Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Việt Nam theo đuổi chính sách cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc

Chuyên mục / Tranh chấp Biển Đông

Việt Nam theo đuổi chính sách cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết mặc dù Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam vẫn nhất định theo đuổi đường lối hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết mặc dù Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam vẫn nhất định theo đuổi đường lối hòa bình để giải quyết tranh chấp.
 
25.09.2014
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ tư cho biết khu vực Á Châu Thái Bình Dương đang đối mặt với những thách thức to lớn và Việt Nam sẽ dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Phạm Bình Minh phát biểu như vậy tại New York trong lúc đến dự phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Từ New York, thông tín viên đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Khi diễn thuyết tại Hội Á châu ở New York hôm thứ tư (24-9-2014), ông Phạm Bình Minh đã chỉ trích điều mà ông gọi là những hành động đơn phương, phô trương sức mạnh, trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông Trung Hoa (East China Sea) và Biển Nam Trung Hoa (South China Sea / Việt Nam gọi là Biển Đông).
Lời chỉ trích này giống như những lời chỉ trích nhắm vào chính phủ ở Bắc Kinh mà nhiều nước trên thế giới đã đưa ra trong vài năm gần đây giữa lúc căng thẳng leo thang ở Đông Á vì những vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Nhật Bản, và giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và một số nước khác ở Đông Nam Á.
Ông Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẽ dựa vào luật pháp quốc tế để tìm cách giải quyết vụ tranh chấp với Trung Quốc. Ông cho biết mặc dù Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam vẫn nhất định theo đuổi đường lối hòa bình để giải quyết tranh chấp.
"Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam bằng vũ lực vào năm 1956 và năm 1974. Bây giờ Trung Quốc vẫn còn chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Lập trường của chúng tôi là giải quyết bằng phương tiện hòa bình. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc làm như vậy. Nhưng Trung Quốc vẫn còn từ khước và nói rằng Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc. Đó là sự khác biệt về lập trường giữa Việt Nam với Trung Quốc."
 
Nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam cũng nói rằng Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước theo xã hội chủ nghĩa và có quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện. Ông cho biết trong vụ Trung Quốc mang giàn khoan dầu đến đặt trong vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đôi bên đã thương thảo với nhau khoảng 40 lần, trước khi Trung Quốc dời giàn khoan đi nơi khác.
Ông Phạm Bình Minh cho đài VOA biết rằng Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc về vụ tranh chấp Hoàng Sa, nhưng vụ tranh chấp Trường Sa phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương.
"Có một vụ tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đó là về quần đảo Hoàng Sa. Vụ tranh chấp quần đảo Trường Sa có liên quan tới 5 nước và 1 vùng lãnh thổ. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei là 5 nước yêu sách chủ quyền và một vùng lãnh thổ là Đài Loan, Trung Quốc. Giải quyết vấn đề về Hoàng Sa là giữa Việt Nam với Trung Quốc. Trường Sa có liên hệ tới nhiều quốc gia cho nên phải được giải quyết bằng đường lối đa phương."
Trong bối cảnh nhiều nước Đông Á cảm thấy lo ngại trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc về mặt quân sự, ông Phạm Bình Minh tỏ ý tán dương những hành động được cho là tích cực của Washington nhằm tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam. Nhưng ông khẳng định chính sách “ba không” của Hà Nội.
"Tôi có thể nhắc lại chính sách chúng tôi gọi là ba không: không liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự nước ngoài ở Việt Nam, và không liên minh chống lại bất kỳ nước nào. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không liên minh để chống lại một nước thứ ba."

Một nhà hoạt động tích cực trong cộng đồng người Việt gốc Mỹ, bà Nguyễn Thị Ngọc Giao, cho đài VOA biết rằng bà không tán thành đường lối của chính quyền Hà Nội trong việc giải quyết những vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Người phụ nữ điều hành trang mạng Tiếng Nói Người Mỹ Gốc Việt cho biết nhiều người Việt Nam muốn Hà Nội dựa vào luật pháp để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Bà nói thêm rằng người dân Việt Nam hy vọng thông qua việc thiết lập quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ để bảo vệ cho an ninh và ổn định của khu vực Á Châu Thái Bình Dương.
Ý kiến     
bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
25.09.2014 15:30
Viet Nam khong the nao dung o the du day cu cua, mot mat chon QT, mot mat lai chon My, mua vu khi sat thuong cua My !
Viet Nam khong du tai, du luc de lam chuyen do !
TQ co the lo di cho VN mua vu khi cua My, nhung duoc bao nhieu, tham thia gi !
Co the csvn se chet nhanh khi them nanh vuot !
Con cho ngoan hien se de duoc chu thuong hon, mot khi no them nanh va hay nhe rang, chac chan no se bi chet nhanh hon nhieu !
Chi bang cu cu cua huu nghi roi vo vet ma chuon dan la em tham nhat !

bởi: Không ghi tên
25.09.2014 15:29
Phạm bình minh chẳng có một chút thực quyền nào trong bộ chính trị.Cho nên những cái gì ông ấy khẳng định này nọ chỉ là ý kiến cá nhân ông ta không hơn không kém.

bởi: 2lua từ: hoaky
25.09.2014 14:57
Ten lua Dong-Phong cua Trung Quoc ban xa 10 ngan cay so se danh bai cac quoc gia khu vuc bien-dong tan tanh xiu quach+hoa la canh

bởi: Bô câu từ: Phap
25.09.2014 14:31
Là môt pho thu tuong và cung là bô truong bô ngoai,mà lai dua ra nhung loi le ko co môt chut gi duoc goi là ngoai giao cã,vây thi di ho làm gi cho tôn tiên cua dân.

Cai gi goi là chinh sach 3 ko.
ko liên minh quân su,anh ko liên minh quân su thi cân gi phãi di hop.
Anh ko châp nhân cho thành lâp can cu nuoc ngoài tai VN,thi làm sao nguoi ta giup anh danh lai giac Tàu.
Anh noi anh ko liên minh chông lai bât ky nuoc nào,thi dông minh cua anh là ai?và ai là dông minh voi anh?nhu vây theo nhu nhung loi anh noi trên dây,tuc anh dã châp nhân là môt nuoc thuôc dia cua TQ rôi.


nhu vây thi anh cung ko khac gi ke ban nuoc minh cho giac rôi.

bởi: Nguyễn Việit Nam từ: usa
25.09.2014 14:30
Đảng CSVN muốn giữ độc đảng để nắm chính quyền , và cùng chung ý thức hệ Cộng Sản độc đảng như TQ . Còn đại đa số nhân dân VN mong mỏi được Độc lập Tự chủ , và Chính thể Dân chủ đa Đảng , vậy VN nên tổ chức trưng cầu Dân ý để Nhân dân quyết định , và Đảng CSVN chứng tỏ với Thế giới nhất là TQ là Đảng (CSVN) yêu nước và tôn trọng Ý DÂN.

bởi: Không ghi tên
25.09.2014 14:24
Việt Nam không liên minh với các nước để chống lại một thế lực côn đồ trỗi dậy đi cướp, nhưng Việt Nam để ngỏ khi thình thế cần phải bắt buộc liên minh. Cân bằng giữa Hoa Kỳ và TQ, vì hòa bình của Việt Nam và khu vực Biển Đông có tranh chấp chưa đến hồi kết thúc tranh chấp. Việt Nam biết rõ TQ hơn các nước biết về TQ. Sống gần với cướp, kiện cướp ra tòa phải đầy đủ chứng cớ khi kiện cuớp mới thắng được cướp, cũng như cái giàn khoan nếu cướp không rút đi, thì ăn chắc kiện rồi. Để đó chưa kiện nên ai cũng trách Việt Nam.

bởi: Dung từ: Dallas
25.09.2014 14:20
Chính sách ngoại giao của Việt nam trong vụ tranh chấp biển Đông là một thắng lợi lớn cho Việt Nam. Việt Nam một nước nhỏ yếu kém thế nhưng đã biết sử dụng sức mạnh ngoại giao và vận động dư luận quốc tế để buộc một cường quốc như Trung Hoa phải rút giàn khoan về nước trước hạn định. Điều này đã biểu lộ tính ưu việt đầy trí tuệ của nền ngoại giao Việt Nam.
Với sự khôn ngoan đó Việt Nam luôn luôn biết mình nằm sát nách một anh khổng lồ, do đó phải dùng chính sách ngoại giao khôn khéo hòa hoãn để tránh chiến tranh. Việt Nam không bao giờ muốn biến đất nước mình thành thí trường tranh chấp cho những quyền lợi quốc tế. Việt nam cũng không muốn biến mình thành một Do Thái để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Và cũng không bao giờ muốn đem xương máu của nhân dân mình hy sinh một cách vô tội vạ.
Những người Mỹ gốc Việt như bà Nguyễn Thị Ngọc Giao lúc nào cũng muốn:
1/ Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc. Nếu đánh nhau thì dân trong nước chết chứ bà Giao đâu có chết đâu? Hơn nữa lấy gì mà đánh? Bà Giao và những người chống cọng tại hải ngoại có bao giờ đóng góp tiền để mua vũ khí đâu mà đòi hỏi!
2/ Liên minh quân sự với Mỹ, Úc, Nhật, Phi: nếu thuận tiện và có lợi cho vấn đề bảo vệ chủ quyền, giải quyết trong hòa bình thì Việt Nam đã làm lâu rồi không đợi gì bà Giao nhắc nhở! Hơn nữa những người chống cọng đâu có muốn Việt Nam liên minh với Mỹ, họ lúc nào cũng chống. Như thế họ đã tiếp tay cho Tàu cọng!
3/ Kiện Trung Quốc: vấn đề này Việt Nam có thể làm bất cứ lúc nào, nó là món hàng để mặc cả. Việt Nam không dại gì đem bán rẻ nó đi, trong khi họ có thể sử dụng nó hữu hiệu hơn trong việc đàm phán với Trung Quốc.
Nói tóm lại Việt Nam biết rõ hơn ai hết là mình phải làm gì? Đánh hay không là do nhân dân trong nước quyết định vì nó liên hệ đến sinh mạng và tài sản của họ. Còn bà Giao là dân Mỹ lấy tư cách gì để phê phán? Và đã đóng góp bao nhiêu tiền để mua súng ống và có xung phong về nước để đánh Tàu không mà đòi hỏi đủ thứ?

bởi: Bà Già Trầu
25.09.2014 13:40
Nếu đảng cộng sản miền Bắc không dựa vào TQ, tiến chiếm miền Nam thì các nước Philippine, Malaysia, Brunei không phải lo lắng nhiều về quần đảo Trường Sa như bây giờ. Vì ngày xưa có VNCH giữ ổn định. Vì sai lầm, làm bạn với một kẻ cướp, đảng CS đã làm mất ổn định. Đó là trách nhiệm của đảng cộng sản VN.

bởi: pham thi xit từ: saigon
25.09.2014 12:50
neu csvn quyet tam dung luat phap quoc te sao khong di kien ? nghe thi vay, chu that su csvn chi noi cho vui thoi ,

bởi: Dân Việt từ: Việt Nam
25.09.2014 12:49
Cọng-sản Việt Nam làm sao rời bỏ cs Trung-quốc được, tay chân của họ đã dính liền vào thân thể của cs Trung-quốc. Ngọai trừ khi Chính-phủ Việt Nam từ bỏ Chế-độ cọng-sản, và trở lại con đường Chính-nghĩa "vì Dân vì Nước", không lệ thuộc vào Phương-bắc [sáu chữ vàng, bốn tốt].

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét