...đó là tại người phê bình...ko hiểu chuyện hoặc...kiến thức quá hạn hẹp. Mong bà luôn bình an và luôn hảnh diện với những gì mình đã tạo ra cho nền văn nghệ nước nhà. Lê Thuỵ Huỳnh Trang | 4 giờ 55 phút trước Thích |
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc" (YTKCPQ)
"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
|
|
|||
Người đẹp Bình Dương có liên hệ gì đến tỉnh Bình Dương? - Ngành Mai
Người đẹp Bình Dương có liên hệ gì đến tỉnh Bình Dương? - Ngành Mai
Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-09-28
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng.File photo
Không xuất thân ở Bình Dương Kể từ giữa thập niên 1950 cho đến sau này, khán giả hâm mộ hát bóng, cũng như rất nhiều người trong mọi giới đã không lạ gì với cái tên Thẩm Thúy Hằng, và người đời cũng đặt biệt danh cho nàng là người đẹp Bình Dương. Mới nghe qua thiên hạ tưởng đâu rằng Thẩm Thúy Hằng nếu không xuất thân ở tỉnh Bình Dương thì cũng có liên hệ gì đó đến cái đất địa cách Sài Gòn khoảng hơn 30 cây số về hướng Bắc, trừ phi những người từng biết căn cội của người nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng là đẹp này. Kể ra thì bên lãnh vực điện ảnh cũng có rất nhiều nữ tài tử, và luôn cả những người nổi tiếng, đóng nhiều phim Việt Nam, phim ngoại quốc, nhưng lại không có biệt danh, trừ trường hợp kỳ nữ Kim Cương đã sẵn có biệt danh bên địa hạt sân khấu từ lâu, ngoài ra chẳng thấy ai hết. Tóm lại trong làng điện ảnh chỉ duy nhứt Thẩm Thúy Hằng là có cái biệt danh “người đẹp Bình Dương”, một mỹ từ mà có lẽ không một người nữ nào lại chẳng muốn. Thế nhưng, số đông thiên hạ đâu có biết Thẩm Thúy Hằng chẳng có liên hệ dính dáng gì đến vùng đất nổi tiếng có nhiều trái cây, sầu riêng măng cụt, chôm chôm như Lái Thiêu, hoặc là có nhiều đồn điền cao su như Lai Khê, Bến Cát của tỉnh Thủ Dầu Một, tức Bình Dương. Như vậy do đâu mà Thẩm Thúy Hằng lại mang biệt danh “người đẹp Bình Dương”? Thật ra thì chẳng có mấy ai lại bỏ công tìm hiểu làm chi vấn đề “bao đồng” như thế, có ích lợi gì đâu chớ, mà chỉ những người hâm mộ nghệ thuật, muốn lưu lại cho thế hệ sau về lịch sử sân khấu, màn ảnh, cũng như sự thăng trầm ba chìm bảy nổi các bộ môn nghệ thuật nước nhà thì mới tìm hiểu ghi lại thành tài liệu lịch sử cho sau này. Theo như tôi tìm hiểu thì nữ mình tinh Thẩm Thúy Hằng sinh quán ở miền Tây, tỉnh Long Xuyên, lên Sài Gòn đang học lớp Đệ Tứ ở trường Huỳnh Thị Ngà thì được hãng phim Mỹ Vân tuyển chọn đóng vai chánh cuốn phim có tên “Người Đẹp Bình Dương” để rồi sau đó người ta dùng nhân vật chính và địa danh trong cuốn phim để đặt biệt danh cho nàng. Có điều là Bình Dương trong cuốn phim kia lại không phải là Thủ Dầu Một, một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ Việt Nam, mà là một địa danh ở... bên Tàu. Năm 1957 nghệ sĩ Năm Châu, tức soạn giả Nguyễn Thành Châu hợp tác với hãng phim Mỹ Vân, đã dựa vào câu chuyện trong một cuốn sách của Tàu viết kịch bản cho phim, và dùng địa danh cùng nhân vật nữ chánh đặt tựa cho phim “Người Đẹp Bình Dương”. Đây là cuốn phim đầu tiên của minh tinh Thẩm Thúy Hằng, đã đưa nàng lên đài danh vọng, lại đồng thời được khán giả, thiên hạ đặt cho cái biệt danh nghe rất dễ thương. Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng. File photo. Vấn đề này về sau một ký giả kịch trường có hỏi Năm Châu tại sao lại lấy tên phim là Người Đẹp Bình Dương, để cho thiên hạ lầm lẫn với Bình Dương Thủ Dầu Một? Năm Châu trả lời, lúc ấy thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ông viết truyện phim dựa vào câu chuyện nhân gian bên Tàu, và lúc quay cuốn phim “Người Đẹp Bình Dương thì tỉnh Thủ Dầu Một chưa đổi tên. Thế nhưng, khi phim kiểm duyệt xong ra mắt khán giả, thì lại đúng vào lúc có sắc lệnh của chính phủ đổi tên nhiều tỉnh chứ không riêng gì Thủ Dầu Một. Thấy cũng chẳng hại gì, thì thôi để vậy luôn. Cũng cần biết thêm lúc tỉnh Thủ Dầu Một đổi tên, thì cùng lúc nhiều tỉnh khác cũng đổi tên mới như: Bà Rịa đổi tên Phước Tuy, Cần Thơ đổi tên Phong Dinh, Long Xuyên mang tên mới An Giang, và Vĩnh Bình thì tên mới của Trà Vinh... Còn các tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ là Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định... Vào thời thập niên 1950 phim Việt Nam rất hiếm, lâu lâu mới có một cuốn phim Việt ra đời, nên rất được khán giả ủng hộ. Lúc bấy giờ đối với khán giả bình dân thì phim Việt dù dở cũng thành hay, do bởi người ta nghe được tiếng nói, thay vì phải đọc phụ đề Việt ngữ của các phim ngoại quốc mà đa số người coi đã không đọc kịp. “Đẹp như Thẩm Thúy Hằng” Cái may mắn của nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng thì ngoài việc gia nhập làng điện ảnh ở thời kỳ mà phim Việt Nam rất hiếm, lại cũng chẳng phải tranh đua tài nghệ với ai. Ngoài ra cô còn có sắc đẹp lộng lẫy mà hầu như khán giả nào cũng công nhận, bởi nếu như người ta muốn khen một cô gái đẹp nào đó là thường hay nói “đẹp như Thẩm Thúy Hằng” vậy! Thời gian làm tài tử cho nhiều hãng phim, người ta chỉ thấy Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với nam tài tử cùng nghề, nhưng đến khi làm chủ hãng Việt Nam Film thì người đẹp Bình Dương nhắm vào thương mại nhiều hơn, và cô đã nhờ soạn giả Năm Châu viết cho kịch bản cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, đồng thời mời kép cải lương Thanh Tú đóng cặp với cô. Dạo đó các nhà làm phim không biết bắt mạch từ đâu mà lại ùn ùn chạy đi tìm đào kép cải lương tên tuổi mời về đóng phim, mà lại còn giao cho các vai trò nòng cốt, khiến cho các tài tử chuyên nghiệp mặc nhiên xuống giá, nếu không muốn thất nghiệp thì phải bằng long chấp nhận đứng chung sân quay với đào kép cải lương và chịu lãnh vai trò thấp hơn. Thực trạng trên đã gây bất mãn cho một số tài tử điện ảnh chuyên nghiệp, và trong lúc cuốn phim còn đang quay thì họ tung tin rằng đào kép cải lương đóng phim “rất ư là cải lương”, hoặc loan truyền rằng ai đó cho biết cải lương bị chết đứng rồi, giờ đây chạy sang điện ảnh làm sao khá nổi chớ! Riêng Thẩm Thúy Hằng trong lúc đang quay cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, mà tài tử chánh là kép Thanh Tú đóng cặp với cô, thì có người hỏi ngay rằng: “Tại sao lại chọn kép cải lương cho đóng phim mà lại là vai chánh nữa, bộ không sợ mất tiếng hãng phim hay sao?” Thẩm Thúy Hằng trả lời: “Lấy tiếng cũng phải lấy tiền chớ!” Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là TS Nguyễn Xuân Oánh. File photo. Rồi cô còn nói thêm rằng đào kép cải lương tên tuổi đương nhiên họ có một số khán giả, giờ đây họ đóng phim tức nhiên số khán giả từng ái mộ họ sẽ mua vé đi coi. Sản xuất phim là làm thương mại rồi, cái tiếng rất cần nhưng tiền cần hơn! Thế là người hỏi đành chịu thua thôi, và đào kép bên cải lương ào ạt nhảy vào lãnh vực điện ảnh, thao túng sàn quay, khiến cho một số tài tử bên điện ảnh chịu thất nghiệp, bởi các vai nòng cốt bị cải lương nắm hết. Những người bỏ tiền ra làm phim như Thẩm Thúy Hằng mời Thanh Tú cộng tác, cũng như Cosunam mời Thanh Nga là họ đã nhắm vào con số khán giả cải lương đông đảo từng ủng hộ thần tượng của họ. Người ta nói làm nghệ thuật điện ảnh không nên lầm lẫn với cải lương, ai mà không đồng ý như vậy chớ, nhưng đâu có ai bỏ tiền ra làm nghệ thuật mà lại chẳng muốn cơ lợi vào. Lấy tiếng đã đành nhưng cũng phải lấy tiền nữa, vì lẽ đó nên Thẩm Thúy Hằng không thể bỏ qua được Thanh Tú, Phùng Há, Năm Châu, Kim Cúc, dầu những người này lên màn ảnh họ vẫn còn các điệu bộ của sân khấu, như người ta đã xem qua phim “Chiều Kỷ Niệm”. Ấy thế mà phim này Thẩm Thúy Hằng đã lời trên 10 triệu bạc, trong vòng tuần lễ đầu trình chiếu ra mắt tại hai rạp ở Thủ Đô Sài Gòn. Tại sao? Vì phim “lô canh” mà không được khán giả bình dân ủng hộ thì chết đi một cửa tứ. Phim của Thẩm Thúy Hằng mà lời được là do phần lớn khán giả cải lương ào tới xem coi thần tượng sân khấu của họ lên màn ảnh ra sao. Họ chẳng cần biết tên của Huy Cường, của Đoàn Châu Mậu, của Tony Hiếu là ai cả! Và đến Kim Cương cũng thế, quay cuốn phim “Mưa Trong Bình Minh” kỳ nữ đã mời cải lương chi bảo Bạch Tuyết về giao vai chánh, và hãng thì lấy tên Kim Cương. Như vậy khán giả thoại kịch, cải lương, truyền hình và điện ảnh cùng đi coi phim chớ không hề phân biệt là bên nào, phía nào. Kỳ nữ xuất thân từ cải lương nên biết rõ khán giả của môn nghệ thuật này đông đảo hơn bất cứ môn nào, do đó mà làm ăn khá tậu khách sạn ở Vĩnh Long, mua xe hơi, biệt thự... Có cái nhìn thực tế như vậy mới làm giàu. Sau 1975, Thẩm Thúy Hằng vẫn tiếp tục đóng phim, đóng kịch, nhưng rồi lại vắng mặt một thời gian khá dài. Mãi đến năm 1990 mới xuất hiện trở lại cho biết là sẽ cộng tác với hãng phim Ấn Độ, vì cô muốn đi đến đất Phật. Muốn theo chân Đường Tăng đến đất Phật, vừa đóng phim vừa đi thăm những nơi nào mà Đường Tăng đã đi qua, nơi nào ông đến thỉnh kinh, và cô cũng muốn tự mình tìm học những kinh Phật nào mà cô chưa biết đến. Ngoài ra hãng phim Ấn Độ còn hứa sẽ thỏa mãn yêu cầu của cô là đi thăm viếng ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ còn dấu tích của Phật Thích Ca như Cội Bồ Đề, Vườn Trúc Lâm, Kỳ Viên Tự, những vùng thánh địa... Được biết nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng là người thuộc khá nhiều kinh Phật, và cô đã nuôi mộng “theo chân Đường Tăng” đi Ấn Độ từ nhiều năm, chứ không phải đợi đến khi xem bộ phim Tây Du Ký rồi mới muốn đến đất Phật. Sự hứa hẹn đáp ứng yêu cầu của hãng phim Ấn Độ, khiến cô rất vui mừng, sẽ thực hiện được ước mơ... theo chân Đường Tăng đi Ấn Độ! Nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng còn cho biết trong phim Tây Du Ký. Tề Thiên Đại Thánh đã cân đẩu vân rất nhanh, nhưng là nhanh đối với phương tiện cổ điển ngày xưa, chớ bây giờ cô ngồi máy bay phản lực bay một vèo là đến đất Phật, có lẽ Tề Thiên Đại Thánh cũng khó nhanh hơn... Có điều là khi xưa Đường Tăng đến Ấn Độ rồi thành Phật Bồ Tát, còn Thẩm Thúy Hằng thì chưa thành Phật, mà về nước tiếp tục sống với ông Nguyễn Xuân Oánh cho đến ngày ông qua đời. Và người ta không biết người đẹp Bình Dương khi về già ra sao...? Được đăng bởi Việt Dương Nhân tại 2:05 AM No comments: Các liên kết với bài này Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to Facebook HOA HẬU THẾ GIỚI - Indonesia : Chung kết Miss World, an ninh siết chặt Thứ bảy 28 Tháng Chín 2013 Các ứng cử viên Hoa hậu Thế giới thăm đền thờ Besakih, Karangasem, đảo Bali, 11/09/2013. REUTERS/Stringer Anh Vũ RFI Tối hôm nay 28/9/2013, một trăm hai mươi chín người đẹp hội tụ trong đêm chung kết hoa hậu thế giới trong không khí cực kỳ căng thẳng trên hòn đảo Bali. Cuộc thi sắc đẹp bị những kẻ Hồi giáo cực đoan chống đối kịch liệt khiến chính quyền phải đặt lực lượng an ninh trong tình trạng báo động. Theo ghi nhận của AFP tại chỗ, bãi biển sang trọng Nusa Dua, ở phía nam đảo Bali, nơi diễn ra đêm chung kết cuộc thi hoa hậu thế giới hôm nay được biến thành một chiến lũy. Lãnh địa các khách sạng hạng sang được bao bọc bởi một lực lượng an ninh hùng hậu với các đơn vị chống bạo động, xe phun nước và cảnh sát cùng chó nghiệp vụ. Phát ngôn viên của cảnh sát Bali Ronny Sompie cho biết gần 700 cảnh sát đã được triển khai để bảo vệ đêm chung kết cuộc thi. Năm2002, tại Bali đã từng xảy ra vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước này khiến 202 người chết. Chính quyền địa phương có lý do để lo ngại nhất là những kẻ Hồi giáo cực đoan thề sẽ phá hỏng đêm hội hôm nay bằng mọi cách. Tuy không đưa ra chi tiết cụ thể nhưng sứ quán các nước như Mỹ, Anh và Úc đã cảnh báo kiều dân của mình về khả năng có thể xảy ra việc khủng bố « tấn công » cuộc thi. Trong khi đó cảnh sát địa phương cho biết không thấy có đe dọa nào đặc biệt. Từ khi đất nước đông dân Hồi giáo nhất thế giới Indonesia được chọn làm địa điểm cuộc thi hoa hậu thế giới, trong nhiều tuần qua hàng nghìn người Hồi giáo cực đoan đã xuống đường để phản đối cuộc thi mà họ gọi là « cuộc thi của những con điếm ». Ban đầu dự kiến đêm chung kết diễn ra tại thủ đô Jakarta nhưng sau đó chính quyền đã phải chuyển cuộc thi về Bali, một hòn đảo có đa số dân theo đạo Hindu. Các nhà tổ chức đồng ý hủy phần trình diễn áo tắm của các thí sinh. Sự nhượng bộ như vậy không làm nguôi sự phẫn nộ của những kẻ cực đoan vẫn quyết tâm phá hỏng cuộc thi đến cùng. Mặt trận những người bảo vệ đạo Hồi (FPI) dự kiến sẽ đưa lực lượng từ đảo Java qua đảo Bali để hành động. Trước kế hoạch này, chính quyền từ hôm qua đã cho đóng các cảng Bali đối diện với phía đông đảo Java. Tuy nhiên FPI tuyên bố sẽ tìm mọi cách đưa người của họ sang Bali. Nỗi phẫn nộ cực đoan nhắm vào cuộc thi hoa hậu thế giới đường như không phải của đại đa số người Hồi giáo ở Indonesia, vốn vẫn được đánh giá là khá ôn hòa. Người Hồi giáo ở Indonesia hôm 18/9 vừa qua đã tổ chức cuộc thi sắc đẹp riêng cho họ, cuộc thi « Hoa hậu Hồi giáo ». Sau phần thi đọc kinh Coran, trình diễn trong khăn trùm đầu và màn cầu nguyện, cuộc thi đã chọn ra được Hoa hậu của thế giới Hồi giáo (Muslimah World) là người Nigeria. Đây không phải lần đầu tiên cuộc thi sắc đẹp thế giới gặp phiền toái với người hồi giáo. Trong quá khứ, năm 2002, cuộc thi hoa hậu thế giới đã phải chuyển địa điểm từ Nigeria về Anh Quốc sau khi xảy ra cuộc đụng độ giữa người Hồi giáo và người Thiên Chúa giáo làm 200 người thiệt mạng. Cuộc thi hoa hậu thế giới được khởi xướng tại nước Anh từ năm 1951. Đêm chung kết hôm nay được truyền hình tới 180 nước. tags: An ninh - Châu Á - Hoa hậu - Indonesia - Quốc tế - Theo dòng thời sự - Văn hóa - Xã hội
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc" (YTKCPQ)
"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
|
|
|||
Người đẹp Bình Dương có liên hệ gì đến tỉnh Bình Dương? - Ngành Mai
Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-09-28 File photo Không xuất thân ở Bình Dương Kể từ giữa thập niên 1950 cho đến sau này, khán giả hâm mộ hát bóng, cũng như rất nhiều người trong mọi giới đã không lạ gì với cái tên Thẩm Thúy Hằng, và người đời cũng đặt biệt danh cho nàng là người đẹp Bình Dương. Mới nghe qua thiên hạ tưởng đâu rằng Thẩm Thúy Hằng nếu không xuất thân ở tỉnh Bình Dương thì cũng có liên hệ gì đó đến cái đất địa cách Sài Gòn khoảng hơn 30 cây số về hướng Bắc, trừ phi những người từng biết căn cội của người nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng là đẹp này. Kể ra thì bên lãnh vực điện ảnh cũng có rất nhiều nữ tài tử, và luôn cả những người nổi tiếng, đóng nhiều phim Việt Nam, phim ngoại quốc, nhưng lại không có biệt danh, trừ trường hợp kỳ nữ Kim Cương đã sẵn có biệt danh bên địa hạt sân khấu từ lâu, ngoài ra chẳng thấy ai hết. Tóm lại trong làng điện ảnh chỉ duy nhứt Thẩm Thúy Hằng là có cái biệt danh “người đẹp Bình Dương”, một mỹ từ mà có lẽ không một người nữ nào lại chẳng muốn. Thế nhưng, số đông thiên hạ đâu có biết Thẩm Thúy Hằng chẳng có liên hệ dính dáng gì đến vùng đất nổi tiếng có nhiều trái cây, sầu riêng măng cụt, chôm chôm như Lái Thiêu, hoặc là có nhiều đồn điền cao su như Lai Khê, Bến Cát của tỉnh Thủ Dầu Một, tức Bình Dương. Như vậy do đâu mà Thẩm Thúy Hằng lại mang biệt danh “người đẹp Bình Dương”? Thật ra thì chẳng có mấy ai lại bỏ công tìm hiểu làm chi vấn đề “bao đồng” như thế, có ích lợi gì đâu chớ, mà chỉ những người hâm mộ nghệ thuật, muốn lưu lại cho thế hệ sau về lịch sử sân khấu, màn ảnh, cũng như sự thăng trầm ba chìm bảy nổi các bộ môn nghệ thuật nước nhà thì mới tìm hiểu ghi lại thành tài liệu lịch sử cho sau này. Theo như tôi tìm hiểu thì nữ mình tinh Thẩm Thúy Hằng sinh quán ở miền Tây, tỉnh Long Xuyên, lên Sài Gòn đang học lớp Đệ Tứ ở trường Huỳnh Thị Ngà thì được hãng phim Mỹ Vân tuyển chọn đóng vai chánh cuốn phim có tên “Người Đẹp Bình Dương” để rồi sau đó người ta dùng nhân vật chính và địa danh trong cuốn phim để đặt biệt danh cho nàng. Có điều là Bình Dương trong cuốn phim kia lại không phải là Thủ Dầu Một, một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ Việt Nam, mà là một địa danh ở... bên Tàu. Năm 1957 nghệ sĩ Năm Châu, tức soạn giả Nguyễn Thành Châu hợp tác với hãng phim Mỹ Vân, đã dựa vào câu chuyện trong một cuốn sách của Tàu viết kịch bản cho phim, và dùng địa danh cùng nhân vật nữ chánh đặt tựa cho phim “Người Đẹp Bình Dương”. Đây là cuốn phim đầu tiên của minh tinh Thẩm Thúy Hằng, đã đưa nàng lên đài danh vọng, lại đồng thời được khán giả, thiên hạ đặt cho cái biệt danh nghe rất dễ thương. Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng. File photo. Vấn đề này về sau một ký giả kịch trường có hỏi Năm Châu tại sao lại lấy tên phim là Người Đẹp Bình Dương, để cho thiên hạ lầm lẫn với Bình Dương Thủ Dầu Một? Năm Châu trả lời, lúc ấy thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ông viết truyện phim dựa vào câu chuyện nhân gian bên Tàu, và lúc quay cuốn phim “Người Đẹp Bình Dương thì tỉnh Thủ Dầu Một chưa đổi tên. Thế nhưng, khi phim kiểm duyệt xong ra mắt khán giả, thì lại đúng vào lúc có sắc lệnh của chính phủ đổi tên nhiều tỉnh chứ không riêng gì Thủ Dầu Một. Thấy cũng chẳng hại gì, thì thôi để vậy luôn. Cũng cần biết thêm lúc tỉnh Thủ Dầu Một đổi tên, thì cùng lúc nhiều tỉnh khác cũng đổi tên mới như: Bà Rịa đổi tên Phước Tuy, Cần Thơ đổi tên Phong Dinh, Long Xuyên mang tên mới An Giang, và Vĩnh Bình thì tên mới của Trà Vinh... Còn các tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ là Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định... Vào thời thập niên 1950 phim Việt Nam rất hiếm, lâu lâu mới có một cuốn phim Việt ra đời, nên rất được khán giả ủng hộ. Lúc bấy giờ đối với khán giả bình dân thì phim Việt dù dở cũng thành hay, do bởi người ta nghe được tiếng nói, thay vì phải đọc phụ đề Việt ngữ của các phim ngoại quốc mà đa số người coi đã không đọc kịp. “Đẹp như Thẩm Thúy Hằng” Cái may mắn của nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng thì ngoài việc gia nhập làng điện ảnh ở thời kỳ mà phim Việt Nam rất hiếm, lại cũng chẳng phải tranh đua tài nghệ với ai. Ngoài ra cô còn có sắc đẹp lộng lẫy mà hầu như khán giả nào cũng công nhận, bởi nếu như người ta muốn khen một cô gái đẹp nào đó là thường hay nói “đẹp như Thẩm Thúy Hằng” vậy! Thời gian làm tài tử cho nhiều hãng phim, người ta chỉ thấy Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với nam tài tử cùng nghề, nhưng đến khi làm chủ hãng Việt Nam Film thì người đẹp Bình Dương nhắm vào thương mại nhiều hơn, và cô đã nhờ soạn giả Năm Châu viết cho kịch bản cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, đồng thời mời kép cải lương Thanh Tú đóng cặp với cô. Dạo đó các nhà làm phim không biết bắt mạch từ đâu mà lại ùn ùn chạy đi tìm đào kép cải lương tên tuổi mời về đóng phim, mà lại còn giao cho các vai trò nòng cốt, khiến cho các tài tử chuyên nghiệp mặc nhiên xuống giá, nếu không muốn thất nghiệp thì phải bằng long chấp nhận đứng chung sân quay với đào kép cải lương và chịu lãnh vai trò thấp hơn. Thực trạng trên đã gây bất mãn cho một số tài tử điện ảnh chuyên nghiệp, và trong lúc cuốn phim còn đang quay thì họ tung tin rằng đào kép cải lương đóng phim “rất ư là cải lương”, hoặc loan truyền rằng ai đó cho biết cải lương bị chết đứng rồi, giờ đây chạy sang điện ảnh làm sao khá nổi chớ! Riêng Thẩm Thúy Hằng trong lúc đang quay cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, mà tài tử chánh là kép Thanh Tú đóng cặp với cô, thì có người hỏi ngay rằng: “Tại sao lại chọn kép cải lương cho đóng phim mà lại là vai chánh nữa, bộ không sợ mất tiếng hãng phim hay sao?” Thẩm Thúy Hằng trả lời: “Lấy tiếng cũng phải lấy tiền chớ!” Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là TS Nguyễn Xuân Oánh. File photo. Rồi cô còn nói thêm rằng đào kép cải lương tên tuổi đương nhiên họ có một số khán giả, giờ đây họ đóng phim tức nhiên số khán giả từng ái mộ họ sẽ mua vé đi coi. Sản xuất phim là làm thương mại rồi, cái tiếng rất cần nhưng tiền cần hơn! Thế là người hỏi đành chịu thua thôi, và đào kép bên cải lương ào ạt nhảy vào lãnh vực điện ảnh, thao túng sàn quay, khiến cho một số tài tử bên điện ảnh chịu thất nghiệp, bởi các vai nòng cốt bị cải lương nắm hết. Những người bỏ tiền ra làm phim như Thẩm Thúy Hằng mời Thanh Tú cộng tác, cũng như Cosunam mời Thanh Nga là họ đã nhắm vào con số khán giả cải lương đông đảo từng ủng hộ thần tượng của họ. Người ta nói làm nghệ thuật điện ảnh không nên lầm lẫn với cải lương, ai mà không đồng ý như vậy chớ, nhưng đâu có ai bỏ tiền ra làm nghệ thuật mà lại chẳng muốn cơ lợi vào. Lấy tiếng đã đành nhưng cũng phải lấy tiền nữa, vì lẽ đó nên Thẩm Thúy Hằng không thể bỏ qua được Thanh Tú, Phùng Há, Năm Châu, Kim Cúc, dầu những người này lên màn ảnh họ vẫn còn các điệu bộ của sân khấu, như người ta đã xem qua phim “Chiều Kỷ Niệm”. Ấy thế mà phim này Thẩm Thúy Hằng đã lời trên 10 triệu bạc, trong vòng tuần lễ đầu trình chiếu ra mắt tại hai rạp ở Thủ Đô Sài Gòn. Tại sao? Vì phim “lô canh” mà không được khán giả bình dân ủng hộ thì chết đi một cửa tứ. Phim của Thẩm Thúy Hằng mà lời được là do phần lớn khán giả cải lương ào tới xem coi thần tượng sân khấu của họ lên màn ảnh ra sao. Họ chẳng cần biết tên của Huy Cường, của Đoàn Châu Mậu, của Tony Hiếu là ai cả! Và đến Kim Cương cũng thế, quay cuốn phim “Mưa Trong Bình Minh” kỳ nữ đã mời cải lương chi bảo Bạch Tuyết về giao vai chánh, và hãng thì lấy tên Kim Cương. Như vậy khán giả thoại kịch, cải lương, truyền hình và điện ảnh cùng đi coi phim chớ không hề phân biệt là bên nào, phía nào. Kỳ nữ xuất thân từ cải lương nên biết rõ khán giả của môn nghệ thuật này đông đảo hơn bất cứ môn nào, do đó mà làm ăn khá tậu khách sạn ở Vĩnh Long, mua xe hơi, biệt thự... Có cái nhìn thực tế như vậy mới làm giàu. Sau 1975, Thẩm Thúy Hằng vẫn tiếp tục đóng phim, đóng kịch, nhưng rồi lại vắng mặt một thời gian khá dài. Mãi đến năm 1990 mới xuất hiện trở lại cho biết là sẽ cộng tác với hãng phim Ấn Độ, vì cô muốn đi đến đất Phật. Muốn theo chân Đường Tăng đến đất Phật, vừa đóng phim vừa đi thăm những nơi nào mà Đường Tăng đã đi qua, nơi nào ông đến thỉnh kinh, và cô cũng muốn tự mình tìm học những kinh Phật nào mà cô chưa biết đến. Ngoài ra hãng phim Ấn Độ còn hứa sẽ thỏa mãn yêu cầu của cô là đi thăm viếng ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ còn dấu tích của Phật Thích Ca như Cội Bồ Đề, Vườn Trúc Lâm, Kỳ Viên Tự, những vùng thánh địa... Được biết nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng là người thuộc khá nhiều kinh Phật, và cô đã nuôi mộng “theo chân Đường Tăng” đi Ấn Độ từ nhiều năm, chứ không phải đợi đến khi xem bộ phim Tây Du Ký rồi mới muốn đến đất Phật. Sự hứa hẹn đáp ứng yêu cầu của hãng phim Ấn Độ, khiến cô rất vui mừng, sẽ thực hiện được ước mơ... theo chân Đường Tăng đi Ấn Độ! Nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng còn cho biết trong phim Tây Du Ký. Tề Thiên Đại Thánh đã cân đẩu vân rất nhanh, nhưng là nhanh đối với phương tiện cổ điển ngày xưa, chớ bây giờ cô ngồi máy bay phản lực bay một vèo là đến đất Phật, có lẽ Tề Thiên Đại Thánh cũng khó nhanh hơn... Có điều là khi xưa Đường Tăng đến Ấn Độ rồi thành Phật Bồ Tát, còn Thẩm Thúy Hằng thì chưa thành Phật, mà về nước tiếp tục sống với ông Nguyễn Xuân Oánh cho đến ngày ông qua đời. Và người ta không biết người đẹp Bình Dương khi về già ra sao...?
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc" (YTKCPQ)
"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
|
|
|||
Thẩm Thúy Hằng thời còn trẻ (ảnh st) "Minh tinh màn bạc" Thẩm Thúy Hằng (ảnh st)
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc" (YTKCPQ)
"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
|
The Following User Says Thank You to việtdươngnhân For This Useful Post: | ||
phamthangvu (10-02-2013)
|
|
|||
Nghệ sĩ Hùng Cường và Thanh Nga trong phim Nắng Chiều. File photo
Lạm phát hãng phim Thời kỳ trước 1975 có một dạo một số đào kép cải lương được các hãng phim mời đóng phim và tình trạng đã gây nên khủng hoảng cho nhiều đoàn hát, có một số đoàn phải chịu rã gánh, do bởi đào kép chánh rời khỏi đoàn. Ngay cả các anh hề của sân khấu cải lương và thoại kịch, chưa một kinh nghiệm nào trong lãnh vực điện ảnh, bỗng phút chốc trở thành tài tử đứng trên sàn quay. Vậy hiện tượng trên do đâu mà có? Người ta tìm hiểu và đi đến kết luận: Do lạm phát hãng phim! Thật vậy, lúc bấy giờ ở Sài Gòn và tính luôn cả nước có đến hơn 50 hãng phim được cấp giấy phép hoạt động, nhưng thực tế thì chỉ trên dưới 10 hãng là có sản xuất phim mà thôi. Lúc bấy giờ nhà sản xuất phim quá thừa, trong khi tài tử lại hiếm và lãnh “cát sê” quá thấp, đó là những điều ghi nhận được về tình trạng của nền điện ảnh Việt Nam lúc ấy. Chính sự lạm phát nhà sản xuất đã đưa đến việc tài tử cải lương nhảy sang điện ảnh, trong số khoảng chừng 40 tài tử chuyên nghiệp lúc đó so với con số hãng phim nhiều như vậy. Do đó các nhà sản xuất phim bắt buộc phải “mượn đỡ” đào kép cải lương qua điện ảnh rất có lợi, người ta có thể lợi dụng ngay tên tuổi của đào kép đó như Hùng Cường, Thanh Nga v.v... Dù vậy, với sự tranh nhau xin giấy phép rầm rộ cũng làm cho phong trào sản xuất phim ảnh vùng lên. Vấn đề diễn xuất tuy có sự khác nhau giữa “sân khấu” và “ống kính” nhưng nhiều đào kép thông minh chỉ cần nhắc sơ là có thể đóng phim ngay được. Thêm vào đó ở Việt Nam đa số dân chúng bình dân rất dễ dãi khi xem chiếu bóng, vì vậy sự có mặt của đào kép cải lương sẽ làm tăng số khán giả loại này rất nhiều. Nếu như gặp thời gặp vận thì đào kép hát cải lương rất dễ trở thành tài tử điện ảnh, sự nghiệp lên như diều, được người đời trọng vọng và đặc biệt là những lúc có dịp trở lại thăm đoàn hát cũ, thì được mọi người trong giới nhìn mình với cặp mắt thán phục, thèm thuồng... Do hiện tượng đào kép cải lương nhảy sang đóng phim, nên đầu thập niên 1970, vườn hoa điện ảnh nở rộ, phong trào sản xuất phim ảnh lên cao. Nhiều cuốn phim màu với màn ảnh rộng ra đời thu hút ngày một nhiều khán giả, khiến cho giới thương mại đã không bỏ lỡ cơ hội nhảy vào khinh doanh nghệ thuật điện ảnh. Nhận thấy làm phim kiếm ăn được nên có nhiều tay chẳng biết gì về điện ảnh cũng nhảy ra lập hãng phim để hốt bạc. Và đây tôi xin kể ra một trường hợp: Một trong số những người có vốn đã nhạy bén bước vào làm ăn thật sự là bà Nguyễn Thị Thân, bà đã nhanh chân đi xin giấy phép thành lập hãng Kim Thân Film. Dù chưa từng làm ăn trong lãnh vực điện ảnh bao giờ, bà Nguyễn Thị Thân đã dám bỏ ra số vốn lớn khai thác thị trường phim ảnh, một thị trường được coi như rất dễ có lời lúc bấy giờ. Kim Thân Film đã thực hiện một cuốn phim với các tài tử chánh là đào kép cải lương, hãng phim này đã thành công theo như nhận định của giới am tường về thị trường phim ảnh thời đó. Tuy nhiên, một thắc mắc được đặt ra về phương thức kinh doanh của Kim Thân Film là: căn cứ vào yếu tố nào để một người chưa từng có một kinh nghiệm gì trong địa hạt điện ảnh, lại dám bỏ ra số tiền lớn lao để làm phim? (Nghe nói thì trên cả chục triệu tiền vốn bỏ ra). Khán giả có cảm tình Kiều Chinh và Hùng Cường trong phim Chiếc Bóng Bên Ðường. File photo. Báo chí lúc bấy giờ kéo nhau đi tìm hiểu, họ được một trong những người thân cận với bà chủ hãng phim tiết lộ rằng, bà Nguyễn Thị Thân là nhà thương mại, nên có cái nhìn thực tế. Bà đã quan sát thị trường một cách thận trọng trước khi bỏ vốn làm ăn. Sau vài lần đi coi phim “Loan Mắt Nhung” nhận thấy khán giả rất có cảm tình với Thanh Nga, mà phần lớn lại là khán giả cải lương, thành phần mà xưa giờ chẳng mấy khi coi hát bóng. Kế đó khi đi coi phim “Chân Trời Tím”, bà Thân biết rõ Hùng Cường là mục tiêu mua vé của số khán giả vẫn thường đến rạp Quốc Thanh coi các tuồng hát của đoàn Dạ Lý Hương, do đó mới quyết định làm phim và nhắm ngay vào 2 nghệ sĩ cải lương đương thời nói trên để mời. Hợp đồng của Hùng Cường và Thanh Nga cao gấp đôi lần đóng phim trước, nên 2 nghệ sĩ này mới khước từ tất cả các hãng phim đang mời mọc để về đóng phim “Mãnh Lực Đồng Tiền” cho hãng Kim Thân Film. Muốn cho vững vàng thêm, hãng đã thương lượng mời ca sĩ thuộc hàng ngũ nhạc kích động Mai Lệ Huyền, bởi thời điểm đó Hùng Cường và Mai Lệ Huyền cũng là thần tượng của giới trẻ yêu nhạc rock. Còn các nghệ sĩ Bích Thuận, Việt Hùng, Tám Vân, Bà Năm Sa Đéc thì cũng một thời được khán giả biết tên biết mặt, cùng với những Lý Quốc Mậu, Vương Vũ, Mã Dũng, Việt Châu thì làm giàn bao. Đồng thời để gây sự hiếu kỳ cho khán giả, hãng Kim Thân đã không ngại tốn kém mời thêm một tài tử Mỹ chính cống tên Gardner có mặt trong phim cho nó lạ. Về chuyện phim thì chọn tiểu thuyết xã hội “Mãnh Lực Đồng Tiền” của nhà văn Anh Vũ – Lê Ngọc Lê, đang được đăng trên một tờ tuần báo có nhiều người đọc. Còn phần dàn dựng thì giao cho đạo diễn Lê Mộng Hoàng, một đạo diễn kỳ cựu có nghiên cứu tâm lý khán giả miền Nam. Tóm lại về phần nhân sự thì hãng Kim Thân đã không ngại việc nâng cao chi phí để có thể hội đủ càng nhiều yếu tố “ăn khách” càng tốt. Sợ để chậm trễ biết đâu tình thế sẽ đổi khác, nên kế hoạch đâu đó xong xuôi hãng Kim Thân xúc tiến ngay việc thu hình với thời gian kỷ lục, để phim “Mãnh Lực Đồng Tiền” kịp ra mắt khán giả vào Tháng Chín, 1971. Từ ngày bắt đầu việc thu hình, hãng Kim Thân đã nghĩ ngay đến vấn đề quảng cáo. Cho nên họ đã nhanh chóng mời các ký giả kịch trường đến quan sát viết bài, và khi phim sắp sửa hoàn thành thì tung ra đợt quảng cáo mạnh mẽ với hình ảnh Hùng Cường, Thanh Nga, Mai Lệ Huyền xuất hiện trên nhiều tờ báo. Một tuần lễ trước ngày chiếu ra mắt, hãng đã mời quan khách cùng rất đông ký giả kịch trường tham dự. Nhiều nhựt báo, tuần báo đã cùng lúc viết bài nói về cuốn phim này, do đó mà trong tuần lễ khai trương phim “Mãnh Lực Đồng Tiền”, 4 rạp lớn ở Đô Thành: Rex, Đại Nam, Văn Hoa (Sài Gòn) và Văn Hoa (ĐaKao) đã đông nghẹt người đi coi. Hãng thu lại tiền vốn khá nhanh chóng. Cũng theo lời những người thân cận tiết lộ thêm thì Kim Thân Film hãng cũng nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để chọn thời điểm cho ra mắt cuốn phim. Trước tiên, film được chiếu ở Sài Gòn vào Tháng Chín, tháng này hiếm khi mưa chiều và ban ngày, mà đến quá nửa đêm mới có mưa, do đó chẳng ảnh hưởng bao nhiêu đối với người đi coi hát. Hai tháng sau thì phim được đưa đi tỉnh chiếu đúng vào mùa lúa đang thu hoạch, nhà nông rảnh tay ra chợ mua sắm thì rất khó bỏ qua việc coi phim, nếu như thấy những hình ảnh Thanh Nga, Hùng Cường được treo trước rạp. Rồi thì phim được chiếu ở những rạp từng đón tiếp các đoàn hát cải lương, và chiếu dài dài cho đến Tết Nguyên Đán là thời gian các gánh cải lương đều hốt bạc. Đây là một sự tính toán có kế hoạch hẳn hòi, và sự thành công của hãng Kim Thân đã lôi kéo theo sự thành công của số đào kép cải lương, gặp thời vừa tiếp tục làm nghệ thuật mà thu nhập lại còn nhiều hơn lúc còn phục vụ chỉ có sân khấu cải lương thôi. Phim “Mãnh Lực Đồng Tiền” thời đó được coi là một trong những phim có chi phí cao, thành công về tài chánh, nhưng không phải là một phim thành công về nghệ thuật trong lãnh vực điện ảnh. Hãng phim Thẩm Thúy Hằng Thẩm Thúy Hằng trong phim Sóng Tình. File photo. Và tiếp sau đây xin nói về hãng Việt Nam phim của Thẩm Thúy Hằng, cũng mời đào kép cải lương về hãng của mình. Giữa thập niên 1960, cái thời kỳ đất nước luôn trong tình trạng sôi động, xáo trộn với những cuộc đảo chánh, xuống đường, giới nghiêm... thì người ta thấy trên chính trường xuất hiện một chính khách được báo chí nói đến nhiều: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Oánh. Và đồng thời báo chí cũng trao tặng cho ông biệt danh “người đấm bóp thời cuộc”. Sang đầu thập niên 1970, ông Oánh lại thêm một lần nữa cũng nổi tiếng không kém, báo chí cũng đề cập nhiều, nhưng lần này thì ông đóng vai “đấm bóp người đẹp”. Ông thành hôn với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng, cô đào chiếu bóng được người đời tặng cho mỹ danh “người đẹp Bình Dương”, dù rằng cô ta chẳng dính dáng gì đến cái tỉnh có nhiều trái cây sầu riêng, măng cụt ở vùng Lái Thiêu, hay đồn điền cao su ngút ngàn dọc theo Quốc lộ 13. Đám cưới của ông Nguyễn Xuân Oánh và minh tinh Thẩm Thúy Hằng tổ chức lớn tại nhà hàng khách sạn Caravelle, khách tham dự phần lớn là những nhân vật chính quyền tại chức, chính khách đương thời và giới điện ảnh có tầm cỡ. Có điều người ta không ngờ người đẹp Bình Dương từng thành danh nhờ điện ảnh, thế mà vừa được cấp môn bài làm chủ hãng phim, Thẩm Thúy Hằng lại nhắm vào việc mời đào kéo cải lương đảm nhận các vai trong phim của mình, và người ta đã thấy một giàn nghệ sĩ cải lương: Năm Châu, Phùng Há, Bảy Ngọc, Thanh Tú xuất hiện trong cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”. Đây là cuốn phim với lời đối thoại do nghệ sĩ Năm Châu viết, chuyện phim ở mức tầm thường. Báo chí lúc bấy giờ phê bình rằng nội dung phim là chuyện xã hội Việt Nam không phản ảnh được gì nếp sống của người Việt Nam đương thời nên phim này không thành công về mặt nghệ thuật nhưng thành công về tài chánh. Lý do? Nhờ sự có mặt của các nghệ sĩ cải lương danh tiếng, phim đã lôi kéo số khán giả cải lương thuần túy đi coi do đó mà phim “Chiều Kỷ Niệm” hốt bạc khá nhiều, chiếu ra mắt tuần đầu đã thu vào trên 10 triểu, Thẩm Thúy Hằng lời to! Người đẹp Bình Dương từng nói: Lấy tiếng cũng phải lấy tiền là vậy.
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc" (YTKCPQ)
"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=7241
|
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét