Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

(Việt Cộng gian ác Huỳnh Tấn Mẫm)

Ảnh của Vu Pham.
 Ảnh của Vu Pham.
Ảnh của Vu Pham.
Ảnh của Vu Pham. 
Ảnh của Vu Pham.
 
Vu Pham đã thêm 8 ảnh mới — với Phạm Đăng Quỳnh19 người khác.
2 giờ ·
(Việt Cộng gian ác Huỳnh Tấn Mẫm)

Việt Cộng gian ác Huỳnh Tấn Mẫm kêu gọi "chống Tầu""
Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ giải cứu Huỳnh Tấn Mẫm ngoạn mục giữa
vòng vây
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Khi nói đến Huỳnh Tấn Mẫm, một đảng viên Cộng sản, kẻ đã thi hành chỉ thị của đảng Cộng sản Hà Nội, đã một thời, từng mai phục trong tổ chức Sinh viên, học sinh tại Thủ đô Sài Gòn, để đánh phá chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Những “thành tích” ấy, nó đã bắt đầu từ trong thời gian âm thầm vận động, để hình thành cái gọi là “Tổng hội Sinh viên, học sinh” tại Sài Gòn. Cho đến ngày 02/08/1969, là ngày “ra mắt” của “Ban chấp hành nhiệm kỳ 1969-1970” tại giảng đường chính Trường nông lâm súc, và Trần Văn Tiến, “phó viện trưởng Viện đại học Sài Gòn, đã ký “giấy chứng nhận Tổng Hội sinh viên, học sinh”.
Trong cái gọi là “Ban chấp hành” này, gồm có 07 người; trong đó, có 04 “thành đoàn” CS:
1- “Chủ tịch Nguyễn Văn Quỳ (Nông lâm súc).
2- Phó Chủ tịch Nội vụ Huỳnh Tấn Mẫm (phó chủ tịch ban đại diện Y khoa).
3- Phó tổng thư ký Nguyễn Hoàng Trúc (Nông lâm súc).
4- Thủ quỹ Nguyễn Thị Yến (Văn khoa).
Sau đó, khi Nguyễn Văn Quỳ tốt nghiệp ra trường, thì Huỳnh Tấn Mẫm “được đề cử” làm “quyền chủ tịch”.
Nên biết, ngay từ khi còn nằm trong phôi thai, thì “ban vận động” đã biết rõ, là Nguyễn Văn Quỳ sẽ phải ra trường, nên đã để cho “nhân vật” chính Huỳnh Tấn Mẫm làm “phó chủ tịch nội vụ”, để nằm chờ cho đến lúc xuất đầu lộ diện. Bởi vì, người làm chính trị, cần phải biết lúc nào cần phải ẩn, và lúc nào mới được hiện…
“Ban chấp hành” của Huỳnh Tấn Mẫm, đã từng tổ chức những cuộc nổi loạn công khai chống phá chính phủ Việt Nam Cộng Hòa theo từng giai đoạn như sau đây:
- Đầu năm 1969, Huỳnh Tấn Mẫm đã “lãnh đạo” sinh viên “chống quân sự học đường”. Nghĩa là chống thi hành Quân dịch, không cho các thanh niên, là công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa lên đường nhập ngũ, tòng quân, để bảo vệ non sông, bảo vệ tự do, bảo vệ đồng bào, và chống lại cuộc xâm lăng của đảng Cộng sản Bắc Việt, là đảng cầm quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
- Vào đêm Noel 1969, tại “Nông lâm súc” đã tổ chức “đêm văn nghệ Hát cho đồng bào tôi nghe”, có triển lãm tranh chiến tranh, khơi dậy lòng “căm thù giặc”. “Giặc”, đây là Huỳnh Tấn Mẫm đã gọi Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đều là “giặc”!
- Đầu tháng 03/1970, Huỳnh Tấn Mẫm và 38 sinh viên khác đã bị Cảnh sát Quốc Gia bắt. Ngày 10/03/1970, các sinh viên thuộc “Tổng hội” của Mẫm đã tổ chức cuộc “bãi khóa” với “khẩu hiệu “chống tăng giá giấy”; nhưng thực ra, là chống chính quyền về sự bắt giữ Huỳnh Tấn Mẫm và 38 sinh viên của Mẫm.
- Ngày 23/03/1970, “Tổng hội” đã cho ra đời “Tổng đoàn sinh viên, học sinh Sài Gòn”, và tuyên bố “tiếp tục nhiệm vụ của ban chấp hành Tổng hội sinh viên, học sinh” của Huỳnh Tấn Mẫm trước đó. Và Lê Văn Nuôi (đại diện học sinh Cao Thắng) được “đề cử” làm “Chủ tịch Tổng đoàn sinh viên, học sinh” .
- Ngày 01/05/1970, một “Đại hội sinh viên, học sinh toàn miền Nam” đã được “khai mạc” với con số được công bố là “5.000 người tham dự”, với khẩu hiệu: “Sinh viên, học sinh chống Mỹ-Thiệu”.
- Ngày 13/06/1970, do áp lực của “thành phần thứ ba. Trong số ấy, có Gs Lý Chánh Trung lại cầm đầu cuộc tuyệt thực chống ‘đàn áp Sinh viên học sinh’ tại Viện Đại học Sài Gòn, gồm một số giáo chức và phụ huynh, một số sư cô thuộc tịnh xá Ngọc Phương của ni sư Huỳnh Liên, bà Thơm (má của Huỳnh Tấn Mẫm), một số Sinh viên học sinh, Ls. Nguyễn Long (Chủ tịch Phong trào Dân tộc Tự quyết), Ls. Trần Ngọc Liễng (Chủ tịch Lực lượng Quốc gia Tiến bộ), Nguyễn Văn Cước (Chủ tịch nghiệp đoàn Hỏa xa), Thượng tọa Thích Mãn Giác, TT Nhật Thường… và nhóm “Đối Diện” của Linh mục Chân Tín, nên Huỳnh Tấn Mẫm được trả tự do, mà còn được giao căn biệt thự số 207, đường Hồng Bàng, Sài Gòn, để làm “Trụ sở Tổng hội”.
Một điều khác, vì muốn tranh quyền với cựu TT. Nguyễn Văn Thiệu, nên cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ đã cho Huỳnh Tấn Mẫm được hoạt động ngay trong dinh của mình.
Ngày 30/04/1975. Khi Cộng sản Bắc Việt đã cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa, thì là lúc “hiện”, nên Huỳnh Tấn Mẫm và cả “dân biểu” Hồ Ngọc Nhuận đã công khai đón mừng “giải phóng quân”, và Huỳnh Tấn Mẫm cũng đã công khai mình là đảng viên đảng Cộng sản VN.
Sau đó, Mẫm tiếp tục theo học ngành y; “rồi được bầu làm “đại biểu quốc hội rồi giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, Tổng biên tập báo Thanh Niên… “và năm 2010, Mẫm đã sang Nga học và bảo vệ Tiến sĩ Triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học”. Còn Hồ Ngọc Nhuận, sau 30/4/1975, đã là “Ủy viên trung ương mặt trận tổ quốc”; “phó chủ tịch mặt trận tổ quốc TP. HCM”.
Cho đến thời gian sau này, là lúc cần phải “ẩn” . Chính vì thế, nên Huỳnh Tấn Mẫm đã đóng vai trò “trả thẻ đảng”, nhưng vẫn hoạt động đắc lực trong đảng cộng sản Hà Nội.
Và đến thời điểm gần đây, là lúc Huỳnh Tấn Mẫm cần phải “hiện. Bởi vậy, Huỳnh Tấn Mẫm đã tái xuất với những lời kêu gọi “biểu tình chống Tầu…”
“Chống Tầu”. Nhưng tại sao, vào năm 1974, khi Tầu cộng xua quân đánh chiếm Hoàng Sa, kể cả chiếm cứ Trường Sa và sự hiện diện của quân giặc Tầu kể từ sau năm 1954, tại miền Bắc, và sau ngày 30/4/1975, trên cả ba miền của đất nước, mà Huỳnh Tấn Mẫm vẫn không hề lên tiếng.
Riêng về đảng Cộng sản Hà Nội, thì người viết đã từng nói: hơn ba mươi bảy năm trôi qua, kể từ khi dùng súng đạn của Tầu, của Nga để cưỡng đoạt nước Việt Nam Cộng Hòa, và đã nắm quyền thống trị cả nước, trong khi vẫn nói” Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Như vậy, thì tại sao những kẻ cầm quyền, kể từ Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng … cũng như các hàng tướng lãnh cao cấp của đảng Cộng sản Hà Nội, tất cả đều không hề dám bén mảng tới Hoàng Sa và Trường Sa, dù chỉ một lần.
Những điều đã nêu trên, đã chứng minh rằng: Đảng Cộng sản Hà Nội thực sự không có chủ quyền trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, mặc nhiên đã công nhận Hoàng sa-Trường sa là của giặc Tầu. Vì những lẽ ấy, nên đảng Cộng sản Hà Nội không dám đặt chân lên Hoàng Sa-Trường Sa, vì sợ “vi phạm chủ quyền” của giặc Tầu.
Nên nhớ, đảng Cộng sản Hà Nội, với cả triệu đảng viên, với quân đội, công an và vũ khí “tối tân” như đã quảng cáo, mà vẫn không hề có một lần chứng tỏ trước toàn dân về cái “chủ quyền” trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và trên cả ba miền đất nước. Chẳng những như thế, mà suốt bao nhiêu năm qua, cứ mỗi lần bọn giặc Tầu có bắt đánh, giết chết ngư dân Việt, thì đảng Cộng sản VN cũng chỉ biết lên tiếng cho có lệ, rồi cũng vẫn gọi dạ bảo vâng, đúng như thân phận của một chư hầu.
Qua những sự kiện đã chứng minh một cách rõ ràng như thế, thì Huỳnh Tấn Mẫm, và Hồ Ngọc Nhuận, kẻ đã được chỉ thị của đảng Cộng sản, để phải chui vào Hạ Viện của Việt Nam Cộng Hòa để hoạt động Cộng sản hợp pháp. Như thế, thì hiện nay, khi Huỳnh Tấn Mẫm và Hồ Ngọc Nhuận lên tiếng “kêu gọi biểu tình chống Tầu”, thì chắc chắn, đó chỉ là những màn kịch kế tiếp của hai diễn viên Huỳnh Tấn Mẫm và Hồ Ngọc Nhuận, đã do sự đạo diễn của đảng Cộng sản Hà Nội, để trấn an người dânViệt đã và đang phẫn uất trước đại họa diệt vong của Dân Tộc, qua từng bước Hán hóa, như mọi người đều đã thấy.
Chúng ta, những người Việt Quốc Gia yêu nước chân chính, đã từng bị đảng Cộng sản lừa gạt trong suốt mấy chục năm qua rồi. Chính vì thế, xin chớ bao giờ đi vào quỹ đạo của đảng Cộng sản Hà Nội.
Paris, 07/12/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
———————————————–
Huỳnh Tấn Mẫm và cuộc gặp với tướng Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh
Với vai trò quyền Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn, Huỳnh Tấn Mẫm đã gặp gỡ nhiều lấn với Phó thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và đại tá Dương Văn Minh nhằm phục vụ cho những hoạt động cách mạng và phong trào đấu tranh của Sinh viên- học sinh Sài Gòn.
Tham gia cách mạng
Huỳnh Tấn Mẫm tham gia hoạt động cách mạng rất sớm. Năm 1958, khi 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ (lớp 8) trường Pétrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) lãnh đạo. Tại đây, Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính phủ và năm 1960 được kết nạp vào Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Định.Ngày 3-2-1966, Huỳnh Tấn Mẫm được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (sau này là Đảng Cộng Sản) do ông Nguyễn Ngọc Phương và Phan Đình Dinh (tức Chín Kế, thuộc Đoàn ủy Sinh viên Khu Sài Gòn – Gia Định) giới thiệu.
Huỳnh Tấn Mẫm- Một trong những lãnh đạo của phong trào đấu tranh của sinh viên- học sinh ở Sài Gòn
Học giỏi và có những hoạt động xã hội được nhiều người chú ý, khi theo học đại học Y khoa Sài Gòn, Huỳnh Tấn Mẫm được bầu làm Phó Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, tham gia hoạt động công khai trong phong trào đấu tranh của sinh viên miền Nam do Thành Đoàn bí mật chỉ đạo. Sau này, người giữ vai trò là Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn ra trường, Huỳnh Tấn Mẫm được bầu là quyền Chủ tịch của tổ chức trên.
“Sở dĩ cấp trên đồng ý cho tôi ra hoạt động công khai tong phong trào này vì cấp trên nhận ra rằng cần có một mặt trận, một lực lượng đấu tranh công khai ngay trong lòng địch mà mà lực lượng đó phải hợp pháp và được chính quyền ở miền Nam thừa nhận. Và cuộc đấu tranh do lực lượng đó khởi xướng phải liên tục. Lực lượng đó chính là đội ngũ sinh viên ở miền Nam. Khi tôi giữ vai trò Phó chủ tịch của Tổng hội sinh viên Sài Gòn thì đã làm được ba ý đồ mà cấp trên đưa ra. Một là duy trì cuộc đấu tranh của chúng tôi công khai và liên tục.
Hai là tập hợp và mở rộng thêm lực lượng, thành phần tham gia tranh đấu cùng chúng tôi, trong đó có những thành phần của tôn giáo, thậm chí là anh em thương binh của chế độ miền nam cũng tham gia. Ba là lôi kéo gây chia rẽ đội ngũ kẻ địch, như lôi kéo Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, đại tá Dương Văn Minh”.- ông Huỳnh Tấn Mẫm nhớ lại.
Huỳnh Tấn Mẫm (bên phải hình) và tác giả
Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, tình hình chính trị miền Nam lúc đó trở nên căng thẳng. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu quyết định thành lập Sư đoàn sinh viên bảo vệ thủ đô. Tiếp đó, Thiệu ra chủ trương chương trình Quân sự học đường, buộc tất cả sinh viên phải tham gia các khóa học quân sự. “Lúc đó, cấp trên đã nhận định, đoán biết ý đồ của địch là sẽ bắt sinh viên đi lính, chống lại cách mạng.
Do đó Thành Đoàn chỉ thị chúng tôi phải tìm cách phá chương trình này. Chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình trong giới sinh viên, yêu cầu bãi bỏ Quân sự học đường. Phong trào được hưởng ứng mạnh mẽ của mọi tầng lớp và nhanh chóng lan rộng ra. Sau này, khi tôi bị bắt vì một vụ phản bội, phong trào đấu tranh vẫn diễn ra mạnh mẽ, liên tục”.- ông Huỳnh Tấn Mẫm kể lại.
Khi được thả ra cùng hơn 30 người trong nhóm hoạt động của ông đã bị bắt trước đó, ông vẫn tổ chức đấu tranh đòi bãi bỏ việc quân sự hóa học đường, nhưng chính quyền Thiệu vẫn cương quyết không từ bỏ. Thiệu còn ra lệnh, sinh viên nào không có chứng chỉ Quân sự học đường không được lên lớp. Trước tình hình đó, Thành Đoàn một lần nữa lại nhanh chóng chuyển hướng hoạt động đấu tranh của lực lượng sinh viên.
Huỳnh Tấn Mẫm nhận chỉ thị là để sinh viên đi vào quân trường, tham gia vào chương trình học đường quân sự, rồi tìm cách phá từ bên trong.
Từ trong các quân trường, phong trào đấu tranh của sinh viên lại dấy lên, mạnh mẽ hơn dưới một hình thức khác. Họ tụ họp nhau lấy vạt giường đốt, rồi ca hát suốt đêm, những sĩ quan nào khắc nghiệt với sinh viên thì liền bị trùm mặt lại rồi đánh…
Do bị để ý từ trước, địch nghi Huỳnh tấn Mẫm chỉ đạo những vụ đấu tranh này và anh bị bắt giam năm ngày. Trong năm ngày đó, phong trào đấu tranh vẫn diễn ra, không có chứng cớ và lý do, chúng phải thả anh ra.
Lôi kéo Nguyễn Cao Kỳ và Dương Văn Minh
Nhờ sự giúp đỡ của dân biểu (giờ gọi là nghị sĩ hoặc đại biểu Quốc hội) Hồ Ngọc Nhuận, chủ nhiệm báo Tin Sáng, một tờ báo có thiện cảm với cách mạng, Huỳnh Tấn Mẫm tới gặp Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, đề nghị ông Kỳ can thiệp để bãi bỏ chương trình Học đường quân sự.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ- cựu Phó Thủ tướng VNCH Đại tá Dương Văn Minh- cựu Tổng thống VNCH- ảnh tư liệu
Ông Mẫm kể : “Lúc chúng tôi tới gặp ông Kỳ, ông hỏi: “Tôi nghe người ta nói mấy anh là Cộng sản có phải không?”. Lúc đó tôi nhanh miệng hỏi lại ổng: “Họ nói vậy thì ngài có tin không?”. Nghe vậy, ông Kỳ im lặng. Thực chất, ông Kỳ cũng biết chúng tôi là Cộng sản, nhưng ông muốn hợp tác với chúng tôi để tạo áp lực với Tổng thống Thiệu.
Sau đó, ông Kỳ hỏi: “Mấy anh cần gì ở tôi?”. Tôi nói: “Thưa ngài Phó tổng thống, như ngài thấy đó, chương trình Quân sự học đường đang gây sự bất bình lớn torng sinh viên và công chúng. Nếu nó không bị dẹp bỏ thì tình hình sẽ không yên ổn đâu. Do vậy, chúng tôi thay mặt cho họ đề nghị ngài kiên nghị với Tổng thống Thiệu tạm hoãn hoặc bãi bỏ chương trình này đi thì tình hình mới yên được”.
Sau đó, chương trình Quân sự học đường đã được Thiệu ra lệnh tạm hoãn. Và lực lượng Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã thành liên minh với Nguyễn Cao Kỳ. Họ được tướng Kỳ giao hẳn dinh Phó tổng thống để làm trụ sở hoạt động. Vào ngày 3-10-1971, theo lời ông Mẫm, Nguyễn Cao Kỳ đã bí mật giao 5.000 lựu đạn MK3 (loại lựu đạn để luyện tập, chỉ gây nổ, không sát thương) cho họ ném vào những tụ điểm đặt thùng phiếu để phá cuộc bầu cử độc diễn của phe Thiệu.
Trước ngày bầu cử này ít hôm, Huỳnh Tấn Mẫm suýt bị bắt. Lúc đó anh tới họp báo ở khu vực chùa Vĩnh Nghiêm (nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa- q.3- TP.HCM) thì bị cảnh sát ngụy bao vây. Tình thế nguy cấp, Mẫm liền gọi cho ông Hồ Ngọc Nhuận nhờ giúp đỡ. Ông Nhuận liền gọi cho tướng Kỳ. Ít phút sau, hai chiếc xe quân cảnh chở theo hai trung tá đi cùng với xe của ông Nhuận đã tới đưa Mẫm lên xe. Mẫm ngồi xe với ông Nhuận, hai xe quân cảnh, một xe đi trước dẹp đường, một xe bọc hậu để tránh sự truy đuổi của cảnh sát. Sau một đoạn đường dài, đoàn xe đỗ lại nơi chợ Bến Thành, Huỳnh Tấn Mẫm bước ra xe, len lỏi trong các con hẻm để tìm tới cơ sở.
Sau đó, đại tá Dương Văn Minh đã cho người tới đón Huỳnh Tấn Mẫm về ở tại dinh thự của ông. Mẫm ở lại đó trong sáu tháng. Thời gian này, giữa Huỳnh Tấn Mẫm và ông Dương Văn Minh đã có nhiều cuộc trò chuyện.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, nhớ lại: “Trong những cuộc nói chuyện có lần tôi đề nghị ông Dương Văn Minh vào thành phần thứ ba, nhưng ông từ chối và nói: “Qua (tiếng miền Nam, có nghĩa như tôi- NV) biết mấy em là Cộng sản, nhưng qua không thể là thành phần thứ ba được. Qua phải trở thành thành phần thứ hai, thay thế cho ông Thiệu và ông Kỳ thì mới có hi vọng hòa hợp, hòa giải dân tộc được”.
Nói chuyện cùng ông Dương Văn Minh, tôi nhận ra rằng ông Dương Văn Minh ngày càng ý thức được rằng đế quốc Mỹ muốn duy trì chiến tranh lâu dài”. Sau này, nhờ sự đầu hàng sớm và vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh mà cuộc chiến đỡ tang thương hơn.
Một thời gian sau khi rời khỏi dinh của ông Dương Văn Minh, ngày 5-1-1972, khi Huỳnh Tấn Mẫm tới đại học Y khoa Sài Gòn để chuẩn bị cho những hoạt động cách mạng tiếp theo thì bị bắt. Ngày 28-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh trả tự
do cho ông.
Sau giải phóng, ông tiếp tục theo học ngành y. Rồi ông được bầu làm đại biểu quốc
hội rồi giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, Tổng biên tập báo Thanh Niên…
Ông qua Liên Xô (cũ) học và bảo vệ Tiến sĩ Triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học. Năm 2010, cùng bạn bè, ông lập ra trường chuyên biệt Khai Trí chuyên giáo dục những trẻ em tự kỷ.
Nguồn: https://www.facebook.com/vu.pham.73113/posts/592649154183593

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét