Trứng gia cầm đồng loạt tăng giá
Thứ ba, 08/07/2014, 10:56
Tại TP.HCM giá trứng bán ra thị trường cũng như trong chương trình bình ổn đều tăng khoảng 10%.
Tại một số chợ ở TP.HCM như Bà Chiểu, Thị Nghè, Văn Thánh (Bình Thạnh), Thái Bình (quận 1) giá trứng bắt đầu tăng từ ngày 6/7 với mức 3.000-5.000 đồng một hộp (10 trứng) so với tuần trước. Theo lý giải của các tiểu thương, giá tăng là do mặt hàng này đang thiếu hụt, các đơn vị cung ứng trứng cũng đã công bố tăng giá nên buộc giá trên thị trường tăng theo.
Tại chợ Văn Thánh, so với tuần trước, trứng vịt loại lớn tăng giá từ 30.000 đồng lên 33.000 đồng một hộp; trứng gà loại lớn cũng tăng từ 22.000 đồng lên 25.000 đồng một hộp. Trứng gà loại nhỏ, tùy theo đơn vị sản xuất mà có mức giá tăng khác nhau. Cụ thể, hộp 10 quả trước đây có giá 15.000 đồng nay lên 20.000 đồng.
Còn tại chợ Thái Bình, Bà Chiểu, giá trứng đắt hơn chợ Văn Thánh 1.000-2.000 đồng, tùy loại. Một số loại trứng vịt không tham gia bình ổn tăng thêm 5.000 đồng, lên 35.000 đồng một hộp.
Trước đó 4 tháng, giá trứng gia cầm lình xình và liên tục giảm mạnh. Trứng gà loại lớn cũng chỉ 18.000 đồng một hộp; trứng vịt 23.000 đồng, còn loại lớn dao động quanh mức 25.000- 28.000 đồng. Theo các tiểu thường, nguyên nhân là thời điểm tháng 2, số lượng đàn gia cầm tại trang trại tương đối ổn định, tình hình buôn bán ế ẩm, thông tin dịch cúm gia cầm bùng phát khiến người dân e dè hơn nên trứng buộc phải giảm giá.
Theo 2 doanh nghiệp này, nguyên nhân giá trứng tăng là do nhu cầu tăng cao. Hiện, các cơ sở sản xuất bánh trung thu đặt hàng tăng gấp đôi, gấp ba so với bình thường khiến mặt hàng này trở nên hút hàng. Mặt khác, tình hình chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn, tình trạng giảm đàn đang diễn ra ở các hộ chăn nuôi do thời gian trước nhiều hộ gia đình đã phải chịu lỗ vì giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá trứng giảm.
Giá trứng tăng trở lại so với trước đây, tuy nhiên người nuôi vẫn lỗ.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho hay, giá trứng gà tại các trang trại chăn nuôi chuyên lấy trứng mới chỉ tăng 100 đồng mỗi quả, tăng từ 1.900 đồng lên 2.000 đồng một quả. Ngoài ra, tình trạng bỏ trại, giảm đàn tới 60% khiến hàng cung cấp ra thị trường khan hiếm.
Ông Đoán còn cho biết thêm, 6 tháng trước giá mỗi trứng chỉ 1.450-1.600 đồng khiến nông dân lỗ nặng, có trang trại một ngày lỗ 4 triệu đồng, mỗi tháng lỗ 120 triệu. Nếu tính trong 6 tháng họ lỗ cả tỷ đồng. Do vậy, nhiều trang trại đã giảm đàn, có nơi bỏ không dám nuôi.
Trên thực tế, tại Đồng Nai, có trang trại trước đây nuôi 100.000 con gà đẻ trứng nay giảm còn 10.000 con. “Mặc dù giá trứng đã tăng trở lại, nhưng các trang trại chăn nuôi ở đây vẫn còn lỗ. Bởi lẽ, giá trứng mới chỉ tăng nhẹ chưa đủ bù đắp chi phí chăm sóc và con giống. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, thời gian tới trứng sẽ lại phải tăng giá”, ông Đoán nói.
Theo VnExpress
Thứ ba, 08/07/2014, 10:56
Tại TP.HCM giá trứng bán ra thị trường cũng như trong chương trình bình ổn đều tăng khoảng 10%.
Tại một số chợ ở TP.HCM như Bà Chiểu, Thị Nghè, Văn Thánh (Bình Thạnh), Thái Bình (quận 1) giá trứng bắt đầu tăng từ ngày 6/7 với mức 3.000-5.000 đồng một hộp (10 trứng) so với tuần trước. Theo lý giải của các tiểu thương, giá tăng là do mặt hàng này đang thiếu hụt, các đơn vị cung ứng trứng cũng đã công bố tăng giá nên buộc giá trên thị trường tăng theo.
Tại chợ Văn Thánh, so với tuần trước, trứng vịt loại lớn tăng giá từ 30.000 đồng lên 33.000 đồng một hộp; trứng gà loại lớn cũng tăng từ 22.000 đồng lên 25.000 đồng một hộp. Trứng gà loại nhỏ, tùy theo đơn vị sản xuất mà có mức giá tăng khác nhau. Cụ thể, hộp 10 quả trước đây có giá 15.000 đồng nay lên 20.000 đồng.
Còn tại chợ Thái Bình, Bà Chiểu, giá trứng đắt hơn chợ Văn Thánh 1.000-2.000 đồng, tùy loại. Một số loại trứng vịt không tham gia bình ổn tăng thêm 5.000 đồng, lên 35.000 đồng một hộp.
Trước đó 4 tháng, giá trứng gia cầm lình xình và liên tục giảm mạnh. Trứng gà loại lớn cũng chỉ 18.000 đồng một hộp; trứng vịt 23.000 đồng, còn loại lớn dao động quanh mức 25.000- 28.000 đồng. Theo các tiểu thường, nguyên nhân là thời điểm tháng 2, số lượng đàn gia cầm tại trang trại tương đối ổn định, tình hình buôn bán ế ẩm, thông tin dịch cúm gia cầm bùng phát khiến người dân e dè hơn nên trứng buộc phải giảm giá.
Trứng tăng giá trở lại.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt cho hay, giá
trứng bình ổn của công ty tăng trở lại, 2.000-3.000 đồng mỗi hộp so với
trước, lên 25.000 đồng một hộp trứng gà và 33.000 đồng một hộp trứng
vịt. Phó giám đốc Công ty Ba Huân, ông Phan Thanh Hùng cũng xác nhận giá
trứng bình ổn đã tăng trở lại từ hôm 3/7.Theo 2 doanh nghiệp này, nguyên nhân giá trứng tăng là do nhu cầu tăng cao. Hiện, các cơ sở sản xuất bánh trung thu đặt hàng tăng gấp đôi, gấp ba so với bình thường khiến mặt hàng này trở nên hút hàng. Mặt khác, tình hình chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn, tình trạng giảm đàn đang diễn ra ở các hộ chăn nuôi do thời gian trước nhiều hộ gia đình đã phải chịu lỗ vì giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá trứng giảm.
Giá trứng tăng trở lại so với trước đây, tuy nhiên người nuôi vẫn lỗ.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho hay, giá trứng gà tại các trang trại chăn nuôi chuyên lấy trứng mới chỉ tăng 100 đồng mỗi quả, tăng từ 1.900 đồng lên 2.000 đồng một quả. Ngoài ra, tình trạng bỏ trại, giảm đàn tới 60% khiến hàng cung cấp ra thị trường khan hiếm.
Ông Đoán còn cho biết thêm, 6 tháng trước giá mỗi trứng chỉ 1.450-1.600 đồng khiến nông dân lỗ nặng, có trang trại một ngày lỗ 4 triệu đồng, mỗi tháng lỗ 120 triệu. Nếu tính trong 6 tháng họ lỗ cả tỷ đồng. Do vậy, nhiều trang trại đã giảm đàn, có nơi bỏ không dám nuôi.
Trên thực tế, tại Đồng Nai, có trang trại trước đây nuôi 100.000 con gà đẻ trứng nay giảm còn 10.000 con. “Mặc dù giá trứng đã tăng trở lại, nhưng các trang trại chăn nuôi ở đây vẫn còn lỗ. Bởi lẽ, giá trứng mới chỉ tăng nhẹ chưa đủ bù đắp chi phí chăm sóc và con giống. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, thời gian tới trứng sẽ lại phải tăng giá”, ông Đoán nói.
Theo VnExpress
|
|||
Giá xăng dầu bất ngờ tăng hơn 400 đồng/lít
Thứ hai, 07/07/2014, 21:45 Giá xăng dầu đồng loạt tăng 130-420 đồng mỗi lít từ tối 7/7, với lý do thị trường thế giới tiếp tục ở mức cao và doanh nghiệp trong nước đang chịu lỗ. 20h ngày 7/7, các đại lý tại Hà Nội đã kịp điều chỉnh giá bán, xăng RON 92 lên 25.640 đồng một lít, tăng 410 đồng. Trong khi đó nhiều cây xăng tại TP.HCM vào thời điểm này chưa kịp niêm yết giá mới. Ảnh: Anh Quân Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa thông báo giá bán lẻ mới từ 20h ngày 7/7, trong đó xăng ở vùng một tăng 410 đồng, trong khi ở vùng hai (xa trung tâm, kho, cảng xăng dầu) tăng thêm 420 đồng. Trong đó, xăng RON 92 ở vùng một có giá mới là 25.640 đồng một lít. Các loại nhiên liệu khác như điêzen, dầu hoả và mazút cũng tăng thêm vài trăm đồng mỗi lít. Biểu giá bán lẻ của Petrolimex, từ 20h ngày 7/7: Thông cáo báo chí của Liên bộ Tài chính - Công Thương phát đi ít phút trước đó cho biết giá bán lẻ xăng RON 92 hiện thấp hơn 918 đồng một lít so với giá cơ sở (bao gồm giá nhập khẩu, thuế, lợi nhuận định mức và các loại chi phí khác). Vì vậy, các doanh nghiệp được phép tăng sử dụng Quỹ Bình ổn giá đồng thời điều chỉnh giá bán đảm bảo không cao hơn giá cơ sở. Theo phương án Bộ Tài chính duyệt, doanh nghiệp được tăng sử dụng Quỹ Bình ổn thêm 200 đồng mỗi lít xăng (lên 500 đồng một lít) để bù lỗ. Đối với dầu madút, mức sử dụng quỹ vẫn là 300 đồng mỗi kg. Sau khi thực hiện các biện pháp điều hành như trên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối được phép tăng giá bán lẻ với nguyên tắc giá bán sau khi điều chỉnh (đã bao gồm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá) không cao hơn mức giá cơ sở theo quy định. Tham chiếu theo giá áp dụng từ 23/6 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, mức tăng tối đa đối với xăng RON 92 là 418 đồng một lít; dầu điêzen 0,05S là 294 đồng một lít; dầu hỏa là 413 đồng một lít; dầu madút là 137 đồng một kg. Doanh nghiệp được tăng sử dụng quỹ bình ổn từ 20h ngày 7/7 và tăng giá không sớm hơn thời điểm này. Đây là lần tăng giá xăng thứ hai liên tiếp trong vòng nửa tháng qua. Hôm 23/6, giá xăng RON 92 và RON 95 đồng loạt tăng thêm 330 đồng một lít. Bộ Tài chính cho biết, giá xăng dầu thế giới từ sau ngày 23/6 nhìn chung có xu hướng tăng và đứng ở mức cao.
Theo VNE
|
|
|||
Bi hài chuyện nuôi vịt cũng bị... đánh phí
Thứ ba, 08/07/2014, 10:37 Mỗi năm những người nông dân suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trờ phải “cõng” trên mình đủ các thứ quỹ, phí nào là phí phụ cấp cán bộ, phí xây dựng trường chuẩn…. Bi hài hơn nữa là đến nuôi vịt, người nông dân cũng phải đóng thuế! Những câu chuyện bi hài đó đang xảy ra ở rất nhiều vùng quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Oằn lưng chịu phí Quang Lộc là một trong xã đang phấn đấu về đích nông thôn mới của huyện Can Lộc vào năm 2015. Chẳng biết cuộc sống của người dân được cải thiện đến đâu nhưng họ đang phải “kêu trời” vì hằng năm phải “cõng” trên lưng quá nhiều loại phí. Và để công khai, minh bạch, danh sách các khoản phí, những hộ dân phải đóng đậu được dán lên vị trí “trang trọng” ở tại các nhà hội quán.
Mỗi năm gia đình chị Tỵ phải đóng hơn 2 triệu tiền các loại phí, quỹ
Gia đình bà Nguyễn Thị Tỵ ở xóm Trà Dương, xã Quang Lộc là một trong những hộ nghèo khó của xã. Nhà có 2 đứa con đang ăn học đại học. Tất cả các khoản tiền sinh hoạt chủ yếu dựa vào 4 sào ruộng và mấy con gà. Thế nhưng mỗi năm gia đình chị phải đóng hơn 2 triệu tiền phí các loại. Chị Tỵ cho biết năm nay, gia đình chị phải nộp 750.000 đồng cho xã, hơn 200.000 đồng cho hợp tác xã nông nghiệp, hơn 400.000 đồng cho xóm. Đến đợt hai, hết vụ hè thu xã không thu nhưng xóm và hợp tác xã lại đè vào khẩu và sào thu. “Chồng bị bệnh não từ nhỏ nên làm việc rất hạn chế, hai đứa con đang học, để có tiền đóng đậu, ngoài bán lúa còn đi vay mượn. Đến tháng chạp, trong nhà không có hạt thóc để ăn”, chị Tỵ tâm sự.
Danh sách các hộ còn nợ, các khoản phí được dán tại các nhà văn hóa
Kêu trời chẳng thấu, người dân nơi đây đánh nhắm mắt nộp cho xong. Vì không nộp đầy đủ và đúng hạn thì sẽ bị gây khó dễ, chèn ép. Theo tìm hiểu của PV, thì năm 2014, người dân xã Quang Lộc phải nộp rất nhiều loại phí như quỹ xây dựng cơ bản (gồm giao thông nông thôn, xây dựng trường chuẩn, xây dựng trạm y tế) thu đầu khẩu 150.000 đồng/khẩu, quỹ an ninh quốc phòng 40.000 đồng/hộ, quỹ đền ơn đám nghĩa 15.000 đồng/lao động, quỹ chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em 5.500 đồng/lao động, quỹ thiên tai 5.500 đồng/lao động, quỹ khuyến học 5.500 đồng/khẩu…. Trong đó, có những khoản phí xã thu hết sức vô lý như quỹ tiêm phòng ngoài thu 25.000 đồng/con đối với trâu bò, 10.000 đồng/con lợn xã còn thu 17.000 đồng/hộ và quỹ hỗ trợ phụ cấp cán bộ đoàn thể xã, xóm ngoài thu đầu khẩu 15.000 đồng/sào còn thu 15.000 đồng/khẩu. Hay chuyện không chăn nuôi cũng phải đóng tiêm phòng cũng là những chuyện đã quá quen thuộc với người dân nơi đây. Nuôi vịt cũng phải đóng phí Có lẽ để không thua kém “anh bạn hàng xóm”, xã Sơn Lộc (Can Lộc) cũng đề ra nhiều khoản phí trời ơi đất hỡi tưởng chừng chỉ diễn ra thời kỳ phong kiến. Đến bây giờ gia đình chị Đặng Thị Thảo ở xóm Phúc Sơn, xã Sơn Lộc vẫn còn nợ hơn 700.000 đồng tiền phí nuôi vịt. Chị Thảo cho biết, cách đây hai năm gia đình chị có thầu lại một cái đầm để làm ăn. Gia đình chị đã đóng nộp tất cả các loại thuế, phí theo quy định của nhà nước. Ngoài trồng lúa, nuôi cá, để tăng thêm thu nhập cho gia đình, vợ chồng chị đầu tư nuôi thêm một đàn vịt. Thế nhưng thật trớ trêu, xã lại tiền hành thu phí nuôi vịt 1.000 đồng/con, vịt đẻ trứng nộp phí 2.000 đồng/con. Ban đầu gia đình chị nuôi đàn vịt sáu, bảy chục con thì chịu đóng phí. Nhưng khi thầu đất của xã, nhân rộng đàn vịt lên 600, khoản phí đến 750.000 đồng/năm. “Thấy phí nuôi vịt quá cao, vợ chồng tôi không chịu nộp, đã bị xã triệu tập lên. Khi chúng tôi thắc mắc và muốn được lên trực tiếp để họi huyện thì khi ấy cán bộ xã mới hạ giọng và nói sẽ chờ hội động họp bàn để xem xét lại. Tuy nhiên đến bây giờ, gia đình chị vẫn bị gọi lên xã thường xuyên để yêu cầu trả nợ”, chị Thảo ngán ngẫm.
Ba cấp: xã, HTX, thôn đua nhau thu phí người dân
Anh Nguyễn Danh Thịnh, xóm Phúc Sơn, cho biết năm 2014, xã Sơn Lộc có giảm thu một hai, ba quỹ so với mấy năm trước nhưng gia đình anh vẫn đóng đậu đến 1,5 triệu đồng. Người dân ai cũng kêu trời phải đóng đến 11 quỹ, trong đó có những năm xã còn thu cả phí máy cày, máy tuốt lúa. “Đáng lẽ chính quyền phải tạo điều kiện hơn nữa để cơ giới hóa sản xuất để nâng cao đời sống cho người dân. Đằng này cứ hễ người dân có mô hình sản xuất hay hướng kinh doanh sản xuất mới là cứ đè cổ đánh phí”, anh Thịnh bức xúc. Thu phí để dân có trách nhiệm hơn Trao đổi về các khoản thu tại địa phương, ông Ngô Đức Chương, Bí thư Đảng ủy xã Quang Lộc, cho biết ngoài các quỹ thu đúng chủ trường với Nhà nước thì địa phương có đề ra một số quỹ đã được thông qua hội đồng nhân dân, được lên phương án về thu chi các khoản. Còn những khoản thu của xóm hay các hợp tác xã đều được họp, bàn bạc, lấy ý kiến của người dân… Ông Chương cũng chia sẽ thêm trong thời gian tới sắp cận về đích nông thôn mới thì sẽ cho nâng các mức thu lên. Còn ông Thân Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc thừa nhận, trước đây xã có thu phí nuôi vịt và phí sử dụng máy cày, máy tuốt lúa của dân. Sau khi thấy những khoản thu này không hợp lý xã đã xóa bỏ. Còn khi được hỏi tại sao thuế tiêm phòng lại vừa thu trên con lại còn thu trên khẩu và nhiều gia đình không chăn nuôi vẫn phải đóng phí tiêm phòng thì ông Nam cho biết là để người dân có trách nhiệm hơn. “Về quỹ gia súc nhiều hộ không nuôi chúng tôi cũng tiến hành thu phí là để họ có trách nhiệm hơn đồng thời khuyến khích sản xuất”, ông Nam cho biết.
Theo Dân Trí
|
|
|||
Gần nửa triệu đồng một kg hạt ươi bán ở Hà Nội
Thứ hai, 07/07/2014, 08:07 Đặc sản của miền Nam "gây bão" trong thị trường nhiều ngày qua hiện bắt đầu được rao bán tại Hà Nội với giá 460.000 - 480.000 đồng/kg. Phương Liên (SV năm 3 đại học Lao động Xã hội) đã gặt hái nhiều thành công từ việc buôn hạt đác Nha Trang tại thủ đô. Nay thấy hạt ươi đang được khách Hà Nội để ý và tìm mua nhiều, Liên nhanh nhạy tìm nguồn nhập ngay về bán tại Hà Nội với giá 460.000 - 480.000 đồng/kg. Liên chia sẻ, cô nhập hàng qua đầu mối ở Quảng Trị. Năm nay hạt ươi tuy được mùa nhưng lại quá đắt hàng nên nguồn nhập khan hiếm và giá nhập thì cao ngất. Để đảm bảo chất lượng hàng ra tới Hà Nội, Liên nhờ người đóng túi hút chân không, bảo quản kỹ trong thùng xốp. Nhập buôn với giá gần 400.000 đồng/kg chưa kể chi phí vận chuyển, đóng gói, bù trừ hạt lỗi, hỏng nhưng Liên cũng chỉ dám bán ra với giá 460.000 đồng/kg nhằm “lấy lòng khách là chính”. Mới rao bán hạt ươi được vài ngày nhưng Liên đã hết ngay đợt hàng đầu tiên và có danh sách khách chờ hàng đợt tới.
Hạt ươi có nhiều tại các vùng như Phú Yên, Quảng Ngãi với giá bán khoảng 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg.
Chị Mai Hạnh (Pháo Đài Láng, Hà Nội) cho biết, hạt ươi ngoài
việc chế biến được nhiều món ăn, giải khát rất ngon và bổ
thì còn có tác dụng chữa bệnh. Chị mua hạt ươi về vừa để ăn,
vừa để chữa bệnh gai cột sống cho bố. Trong lần đi công tác
miền Nam, tình cờ chị biết đến loại hạt này, từ đó năm nào
cũng nhờ người quen ở Quảng Ngãi mua và gửi ra Hà Nội. Chị
Hạnh chia sẻ, năm trước vẫn mua lẻ hạt ươi từ trong Nam chuyển
ra Hà Nội với giá 200.000 đồng/kg, có đợt chỉ 150.000 đồng/kg.
Không ngờ năm nay giá hạt ươi tăng vọt lên như vậy. Cách đây hai
hôm chị Hạnh nhờ người quen mua hạt ươi tại Quảng Ngãi với giá
320.000 đồng/kg, gửi ra Hà Nội thêm cả tiền vận chuyển 60.000
đồng/kg là 400.000 đồng/kg, đắt gấp đôi năm trước.
Anh Hiếu (Long Biên, Hà Nội) rao bán hạt ươi tại Hà Nội trên một số diễn đàn với giá 465.000 đồng/kg. Tự thấy giá bán ra khá cao, anh Hiếu giải thích: “Một tháng trước nhà tôi vẫn bán 350.000 đồng/kg. Nhưng giờ trong kia đang cấm dân khai thác hạt ươi rồi, khách mua lại tăng vọt nên giá tăng là đương nhiên. Mối nhập buôn của tôi cũng đang không đủ hàng giao cho khách”.
Về
tới Hà Nội, mỗi kg loại hạt này có giá lên tới gần nửa triệu đồng. Đây
là loại hạt dùng để chế biến các món giải khát và chữa bệnh.
Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, Quảng Nam... ngày ngày vẫn có hàng đoàn
người đổ vào rừng để nhặt hạt ươi. Giá hạt bán tại địa phương này dao
động 250.000 đến 300.000 đồng/kg. Nhiều người căng lều, lán tại rừng,
triệt hạ cây ươi để lấy hạt. Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh
Quảng Nam cho biết, hạt ươi là một sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chức
năng. Cây ươi phải mất hàng chục năm mới phát triển, nên theo ông Hai
cần phải được bảo vệ hợp lý, người dân không nên chặt cả cây ươi chỉ để
lấy hạt.
Ươi, còn gọi là đười ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora. Đặc điểm của cây đười ươi là chỉ mọc ở miền Nam, không có ở miền Bắc, vì thế nó còn có tên là an nam tử (tử là hạt). Dân gian hay dùng riêng trái đười ươi, hay kết hợp với hạt é ngâm nước có pha ít đường dùng để giải khát. Còn trong y học (cả thuốc Nam và thuốc Bắc), đười ươi có tác dụng chính là thanh nhiệt (làm mát cơ thể), dùng chữa trị đau và khô cổ họng, khàn tiếng, tắt tiếng, da khô do nóng nhiệt, chữa ho… Theo Zing |
|
|||
Rau sâu, quả xấu đắt hàng
Thứ ba, 2014-07-08 14:12:07 - Nguồn: Afamily.vn Để tránh mua phải hàng Trung Quốc và thực phẩm nhiều thuốc trừ sâu, nhiều bà nội trợ đã chọn mua các loại rau của quả nhỏ, vỏ sần sùi, xấu xí, với hy vọng “hàng nội” an toàn. Tuy nhiên, người mua nên cảnh giác kẻo mua phải hàng dạt và không đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Từ 6 giờ sáng ngày 8/7, quanh khu vực chợ Lê Văn Quới (ngã tư Bình Long - Hương Lộ 2, Q. Bình Tân) trái cây, rau, củ bày kín lề, trong đó đa phần có “ngoại hình” khá xấu xí. Thế nhưng, giá lại cao hơn hàng Trung Quốc từ 3.000-5.000đồng/kg.
Cà chua, cà rốt nội tuy nhỏ, vỏ sần sùi, màu không đẹp nhưng giá khá cao.
Chị Nguyễn Thị Bé, tiểu thương, khẳng định loại cà rốt nhỏ,
vỏ tróc lở, của chị là hàng Việt Nam, không thuốc trừ sâu và chắc
giá 20.000đồng/kg. Trong khi, những củ cà rốt to, da láng bóng láng
trông rất ngon chỉ 15.000 đồng/kg.Tương tự, khoai tây Đà Lạt củ nhỏ, méo mó (là khoai tây loại 2) giá 25.000đồng/kg, trong khi khoai tây Trung Quốc, củ lớn, to tròn giá chỉ 20.000đồng/kg. Vậy mà nhiều người nội trợ vẫn chọn mua loại khoai tây nhỏ, giá cao. Hay các loại rau muống, cải xanh, xà lách, cây nhỏ, lá sâu lỗ chỗ, nhìn không mướt, giá từ 15.000-20.000đồng/kg. Bắp cải nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay cũng được ưa chuộng, giá 12.000-18.000đồng/kg. Đặc biệt các loại dưa leo, khổ qua đèo, nhỏ, cong; hay cà chua trái nhỏ, màu vàng, vỏ trầy xước, giá 18.000-20.000đồng/kg rất hút hàng.
Khổ qua đèo luôn hút hàng.
Chị Trần Ngọc Phượng ở KP3, P. An Lạc (Q. Bình Tân) lý giải
việc chọn hàng “trái khoáy” này: “Tôi ớn đồ Trung Quốc lắm, mà rau củ
loại lớn thì mình không thể phân biệt được đâu là hàng trong nước, đâu
là TQ nên tôi chọn mấy loại nhỏ, đèo, hàng dạt này cho chắc. Dù sao hàng
của mình cũng đỡ hơn hàng TQ”.Còn sạp rau của chị Lê Thị Tươi, chợ Phú Lâm (Q.6), rau má đồng, khổ qua rừng, có giá từ 30.000-45.000đồng/kg. Chị Tươi cho hay: gần đây người tiêu dùng thích những món “đặc sản” rừng, rau củ nhỏ vì mọc tự nhiên, an toàn, không phun thuốc trừ sâu, không dùng chất tăng trưởng.
Người tiêu dùng thích những loại rau củ mà họ tin là “cây nhà lá vườn”.
Nhưng, có thật sự các loại rau củ nhỏ, xấu xí là an toàn vệ sinh
thực phẩm và đảm bảo giá trị dinh dưỡng? Đại diện HTX Phước An, ông Phan
Minh Khải, cho biết: Không phải lúc nào rau, củ, quả có ngoại hình xấu
cũng là do không dùng phân bón, thuốc trừ sâu và an toàn cho sức khỏe.Vì cùng một loại rau, củ nhưng người bán phân ra nhiều loại: 1, 2. Hàng loại 1 to, đẹp, còn hàng loại 2 là những trái xấu, vỏ sần sùi, bị đèo, cong… Do đó, để thực sự mua được rau củ ngon, an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng nên chọn những cơ sở uy tín, những địa chỉ bán hàng đáng tin cậy. Ông Hoàng Anh Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM cũng cùng quan điểm với ông An khi cho rằng: Không phải rau, củ, quả nào có ngoại hình “dị thường” hay có sâu là không dùng thuốc trừ sâu, an toàn như nhiều người quan niệm. Vì không ít loại sâu kháng thuốc, dù người trồng xịt thuốc nhiều nên vẫn bị sâu bệnh tấn công dẫn đến có hình dáng, kích thước rất xấu. Ông Tuấn cho biết thêm: Các nguyên nhân làm cho rau quả không an toàn ngoài dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn có dư lượng nitrate, kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen…) các vi sinh vật gây hại (E.Coli, Coliforms, Salmonella…).
Nếu không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, khi lựa chọn rau cử xấu, bị hư, người tiêu dùng rất dễ mua nhầm hàng dạt
Với các loại rau ăn lá nếu dư đạm thường có màu xanh đậm, lá to,
nhẵn bóng. Với rau muống, nếu dư đạm rau ăn có vị chát, nước luộc khi để
nguội có màu xanh đen. Vì vậy, người tiêu dùng không nên theo xu hướng
chọn rau củ xấu với lý do là rau sạch. Hơn nữa, với rau củ nhỏ thì giá
trị dinh dưỡng không thể bằng loại to, ngon hơn. Tốt nhất là người mua
nên chọn hàng ngon, chất lượng, ở những nơi bán uy tín, tin cậy.
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=29515
|
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét