Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Trung Quốc hăm dọa “Anh, Mỹ chớ nên nhúng tay vào Hồng Kông“


Trung Quốc hăm dọa “Anh, Mỹ chớ nên nhúng tay vào Hồng Kông“

Đăng Bởi Một Thế Giới - 08:05 30-09-2014


Cảnh sát xịt hơi cay để giải tán người phản đối

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông (HK) đặt Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình vào sự lựa chọn khó khăn, giữa việc nhượng bộ hay ngăn chặn vốn hứa hẹn những hậu quả cho chính uy tín chính trị của ông Tập.

Các cuộc biểu tình phản đối của giới sinh viên-học sinh dám đương đầu với cảnh sát HK trong dịp cuối tuần và kéo dài đến thứ Hai qua đã làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh doanh ở nhiều điểm tại HK.
Cảnh sát chống bạo loạn rút lui, nhưng người phản đối vẫn ở ngoài đường, phản đối việc ban thường vụ quốc hội TQ hồi cuối tháng 8 ra nghị quyết, chỉ cho phép vài ứng cử viên (do Bắc Kinh xét chọn) cho cuộc bầu cử chức đặc khu trưởng Hồng Kông vào năm 2017.
Trước đó vào năm 1997, khi TQ nhận lại thuộc địa Hồng Kông từ Anh, đã hứa sẽ để người dân đặc khu này có quyền bầu cử tự do.
Cảnh cáo các thế lực thù địch
HK là nơi mà Bắc Kinh muốn chứng tỏ khả năng điều hành một điểm đến tài chính tất bật nhất châu Á mà không phải can thiệp gì nhiều. Ông Tập đang muốn chứng tỏ là một lãnh đạo hiệu quả nhất từ hàng chục năm nay, và Đảng Cộng sản TQ (CPC) hoàn toàn kiểm soát được nhiều vấn nạn của TQ, gồm tham nhũng, thu nhập bất bình đẳng, bất ổn xã hội...
Nhưng nay, ông Tập đối diện những lựa chọn khó khăn: nên chỉnh sửa hệ thống bầu cử ở HK và tỏ ra yếu thế, hay là dùng vũ lực giải tán người phản đối, điều có thể làm gợi nhớ sự kiện Thiên An Môn năm 1989, quân đội đàn áp đẫm máu người biểu tình đòi dân chủ?
Những ngày qua,ông Tập ở Bắc Kinh không có bình luận nào về cuộc phản đối. Chỉ có những phát ngôn viên nói cuộc phản đối là trái pháp luật và cảnh báo nước ngoài chớ nên can thiệp vào chuyện nội bộ của TQ.
Ngay từ trước khi HK được Anh trao trả cho TQ, Bắc Kinh đã lo ngại vùng đất theo tư bản chủ nghĩa này có thể là địa bàn để “thù địch” xâm nhập và gây rối ở TQ.
Ngày 29.9, Bộ Ngoại giao TQ dùng chủ đề này, cảnh cáo các chính phủ nước ngoài nên đứng ngoài chuyện nội bộ TQ, gồm “các thế lực bên ngoài ủng hộ những hành động phi pháp” ở HK.
Vài giờ trước đó, lãnh sự quán Mỹ ở HK nói họ “nhiệt liệt ủng hộ” các truyền thống lâu nay của HK và Luật bảo vệ cơ bản (được quốc tế công nhận về các quyền tự do cơ bản như tập kết tự do và hòa bình, tự do ngôn luận và tự do báo chí).
Chính phủ Anh thì nhấn mạnh “các quyền cơ bản và sự tự do của HK, gồm quyền biểu tình”.
PLA không thể can thiệp
Cuộc “bất tuân dân sự” ở HK làm xôn xao dư luận ở Đài Loan (ĐL), nơi mà tuần trước, ông Tập nói sự bán tự trị của HK là “mô hình mẫu” để đem ĐL về với TQ, trong một cuộc gặp các đại diện ĐL.Nhưng nhiều người ĐL bày tỏ tình đoàn kết với người phản đối HK phải chịu hít hơi cay.
Alex Huang, giáo sư khoa chính trị thuộc đại học Tamkang (ĐL) nói: “Nếu Bắc Kinh có ý định tạo ra một hình ảnh đẹp trong lòng dân ĐL, thì những gì xảy ra ở HK là hoàn toàn không giúp ích được gì”.
Các cuộc biểu tình này phơi trần những vấn đề nhạy cảm cho lãnh đạo TQ. Bắc Kinh luôn ngại xảy ra những vụ biểu tình tương tự ở một vùng nào đó tại TQ mà nếu không ngăn chặn, có thể kích động người dân ở các vùng khác nổi dậy, trở thành một “cuộc cách mạng màu” kiểu TQ.
Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của CPC) đã bình luận: “Phong trào xuống đường có thể hóa thành cuộc cách mạng khi có thêm nhiều người biểu tình.
Nhưng HK không phải là một quốc gia, không có điều kiện để trở thành một cuộc cách mạng màu, cũng không có một thế lực nào đủ tầm ảnh hưởng để vận động toàn dân”.
Trước đó, một bài đăng trên trang web báo này đã bị rút xuống, vì tác giả đề cập chuyện Quân đội Giải phóng nhân dân TQ (PLA) có thể được đưa vào HK, nếu cảnh sát không thể kiểm soát nổi cuộc biểu tình.
Bắc Kinh rất cảnh giác để không tái diễn chuyện ở HK tại các vùng khác như Tây Tạng và Tân Cương bất ổn. Tin tức, hình ảnh từ HK được kiểm soát kỹ trên giới truyền thông TQ và trên các mạng xã hội.


Cảnh sát mệt mỏi sau cuộc ngăn chặn biểu tình
Nếu các diễn biến vượt quá tầm kiểm soát của cảnh sát Hồng Kông, thì một đơn vị PLA đóng ở HK sẽ làm gì ?

Đầu năm nay, một cựu quan chức nói đơn vị này có thể nhận lệnh ngăn chặn một cuộc nổi loạn. Một đơn vị cảnh sát quân sự chuyên dẹp loạn đã được triển khai ở tỉnh Quảng Đông, gần HK.
Nhưng Dingding Chen, giáo sư khoa chính quyền hành chính thuộc đại học Macau, nói:khả năng phản ứng kiểu Thiên An Môn 1989 rất khó xảy ra, và chính quyền HK đã rút cảnh sát chống bạo loạn vào trưa 29.9, như một hành động thiện chí để hạ nhiệt căng thẳng, sau khi bị thế giới chỉ trích vụ xịt hơi cay vào nhóm biểu tình.
Ông Chen nói: “Vấn đề lớn nhất họ muốn tránh là một cuộc xung đột đẫm máu”.
Những diễn biến ở HK xảy ra trước Lễ Quốc khánh lần thứ 65 của TQ vào thứ Tư 1.10. Đó là thời điểm mà lãnh đạo TQ dùng để đề cao tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Khi hoạt động phản đối nóng lên vào ngày 29.9, chính quyền HK buộc phải hủy cuộc bắn pháo hoa hàng năm tại HK.
Cảnh sát HK trực chiến
Bắc Kinh sẽ nhượng bộ ?

Ông Chen nêu: “Khi theo dõi các diễn biến ở HK, lãnh đạo cấp cao TQ ngại “hiệu ứng lây lan” có thể kích động người dân bức xúc trước nhiều vấn nạn của TQ, như tham nhũng, ô nhiễm môi trường, nông dân bị mất đất…và họ cũng sẽ đứng lên đòi quyền lợi, hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ có thể bị thách thức bởi “những thế lực thù địch nước ngoài” muốn thách đố CPC”.
Một vấn đề khác, theo ông Chen, là sự nhượng bộ của Bắc Kinh sẽ càng khiến người HK đòi hỏi nhiều hơn, hoặc sẽ được xem là một điển hình cho các phong trào khác noi theo, chứ không phản ánh sự đoàn kết nhất trí của HK với TQ.
Chủ đề “nổi loạn” đã là vấn đề khó xử giữa lãnh đạo Bắc Kinh với HK từ trước. Và người biểu tình HK trong quá khứ từng buộc lãnh đạo TQ phải nhượng bộ. Việc Bắc Kinh buộc HK thông qua một luật chống lật đổ đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn hồi năm 2003 và làm giảm mạnh uy tín của đặc khu trưởng HK thời ấy là ông Đổng Kiến Hoa (đại gia ngành tàu thủy).
Khi hàng trăm ngàn người kỷ niệm 6 năm ngày HK trở về với TQ hồi năm 2003, họ cũng lên kế hoạch biểu tình phản đối chính quyền HK đưa ra luật chống lật đổ, và chính quyền đã phải hủy luật này.
18 tháng sau, đặc khu trưởng đầu tiên, ông Đổng phải từ chức với lý do sức khỏe, dù ông vẫn liên quan mối quan hệ HK-TQ, như tuần trước dẫn một đoàn doanh nghiệp HK qua Bắc Kinh gặp ông Tập.
Ở các cuộc biểu tình mới đây, người phản đối đòi đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức, và họ muốn lãnh đạo TQ cho phép bầu cử tự do, hủy kế hoạch bầu cử vốn dành quyền chọn ứng viên chức đặc khu trưởng cho một ủy ban “trung thành với Bắc Kinh”.

Sinh viên trưng ảnh đặc khu trưởng Lương
Lãnh đạo TQ đã phát các tín hiệu có thể nhượng bộ HK, bằng cách rút tuyên bố ủng hộ đặc khu trưởng Lương, và tỏ ý sẽ có chính sách mới cho HK.

Khi báo Wall Street Journal hôm 29.9 hỏi về ông Lương, bà Hoa Xuân Ánh, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ không nhắc đến ông: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ chính quyền đặc khu HK”.
Nữ luật sư Carole J. Petersen kiêm giáo sư đại học Hawaii, nói: “Điều đó cho thấy Bắc Kinh có khả năng thay đổi suy nghĩ về vài việc nào đó”.
Nhưng bà nói thêm: vấn đề lần này khác hẳn, so với việc chặn luật chống lật đổ, người phản đối muốn có sự thay đổi luật bầu cử: “Thế mới căng hơn”.
Trần Trí (theo Wall Street Journal)
Reply With Quote
  #2  
Chưa đọc hôm nay, 06:04 AM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 2,984
Thanks: 42
Được cảm ơn 1,417 lần trong 922 bài
Default

Hồng Kông "nóng" vì biểu tình:

Mỹ chính thức lên tiếng
30/09/2014 08:05


Người dân Hồng Kông biểu tình ôn hòa bằng ánh sáng phát ra từ điện thoại di động (Nguồn: AP)

Mỹ đã yêu cầu giới lãnh đạo Đặc khu hành chính Hồng Kông kiềm chế, sau khi cảnh sát chống bạo động tại đây bắn hơi cay vào đám đông người biểu tình.
Mỹ cho biết Washington đã thông báo với Bắc Kinh rằng họ ủng hộ phổ thông đầu phiếu tại đặc khu hành chính này.
Trả lời báo giới, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói: "Mỹ hối thúc nhà chức trách Hồng Kông thể hiện sự kiềm chế và để người biểu tình thể hiện quan điểm của họ một cách hòa bình. Mỹ ủng hộ phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông theo Hiến pháp và chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của nhân dân Hồng Kông. Chúng tôi đã liên tục nêu rõ lập trường với Bắc Kinh và sẽ tiếp tục làm vậy. Chúng tôi tin rằng một xã hội mở, với mức độ tự trị cao nhất có thể và được điều hành bằng pháp quyền, là điều tối cần thiết cho sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông".
Cũng theo ông Earnest, vị trí trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ có uy tín hơn nếu người dân tại đây có thể tự do lựa chọn ứng cử viên cho chức vụ này.
Trước đó, Chính phủ Anh cho biết nước này quan ngại về tình hình ở Hồng Kông và đang giám sát diễn biến một cách thận trọng.
Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, tuyên bố: "Hồng Kông là công việc nội bộ của chúng tôi. Chúng tôi cực lực phản đối bất cứ nước nào can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc"./.
theo VietnamPlus



Anh bày tỏ lo ngại về tình hình Hong Kong
29/09/2014 18:49 GMT+7
TTO - Ngày 29-9, chính phủ Anh tuyên bố vô cùng lo ngại về tình hình bất ổn tại Hong Kong, thuộc địa một thời của Vương quốc Anh.
Người biểu tình Hong Kong tập trung chật cứng khu vực trung tâm tài chính của thành phố - Ảnh: Reuters Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố theo Tuyên bố chung Trung - Anh, người dân Hong Kong được hưởng các quyền và tự do cơ bản, bao gồm quyền biểu tình. “Điều quan trọng là Hong Kong duy trì các quyền này và người dân Hong Kong được thực hiện chúng theo quy định pháp luật” - Bộ Ngoại giao Anh nhấn mạnh.
Chính phủ Anh cũng khẳng định bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của người dân Hong Kong. Anh kêu gọi tất cả các bên ở Hong Kong và Trung Quốc đối thoại một cách xây dựng để đảm bảo sự ổn định của Hong Kong.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối “các thế lực bên ngoài can thiệp vào tình hình Hong Kong”. Giới truyền thông Trung Quốc cũng cáo buộc Anh và Mỹ đứng sau giật dây phong trào biểu tình “Chiếm trung tâm” ở Hong Kong.
Mới đây cảnh sát Hong Kong thông báo đã sử dụng hơi cay 87 lần để trấn áp người biểu tình đòi bầu cử tự do. Ông Cheung Tak-Keung, đại diện cảnh sát Hong Kong, tuyên bố lực lượng an ninh đã “sử dụng vũ lực ở mức tối thiểu vì bắt buộc”.
Ông Cheung cho biết 41 người đã bị thương trong ba ngày qua, trong đó có nhiều cảnh sát. Tuy nhiên nhiều người biểu tình cho biết lẽ ra cảnh sát không nên dùng hơi cay. “Điều đó làm chúng tôi cảm thấy giận dữ” - CNN dẫn lời người biểu tình Brian Lo, 37 tuổi.
Truyền thông Hong Kong mô tả cuộc biểu tình “Chiếm trung tâm” là “cuộc cách mạng dù”, bởi người biểu tình đã dùng những chiếc dù để che chắn bản thân mình và những người khác trước các làn hơi cay cảnh sát bắn đi.
Hiện tại vẫn còn hàng chục ngàn người dân Hong Kong có mặt trên nhiều con đường khắp thành phố để tiếp tục biểu tình đòi bầu cử tự do vào năm 2017.
NGUYỆT PHƯƠNG

Last edited by Doremi; hôm nay at 06:25 AM.
Reply With Quote
  #3  
Chưa đọc hôm nay, 06:12 AM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 2,984
Thanks: 42
Được cảm ơn 1,417 lần trong 922 bài
Default

Hoàn Cầu: "Đừng ví biểu tình Hồng Kông với sự kiện Thiên An Môn"
Hồng Anh | 30/09/2014 07:10



Báo chí Trung Quốc đại lục đã cáo buộc lực lượng tổ chức biểu tình đòi cải cách chính trị ở Hồng Kông "lợi dụng lý tưởng và sự nhiệt tình của sinh viên".

"An toàn của người vô tội đang bị đánh đổi"
Theo hãng tin Anh BBC, hầu hết các tờ báo tại Trung Quốc đại lục đã lên tiếng chỉ trích cuộc biểu tình tại Hồng Kông là "một cuộc tụ họp bất hợp pháp". Tuy nhiên, họ lại không hề đăng tải bất cứ hình ảnh hay thông tin chi tiết nào về những gì đang diễn ra tại Hồng Kông.
Khi nói về việc cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình, một bài báo trên tờ China Daily bản tiếng Anh, đã khẳng định cuộc biểu tình ở Hồng Kông là "trái pháp luật" và rằng nhóm Chiếm Trung Tâm đã lợi dụng sinh viên để đe dọa "sự ổn định xã hội và sự thịnh vượng của nền kinh tế" Hồng Kông.
"Nhìn ra sự thất bại trong việc hô hào người dân ủng hộ mục đích của mình, những kẻ tổ chức Chiếm Trung Tâm đã tìm cách lợi dụng lý tưởng và sự nhiệt tình của sinh viên nhằm thúc đẩy tiến bộ dân chủ".
Tờ này còn cáo buộc những người biểu tình đã có "một chương trình nghị sự chính trị": "Bằng cách cố tình đẩy sinh viên trẻ vào vòng nguy hiểm, những kẻ tổ chức Chiếm Trung Tâm đã nỗ lực trong vô vọng nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự của mình, thậm chí là đánh đổi cả sự an toàn của những người vô tội... những kẻ cực đoan chính trị ở thành phố này đã hoàn toàn bộc lộ bản chất cơ hội".

Tờ Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh thì nhận định "phong trào đường phổ" đã phá hủy hình ảnh của Hồng Kông, đồng thời cho rằng cảnh sát đã "kiềm chế khi xử trí với người biểu tình": "Là người Trung Quốc đại lục, chúng tôi cảm thấy buồn cho tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông hôm Chủ Nhật. Những lực lượng đối lập cực đoan ở Hồng Kông phải chịu trách nhiệm".

Tờ này còn lên án truyền thông phương Tây vì "ví phong trào Chiếm Trung Tâm với sự kiện Thiên An Môn năm 1989". "Bằng cách thổi phồng sự so sánh vô căn cứ như vậy, họ đã cố gắng làm sai lệch và khuấy động xã hội Hồng Kông. Trung Quốc không còn là Trung Quốc của 25 năm trước. Chúng tôi đã tích lũy kinh nghiệm và rút ra bài học từ những quốc gia khác để rồi củng cố thêm khả năng đánh giá của mình trước những bất ổn xã hội", tờ báo này lên án.
Hoàn Cầu kêu gọi chính quyền Hồng Kông "hành động để lập lại trật tự, nhằm đối phó với những thiệt hại do lực lượng cực đoan gây ra cho xã hội", còn "chính quyền trung ương cần phải hỗ trợ một cách vững chắc cho Đặc khu Hành chính Hồng Kông, kiên quyết chống lại các hành động cực đoan, bao gồm đặt ra ranh giới đỏ cho luật pháp ở đây".

Trong một bài viết đăng trên cổng thông tin Sohu, giáo sư Đại học Cảnh sát Wang Qiang còn cho rằng, "cảnh sát có vũ trang" có thể được huy động để xử lý tình hình nếu các cơ quan thực thi luật pháp ở Hồng Kông "không có khả năng làm được việc này".


Đường phố Hồng Kông hỗn loạn vì các cuộc biểu tình cúa sinh viên và người dân.
"Đã tới mức này, cần cân nhắc điều gì là tốt nhất"
Truyền thông Hồng Kông thì đăng tải rầm rộ thông tin về các cuộc biểu tình, với nhiều quan điểm trái ngược nhau.
Tờ Sing Tao Daily, mang tư tưởng ủng hộ Bắc Kinh, đổ lỗi cho các nhà hoạt động Chiếm Trung Tâm vì đẩy Hồng Kông vào nguy hiểm. "Cuộc xung đột không chỉ ảnh hưởng đến khu vực quận tài chính, mà còn ảnh hưởng tới tất cả các vùng và các ngành công nghiệp. Các nhà hoạt động phải chịu trách nhiệm".
Tờ Apple Daily thì có quan điểm ngược lại khi cho rằng "quyết tâm đấu tranh cho dân chủ của người dân và sinh viên sẽ không bao giờ suy yếu".

Trong khi đó, tờ Ming Pao tế nhị chỉ trích những người biểu tình Hồng Kông "không giữ lời hứa" về "một cuộc biểu tình không bạo lực" dựa trên "lý tưởng hòa bình và tình yêu thương", đồng thời cũng cho rằng cảnh sát nhẽ ra không nên sử dụng hơi cay với người biểu tình.
Tờ này đưa ra gợi ý: "Đã tới mức này, có lẽ các nhà chức trách nên cân nhắc xem điều gì là tốt nhất cho Hồng Kông. Ví dụ, tạm thời đóng băng các cuộc thảo luận về cải cách chính trị và chờ đợi vòng tham vấn thứ hai".
Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng (SCMP) thì tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng "thế hệ sinh viên đã liên tiếp cho thấy họ đã sẵn sàng đứng lên và nói lên sự thật. Nếu họ thực sự là những nhà lãnh đạo Hồng Kông trong tương lai, chúng ta vẫn có thể mong chờ một sự thay đổi".

theo Đại Lộ
Reply With Quote
  #4  
Chưa đọc hôm nay, 06:22 AM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 2,984
Thanks: 42
Được cảm ơn 1,417 lần trong 922 bài
Default

Thị trường tài chính Hong Kong mất 11,48 tỉ USD
30/09/2014 08:26 GMT+7

TT - Hôm qua (29-9), thị trường tài chính Hong Kong chao đảo do tác động của cuộc biểu tình “Chiếm trung tâm” khiến toàn bộ thành phố tê liệt.
Người dân Hong Kong tiếp tục xuống đường đối đầu chính quyền ngày 29-9 - Ảnh: Reuters Theo Reuters, trong phiên giao dịch hôm qua giá cổ phiếu tại Hong Kong sụt giảm 1,9% xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng qua.
Chỉ số chứng khoán Hang Seng mất 449,2 điểm, đồng nghĩa với việc 11,48 tỉ USD “bốc hơi”. Giá cổ phiếu các ngân hàng lớn như HSBC, Hang Seng Bank, Standard Chartered... đồng loạt tụt dốc.
Hãng tư vấn tài chính Mỹ JL Warran Capital cảnh báo: “Nhiều khả năng các đợt bán tống bán tháo cổ phiếu sẽ liên tục diễn ra trong vài ngày tới”.
Giao thông tê liệt
Giá đồng đôla Hong Kong cũng sụt xuống mức 1 USD đổi được 7,7623 đôla Hong Kong, thấp nhất kể từ tháng 3.
Cơ quan Tiền tệ Hong Kong thông báo 17 ngân hàng phải đóng cửa 29 chi nhánh trên toàn thành phố. JL Warran Capital cho biết đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm cao cấp, nhà hàng... chuyên phục vụ du khách từ Trung Quốc và nước ngoài.
Hôm qua, phần lớn cửa hàng thời trang và nữ trang ở khu mua sắm nổi tiếng Mongkok phải đóng cửa.
Từ sáng hôm qua, chính quyền Hong Kong đã tuyên bố rút lực lượng cảnh sát chống bạo động bởi các đám đông biểu tình “đã bình tĩnh trở lại”.
Đặc khu trưởng Hong Kong Lương Chấn Anh trấn an dư luận rằng thông tin quân đội Trung Quốc đưa xe tăng vào Hong Kong để trấn áp cuộc biểu tình giống như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 chỉ là tin đồn thổi.
“Tôi hi vọng công chúng sẽ giữ bình tĩnh. Đừng bị các tin đồn thổi đánh lừa. Hãy giải tán một cách hòa bình” - ông Lương Chấn Anh kêu gọi.
Bất chấp lời kêu gọi khẩn thiết của ông Lương Chấn Anh, hàng chục ngàn người vẫn tập trung chật cứng quận Admiralty và các khu vực trung tâm thành phố.
Hàng ngàn người khác cũng phong tỏa các con đường ở hai khu mua sắm Mongkok và Causeway Bay.
“Chúng tôi đã tự tin hơn. Cảnh sát không đủ lực lượng để kiểm soát mọi khu vực có biểu tình” - AFP dẫn lời người biểu tình 27 tuổi Ivan Yeung. Hệ thống giao thông của Hong Kong tê liệt hoàn toàn.
Khoảng 200 tuyến xe buýt ngừng hoạt động, một số phần của mạng lưới tàu điện đình trệ.
Thách thức cho mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”
Năm 2007, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) tuyên bố “có thể” tổ chức bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong năm 2017 theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Năm 2010, Bắc Kinh lặp lại tuyên bố này. Tuy nhiên ngày 31-8 vừa qua cả Hong Kong choáng váng khi chính quyền Trung Quốc cho biết 5 triệu cử tri Hong Kong sẽ chỉ được quyền bầu cử đặc khu trưởng năm 2017 theo danh sách mà Bắc Kinh đã duyệt để đảm bảo đặc khu trưởng là người “yêu Hong Kong, yêu Trung Quốc và không đối đầu với chính quyền trung ương”.
Không có gì lạ khi người dân Hong Kong cảm thấy bị phản bội. Đây chính là thách thức cho Trung Quốc, cho mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”.
Tương lai khó đoán
Giáo sư luật Surya Deva thuộc ĐH Hong Kong nhận định rất khó dự đoán những gì sẽ diễn ra sau đó bởi cả phe biểu tình và nhà chức trách đều không có ý định nhượng bộ.
“Khó biết bên nào sẽ lùi bước trước, nhưng nhiều khả năng phe biểu tình sẽ chiếm lợi thế” - giáo sư Deva dự báo.
Giáo sư Michael DeGolyer thuộc ĐH Baptist Hong Kong cho rằng lực lượng cảnh sát khá mỏng của Hong Kong đã kiệt sức.
“Nhà chức trách chỉ có thể hi vọng người biểu tình cũng sẽ mệt mỏi và trở về nhà” - ông DeGolyer nhận định.
Đài truyền hình RTHK đưa tin ít nhất 41 người đã phải nhập viện vì chấn thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát. Nhà chức trách bắt giữ 78 người, nhưng đã trả tự do cho học sinh 17 tuổi Joshua Wong, một trong các thủ lĩnh biểu tình.
Hôm qua, phản ứng về cuộc đụng độ ngày 28-9, Thời Báo Hoàn Cầu và Trung Quốc Nhật Báo đều mô tả người biểu tình là “những kẻ cực đoan chính trị” và “gây hỗn loạn”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “phản đối thế lực bên ngoài ủng hộ các phong trào biểu tình bất hợp pháp”. Nhiều quan chức Bắc Kinh trước đó cũng chỉ trích Anh và Mỹ đứng sau chiến dịch “Chiếm trung tâm” (Occupy Central).
Làn sóng biểu tình ở Hong Kong, bạo động ở Tân Cương hay Tây Tạng đơn giản chỉ là hậu quả của việc Bắc Kinh không tuân thủ các cam kết đã đưa ra.
Mới đây, trên trang Yale Global Online của ĐH Yale, biên tập viên George Chen thuộc báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, một công dân Trung Quốc chính hiệu, cảnh báo: “Nếu Bắc Kinh dễ dàng phá vỡ cam kết với Hong Kong thì chắc hẳn cả thế giới phải lấy làm lo ngại rằng liệu chính quyền Trung Quốc có tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế”.
Trong một diễn biến khác, hôm qua nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu khẳng định Đài Loan không ủng hộ mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.
HIẾU TRUNG
Reply With Quote
The Following User Says Thank You to Doremi For This Useful Post:
hoainamtran (hôm nay)
  #5  
Chưa đọc hôm nay, 06:54 AM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 2,984
Thanks: 42
Được cảm ơn 1,417 lần trong 922 bài
Defaulthttp://youtu.be/gqrDY6W9-FE

Reply With Quote
  #6  
Chưa đọc hôm nay, 06:55 AM
Thống soái
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 2,984
Thanks: 42
Được cảm ơn 1,417 lần trong 922 bài
Default http://youtu.be/_2RNJIhIF1U 

Reply With Quote
The Following User Says Thank You to Doremi For This Useful Post:
hoainamtran (hôm nay)
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30809

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét