Kissinger và Trung Quốc (1)
Lê Mai
Theo blog Lê Mai
Kissinger, Chu Ân Lai và MaoHai mươi hai năm đối đầu với Hoa Kỳ, đầu thập kỷ 70, với tin Kissinger đi TQ loan ra, cả thế giới tin rằng những năm TQ công khai tố giác Hoa Kỳ là “con hổ giấy” sắp chấm dứt.
- “Chủ tịch sáng tạo ra một từ tiếng Anh”. Người phiên dịch của Mao nói với Kissinger. “Đúng, tôi có tạo ra một từ tiếng Anh ngắn: “Paper tiger” – “con hổ giấy”. Mao đáp.
- “Con hổ giấy” là để chỉ chúng tôi – Hoa Kỳ”. Kissinger cười lớn.
- “Nhưng ngài là người Đức, đến từ nước Đức”.
Không phải ngẫu nhiên mà Mao bỗng nhiên nổi hứng học tiếng Anh. Ông ta không tỏ ra xuất sắc trong môn này, không thể nghe, cũng không thể nói, chỉ có thể đọc báo tiếng Anh đôi chút. TQ quả là rất thành thạo trong việc biến thù thành bạn và ngược lại, biến bạn thành thù – khi cần thiết.
Tiến sỹ Kissinger là người có nhiều duyên nợ với TQ. Ông ta đã nói chuyện rất nhiều lần với Mao, về đủ các chủ đề của thế giới.
Những năm cuối thập kỷ sáu mươi, quan hệ Trung – Xô vẫn rất căng thẳng. TQ đã chủ động gây ra cuộc xung đột ở biên giới. Ngày 4.9.1969, Chu Ân Lai sang Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở về Bắc Kinh ngay chiều hôm đó, vì ông ta muốn tránh mặt Thủ tướng Liên Xô Côxưghin.
Quan hệ Trung – Mỹ cũng căng thẳng không kém. Sau khi nhậm chức, Nixon đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng, sự uy hiếp của ĐCS TQ đối với Mỹ, ngay cả một cuộc tấn công ngoài ý muốn là không thể xem thường. Vì vậy, ông quyết định thành lập hệ thống chống tên lửa vệ tinh để đối phó với sự đe dọa tiềm tàng của TQ. Nixon còn nói, Liên Xô cũng như Mỹ, phải thực hiện các biện pháp nhằm chống lại sự đe dọa đó.
TQ rêu rao “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” là kẻ thù hung ác nhất của nhân dân toàn thế giới. “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ” và “xét lại” Liên Xô đang ngông cuồng tính toán nhằm chia lại thế giới, cấu kết với nhau, chống phong trào cộng sản, tiến hành chiến tranh xâm lược. Rằng “chúng ta phải làm tốt sự chuẩn bị đầy đủ, chuẩn bị bọn chúng đánh lớn, chuẩn bị bọn chúng đánh sớm, chuẩn bị bọn chúng đánh thường quy, cũng chuẩn bị bọn chúng đánh đòn chiến tranh hạt nhân. Tóm lại, chúng ta phải có sự chuẩn bị”.
Thế nhưng, chỉ hai năm sau đó, TQ đột ngột thay đổi chiến lược, dùng “ngoại giao bóng bàn” đột phá quan hệ với Hoa Kỳ. Không quá khó khăn để nhận thấy, TQ đi với Mỹ là để chống Liên Xô, lợi dụng sức mạnh của Mỹ làm đối trọng cân bằng với mối đe dọa của Liên Xô. Còn Mỹ thì cần TQ giúp đỡ giải quyết vấn đề VN – bấy giờ, cuộc hòa đàm Pari đang vào hồi gay cấn nhất. Tất nhiên, Mỹ có chiến lược toàn cầu và quan hệ với TQ là một phần của chiến lược ấy.
Cho đến tháng 11.1973, Kissinger đã sáu lần tới TQ. Kissinger được TQ đón tiếp nhiệt tình nhất trong lịch sử các cuộc viếng thăm – như ông ta mô tả. Ngay chuyến đi bí mật đầu tiên tới TQ, Kissinger đã được Diệp Kiếm Anh chiêu đãi những bữa tiệc cực kỳ thịnh soạn. Nhìn món ăn phong phú, số lượng dồi dào khiến Kissinger vô cùng ngạc nhiên. Là một người Do thái Đức, di dân đến Hoa Kỳ, khi tốt nghiệp trung học với nguyện vọng lớn nhất là làm một chân kế toán, nay ông ta đã là Giáo sư Đại học danh tiếng và là nhân vật quyền lực thứ hai của nước Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ, Nixon và Kissinger thực hiện chiến lược cân bằng lực lượng nhằm tăng cường vai trò của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới. Kissinger phán đoán, trong khi Bắc Kinh và Washington tiến hành cuộc đối thoại chính trị, Moscow buộc phải cố gắng để giữ vững và tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhằm ngăn cản quan hệ Trung – Mỹ quá ư thân mật. Các nhà lãnh đạo TQ là kẻ theo chủ nghĩa không tưởng cứng rắn và mục đích chính của Kissinger là nhồi vào ban lãnh đạo TQ tư tưởng thù địch chống Liên Xô. Kissinger luôn thận trọng để tránh mọi va vấp đối với Bắc Kinh.
Kissinger đã có nhiều cuộc đàm đạo với Mao, Chu Ân Lai và cả Đặng Tiểu Bình sau này. Vừa tới Bắc Kinh, Nixon và Kissinger được Mao mời tới Trung Nam Hải hội kiến ngay, bỏ qua Ngoại trưởng Rogers. TQ rất mưu mẹo, tìm cách phân hóa nội bộ Hoa Kỳ. Cả chuyến đi thăm TQ của Nixon, hầu như những sự kiện quan trọng – nhất là dự thảo nội dung Thông cáo Thượng Hải, Rogers đều phải đứng ngoài. Sau đó, ông và bộ sậu tháp tùng Tổng thống trong chuyến đi đã phản ứng kịch liệt buộc Kissinger phải đàm phán lại với Kiều Quán Hoa một số thay đổi.
Mao khen ngợi Kissinger làm việc giỏi. Mao nói, với chuyến đi bí mật tới Bắc Kinh, tiếng tăm của ngài nổi như cồn trên khắp thế giới. Ngài đã bay đến khắp mọi nơi. Ngài là con én hay chim bồ câu ?
Kissinger nhận thấy ngay, các nhà lãnh đạo TQ quá sốt ruột muốn đẩy nhanh việc thiết lập quan hệ với Mỹ.
Mao nói với Kissinger: “Cần nhất trí trong mục tiêu, chúng tôi không làm hại các ngài, các ngài cũng không làm hại chúng tôi, như vậy chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng để đối phó với kẻ lạnh lùng” !?
Tuy vậy, bất luận TQ nghĩ thế nào, Kissinger vẫn dành cho TQ một chút ưu đãi đặc biệt, tỷ như ông quyết định cung cấp cho Bắc Kinh một số thông tin khoa học công nghệ cao, trong đó có kỹ thuật vệ tinh. Về điểm này, Kissinger đối với Bắc Kinh như quốc gia đồng minh của Mỹ trong NATO. Khi dành cho TQ sự ưu đãi đặc biệt, Kissinger buộc phải thận trọng xử lý mối quan hệ tam giác để Moscow và Bắc Kinh đều hiểu rằng, hợp tác với Mỹ là có lợi.
Cả “hai nước VN” đều lo ngại khi Hoa Kỳ và TQ xích lại gần nhau. Kissinger cố gắng thuyết phục Nam VN, Hoa Kỳ không hy sinh lợi ích đồng minh của mình khi quan hệ với TQ.
Trong khi đó, Chu Ân Lai cũng bí mật tới Hà Nội nhằm thông báo tình hình cho các nhà lãnh đạo Bắc VN khi TQ đón Kissinger: Vấn đề rút quân Mỹ khỏi miền Nam VN là vấn đề số 1, việc công nhận TQ là vấn đề số 2, cuộc đàm phán Pari trở thành vấn đề then chốt – Chu nói.
Tất nhiên, cả “hai nước VN” đều không tin những gì mà Kissinger và Chu Ân Lai trình bày. Bắc VN vẫn mở cuộc tấn công vào Quảng Trị sau khi Nixon đi TQ và trước khi ông ta đi Liên Xô. Điều đó cho thế giới thấy rằng, công việc của người VN do người VN giải quyết và cũng chứng minh cho Hoa Kỳ biết, cả TQ lẫn Liên Xô vẫn giúp đỡ Bắc VN.
Lê Mai
Theo blog Lê Mai
Kissinger, Chu Ân Lai và MaoHai mươi hai năm đối đầu với Hoa Kỳ, đầu thập kỷ 70, với tin Kissinger đi TQ loan ra, cả thế giới tin rằng những năm TQ công khai tố giác Hoa Kỳ là “con hổ giấy” sắp chấm dứt.
- “Chủ tịch sáng tạo ra một từ tiếng Anh”. Người phiên dịch của Mao nói với Kissinger. “Đúng, tôi có tạo ra một từ tiếng Anh ngắn: “Paper tiger” – “con hổ giấy”. Mao đáp.
- “Con hổ giấy” là để chỉ chúng tôi – Hoa Kỳ”. Kissinger cười lớn.
- “Nhưng ngài là người Đức, đến từ nước Đức”.
Không phải ngẫu nhiên mà Mao bỗng nhiên nổi hứng học tiếng Anh. Ông ta không tỏ ra xuất sắc trong môn này, không thể nghe, cũng không thể nói, chỉ có thể đọc báo tiếng Anh đôi chút. TQ quả là rất thành thạo trong việc biến thù thành bạn và ngược lại, biến bạn thành thù – khi cần thiết.
Tiến sỹ Kissinger là người có nhiều duyên nợ với TQ. Ông ta đã nói chuyện rất nhiều lần với Mao, về đủ các chủ đề của thế giới.
Những năm cuối thập kỷ sáu mươi, quan hệ Trung – Xô vẫn rất căng thẳng. TQ đã chủ động gây ra cuộc xung đột ở biên giới. Ngày 4.9.1969, Chu Ân Lai sang Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở về Bắc Kinh ngay chiều hôm đó, vì ông ta muốn tránh mặt Thủ tướng Liên Xô Côxưghin.
Quan hệ Trung – Mỹ cũng căng thẳng không kém. Sau khi nhậm chức, Nixon đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng, sự uy hiếp của ĐCS TQ đối với Mỹ, ngay cả một cuộc tấn công ngoài ý muốn là không thể xem thường. Vì vậy, ông quyết định thành lập hệ thống chống tên lửa vệ tinh để đối phó với sự đe dọa tiềm tàng của TQ. Nixon còn nói, Liên Xô cũng như Mỹ, phải thực hiện các biện pháp nhằm chống lại sự đe dọa đó.
TQ rêu rao “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” là kẻ thù hung ác nhất của nhân dân toàn thế giới. “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ” và “xét lại” Liên Xô đang ngông cuồng tính toán nhằm chia lại thế giới, cấu kết với nhau, chống phong trào cộng sản, tiến hành chiến tranh xâm lược. Rằng “chúng ta phải làm tốt sự chuẩn bị đầy đủ, chuẩn bị bọn chúng đánh lớn, chuẩn bị bọn chúng đánh sớm, chuẩn bị bọn chúng đánh thường quy, cũng chuẩn bị bọn chúng đánh đòn chiến tranh hạt nhân. Tóm lại, chúng ta phải có sự chuẩn bị”.
Thế nhưng, chỉ hai năm sau đó, TQ đột ngột thay đổi chiến lược, dùng “ngoại giao bóng bàn” đột phá quan hệ với Hoa Kỳ. Không quá khó khăn để nhận thấy, TQ đi với Mỹ là để chống Liên Xô, lợi dụng sức mạnh của Mỹ làm đối trọng cân bằng với mối đe dọa của Liên Xô. Còn Mỹ thì cần TQ giúp đỡ giải quyết vấn đề VN – bấy giờ, cuộc hòa đàm Pari đang vào hồi gay cấn nhất. Tất nhiên, Mỹ có chiến lược toàn cầu và quan hệ với TQ là một phần của chiến lược ấy.
Cho đến tháng 11.1973, Kissinger đã sáu lần tới TQ. Kissinger được TQ đón tiếp nhiệt tình nhất trong lịch sử các cuộc viếng thăm – như ông ta mô tả. Ngay chuyến đi bí mật đầu tiên tới TQ, Kissinger đã được Diệp Kiếm Anh chiêu đãi những bữa tiệc cực kỳ thịnh soạn. Nhìn món ăn phong phú, số lượng dồi dào khiến Kissinger vô cùng ngạc nhiên. Là một người Do thái Đức, di dân đến Hoa Kỳ, khi tốt nghiệp trung học với nguyện vọng lớn nhất là làm một chân kế toán, nay ông ta đã là Giáo sư Đại học danh tiếng và là nhân vật quyền lực thứ hai của nước Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ, Nixon và Kissinger thực hiện chiến lược cân bằng lực lượng nhằm tăng cường vai trò của Hoa Kỳ trong nền chính trị thế giới. Kissinger phán đoán, trong khi Bắc Kinh và Washington tiến hành cuộc đối thoại chính trị, Moscow buộc phải cố gắng để giữ vững và tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ nhằm ngăn cản quan hệ Trung – Mỹ quá ư thân mật. Các nhà lãnh đạo TQ là kẻ theo chủ nghĩa không tưởng cứng rắn và mục đích chính của Kissinger là nhồi vào ban lãnh đạo TQ tư tưởng thù địch chống Liên Xô. Kissinger luôn thận trọng để tránh mọi va vấp đối với Bắc Kinh.
Kissinger đã có nhiều cuộc đàm đạo với Mao, Chu Ân Lai và cả Đặng Tiểu Bình sau này. Vừa tới Bắc Kinh, Nixon và Kissinger được Mao mời tới Trung Nam Hải hội kiến ngay, bỏ qua Ngoại trưởng Rogers. TQ rất mưu mẹo, tìm cách phân hóa nội bộ Hoa Kỳ. Cả chuyến đi thăm TQ của Nixon, hầu như những sự kiện quan trọng – nhất là dự thảo nội dung Thông cáo Thượng Hải, Rogers đều phải đứng ngoài. Sau đó, ông và bộ sậu tháp tùng Tổng thống trong chuyến đi đã phản ứng kịch liệt buộc Kissinger phải đàm phán lại với Kiều Quán Hoa một số thay đổi.
Mao khen ngợi Kissinger làm việc giỏi. Mao nói, với chuyến đi bí mật tới Bắc Kinh, tiếng tăm của ngài nổi như cồn trên khắp thế giới. Ngài đã bay đến khắp mọi nơi. Ngài là con én hay chim bồ câu ?
Kissinger nhận thấy ngay, các nhà lãnh đạo TQ quá sốt ruột muốn đẩy nhanh việc thiết lập quan hệ với Mỹ.
Mao nói với Kissinger: “Cần nhất trí trong mục tiêu, chúng tôi không làm hại các ngài, các ngài cũng không làm hại chúng tôi, như vậy chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng để đối phó với kẻ lạnh lùng” !?
Tuy vậy, bất luận TQ nghĩ thế nào, Kissinger vẫn dành cho TQ một chút ưu đãi đặc biệt, tỷ như ông quyết định cung cấp cho Bắc Kinh một số thông tin khoa học công nghệ cao, trong đó có kỹ thuật vệ tinh. Về điểm này, Kissinger đối với Bắc Kinh như quốc gia đồng minh của Mỹ trong NATO. Khi dành cho TQ sự ưu đãi đặc biệt, Kissinger buộc phải thận trọng xử lý mối quan hệ tam giác để Moscow và Bắc Kinh đều hiểu rằng, hợp tác với Mỹ là có lợi.
Cả “hai nước VN” đều lo ngại khi Hoa Kỳ và TQ xích lại gần nhau. Kissinger cố gắng thuyết phục Nam VN, Hoa Kỳ không hy sinh lợi ích đồng minh của mình khi quan hệ với TQ.
Trong khi đó, Chu Ân Lai cũng bí mật tới Hà Nội nhằm thông báo tình hình cho các nhà lãnh đạo Bắc VN khi TQ đón Kissinger: Vấn đề rút quân Mỹ khỏi miền Nam VN là vấn đề số 1, việc công nhận TQ là vấn đề số 2, cuộc đàm phán Pari trở thành vấn đề then chốt – Chu nói.
Tất nhiên, cả “hai nước VN” đều không tin những gì mà Kissinger và Chu Ân Lai trình bày. Bắc VN vẫn mở cuộc tấn công vào Quảng Trị sau khi Nixon đi TQ và trước khi ông ta đi Liên Xô. Điều đó cho thế giới thấy rằng, công việc của người VN do người VN giải quyết và cũng chứng minh cho Hoa Kỳ biết, cả TQ lẫn Liên Xô vẫn giúp đỡ Bắc VN.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét