CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU HOÀNG SA GIAO NHÀ CHO BÀ QUẢ PHỤ HẢI QUÂN TRUNG TÁ NGỤY VĂN THÀ
Huy Đức
Bà Ngụy Văn Thà trước bàn thờ cố
hải quân Trung Tá trong căn hộ vừa mới nhận sáng ngày 11.7.2014 (ảnh Chiêu Anh Nguyễn) |
Hôm nay,
11-7-2014, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa chính thức giao nhà cho bà quả phụ Hải
quân trung tá Ngụy Văn Thà (nhũ danh Huỳnh Thị Sinh), đó là một căn hộ 3 phòng,
rộng hơn 60m2 nằm trên tầng năm (5.05) cao ốc B - Nguyễn Kim,phường
7,Quận 10. Đây là lần đầu tiên bà Huỳnh Thị Sinh có quyền sở hữu
nhà.
Bà Phan Ngọc Hoa, quả phụ thượng sĩ nhất Nguyễn Hồng Châu (1939-1974), trưởng ngành trọng pháo của Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19-01-1974 tới chúc mừng bà Sinh. |
Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo (HQ-10),
cùng với 73 người lính Việt Nam Cộng hòa khác, hy sinh trong trận Hải chiến
Hoàng Sa chống lại quân Trung Quốc ngày 19-1-1974. Khi chồng hy sinh, bà Huỳnh
Thị Sinh chỉ mới 26 tuổi. Trong suốt 40 năm qua, bà Sinh đã âm thầm thờ chồng,
lặng lẽ nuôi ba con gái trong căn hộ ấy mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973 đến
năm 2009, khi chung cư bị giải tỏa để xây
những cao ốc mới.
Thiếu tướng Lê Kế Lâm, bà Huỳnh Thị Sinh và hai thành viên Nhịp Cầu Hoàng Sa. |
Ông Lê Kế Lâm, Thiếu tướng Hải quân QĐND Việt Nam (hiện là Chủ tịch Hội KHKT Biển) bắt tay chúc mừng bà quả phụ Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà. |
Bà Sinh
đăng ký nhận một căn hộ tái định cư kèm theo một khoản tiền hỗ trợ là 546 triệu
đồng. Tuy nhiên, suốt 5 năm qua, khu tái định cư chưa hề có dấu hiệu khởi công.
Do tuổi cao sức yếu, bà Sinh có nguyện vọng muốn chuyển sang mua một căn hộ
trong khu kinh doanh (xây dựng trên nền chung cư Nguyễn Kim trước đây). Từ ngày
15-2-2014, chúng tôi đã bắt đầu cùng bà xúc tiến thủ tục, nhưng phải tới nay,
sau gần năm tháng, việc mua nhà cho bà Huỳnh Thị Sinh mới hoàn
thành.
Căn hộ mới
có giá bán (bao gồm cả thuế) lên tới 1.343.797.981 VNĐ. Trong thời gian chờ nhà
tái định cư, Nhà nước đã chi một số tiền để bà Sinh thuê nhà, cho nên "khoản
tiền hỗ trợ" 546 triệu bị trừ đi, còn 229.505.000VNĐ. Nhịp Cầu Hoàng Sa đã chi
trả toàn bộ số tiền còn lại là 1.114.292.981 VNĐ. Số tiền này cao
hơn rất nhiều so với mức mà chúng tôi dự tính (750 triệu
đồng).
Với mức 750 triệu đồng, chúng tôi có thể mua một căn hộ ở ngoại ô. Nhưng,
cả đời bà Huỳnh Thị Sinh đã gắn bó với nơi đây; các anh, em ruột của bà cũng
đang sinh sống quanh đây. Nguyện vọng của bà là có một căn hộ ở nơi mà anh em có
thể qua lại thăm nhau, bà có thể phụ giúp các cháu buôn
bán.
Sau nhiều lần trao đổi với bà Huỳnh Thị Sinh và các thành viên NCHS,
chúng tôi quyết định mua căn hộ này. Tuy mức giá vượt quá xa so với dự toán ban
đầu nhưng chúng tôi nghĩ rằng, ý nghĩa của ngôi nhà sẽ không còn trọn vẹn nếu nó
làm đảo lộn cuộc sống thường nhật của bà Huỳnh Thị Sinh và khiến bà phải xa nơi
đầy ắp kỷ niệm với người chồng mà bà đã dành trọn tuổi xuân thờ
phụng.
Nhịp Cầu Hoàng Sa là một chương trình được khởi xướng từ ngày 7-1-2014
bởi một nhóm các nhà báo: Vũ Kim Hạnh, Cựu TBT Tuổi Trẻ; Nguyễn Thế Thanh, Cựu
TBT báo Phụ Nữ TP; TS Nguyễn Thị Hậu, kỹ sư Đỗ Thái Bình...Sau hơn sáu tháng vận
động, Chương trình đã nhận được sự ủng hộ bằng tiền, bằng hiện vật từ hơn 524
lượt đóng góp với tổng số tiền là 1.711.965.042 VND.
Trong dịp Tết Giáp Ngọ, NCHS đã gửi tặng 10 phần quà, mỗi phần 5 triệu
đồng tới 5 gia đình Hoàng Sa và 5 gia đình Gạc Ma. Cùng thời gian xúc tiến việc
mua căn hộ này cho bà quả phụ Ngụy Văn Thà, NCHS chi 320 triệu đồng giúp cựu
binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo mua một lô đất ở thành phố Hà Tĩnh và sẽ chi thêm 80
triệu giúp anh Thảoxây nhà; NCHS cũng đangxúc tiến thủ tục, để giúp bà Hồ Thị
Đức - mẹ của thiếu úy Trần Văn Phương, anh hùng trong trận hải chiến Gạc Ma -
sửa nhà ở Quảng Bình.
Như đã cam kết với các bạn, Nhịp Cầu Hoàng Sa sẽ tiếp tục vận động để
giúp bà quả phụ Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí cải thiện chỗ ở; giúp các gia
đình Hoàng Sa, Gạc Ma khácvượt quahoàn cảnh khó khăn.
Nhịp Cầu Hoàng Sa xin thông báo kết quả ban đầu này, xin chân thành cám
ơn toàn thể các bạn đã quan tâm và nhiệt tình ủng hộ.
HĐ
Nhà
thơ Đỗ Trung Quân
Mừng bà
quả phụ Ngụy Văn Thà và gia đình có nhà mới
11 Tháng 7 2014 lúc 11:42
11 Tháng 7 2014 lúc 11:42
Sau 6 tháng nỗ lực hoàn
tất thủ tục giấy tờ , hôm nay ngày 11 - 7 - 2014 bà quả phụ Ngụy Văn Thà đã
chính thức bước vào căn nhà mới ở tầng 5 một chung cư mới quận 10 - TP
HCM
Căn hộ trị giá khoảng 1
tỷ 300 triệu là số tiền chung tay của đồng bào trong và ngoài nước thông qua
chương trình " Nhịp cầu Hoàng Sa " với tinh thần tri ân các liệt sĩ đã bỏ mình
vì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ VN
Trung Tá Ngụy Văn Thà chỉ
huy Tàu HQ 10 , ông cùng đồng đội hy sinh trong trận chiến với Trung Quốc để bảo
vệ Hoàng Sa 1974 khi 31 tuổi
Thiếu Tướng Lê Kế Lâm
giám đốc trường sĩ quan Hải quân - CHXHCN - VN đã cùng mọi người thắp nhang
tưởng niệm Trung tá Ngụy Văn Thà
Khi bà quả phụ Ngụy Văn
Thà bước vào căn hộ mới, thì ở Hà Tĩnh anh Lê Hữu Thảo chiến sĩ còn sống sót tại
Gạc Ma 1988 cũng đang xây ngôi nhà mới bằng quỹ đóng góp của " nhịp cầu Hoàng Sa
"
CHƯƠNG TRÌNH " NHỊP CẦU
hOÀNG SA " VẪN TIẾP TỤC KÊU GỌI SỰ CHUNG TAY CỦA ĐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI
NƯỚC.
TP Đà Nẵng tiên phong ra nghị quyết phản đối Trung Cộng xâm lược
HĐND thành phố Đà Nẵng chiều
hôm nay, 10-7-2014, đã chính thức ra nghị quyết phản đối Trung cộng xâm lược,
trong khi Quốc hội và lãnh đạo Đảng ở Hà Nội vẫn tỏ ra vô cảm trước nhân dân cử
tri, cũng như vô trách nhiệm với Tổ Quốc trước việc Trung cộng mang giàn khoan
xâm lấn chủ quyền lãnh hải VN ở biển Đông.
Ông
Huỳnh Nghĩa - Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng (Hình phải), đọc
NQ phản đối
Trung
cộng xâm lược. (Hình trái) các Đại biểu bày tỏ đồng tình Nghị quyết phản đối
Trung cộng
|
Nghị quyết này đã được HĐND
thành phố Đà Nẵng, khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016, bày tỏ đồng tình biểu quyết
thông qua hồi chiều nay 10/7 trong kỳ họp thứ 10.
Nghị quyết xác định rõ "việc
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của Việt Nam là hành động bất hợp pháp, vi phạm luật pháp quốc
tế và xâm phạm thô bạo chủ quyền quốc gia Việt Nam".
Theo HĐND Tp.Đà Nẵng, hành vi
tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung cộng cùng với việc huy động cho tàu vũ
trang đâm chìm tàu cá của ngư dân TP Đà Nẵng trong vùng lãnh hải VN là hành vi
đặc biệt nghiêm trọng, là tội ác đối với ngư dân Việt Nam. Nghị quyết nêu rõ
quan điểm của HĐND TP Đà Nẵng khẳng định quần đảo Hoàng Sa là huyện đảo của TP
Đà Nẵng, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đang bị Trung Quốc
cưỡng chiếm trái phép bằng vũ lực từ năm 1974.
HĐND TP Đà Nẵng cực lực phản
đối, lên án và yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động và rút
ngay không điều kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng toàn bộ lực lượng hộ tống ra
khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngoài ra, qua nghị quyết,
HĐND TP Đà Nẵng bày tỏ hoan nghênh tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình nhưng
rất kiên quyết của nhân dân, nhất là ngư dân thành phố Đà Nẵng chống lại hoạt
động phi pháp của chính quyền Trung Quốc . HĐND thành phố và các tầng lớp nhân
dân thành phố luôn sát cánh cùng lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư và
ngư dân đang ngày đêm đấu tranh để gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của
Tổ quốc. Đồng thời kêu gọi toàn thể nhân dân TP Đà Nẵng tiếp tục phát huy tinh
thần yêu nước, đoàn kết kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; trong
đó có huyện đảo Hoàng Sa của Tổ Quốc Việt Nam.
Việc thành phố Đà Nẵng chính
thức ra nghị quyết phản đối Trung cộng xâm lược được truyền thông báo chí trong
nước đánh giá là đã "thể hiện trách nhiệm cao trước Tổ quốc và Nhân dân". Trong
khi đó dư luận người dân cũng đang nêu thắc mắc tại sao Quốc Hội của cả nước sau
khi thảo luận đã không ra được một nghị quyết phản đối các hành vi xâm lược của
TC tại Biển Đông mà lại để cho "quốc hội cấp thành phố" như tại Đà Nẵng làm
thay. Giải thích sự kiện này, một cựu đảng viên đang sống tại Đà Nẵng đưa lý do
rằng: "Nếu làm ở cấp quốc gia, các lãnh đạo đảng sợ Bắc Kinh biết và có thể nổi
giận. Còn làm ở cấp thành phố thì tuy không đạt được mục tiêu bảo vệ đất nước
nhưng vẫn làm đẹp hình ảnh đảng trong mắt người dân".
Lá thư của đại sứ VN tại LHQ gửi ông tổng thư kí LHQ
Theo FB
Nguyen Tuan
H.E. Mr. Le
Hoai Trung
Ambassador Extraordinary and
Plenipotentiary
Permanent Representative |
Ngày 3/7/14 Đại
sứ VN tại LHQ gửi thư đến Tổng thư kí LHQ để phản bác thư của Tàu gửi trước đó
ngày 22/5 và 9/6. Nếu các bạn chưa đọc lá thư của Đại sứ VN tại LHQ, các bạn thử
tìm đọc (1) để biết trình độ các quan chức của VN ra sao, và cũng là học cách
viết thư cho các VIP. Phân tích lá thư của ông đại sứ cũng cho ra vài bài
học.
Thứ nhất là ông đại sứ làm ngược đời! Thay vì đề tên người nhận (tức ngài Tổng thư kí LHQ) ngay từ phần đầu của lá thư, ông đại sứ đề ở phần dưới lá thư! Tôi chưa bao giờ thấy cách sắp xếp rất quái gở như thế này, vì nó phản ảnh một thái độ xem thường người gửi.
Thứ hai, vào đầu ông đại sứ xưng hô với ngài Tổng thư kí LHQ một cách trống không: “Excellency”. Đó là cách xưng vô lễ. Tôi nghĩ thông thường thì người ta xưng hô theo kiểu
Dear Mr. Secretay-General,
hay cũng có thể viết
Your Excellency,
thay cho cách viết chức danh.
Còn cái câu cuối của lá thư là buồn cười nhất “Please, accept, Excellency, the assurances of my highest consideration”. Câu này mang tính rhetoric chẳng có ý nghĩa gì, nhưng có 1 cái sai nhỏ: đó là cách dùng dấu phẩy. Đáng lẽ phải viết là “Please accept, Your Excellency, the assurances of my highest consideration”.
Một lá thư ngắn ngủn, chỉ có vài chục chữ, mà có khá nhiều sai sót thì quả là đáng tiếc.
Còn đọc phần text thì còn nhiều điều đáng nói nữa. Tôi nghĩ nếu là người am hiểu tiếng Anh sẽ phải “struggle” để hiểu những ý trong tài liệu, vì cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngay từ đầu, câu “rejects as completely unfounded, in fact and in law, China’s sovereignty claims ….” Người ta phải gãi đầu để hiểu câu “in fact and in law”, nhưng khi đọc bản tiếng Việt thì có câu “cả trên thực tế cũng như trên pháp lí” (và đó chính là cách dịch!) Đáng lẽ phải viết là “in factual and legal considerations”.
Ngoài ra, còn có những câu cảm tính như “the so-called ‘sovereignty’ of China over Hoang Sa” (chữ so-called hay ‘cái gọi là’ là cảm tính, không nên dùng trong văn bản nghiêm nghị ngoại giao).
Nhìn chung, toàn văn chỉ có 5 trang, nhưng tôi không thấy những FACTS thuyết phục, mà chỉ toàn là những sưu tầm từ báo chí, sách vở đâu đó và ráp lại. Nếu chú ý kĩ, các bạn sẽ thấy tài liệu này không có mục tiêu và cũng chẳng có kết luận. Do đó, ngay từ đoạn đầu, một người bận rộn đọc sẽ thấy như từ trên trời rơi xuống, chẳng biết tài liệu đề cập đến cái gì. Không ai có thì giờ để đọc lại những gì Tàu nó viết; nhiệm vụ của mình là phải tóm lược những nét chính do nó viết.
Theo tôi, văn bản này nên viết theo cấu trúc:
1. Vào đề là background: nói về hai cái công thư (?) bọn Tàu nó gửi, và tóm tắt nội dung của nó;
2. Mục tiêu của tài liệu này là phản bác (hay bác bỏ) claims về chủ quyền của Tàu trên quần đảo Hoàng Sa. Đoạn sau là giới thiệu chung về tài liệu thuộc nhóm nào, factual hay legal?
3. Phần nội dung chính là trình bày sự thật – FACTS - từng cái một và giải thích ý nghĩa rõ ràng;
4. Phần sau cùng là quay lại cái mục tiêu ban đầu: chúng tôi đã trình bày đầy đủ (hi vọng) dữ liệu và legal consideration để chứng minh rằng những claim của Tàu cộng là không có cơ sở. Nhưng phải có một câu yêu cầu ông tổng thư kí làm gì, chứ như hiện khi đọc xong ổng sẽ hỏi “rồi tôi làm gì?”
Nhưng tôi nghĩ đoạn đầu rất quan trọng, và cần phải viết sao cho người ta tiếp tục đọc, chứ như hiện nay, vì câu văn dài và thiếu logic nên dễ làm nản lòng người đọc. Tôi nghĩ một trong những cách viết có thể là:
“On May 22nd and June 9th, the Chargé d’affaires a.i of the Permanent Mission of The People Republic of China submitted documents A/68/887 and A/68/907 to the General-Secretary of the United Nations. In the documents, China made the sovereignty claims over the Hoang Sa archipelago, called “the Xisha Islands” by China. In this document, we provide hard evidence to completely reject the Chinese claims. Our evidence are in the form of factual data and legal consideration. As a result, we will show that the Chinese claims have neither legal nor historical foundation.”
Một lần nữa, cú pháp và văn phạm tiếng Anh lại không chuẩn, có lẽ dịch từ tiếng Việt. Khi tôi xem lại thì thấy là trên đầu trang họ có ghi là “Unofficial translation” (tức là một bản dịch không chính thức). Đã không chính thức sao lại gửi cho LHQ?! Chẳng lẽ đại diện cho cả một quốc gia 90 triệu dân mà làm việc cẩu thả như thế.
Thứ nhất là ông đại sứ làm ngược đời! Thay vì đề tên người nhận (tức ngài Tổng thư kí LHQ) ngay từ phần đầu của lá thư, ông đại sứ đề ở phần dưới lá thư! Tôi chưa bao giờ thấy cách sắp xếp rất quái gở như thế này, vì nó phản ảnh một thái độ xem thường người gửi.
Thứ hai, vào đầu ông đại sứ xưng hô với ngài Tổng thư kí LHQ một cách trống không: “Excellency”. Đó là cách xưng vô lễ. Tôi nghĩ thông thường thì người ta xưng hô theo kiểu
Dear Mr. Secretay-General,
hay cũng có thể viết
Your Excellency,
thay cho cách viết chức danh.
Còn cái câu cuối của lá thư là buồn cười nhất “Please, accept, Excellency, the assurances of my highest consideration”. Câu này mang tính rhetoric chẳng có ý nghĩa gì, nhưng có 1 cái sai nhỏ: đó là cách dùng dấu phẩy. Đáng lẽ phải viết là “Please accept, Your Excellency, the assurances of my highest consideration”.
Một lá thư ngắn ngủn, chỉ có vài chục chữ, mà có khá nhiều sai sót thì quả là đáng tiếc.
Còn đọc phần text thì còn nhiều điều đáng nói nữa. Tôi nghĩ nếu là người am hiểu tiếng Anh sẽ phải “struggle” để hiểu những ý trong tài liệu, vì cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngay từ đầu, câu “rejects as completely unfounded, in fact and in law, China’s sovereignty claims ….” Người ta phải gãi đầu để hiểu câu “in fact and in law”, nhưng khi đọc bản tiếng Việt thì có câu “cả trên thực tế cũng như trên pháp lí” (và đó chính là cách dịch!) Đáng lẽ phải viết là “in factual and legal considerations”.
Ngoài ra, còn có những câu cảm tính như “the so-called ‘sovereignty’ of China over Hoang Sa” (chữ so-called hay ‘cái gọi là’ là cảm tính, không nên dùng trong văn bản nghiêm nghị ngoại giao).
Nhìn chung, toàn văn chỉ có 5 trang, nhưng tôi không thấy những FACTS thuyết phục, mà chỉ toàn là những sưu tầm từ báo chí, sách vở đâu đó và ráp lại. Nếu chú ý kĩ, các bạn sẽ thấy tài liệu này không có mục tiêu và cũng chẳng có kết luận. Do đó, ngay từ đoạn đầu, một người bận rộn đọc sẽ thấy như từ trên trời rơi xuống, chẳng biết tài liệu đề cập đến cái gì. Không ai có thì giờ để đọc lại những gì Tàu nó viết; nhiệm vụ của mình là phải tóm lược những nét chính do nó viết.
Theo tôi, văn bản này nên viết theo cấu trúc:
1. Vào đề là background: nói về hai cái công thư (?) bọn Tàu nó gửi, và tóm tắt nội dung của nó;
2. Mục tiêu của tài liệu này là phản bác (hay bác bỏ) claims về chủ quyền của Tàu trên quần đảo Hoàng Sa. Đoạn sau là giới thiệu chung về tài liệu thuộc nhóm nào, factual hay legal?
3. Phần nội dung chính là trình bày sự thật – FACTS - từng cái một và giải thích ý nghĩa rõ ràng;
4. Phần sau cùng là quay lại cái mục tiêu ban đầu: chúng tôi đã trình bày đầy đủ (hi vọng) dữ liệu và legal consideration để chứng minh rằng những claim của Tàu cộng là không có cơ sở. Nhưng phải có một câu yêu cầu ông tổng thư kí làm gì, chứ như hiện khi đọc xong ổng sẽ hỏi “rồi tôi làm gì?”
Nhưng tôi nghĩ đoạn đầu rất quan trọng, và cần phải viết sao cho người ta tiếp tục đọc, chứ như hiện nay, vì câu văn dài và thiếu logic nên dễ làm nản lòng người đọc. Tôi nghĩ một trong những cách viết có thể là:
“On May 22nd and June 9th, the Chargé d’affaires a.i of the Permanent Mission of The People Republic of China submitted documents A/68/887 and A/68/907 to the General-Secretary of the United Nations. In the documents, China made the sovereignty claims over the Hoang Sa archipelago, called “the Xisha Islands” by China. In this document, we provide hard evidence to completely reject the Chinese claims. Our evidence are in the form of factual data and legal consideration. As a result, we will show that the Chinese claims have neither legal nor historical foundation.”
Một lần nữa, cú pháp và văn phạm tiếng Anh lại không chuẩn, có lẽ dịch từ tiếng Việt. Khi tôi xem lại thì thấy là trên đầu trang họ có ghi là “Unofficial translation” (tức là một bản dịch không chính thức). Đã không chính thức sao lại gửi cho LHQ?! Chẳng lẽ đại diện cho cả một quốc gia 90 triệu dân mà làm việc cẩu thả như thế.
----
(1) Tài liệu đó
ở đây: http://www.viet-studies. info/kinhte/LetterToUN_ HoangSa.pdf
Nguyên văn lá
thư:
New
York, 03 July 2014
Excellency,
Upon instructions from my Government, I have the honour to transmit herewith the position paper of the Socialist Republic of Viet Nam concerning the sovereignty of Viet Nam over the Hoang Sa archipelago (see annex for the official Vietnamese version and English translation of this position paper).
I should be grateful if you would have the present letter and the annex thereto circulated as an official document of the sixty-eighth session of the General Assembly, under agenda item 76(a) entitled “Ocean and the law of the sea”.
Please, accept, Excellency, the assurances of my highest consideration.
Upon instructions from my Government, I have the honour to transmit herewith the position paper of the Socialist Republic of Viet Nam concerning the sovereignty of Viet Nam over the Hoang Sa archipelago (see annex for the official Vietnamese version and English translation of this position paper).
I should be grateful if you would have the present letter and the annex thereto circulated as an official document of the sixty-eighth session of the General Assembly, under agenda item 76(a) entitled “Ocean and the law of the sea”.
Please, accept, Excellency, the assurances of my highest consideration.
Sincerely
yours,
Le Hoai Trung
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary
Permanent Representative of Viet Nam to the United Nations
H. E. Mr. Ban Ki-moon
Secretary-General of the United Nations
United Nations Headquarters
New York
Theo FB Nguyen Tuan
Le Hoai Trung
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary
Permanent Representative of Viet Nam to the United Nations
H. E. Mr. Ban Ki-moon
Secretary-General of the United Nations
United Nations Headquarters
New York
Theo FB Nguyen Tuan
Ai “tẩy não” ai?
H.M
“Tẩy não – Brainwashing” nói
một cách nôm na là kiểu tuyên truyền dối trá, một chiều. Người không đủ thông
tin sẽ bị lừa dối, bị ép phải tin, cuối cùng suy nghĩ của mình bị kẻ khác dẫn
dắt.
Trong chiến tranh Triều Tiên,
phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên bắt được một số tù binh Mỹ. Họ “tẩy não” tù
binh tới mức là một số đã nhận sử dụng vũ khí vi trùng cho dù họ không làm điều
đó.
Báo chí VN lo lắng về việc
Trung Quốc đưa các nội dung (sai lệch) về Biển Đông vào chương trình giảng dạy
từ nhiều năm trước, từ lưu hành bản đồ khổ dọc, chứng tỏ họ đã có những bước đi
hàng mấy thập kỷ nhằm tẩy não dân chúng nước này về chủ quyền.
Tờ Petro Time đưa tin, tiến sỹ
Christopher Robert thuộc Trường Đại học New South Wales của Australia từng đưa
ra nhận định: “Trong vài chục năm gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã “cấy”
vào đầu người dân nước này một suy nghĩ là Biển Đông thuộc chủ quyền “không thể
tranh cãi” của Trung Quốc”.
Ông dẫn lời một giáo sư Trung
Quốc cho biết “Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này,
họ sẽ chỉ vẽ tấm bản đồ chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu bạn đưa ra một đề
nghị tương tự với một người Trung Quốc 25 tuổi thì tấm bản đồ do họ vẽ ra sẽ
xuất hiện cả biển Đông”.
Chính quyền Trung Quốc từng
thành công tẩy não một dân tộc cả tỷ người. Bài học cay đắng với hàng chục triệu
nhân mạng chết, bị tù đầy trong cách mạng văn hóa, đại nhảy vọt làm mấy chục
triệu dân chết đói. Thất bại thảm hại bởi dựa trên những thông tin dối trá, kiểu
tuyên truyền tẩy não.
Thảm họa thế nhưng vẫn chưa đủ
cho lãnh đạo Trung Quốc học bài sơ đẳng rằng, sự thật mang lại văn minh quốc
gia. Phe XHCN, Liên Xô, Đông Âu sụp đổ bởi sự dối trá đi từ thượng tầng lãnh đạo
tới truyền thông và hệ thống chính trị.
Tẩy não có thể thành công mang
tính ngắn hạn. Nhưng về dài hạn, không một quốc gia nào có thể biến thành văn
minh nếu chỉ dựa vào nền giáo dục và truyền thông dối trá, tìm cách tẩy não dân
chúng.
Sau cuộc chiến Triều Tiên, có
21 lính Mỹ xin ở lại với Bắc Triều Tiên vì họ tin chủ nghĩa đế quốc tàn ác. Tuy
nhiên, người ta đã tìm ra 21 người bị tẩy não là quá nhỏ so với 20.000 tù binh
Mỹ.
Nói người phải nghĩ đến ta.
Theo một nghĩa nào đó, Việt Nam cũng tiếp tay cho việc tẩy não của Trung Quốc.
Tình hữu nghị Việt-Trung 16 chữ vàng, 4 tốt, quốc tế vô sản, dựa vào Trung Quốc
để phát triển mới giữ được đảng và ổn định chính trị.
Họ tẩy não phía ta giỏi tới
mức, bao nhiêu dự án quan trọng, mang tầm chiến lược quốc gia đều dành cho
phía…bạn. Bạn có đâm tầu đánh cá chìm, thì gọi điện hỏi han, sao anh lại làm
thế.
700 tờ báo dưới sự lãnh đạo
của một ông Tuyên giáo hàm BCT nhất loạt coi Trung Quốc là bạn bè, đồng chí,
không thể có chuyện họ xâm lược Việt Nam một ngày nào đó. Vài tờ báo trong đó có
VietnamNet do chống Trung Quốc đã bị thay máu. Tổng biên tập lang thang xứ
người.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng VN coi
chuyện xung đột biển Đông như anh em trong gia đình cãi nhau, sự “tẩy não” đã
thành công hơn cả mong đợi của phía Trung Quốc.
Qui trình đã có sẵn giữa hai
đảng và chính phủ. Trung Quốc tẩy não dân Trung Quốc về biển đảo, Việt Nam giúp
họ tẩy não dân mình bằng chính sự lừa dối của Trung
Quốc.
Một giàn khoan khủng hay hàng
trăm giàn khoan của Trung Quốc cắm ở biển Đông chẳng có gì ngạc nhiên. Bởi đến
giờ VN vẫn cho rằng Trung Quốc mới là kẻ tẩy não dân của họ mà ít người ngồi suy
tư về chính mình.
HM.
10-7-2014
Ai sẽ là người cứu chúng ta?
Viết từ Sài Gòn
2014-07-08
2014-07-08
Biễu ngữ kêu gọi xuống đường phản đối Trung Quốc
vào chủ nhật ngày 18 tháng 5 năm 2014. (Hình minh họa)
File photo
Bài toán phải giải
Trước nạn ngoại xâm, tinh thần và ý chí của mỗi cá nhân trong tập hợp dân tộc
bị xâm chiếm luôn là cái lõi quyết định sự thành bại, chiến thắng hay là nô lệ
của dân tộc đó. Hiện trạng Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa quân sự, xâm chiếm
lãnh thổ, lãnh hải, thao túng chính trị và đè bẹp kinh tế đang là bài toán đòi
hỏi dân tộc Việt Nam phải giải nó. Và mỗi đơn vị trong tập hợp dân tộc Việt Nam
sẽ là một thành tố quyết định Việt Nam thành nô lệ Trung Cộng hay là độc lập? Và
bài toán này, câu hỏi này cần phải xét trên ba phương diện: Nền tảng chính trị
xuyên suốt; Tinh thần nhân dân; Bệ phóng tương lai.
Ở phạm trù nền tảng chính trị xuyên suốt, ngoại trừ phía Nam vĩ tuyến 17 từng
trải qua một giai đoạn dân chủ ngắn ngủi, hầu như toàn dân tộc Việt Nam đi từ
nền chính trị phong kiến chuyên quyền, đặt nhà vua làm trung tâm và yếu tố dân
chủ hoàn toàn không có cho đến nền chính trị Cộng sản độc tài, mượn đại bộ phận
nhân dân làm tấm bình phong che chắn cho sự thống trị phe nhóm bên trong với
danh nghĩa “sở hữu toàn dân”, “nhà nước là đại diện của nhân dân”, mà trên thực
chất là một triều đại phong kiến kiểu mới với đầy đủ nhà vua theo nhiệm kỳ và
thái tử đỏ theo quyền lực.
Bởi chính quá trình chìm quá sâu trong hai dòng chảy chính trị này, ngoại trừ
một số rất nhỏ những người có ý thức dân chủ và chịu khó tìm tòi những mô hình
nhân quyền bên ngoài lãnh thổ, đã đấu tranh cho điều này, số đông nhân dân còn
lại hầu như chỉ có bản năng phản kháng nhưng chưa bao giờ được trang bị cho một
hệ thống tư tưởng hoặc quan niệm về quyền con người cũng như những giá trị đích
thực và ý nghĩa tồn tại của một con người trước xã hội. Hay nói cách khác, một
xã hội quân chủ rồi sau đó là độc tài chỉ cho con người đạt được ý thức vâng
phục và cam chịu tốt nhất, không có ý nghĩa nào khác.
Đến thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, sau một quá trình dài xếp hàng chầu chực
miếng ăn, chầu chực từng ký gạo, lát sắn, hạt bắp, lạng thịt, gam đường, tấc
vải… đã làm cho con người quen dần với đời sống súc vật, không còn dám suy tư và
cũng không có thời gian để suy tư, cuống cuồng trong vòng xoáy đói khổ để rồi
sau đó, khi kinh tế mở cửa (1986) theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, mọi âm mưu
và toan tính trên cơ sở quyền lực phe nhóm có cơ hội bùng nổ, vẫy vùng, một lần
nữa, người dân bị lẩn quẩn và chìm đắm trong thứ quyền lực kinh tế đỏ, quyền lực
của đồng tiền và sự phân cấp xã hội dựa trên giá trị vật dục. Có thể nói rằng,
xét về mặt chính trị và lịch sử dân tộc, người Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội
để đi đến văn minh nhân loại!
Bị cắt mạch Dân Khí?
Giai cấp công nhân biểu tình chống
TQ ở Bình Dương hôm 14/5/2014
Cho đến thời điểm hiện tại, nếu xét trên tinh thần gọi là Dân Khí thì người
Việt hoàn toàn bị cắt mạch Dân Khí từ gốc gác chính trị suốt chiều dài mấy trăm
năm lịch sử. Dân Khí chỉ thật sự có ở những người hiểu biết, những trí thức,
những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền và đấu tranh chống bành trướng Trung
Cộng. Ngay cả hệ thống chính trị khét tiếng đàn áp và dùng vũ lực như nhà nước
Cộng sản, yếu tố Dân Khí của họ chỉ thoi thóp trong vài cá nhân đơn lẻ chưa kịp
xuất hiện hoặc chưa phải thời điểm xuất hiện, còn lại cũng chỉ là một đám quan
lại hèn kém, chịu nhục ăn xôi, đứa thấp thì quì mọp với đứa cao, đứa cao ăn trên
ngồi trốc của triều đình thì lại quì mọp trước những thằng láng giềng, đàn anh
như Trung Cộng, Nga Xô… Hệ quả của quá trình này là đất nước trở thành một lũ
quì mọp, van lơn và chịu nhục, thậm chí không còn biết nhục.
Thử hỏi, một dân tộc mà đa phần chỉ chú tâm đến miếng ăn, quyền lợi của bản
thân, ra đường thấy người khác bị cướp, bị hại thì dửng dưng, thấy công an thì
sợ, thấy công an đánh chết người, biết sai trái vẫn không dám lên tiếng, với
giới quan chức thì quì mọp trước thế lực mạnh hơn. Trong khi đó, kẻ lộng quyền,
lộng sức như Trung Cộng thì tha hồ xâm chiếm Việt Nam bằng mọi cách, bất chấp lẽ
phải cũng như luật pháp quốc tế. Thử hỏi, Việt Nam lấy gì để đánh, để giữ nước?
Và mỗi khi người dân lên tiếng, những kẻ cầm quyền luôn ra rả đưa ra luận điệu
kiểu “dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng, từng hai lần đánh bại quân Mông
Nguyên… Và sẵn sàng làm một Điện Biên Phủ trên biển…”.
Xin thưa là thời nhà Trần, không có người dân nào biết chiến đấu, biết đứng
lên để đánh quân Mông Nguyên cả, chỉ có quân của triều đình dưới sự chỉ huy tài
tình của Trần Hưng Đạo, và mọi sự vận động, co giãn của nhân dân thời đó cũng
đều do sự điều động, chỉ huy của Trần Hưng Đạo, chính vì sự điều động tài tình
này cộng hưởng với sự thống nhất của nhân dân ở hội nghị Diên Hồng mà trong đó
các bô lão đóng vai trò đại diện cho nhân dân, chỉ huy nhân dân ở cấp độ địa
phương đã tạo ra một mặt trận vững chãi, nhịp nhàng và ăn ý để đánh bại quân
Mông Nguyên. Thử hỏi, hiện tại, triều đình Việt Cộng đã làm ra được một hội nghị
Diên Hồng nào chưa ngoài mấy ông nghị gật và nghị gáy (toe toe lý thuyết Mác –
Lê)? Nhân dân có bao giờ đồng lòng với nhà cầm quyền chưa?
Một khi không trả lời được hai câu hỏi này thì mọi thứ tuyên truyền hiện tại
chỉ là những trò bịp bợm trượt dài và không còn cơ hội để gượng chân khi đã đứng
sát mép vực. Hơn bao giờ hết, các quan chức Cộng sản cần phải biết suy nghĩ về
danh dự và giá trị làm người, cũng hơn bao giờ hết, người dân Việt Nam cần biết
suy tư về thân phận cũng như ý nghĩa tồn tại của một con người trong một xã hội
có tự do. Chỉ có như thế, mới hy vọng sức mạnh chống ngoại xâm một lần nữa được
kích hoạt, phục hồi. Nếu không, Việt Nam chỉ là một cơ thể sống thực vật trong
cái ống xông thức ăn của Trung Cộng, và đến một lúc nào đó, Trung Cộng rút cái
ống xông này, rút nốt ống dưỡng khí, cái xác kia ngừng thở và một tỉnh lị mới
của Trung Quốc hình thành trên dải đất hình chữ S này!
Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN
Tiến sĩ Phạm Chí
Dũng
Nguyễn Tiến Trung nay đã được trả tự do |
Những người bạn trẻ mới ra tù
như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến
ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”.
Những ráng xuân bị lặng dập
trong chốn lao tù cũng là những mùa xuân nở hoa ngoài đời. Sau vài ba năm nằm
trong phòng giam kín mít và bị cô lập tuyệt đối với thế giới bên ngoài, người
cựu tù nhân lương tâm bước ra cửa trại giam và không thể tin vào mắt mình khi
chứng kiến những vòng tay chan chứa rộng mở.
Khác vô cùng những năm trước,
giờ đây không một cựu tù nhân lương tâm nào bị cô độc ở Việt Nam. Mối tình đang
nở hoa trong lòng họ chính là xã hội dân sự.
Hoài niệm
Hãy hoài niệm.
Từ cuối năm 2012 trở về trước,
chưa từng có khung cảnh ấm áp ân tình của số đông những người cùng cảnh và cả
những người chưa có cơ hội rơi vào cảnh ngộ tù đày vì bất đồng chính
kiến.
Cho đến tháng Chạp năm 2012,
luật sư Công giáo Lê Quốc Quân còn bị bắt giam và sau đó bị xử án với tội danh
trốn thuế, dù tất cả đều biết rõ anh chính là một cái gai nhọn chống Trung Quốc.
Cũng vào thời điểm đó, cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị phía Hoa Kỳ đình
hoãn vô thời hạn do “thành tích nhân quyền thụt lùi sâu sắc” của Hà Nội. Bầu
không khí khi đó ngột ngạt, u ám và đầy đe dọa.
Còn giờ đây, mùa xuân của xã
hội dân sự dường như đang bắt đầu tỏa nắng. Gần hai chục tổ chức dân sự độc lập
từ Bắc vào Nam. Vào tháng 5/2014, lần đầu tiên 16 hội đoàn dân sự độc lập ngồi
sát bên nhau trong một tinh thần thống nhất rất cao về chủ đề cần kíp phải xây
dựng tổ chức công đoàn độc lập.
Rõ là xã hội dân sự ở Việt Nam
đang hình thành những tiền đề của nó. Một cách nào đó, có thể so sánh giai đoạn
này ở Việt Nam với thời kỳ bắt đầu xuất hiện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào
những năm 70, hay phong trào “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc cuối thập kỷ 70, và
cuối cùng là con sóng dập dồn ở Liên bang Xô viết với phong trào dân chủ của
Viện sĩ Sakharov – người từng hai lần giành giải thưởng Lenin – vào những năm
cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20.
Còn ở Việt Nam, nếu có thể nói
về một phong trào dân sự quy tụ tương rộng rãi sự tham gia của các thành phần
trong và ngoài nước thì đó chính là Phong trào “Kiến nghị 72” của giới nhân sĩ,
trí thức vào đầu năm 2013. Vượt hẳn những biểu hiện cá lẻ của những năm trước,
phong trào này đã tập hợp được gần 15.000 chữ ký trên mạng về những vấn đề động
trời trong bối cảnh còn nguyên thể chế độc đảng ở Việt Nam, như yêu cầu hủy bỏ
điều 4 hiến pháp, quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc chứ không phải với
đảng…
Mọi chuyện đều có logic diễn
biến từ quần thể xã hội sang tâm lý cá nhân. Thật đáng ngạc nhiên, nhưng lại
không quá khó hiểu khi một cựu cán bộ tuyên giáo như ông Vi Đức Hồi lại rắn rỏi
đến thế ngay sau khi ra tù vào đầu năm 2014. Tâm trạng lạc quan phơi phới ở con
người này ngay lập tức làm cho người tiếp xúc hiểu rằng điều luật 88 về “tuyên
truyền chống nhà nước” cùng những năm tháng đếm lịch đã chỉ khiến trong ông hun
đúc hơn đức tin tìm đến sự thật. Ít nhất, sự thật đó là hình ảnh Hội cựu tù nhân
lương tâm Việt Nam đã sẵn lòng đón chờ ông bên ngoài, cánh cửa rỉ sét của trại
giam, thay cho khuôn mặt nhàu nát của thể chế cầm quyền.
Không phải cổ
tích
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thành lập hôm 4/7 |
Thực ra, câu chuyện đơm hoa
kết trái của xã hội dân sự không phải là cổ tích.
Vào tháng 8/2013, lần đầu tiên
đã diễn ra một sự kiện làm cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền trong nước và
hải ngoại phải bật lên vì kinh ngạc: nữ sinh Phương Uyên được trả tự do ngay tại
tòa Long An vào buổi chiều phiên xử phúc thẩm, trong khi vào buổi sáng chính
quyền và công an sở tại vẫn còn say sưa trấn áp những người biểu tình đòi trả tự
do cho cô. Thật quá ít người có thể tin rằng mức án sơ thẩm đến 6 năm dành cho
Phương Uyên lại có thể ra đi nhẹ bẫng đến thế.
Chỉ đến đầu năm 2014, một
thông tin mới rò rỉ qua kênh ngoại giao đã lý giải cho câu chuyện lẽ ra đáng gọi
là cổ tích trên: Phương Uyên nằm trong danh sách 5 tù nhân chính trị mà phía Hoa
Kỳ đề nghị chính quyền Việt Nam thả. Vào thời điểm yêu cầu này được Washington
nêu ra, Hà Nội lại quá sốt sắng săn tìm một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền
Liên hiệp quốc cùng một chỗ ngồi trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP).
Mọi chuyện trên đời đều có cái
giá riêng của nó. Để có được ít giây phút hàn huyên với nhau như giờ đây, xã hội
dân sự đã phải câm lặng quá nhiều năm. Nhưng đến lượt giới cầm quyền Việt Nam,
họ lại phải trả một cái giá tối thiểu khi ít nhất phải tự hạ thấp thể diện trong
con mắt cộng đồng quốc tế. Chính sách thả tù nhân lương tâm cũng vì thế đã bắt
đầu có hiệu lực một cách vô cùng kín đáo.
Liên tiếp trong hai tháng Hai
và Ba năm 2014, 5 tù nhân lương tâm là Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Vi Đức
Hồi, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Tiến Trung đã tạo nên một sự kiện thả người chưa
từng có tiền lệ trong lịch sử chế độ cầm quyền ở Việt Nam từ năm 1975. Trước đó
một chút, Văn đoàn độc lập Việt Nam và Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã gần
như đồng loạt ra đời. Một hội đoàn khác là Hội nhà báo độc lập Việt Nam cũng bắt
đầu được bàn tới.
Hẳn là chuyến viếng thăm Hà
Nội vào tháng 2/2014 của nữ thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã không
hoài phí. Tiếp theo lời hứa hẹn “sẽ giúp đỡ” của Ngoại trưởng John Kerry cũng
tại Hà Nội vào tháng 12/2013, bà Sherman thậm chí còn biểu cảm lãng mạn với nhận
xét “Xã hội dân sự là một trong những điểm thú vị nhất trong quan hệ giữa hai
quốc gia”.
Mọi chuyện quả là khá thú vị,
thú vị cho đến khi một trong những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên ở
Việt Nam là Đỗ Thị Minh Hạnh đã được đặc cách phóng thích trước thời hạn thụ án
tù giam đến gần ba năm. Và cũng không có bất kỳ một điều kiện nào được chính
quyền kèm theo. Hay nói cách khác, mọi điều kiện đều bị Minh Hạnh bác
bỏ.
Chính vào lúc này, giới dân
chủ nhân quyền và cả những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước nhà lại có
thể cảm nhận về một giai đoạn mới có thể đang hình thành. Có thể một lần nữa sau
thời điểm tháng 7/2013 với cuộc tái giao thoa Việt – Mỹ tại Nhà Trắng, xã hội
dân sự có cơ hội để nở hoa.
Một làn gió mới của mùa xuân
đang mơn man trên mái đầu non trẻ của xã hội dân sự. Vào đúng ngày kỷ niệm Bản
tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776, Hội nhà báo độc lập ra
đời.
Chẳng cần nhìn đâu xa xôi và
cũng chẳng nên chờ đợi thêm một kích thích tố mới mẻ hơn, đã đến lúc có thể bàn
về câu chuyện Công đoàn độc lập và Hội luật gia độc lập tại Việt Nam; và làm thế
nào để xã hội dân sự Việt Nam thượng tôn một tinh thần độc lập dân tộc, lồng
trong thời buổi phải dấy lên chút ý chí chống ngoại xâm còn sót lại, cho hiện
tồn và cho cả những năm tháng mai sau.
Phạm Chí
Dũng
Dân biểu Sanchez chống đối việc thương thuyết TPP với
VN
Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và
thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.
10.07.2014
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa Kỳ thương
thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với Việt
Nam.
Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban
kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số nhà lập pháp Mỹ
khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và vai trò của
Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP, nêu lên những
quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, cũng
như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
Bà Sanchez bày tỏ những quan tâm sâu sắc về những cuộc thương thuyết TPP đang
tiếp diễn với Việt Nam. Bà nói rằng trong 18 năm qua, bất chấp những thỏa thuận
thương mại và việc tăng cường các quan hệ quốc phòng với Mỹ, chính phủ Việt Nam
vẫn không có những bước đáng kể nào để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Việt
Nam.
Các nhà lập pháp Mỹ khác cũng lên tiếng chỉ trích Việt Nam, Myanmar và
Campuchia về tình trạng nhân quyền tại các nước này.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce nói rằng tình trạng nhân
quyền tại Đông Nam Á nói chung là “rất đáng quan tâm.”
Dân biểu Chris Smith thuộc Đảng Cộng Hòa nói rằng Việt Nam đang “tranh đua ”
với Trung Quốc và ngay cả Bắc Triều Tiên để được ghi vào cuối sổ trong danh sách
các nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất trong khu vực.
Nguồn: AP, Insurancenewsnet
Nguồn: AP, Insurancenewsnet
Ngũ Giác Ðài có chiến thuật mới để ngăn chặn TQ ở Biển
Đông
Nhấp vào đây để Trả lời, Trả lời tất cả hoặc Chuyển tiếp
|
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét