Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

MÙA HÈ 1972, WASHINGTON MỪNG VÌ SÀI GÒN CÓ NGUYỄN VĂN THIỆU

 



MÙA HÈ 1972, WASHINGTON MỪNG VÌ SÀI GÒN CÓ NGUYỄN VĂN THIỆU

Bùi Anh Trinh
By Nguyễn Tuấn on Tháng Tám 2014

1Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh

Năm 1972, ngày 21-2, Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm Trung Quốc, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước sau 20 năm thù địch. Việc nối lại quan hệ với Hoa Kỳ sẽ giúp Trung Quốc hội nhập với thế giới và có vai trò xứng đáng trong Liên Hiệp Quốc. Hai nước sẽ thảo luận về vấn đề Đài Loan và vấn đề trao đổi kinh tế giữa hai nước.

Khi nói chuyện về chiến tranh Việt Nam Tổng thống Nixon cho biết ông sẽ thực hiện rút hết quân về trong vòng 3 tháng với điều kiện tù binh chiến tranh được thả về. Ông sẵn sàng viện trợ tái thiết cho Cam Bốt, Lào, Bắc Việt và cả Nam Việt Nam nhưng ông sẽ không lật đổ Thiệu. Ông cũng nói rằng ông biết Liên Xô đang xúi Bắc Việt tiếp tục giải quyết chiến tranh bằng chiến trường. Hễ chiến tranh càng kéo dài thì Liên Xô càng thủ lợi.

Chú giải : Kissinger không ngờ trận bảo lửa đang chờ

Trong khi Kissinger đang còn ở Bắc Kinh thì ông nhận được tin báo của Walters ở Paris rằng Hà Nội muốn gặp Kissinger sau khi ông ta đi Bắc Kinh về. Kissinger sướng mê người bởi vì tin cho biết là buổi hội này có ăn trưa, một điều chưa từng có, chứng tỏ sẽ có nhiều hấp dẫn trong cuộc hẹn, nghĩa là Hà Nội đã chịu nghe lời của Bắc Kinh.

Nhưng thực ra Kissinger đã bị lừa, trong khi Kissinger yên trí với những điều hấp dẫn sắp được thưởng thức thì Hà Nội âm thầm điều động 14 sư đoàn và 48 trung đoàn quân Bắc Việt vào Nam. Đội quân này gồm cả chiến xa T.54 và trang bị toàn là vũ khí hiện đại.

Thêm vào đó, Ngoại trưởng CSVN Nguyễn Duy Trinh lên tiếng kêu gọi nối lại đàm phán để cho Hoa Kỳ mất cảnh giác. Kissinger và Nixon không ngờ Liên Xô và Hà Nội đang chuẩn bị xua toàn quân Miền Bắc tràn vào Nam, giống như quân Bắc Hàn tràn xuống Nam Hàn năm 1950.

Hoa Kỳ bắt tay với Trung Quốc thì Liên Xô ra tay

Đầu năm 1972 Liên Xô viện trợ một số lượng vũ khí khổng lồ cho Hà Nội để HN có thể xua quân tràn ngập Miền Nam. Mạc Tư Khoa cần chứng minh cho Hoa Kỳ thấy rằng nếu HK điều đình với một mình Trung Quốc thì không xong, mà phải điều đình với cả Liên Xô mới đúng. Vì vậy Liên Xô tập trung dồn quân viện cho Hà Nội.

Với lượng vũ khí dồi dào chưa từng có, Lê Duẩn cho đóng cửa tất cả các trường đại học và trường cao đẳng tại Miền Bắc, ra lệnh động viên những thiếu niên từ 16 tuổi để chuẩn bị gởi vào Nam. Theo sử gia quân đội CSVN phạm Quế Dương thì đợt tuyển quân lần này là 500 ngàn quân. Sau đó thì 20 sư đoàn của Bắc Việt lên đường vào Nam.

Tài liệu “Encyclopedia of The Vietnam War”, của Spencer C.Tucker phát hành năm 2.000, cho biết khởi đầu Lê Duẩn tung vào Miền Nam 14 sư đoàn và 26 trung đoàn biệt lập, tất cả khoảng 120 ngàn quân. Cuộc chuẩn bị vĩ đại của Lê Duẫn khởi sự từ mùa thu 1971, được ngụy trang dưới thình thức chuẩn bị đối phó với trận tấn công đổ bộ của “Mỹ ngụy” sau trận Hạ Lào.

Tài liệu của CSVN : “Về ta, cuối năm 1971, các đơn vị chủ lực của ta lần lượt trở lại chiến trường miền Nam, củng cố được địa bàn đứng chân dọc miền Tây các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Vùng căn cứ giải phóng được tăng cường và có phần được củng cố từ U Minh – Đồng Tháp, rừng núi miền Đông Nam Bộ, qua Tây Nguyên đến Trị – Thiên, lại được nối thông với vùng giải phóng của nước bạn ở Hạ Lào kéo thẳng xuống Đông Bắc Campuchia. Số dân trong các vùng giải phóng ở miền Nam là 2,78 triệu, đông gấp hai lần so với cuối năm 1970″ (Trần Hà. Tạp chí Thông tin Lịch sử Quân sự, số 4, tháng 4, 1991, Trang 4).

Đoạn tài liệu trên đây chứng tỏ sau cuộc tấn công của quân đội VNCH và quân đội HK sang Cam Bốt vào tháng 4 năm 1970 thì lực lượng vũ trang chính quy của CSVN tại Miền Nam hoàn toàn tan rã. Cối năm 1971 Hà Nội mới bắt đầu đưa quân vào Nam để điền thế các đơn vị vũ trang của Mặt trận Giải phóng Miền Nam bị tiêu diệt sau trận Mậu Thân.

Hồi ký của Tướng Lê Đức Anh cho thấy sau trận Mậu Thân 1968 ông và Tướng Phạm Hùng, Tướng Hoàng Văn Thái ra Bắc bằng máy bay của Hoàng gia Cam Bốt để “báo cáo tình hình”, thực chất là chạy tránh bị truy quét sau khi tất cả các đơn vị quân đội bị tan rã. Bởi vì sau đó ông lưu lại Hà Nội để “trị bịnh” trong 1 năm. Cho đến tháng 7 năm 1969 ông mới trở lại Miền Nam để bắt đầu tổ chức gầy dựng lại các đơn vị chiến đấu tại Miền Tây Nam Bộ ( Quân khu 9 ).

Đến tháng 9 năm 1970, Đại tá Lê Đức Anh, “Tư lệnh” Quân khu 9, và Bí thư Quân khu 9 là Võ Văn Kệt mới gom được một số ít quân và cán bộ. Ông Kiệt chủ trương dẫn nhau về lánh nạn tại Cà Mau nhưng ông Lê Đức Anh cương quyết bám trụ lại U Minh Thượng và hoạt động lẫn lút tại các vùng ven Cần Thơ.

Đến năm 1971 ( Hồi ký của Lê Đức Anh không nói rõ tháng, nhưng có lẽ là cuối năm theo như tài liệu của Trần Hà ) Hà Nội mới điều vào Miền Tây 2 trung đoàn chính quy đầu tiên ( Trung đoàn 10 và Trung đoàn 20 ), sau đó là đưa quân Miền Bắc vào bổ sung dựng lại các trung đoàn 1,2,3 đã bị tan rã trong năm 1968.

Cùng lúc này, tháng 10-1971, Hà Nội cũng đưa 3 sư đoàn từ Bắc vào Mặt trận B.2 ( Miền Đông Nam Bộ ) thành lập lại Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9; là những sư đoàn “dõm” được đặt tên trong trận Mậu Thân.

Như vậy toàn bộ quân CSBV đánh trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đều là quân Bắc Việt. Còn quân của Mặt trận GPMN đã tiêu tan sau mấy đợt tổng công kích Mậu Thân. ( Buồn cười là từ năm 1968 đến 1971 Cơ quan CIA vẫn tưởng rằng các đơn vị CSVN, gồm 320 ngàn người, từ trước trận Mậu Thân vẫn còn nguyên vẹn; thậm chí phát triển mạnh hơn sau “chiến thắng” Mậu Thân ).

Trong khi đó tại Tây Nguyên Hà Nội cũng đưa quân vào bổ sung cho các trung đoàn chính quy bị tan nát sau trận Dakto tháng 11 năm 1967 ( Các trung đoàn biệt lập 28,66,45 và 40, trước đây các trung đoàn này thuộc Sư đoàn 235 B và F.10 nhưng 2 sư đoàn này đã bị giải thể sau trận Dakto ).

Đồng thời Hà Nội cùng tăng cường cho Tây Nguyên Sư đoàn 320 B, đây là sư đoàn 320 thứ 3; sư đoàn 320 nguyên thủy bị tiêu diệt trong trận Hà Lào 1971, đến cuối 1972 được bổ sung bằng tân binh mới từ ngoài Bắc vào, cũng lấy tên là 320 (320 A) để thay thế Sư đoàn 320 đã bị xóa sổ, sư đoàn này hiện đang trú chân tại Hạ Lào để chuẩn bị đánh vào Quảng Trị. Còn sư đoàn 320 B là sư đoàn 320 thứ 3 được đưa vào bổ sung cho Tây Nguyên, đến Tây Nguyên vào ngày 28-1-1972 do Nguyễn Kim Tuấn làm Sư đoàn trưởng và Phí Triệu Hàm làm Chính ủy.

Ngoài ra Hà Nội cũng tăng cường cho Tây Nguyên Trung đoàn 24 B ( thực ra là trung đoàn 24 thứ 3 ), Trung đoàn 7 Công binh, Trung đoàn pháo binh 675, 3 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, 1 tiểu đoàn xe tăng T.54, 1 đại đội tên lửa chiến thuật B.72 ( hỏa tiễn chống tăng AT.3 ), 1 đại đội pháo cao xạ tự hành 57 ly ( Hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7, chống máy bay )., 1 tiểu đoàn ô tô vận tải, 1 tiểu đoàn thông tin.

Washington mừng vì Sài Gòn có Nguyễn Văn Thiệu

Trong thời gian Hà Nội ráo riết chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công thì Kissinger đang bềnh bồng trong giấc mộng nhờ Bắc Kinh buộc Hà Nội phải trao trả tù binh. Cuối năm 1971 Lê Đức Thọ đã hai lần từ chối gặp mặt Kissinger trước khi Nixon đi Trung Quốc khiến cho ông ta càng thêm đoan chắc rằng Hà Nội buộc phải xét lại vấn đề sau khi nhận được lời khuyên bảo của Chu Ân Lai. Tại Bắc Kinh Kissinger lại mất cảnh giác hơn nữa khi nhận được lời mời họp mật “có ăn trưa” của Lê Đức Thọ.

Tâm lý chủ quan của Kissinger khiến cho cơ quan CIA cũng bị ảnh hưởng theo. Các quan chức đầu não của CIA dự đoán tình hình Việt Nam bằng cách “theo dõi nét mặt” ( Đoán tâm lý ) của những người đàm phán với Kissinger tại Paris. Lối làm việc phi lý này đã khiến cho một chuyên viên phân tích tin tại trung tâm CIA là Frank Snepp đã viết vào cuốn sách Decent Interval của ông :

“Cuối mùa Thu, nội dung và giọng điệu các báo cáo trở nên đáng quan ngại. Tôi và một số bạn đồng nghiệp đã đi đến kết luận là có thể một cuộc tấn công lớn của Bắc Việt sẽ diễn ra. Thế nhưng các xếp lớn CIA lại không dám đoan quyết như vậy, họ luôn luôn cẩn thận hỏi lại Kissinger trước khi đi đến kết luận chung cuộc.

Kissinger thì đang bận tâm với cuộc đàm phán và không thể tưởng tượng nổi Bắc Việt có thể dở lại thói xấu trong quá khứ ( Trận Điện Biên Phủ, chiến trường quyết định cán cân đàm phán, thương thuyết trên thế mạnh ). Do đó trong suốt mùa Thu và đầu mùa Đông các xếp lớn của chúng tôi đã ngăn chặn, làm giảm nhẹ hoặc sửa đổi các bản phân tích theo như suy nghĩ của họ” ( trang 21).

“Tại Sài Gòn Thiệu lâm vào cảnh khó khăn. Không giống như những cố vấn Hoa Kỳ lão luyện, ông bình tâm đối diện với một cuộc tấn công lớn khác của Bắc Việt, và đến cuối mùa đông, ông và bộ tham mưu của ông đi đến kết luận rằng quân Bắc Việt sẽ tràn qua khu Phi quân sự và tấn công các tỉnh cực Bắc của Miền Nam.

Trong thời gian cục diện dần dần rõ nét, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tại Sài Gòn cũng như tại Washington bắt đầu nghi ngờ về khả năng tiên đoán của mình. Nhưng ngay cả khi chấp nhận rằng Hà Nội có thể tạo ra một áp lực quân sự mới, các quan chức CIA vẫn không đồng ý với dự đoán của Thiệu, họ đoan chắc nếu Bắc Việt có mở một cuộc đại tấn công mới thì đó là tại Tây Nguyên và vùng đồng bằng Nam Bộ.

“Vào ngày Thứ Sáu 31 tháng 3 năm 1972, 4 sư đoàn quân Bắc Việt tràn qua khu Phi quân sự như Thiệu đã tiên đoán. Các quan chức Hoa Kỳ vội chúc mừng nhau là đã đưa được một người tài trí lên cầm quyền tại Sài Gòn. Họ nhanh chóng quên đi những phán đoán sai lầm trước đó của họ” ( trang 22. Bản dịch của Bùi Anh Trinh ).

BÙI ANH TRINH
— cùng với Hoài Nguyễn, Sơn Hà Nam Quốc, Biệt Động Quân Vnch15 người khác

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=290492031145445&set=a.169289513265698.1073741826.100005539511262&type=1

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét