BIỂN ĐÔNG -
Bài đăng : Thứ tư 11 Tháng Sáu 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 11 Tháng Sáu 2014
Việt-Trung: Liên Hiệp Quốc chịu làm trung gian hòa giải về Biển Đông
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon - REUTERS /Lucas Jackson
Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc cũng nói rằng Tổng Thư ký Ban Ki
Moon bày tỏ hy vọng các tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình
và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cũng trong ngày hôm qua, đại sứ Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan dầu và hơn 100 tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để tạo « môi trường » cho việc tiến hành các đàm phán về những tranh chấp ở Biển Đông.
Theo đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, chính quyền Bắc Kinh từ chối tiến hành đối thoại vì cho rằng không có tranh chấp, đồng thời khẳng định toàn bộ vùng biển nơi hạ đặt giàn khoan là của Trung Quốc.
Ông Lê Hoài Trung nói, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại nơi mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu, đó là nơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tuyên bố, việc Trung Quốc từ chối đối thoại là khiêu khích và làm dấy lên những quan ngại sâu sắc. Ông Trung nhấn mạnh : « Chúng tôi không muốn khiêu khích trong vấn đề này. Chúng tôi muốn có các cuộc thương lượng, có đối thoại hoặc bất kỳ biện pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp. Cho đến nay, chúng tôi đã kiềm chế, nhưng đương nhiên, như mọi quốc gia khác, chúng tôi sẵn sàng thực hiện quyền tự vệ ».
Trong thời gian qua, chính quyền Hà Nội đã ba lần cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc các tài liệu tố cáo Trung Quốc.
Ngày 09/06 vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo biện hộ cho việc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam và hôm qua, đại diện phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc đã gửi thư lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị cho lưu hành văn bản này tại Liên Hiệp Quốc.
Giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng với động thái này, Trung Quốc muốn « quốc tế hóa » hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bởi vì cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chỉ trích các nước có tranh chấp, cũng như bên thứ ba, như Hoa Kỳ, là có ý đồ « quốc tế hóa » vấn đề này.
Thậm chí, Trung Quốc còn từ chối tham gia vụ Philippines kiện lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh cho rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ song phương, giữa Trung Quốc với từng bên liên quan.
Còn tại Việt Nam, báo chí trong nước cho biết, ngày 06/06/2014 vừa qua, một tàu cá của Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc đe dọa và đâm thủng, trong khu vực đường phân định Vịnh Bắc Bộ, cách quần đảo Hoàng Sa 500 cây số về phía đông bắc.
Cũng trong ngày hôm qua, đại sứ Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan dầu và hơn 100 tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để tạo « môi trường » cho việc tiến hành các đàm phán về những tranh chấp ở Biển Đông.
Theo đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, chính quyền Bắc Kinh từ chối tiến hành đối thoại vì cho rằng không có tranh chấp, đồng thời khẳng định toàn bộ vùng biển nơi hạ đặt giàn khoan là của Trung Quốc.
Ông Lê Hoài Trung nói, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại nơi mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu, đó là nơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tuyên bố, việc Trung Quốc từ chối đối thoại là khiêu khích và làm dấy lên những quan ngại sâu sắc. Ông Trung nhấn mạnh : « Chúng tôi không muốn khiêu khích trong vấn đề này. Chúng tôi muốn có các cuộc thương lượng, có đối thoại hoặc bất kỳ biện pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp. Cho đến nay, chúng tôi đã kiềm chế, nhưng đương nhiên, như mọi quốc gia khác, chúng tôi sẵn sàng thực hiện quyền tự vệ ».
Trong thời gian qua, chính quyền Hà Nội đã ba lần cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc các tài liệu tố cáo Trung Quốc.
Ngày 09/06 vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo biện hộ cho việc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam và hôm qua, đại diện phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc đã gửi thư lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị cho lưu hành văn bản này tại Liên Hiệp Quốc.
Giới quan sát đặt câu hỏi, phải chăng với động thái này, Trung Quốc muốn « quốc tế hóa » hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bởi vì cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chỉ trích các nước có tranh chấp, cũng như bên thứ ba, như Hoa Kỳ, là có ý đồ « quốc tế hóa » vấn đề này.
Thậm chí, Trung Quốc còn từ chối tham gia vụ Philippines kiện lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh cho rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ song phương, giữa Trung Quốc với từng bên liên quan.
Còn tại Việt Nam, báo chí trong nước cho biết, ngày 06/06/2014 vừa qua, một tàu cá của Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc đe dọa và đâm thủng, trong khu vực đường phân định Vịnh Bắc Bộ, cách quần đảo Hoàng Sa 500 cây số về phía đông bắc.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét