Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

5 hệ thống vũ khi của Mỹ hiện nay...


On Saturday, July 19, 2014 5:33 PM, "hchilaha
 
      NHỮNG HỆ THỐNG VŨ KHÍ HIỆN NAY      CỦA HOA KỲ

 Trong nhiều năm qua, Mỹ vẫn là siêu cường về quân sự. Washington đã có trong tay những hệ thống vũ khí uy lực, khiến những cái đầu nóng của Bắc Kinh luôn phải dè chừng.

        Tạp chí National Interest (Mỹ) đã bình chọn 5 hệ thống vũ khí của Mỹ khiến Chệt Cộng phải run sợ.

1. Tàu sân bay lớp Ford:


Tàu sân bay lớp Ford là hàng không mẫu hạm mới nhất, dùng để thay thế cho các tàu lớp Nimitz và có vai trò tiếp nối sức mạnh quân sự Mỹ trong thế kỷ XXI. Chiếc đầu tiên thuộc lớp này USS Gerald R. Ford (CVN-78) dự kiến sẽ được đưa vào biên chế năm 2016. Chệt Quốc thừa nhận, tàu sân bay lớp Ford chính là mối đe dọa lớn nhất tới anh ninh tổng thể của nước họ.

Siêu tàu sân bay mới có kích thước: dài 337m, rộng 78m, lượng giãn nước trên 110.000 tấn. Đây là hàng không mẫu hạm lớn nhất, được trang bị động cơ hạt nhân có tuổi thọ tới 50 năm, tàu sân bay Ford có khả năng mang theo hơn 90 máy bay các loại.

Siêu tàu sân bay này có thể tạo ra một chiến dịch oanh tạc kinh hoàng bằng cách duy trì mật độ mỗi ngày đêm xuất kích 160 lần tiêm kích hạm. Trong trường hợp cường độ tác chiến được yêu cầu gia tăng, mỗi ngày tàu có thể huy động 220 lượt xuất kích. Tàu có khả năng này nhờ được trang bị máy phóng điện từ hiện đại. Ngoài ra, trên tàu luôn duy trì 18 trạm dừng tái tiếp nhiên liệu và tái vũ trang, nhờ đó có thể duy trì khả năng hoạt động cho máy bay trong những chiến dịch không kích lâu dài.

Tàu sân bay lớp Ford chính là lời nhắc nhở của cho Chệt Quốc về trình độ công nghệ hàng đầu của Mỹ, một khoảng cách lớn mà Bắc Kinh còn dài mới có thể mơ đến được.

Không chỉ là trên lý thuyết, thực tế các tàu sân bay Mỹ là đã từng có màn “dằn mặt” Chệt Quốc. Năm 1996, để phản ứng lại việc Chệt Quốc hung hăng triển khai tên lửa gần Đài Loan, Lầu Năm Góc đã gửi hai cụm tàu sân bay USS Nimitz và USS Independence đến eo biển Đài Loan. Bắc Kinh đã không thể làm gì để ngăn những con tàu của Mỹ tiến vào eo biển này. Chệt Quốc luôn khắc cốt ghi tâm mối “nhục” ấy, đó cũng là động lực để họ phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.

2. Máy bay chiến đấu F-22 Raptor
 

F-22 là loại máy bay thế hệ thứ năm đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này của Thế giới có khả năng sẵn sàng chiến đấu. Đây là hệ thống vũ khí “quốc bảo” cấm xuất khẩu của Lầu Năm Góc.

Chiến đấu cơ tàng hình một chỗ ngồi F-22 có khả năng bay hành trình ở tốc độ 1,82 Mach mà không cần bật tăng lực. Máy bay thường mang theo 2 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X và 6 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, nó cũng có thể tấn công mặt đất bằng các vũ khí dẫn đường có độ chính xác cực cao. “Chim ăn thịt” sẽ thống trị bầu trời bất cứ nơi chúng được gửi tới.

Chệt Quốc thực sự không có máy bay thế hệ thứ 5 nào có thể đối đầu với F-22, J-20 là chương trình phát triển khá phập phù. Ít ai dám tin “con rồng” này sẵn sàng cho một trận không chiến. Shenyang J-31 thậm chí còn có một tương lai mờ mịt hơn. Nếu khả quan, cũng phải mất một thập niên nữa cho sự thành công của một trong hai loại máy bay này.

Nếu xảy ra chiến tranh, những phi đội F-22 Raptor có thể làm tê liệt sức phản kháng của Không quân Chệt Quốc. Khả năng tàng hình của F-22 là vô cùng ưu việt, diện tích phản xạ radar (RCS) khoảng 0,1 m2, bên cạnh đó hệ thống tác chiến điện tử tối tân với radar AESA AN/APG-77 hàng đầu Thế giới thiết kế dùng cho máy bay thế hệ 5.

Các bộ cảm biến cho phép thu thập dữ liệu về lực lượng của đối phương, chẳng hạn như các “vết” âm thanh, sóng radar. F-22 có thể lẩn tránh hệ thống radar phòng không của Chệt Quốc và tìm cách tiếp cận tiêu diệt các mục tiêu “ngon lành” nhưng rất quan trọng như máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, thậm chí là những máy bay ném bom Xian H-6.

3. Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia
 

Hiện tại, trong các hạm đội Mỹ đang có 10 tàu ngầm Virginia hoạt động, tương lai số lượng dự kiến sẽ lên tới 30 chiếc. Điều đó chứng tỏ rằng, Hải quân Mỹ tin tưởng tuyệt đối vào loại tàu ngầm tấn công hạt nhân này và danh hiệu “tàu ngầm hiện đại nhất thế giới” của Virginia không phải chỉ là “quảng cáo” của người Mỹ.

SSN Virginia dài 115m, lượng giãn nước 7.800 tấn, nguồn động lực chính là một lò phản ứng nước áp lực S9G cung cấp khả năng hành trình không giới hạn. Virginia là “sát thủ” nhà nghề với 4 ống phóng ngư lôi MK48 533mm, mìn chống ngầm hạng nặng MK-60, các tên lửa đối hạm Sub-Harpoon. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các tên lửa hành trình Tomahawk chứa trong 12 ống phóng thẳng đứng. Độ yên lặng của Virginia cũng là hàng đầu trong các tàu ngầm hạt nhân, đặc biệt, Virginia có khả năng “né” mìn và ngư lôi cực tốt.

Sự bí hiểm của Virginia khiến Trung Quốc đặc biệt lo ngại bởi nước này chưa có kinh nghiệm trong tác chiến chống tàu ngầm cũng như lực lượng chống tàu ngầm còn có nhiều hạn chế. Hiện tại Chệt Quốc chỉ có khoảng 3 máy tầm xa Y-8 có vai trò như P-3C Orion của phương Tây. Mặc dù Chệt Quốc sở hữu một số lượng đáng nể các tàu chiến có khả chống ngầm, bao gồm cả tàu sân bay Liêu Ninhnhưng chất lượng của các loại vũ khí chống ngầm thì vẫn không thể kiểm chứng. Điển hình như ngư lôi Chệt Quốc chủ yếu sao chép từ các thiết kế cũ của Liên Xô cũng như phương Tây.

Nếu có một trận solo dưới đáy biển, không có bất cứ một tàu ngầm kể cả hạt nhân cũng như thông thường nào của Hải quân Chệt Quốc có thể so sánh được với Virgina về độ tối tân, khả năng im lặng cũng như hệ thống vũ khí.

4. Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit
 

B-2 có lẽ là máy bay ném bom tên tuổi và dễ nhận ra nhất thế giới. Máy bay ném bom cánh dơi B-2 ban đầu được thiết kế chỉ để mang bom hạt nhân. Tuy nhiên, sau chiến tranh Lạnh, nó trải qua một số sửa đổi trong đó có khả năng phục vụ như một máy bay ném bom thông thường. B-2 có sải cánh trên 52m nhưng có RCS chỉ vào khoảng 0,75m2. B-2 có thể xâm nhập qua hệ thống phòng không đối phương, bay hơn 10.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu và thả 40 tấn bom đạn dẫn đường chính xác bởi vệ tinh.

B-2 đáng sợ vì nó có thể tấn công vào bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Chệt Quốc. Máy bay cất cánh từ căn cứ Andersen trên đảo Guam dư sức vươn đến các mục tiêu từ Tân Cương cho tới Thượng Hải. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không có bất cứ khu vực nào thuộc lãnh thổ Chtệ Quốc thoát khỏi tầm oanh tạc của B-2, đồng nghĩa với việc nước này phải xé nhỏ lực lượng đánh chặn ra nhiều khu vực để duy trì khả năng kịp thời phản ứng. Khoảng 296 tiêm kích, chủ yếu thuộc họ Flanker, trong đó sẽ có cả Su-35 là một lực lượng hùng hậu nhưng không đủ dày khi phải trải ra khắp lãnh thổ.

Có một điều cần lưu ý, không giống như đa số các vũ khí mới, B-2 đã từng “thử lửa” tại nhiều chiến trường, đặc biệt trên lý thuyết nó đã từng tấn công Chệt Quốc. Năm 1999, trong cuộc tấn công Nam Tư của NATO, B-2 đã tham gia oanh tạc thủ đô Belgrade, Đại sứ quán Trung Quốc tại đây đã bị đánh bom “nhầm”, làm 3 người chết, 20 người bị thương. Chính phủ Bắc Kinh đã gọi đây là “hành động man rợ”. Vụ việc này cũng góp phần cho quá trình căng thẳng hóa quan hệ hai bên và kích thích tâm lý chống Mỹ trong người dân Chệt Quốc.

5. Tiêm kích F-35 Lightning II
 

F-35 là dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 thứ hai được Mỹ phát triển với mục đích như một phiên bản giản lược của F-22 vốn quá đắt đỏ để trang bị rộng rãi cũng như phục vụ cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, F-35 thường bị nhắc đến như một “biểu tượng” của sự hoang phí và khủng hoảng về thiết kế. Nguyên nhân xuất phát từ tham vọng quá lớn muốn vượt qua giới hạn công nghệ của các nhà sản xuất khi dự định gom tất cả các tính năng vào một máy bay duy nhất.

F-35 được trang bị hệ thống quang điện AN/AAQ-37 DAS với khẩu độ phân tán (6 camera hồng ngoại/truyền hình trên vỏ máy bay) bảo đảm định vị thụ động ở mọi hướng. Bằng hệ thống này, F-35 đã phát hiện được các vụ phóng tên lửa đường đạn ở cự ly trên 1.250 km. AN/AAQ-37 DAS sẽ phối hợp hoạt động với radar APG-81 có khả năng xây dựng bản đồ địa hình cũng như mô phỏng các lực lượng mặt đất của đối phương. Đây là những hệ thống thiết bị điện tử mà chưa có máy bay hiện đại nào có được.

Chệt Quốc sẽ phải đối đầu với một lực lượng đông đảo tiêm kích F-35. Mỹ chấp nhận bỏ ra một khoản đầu tư vô cùng tốn kém để hiện đại hóa lực lượng không quân đang vị chỉ trích là “nhỏ bé và già cỗi nhất kể từ khi thành lập” của mình. Cuộc “lột xác” này hoàn thành cũng là lúc nước Mỹ có một lực lượng gồm các phi đội tiêm kích thế hệ 5 hùng hậu nhất, sẵn sàng thách thức bất cứ kẻ thù nào.

Ngoài ra, so với F-35 có mặt rộng rãi hơn tại các căn cứ không quân đồng minh Mỹ bao vây quanh Chệt Quốc. Vì vậy, nếu như với F-22, lực lượng chống máy bay tàng hình Chệt Quốc sẽ chỉ phải tập trung theo dõi hướng căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa thì với F-35, chúng có thể xuất hiện từ hướng Okinawa, từ Misawa, từ Úc hoặc nhiều nơi khác.

Muốn duy trì được sứ mệnh của mình, phòng không Chệt Quốc sẽ phải hiện đại hóa trang thiết bị để chống lại các máy bay tàng hình. Đây cũng là một quá trình cực kỳ tốn kém.

Người Sưu Tầm
 
                                                                                                            oooOooo
 

  Vũ khí siêu thanh: Giáo thần xuyên thủng lưới phòng không Tàu Cộng

Vũ khí siêu thanh có thể phá vỡ những lưới phòng không tiên tiến nhất nên Mỹ muốn sử dụng chúng để đối phó chiến lược A2/AD của Chệt Quốc.

                   Mỹ xác định dùng vũ khí siêu thanh để phá A2/AD của Chệt Quốc

Quân đội Mỹ xác định rằng trong vài chục năm tới, sự uy hiếp chủ yếu trong các hình thái tác chiến trên thế giới đến từ chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD), đặc biệt là sự tích hợp các hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và “hệ thống phòng không tổng hợp” (IADS).

Các đối thủ áp dụng lý luận và chiến lược A2/AD dùng các loại tên lửa để tấn công các căn cứ quân sự trên lãnh thổ đối thủ và ngăn chặn lực lượng hải quân viễn chinh của đối thủ tiến vào khu vực tác chiến, sau đó dùng hệ thống IADS đánh bại các đợt tập kích đường không của không quân địch.

Mỹ coi mối đe dọa lớn nhất của chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” đến từ tây Thái Bình Dương, mà thách thức lớn nhất là Chệt Quốc. Ngoài ra, một số quốc gia khác như Iran và Syria cũng đã triển khai hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm xa và đang xây dựng hệ thống IADS.


Bắc Kinh không chỉ triển khai hàng trăm tên lửa đạn đạo để tạo thành nhiều tầng lớp tấn công và phòng thủ, mà còn đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống IADS cực mạnh, trên cơ sở kết hợp tên lửa đất đối không 2 lớp và 3 lớp với các biên đội máy bay chiến đấu khổng lồ.

Vì thế, hiện quân đội Mỹ đang rất coi trọng nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp khắc chế và đánh bại chiến lược A2/AD. Tuy khả năng Mỹ và Chệt Quốc phát sinh xung đột quân sự là không cao nhưng Mỹ cũng không thể mất cảnh giác, một khi để Chệt Quốc xây dựng hoàn chỉnh chiến lược A2/AD thì Mỹ sẽ rất khó xuyên phá.

Hiện nay, quân đội Mỹ đang hình thành ý tưởng về khái niệm “tác chiến xuyên phá liên hợp” là biện pháp tấn công thọc sâu, trực tiếp phá hủy hệ thống mạng lưới C4ISR chỉ huy và điều khiển A2/AD. Thế nhưng, nếu Mỹ sử dụng biện pháp này họ sẽ vấp phải sự phản kích từ trên không, trên biển và trên mặt đất, lại còn phải bay vào khu vực phòng không của IADS.

Vì vậy, người Mỹ nhận thấy, trong tương lai gần, các loại máy bay chiến đấu tàng hình B-2, F-35, F-22 và hệ thống tấn công tầm xa khác, sẽ trở thành một trong các phương án được tính đến; máy bay gây nhiễu ngoài khu vực phòng không; máy bay giám sát và tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS) và tên lửa hành trình tầm xa cũng đóng vai trò tương tự.

Nhưng về lâu dài, không có loại vũ khí nào sánh được với các thiết bị bay siêu thanh có khả năng tấn công các điểm phóng tên lửa đạn đạo và hệ thống IADS. Tốc độ siêu thanh là khái niệm dùng để chỉ một vật thể có khả năng bay với vận tốc tối thiểu là gấp 5 lần tốc độ âm thanh (từ Mach5 - tương đương 5800km/h trở lên).

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, một khi xuất hiện vũ khí tốc độ siêu thanh, nó có thể phá vỡ tất cả mạng lưới phòng không được bố trí dày đặc và hiện đại nhất. Được các phương tiện mẹ mang đến gần khu vực phòng không của địch, khi được phóng ra, vũ khí siêu thanh sẽ không cho bất kỳ hệ thống đánh chặn nào có cơ hội bắn hạ được nó
.

Vì vậy, nhiều quốc gia đã đưa vũ khí siêu thanh trở thành lĩnh vực cạnh tranh đỉnh cao về khoa học kỹ thuật quân sự với các cường quốc khác. Chưa thể nói trước là nước nào sẽ thành công, chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang giai đoạn sử dụng công nghệ trên chiến trường, nhưng chắc chắn là ai làm chủ được lĩnh vực này, thì có thể chiếm lĩnh được vị trí số một thế giới về sức mạnh quân sự.

Các thiết bị bay siêu thanh bao gồm 3 loại là tên lửa, máy bay và phi thuyền vũ trụ. Để sở hữu những thiết bị này, vấn đề đầu tiên là phải nghiên cứu, chế tạo ra động cơ xung áp (ramjet) vận tốc siêu cao, đây chính là trái tim của những vũ khí siêu thanh trong tương lai. Sự ra đời của loại động cơ tĩnh phản lực này được các chuyên gia quân sự gọi là “cuộc cách mạng động lực lần thứ 3”.

Công nghệ tên lửa siêu thanh có nhiều ưu điểm vượt trội so với các tên lửa thông thường tốc độ cận âm và siêu âm như: tốc độ tấn công nhanh gấp bội, năng lực xuyên phá qua các hệ thống phòng thủ tên lửa rất mạnh và độ chính xác cực cao. Tên lửa siêu thanh sẽ trở thành hạt nhân chiến lược của phương thức tấn công phủ đầu, trong chiến tranh hiện đại tương lai.

Mỹ dự định, trước tiên họ sẽ sử dụng các vũ khí siêu thanh triển khai trên các phương tiện tàng hình, đồng thời tiến hành chiến tranh điện tử và tấn công trên không gian mạng để đánh bại IADS của đối thủ, sau đó mới dùng các vũ khí có tốc độ chậm hơn và khả năng tàng hình kém hơn để tấn công trong giai đoạn tiếp theo.

                                 Các dự án phát triển vũ khí siêu thanh Mỹ

Phát triển công nghệ tên lửa hành trình siêu thanh tiên tiến phải trải qua rất nhiều nút thắt công nghệ khó khăn, ví dụ như kỹ thuật động lực, tích hợp đầu đạn vào thân tên lửa, vật liệu siêu nhẹ và siêu bền có khả năng quá tải lớn… Trong số các cường quốc hiện đang nghiên cứu chế tạo, Mỹ nước triển khai nhiều kế hoạch nghiên cứu vũ khí siêu thanh nhất.
Hiện cả 3 lực lượng hải quân, không quân và Bộ tư lệnh lực lượng phòng thủ tên lửa và vũ trụ (SMDC) Mỹ cũng đều có các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh của riêng mình. Tính ra, tổng chi phí của cả 3 lực lượng này đã vượt quá 2 tỷ USD nhưng hiện tất cả các chương trình này đều đang trong giai đoạn thử nghiệm nguyên lý.

Xác định vũ khí siêu thanh chính là hạt nhân quan trọng nhất trong phá vỡ chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD) của Chệt Quốc, Bộ quốc phòng Mỹ đã trao một hợp đồng trị giá 44 triệu USD cho tập đoàn Miltec (trụ sở tại thành phố Huntsville bang Alabama) vào đầu tháng này, để chế tạo hệ thống vũ khí siêu thanh AHW (Advanced Hypersonic Weapon) cho lục quân Mỹ.

AHW là một trong 4 chương trình nghiên cứu vũ khí siêu thanh của quân đội Mỹ, được triển khai trong chương trình “Tấn công nhanh toàn cầu” (PGS) của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ. PGS sớm đã được Washington sử dụng vào việc tấn công các mục tiêu nhạy cảm như cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu và tấn công chớp nhoáng trùm khủng bố vào đầu thế kỷ 21.

Thiết bị bay AHW (Advanced Hypersonic Weapon) do Bộ tư lệnh lực lượng phòng thủ tên lửa và vũ trụ (SMDC) Mỹ kết hợp với Bộ tư lệnh lực lượng chiến lược (ARSTRAT) nghiên cứu, chế tạo. Đây là một thiết bị bay hình nón, có bánh lái, dưới lực đẩy của tên lửa nó có thể đạt độ cao 90km, sau đó dùng vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5) để tấn công mục tiêu có kích cỡ khoảng 9 m.
X-51 Waverider
Hình minh họa phương tiện bay siêu thanh X-51 Waverider của Mỹ. Ảnh: Newscientist

Thử nghiệm lần đầu vào ngày 17/11/2011 của AHW đã thành công khi nó bay chạm ngưỡng siêu thanh với vận tốc đúng bằng Mach 5, trên quãng đường 2400 dặm Anh (3860 km). Kế hoạch thử nghiệm lần 2 của AHW sẽ được tiến hành vào tháng 8 năm nay, đến năm 2019 có thể sẽ tiến hành thử nghiệm lần 3. Nếu cuộc thử nghiệm này diễn ra tốt đẹp, có thể coi AHW đã thực sự phát triển thành công.

Vào giữa tháng 9-2012, Tổ chức khoa học công nghệ Australia (DOSTO) đã tiến hành thành công đợt phóng thử nghiệm lần thứ 5 thiết bị bay siêu thanh, hợp tác phát triển với Phòng nghiên cứu, thực nghiệm không quân Mỹ (AFRL), trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu, thử nghiệm thiết bị bay quốc tế (Hypersonic Flight International - HIFiRE).

Thiết bị bay thử nghiệm, sử dụng động cơ của hãng Rolls-Royce được phóng từ bãi phóng tên lửa thám không Andoya của Na Uy. Nó đã đạt tới độ cao cực đại 350 km, sau đó bổ nhào xuống và tiếp tục hành trình bay. Tại khoảng độ cao từ 20,5 km đến 32 km, thiết bị bay đã đạt vận tốc cực đại ở Mach 8 (tương đương 10.000 km/h), phá vỡ mọi giới hạn tốc độ từ trước đến nay.

Mặc dù còn có một số thiết bị bay khác được chế tạo với tốc độ cao hơn, nhưng đó là trên lí thuyết, còn trên thực tế chưa có loại nào thử nghiệm thực địa thành công tới Mach 8 như thiết bị này. Các chuyên gia của Australia và Mỹ đều cho rằng, đợt thử nghiệm thành công này là một cột mốc quan trọng trong việc phát triển thiết bị bay siêu thanh.
Không quân Mỹ còn làm chủ dự án chế tạo vũ khí siêu thanh đầy tham vọng thứ 2 là X-51 Waverider và đã đạt được những kết quả khả quan. Chương trình phát triển thiết bị bay siêu thanh, sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm Scramjet do hãng Pratt & Whitney Rocketdyne chế tạo này, đã trải qua tổng cộng 4 lần thử nghiệm liên tiếp, mới thực sự được coi là thành công.

X-51 đã thành công với lần phóng đầu tiên ngày 26-5-2010, khi đã bay tiệm cận vận tốc Mach5 trong thời gian 3 phút. Lần thử nghiệm thứ 2 năm 2011, X-51 đã không thành công trong khởi động lại động cơ và lần 3 vào ngày 14-08-2012, tên lửa đã bị rơi chỉ sau 16s vì mất điều khiển cánh vây. Đến lần thứ 4 thì nó mới đạt được thành công mỹ mãn.

Trong cuộc thử nghiệm lần thứ 4 diễn ra vào ngày 1-5-2013, thiết bị bay siêu thanh X-51A Waverider, phóng từ máy bay ném bom chiến lược B-52H đã bay với vận tốc siêu thanh Mach5 (5794km) trong suốt quãng đường dự kiến trong khoảng 300 giây, sau đó ở giây thứ 500 nó được một chiếc dù không động cơ hỗ trợ để đáp xuống bãi thử nghiệm Thái Bình Dương xây dựng ở ở phía Tây bang California
.

Một vị quan chức quốc phòng Mỹ tham gia chương trình tiết lộ, X-51 có khả năng tái sử dụng, ngoại hình lại nhỏ hơn nhiều so với các loại tên lửa khác, thậm chí chỉ bằng một nửa, phạm vi tấn công thấp nhất là 5.000km. Có thể khẳng định là trong tương lai, Waverider sẽ trở thành một loại vũ khí tấn công mặt đất tối ưu hoặc một vũ khí chống vệ tinh giá rẻ, hiệu quả cao.

Sau khi thả hết lượng nổ mang theo, X-51 có khả năng bay trở lại căn cứ. Trong tương lai, nó còn có thêm khả năng trinh sát thời gian thực, triển khai cấp tốc và tấn công chính xác trong thời gian nhanh nhất. Sự ra đời của thiết bị bay siêu thanh Mỹ sẽ cải biến hoàn toàn hình thái chiến tranh tương lai, thay đổi nhịp điệu của chiến tranh tương lai trở lên nhanh hơn, thời gian của cuộc chiến cũng ngắn hơn.

Ngoài ra, Mỹ còn có chương trình phát triển thiết bị bay siêu thanh HTV-2 đầy tham vọng của hải quân Mỹ với vận tốc dự kiến là Mach20. Tuy nhiên, chương trình phát triển HTV-2 đã thất bại thảm hại trong cả hai lần thử nghiệm.

Với 2 dự án “khủng”, không quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch trước năm 2020 sẽ hoàn tất quá trình chế tạo một loại vũ khí tấn công tốc độ siêu thanh và đến năm 2030 sẽ chế tạo thành công máy bay siêu thanh có khả năng đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, giám sát, tình báo (ISR) và tấn công để chuyên đối phó với A2/AD. 
Theo Thiên Nam/Báo Đất Việt
 Nguồn:: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/14757bfa249c6ff1 
 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét