Cú đá tuyệt vời của Mỹ trúng ngay tử huyệt Trung Cộng
Thái Quốc Mưu (Danlambao) - Thời gian qua, về vấn đề Trung Cộng xâm lấn lãnh hải Việt Nam, các trang Web bình luận đều có nội dung chung chung:
“Trấn an đồng minh về kế hoạch xoay trục sang châu Á, hàn gắn quan hệ
Nhật-Hàn và đẩy nhanh việc ký kết hiệp định thương mại xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã không đạt được kết quả như mong muốn trong chuyến thăm 4
nước đồng minh châu Á của Tổng thống Obama.”
Những Nhà Bình Luận cho rằng: “Chiến lược xoay trục của Mỹ dựa trên
hai trụ cột chính là kinh tế và quân sự. Hành động cụ thể nhất để chứng
tỏ đường lối chuyển trục là sự gia tăng hiện diện quân sự. Trong thực tế
thì Mỹ vẫn là cường quốc số 1 ở vùng Thái Bình Dương. Lực lượng quân sự
Trung Quốc dẫu có nhiều tiến triển về hải quân, không quân, cũng còn
phải một thời gian rất dài mới có thể là một thách thức chứ chưa thể là
một đe dọa cho Mỹ. Như vậy sự tái bố trí lực lượng của Mỹ ở khu vực châu
Á có giá trị tâm lý hơn là nhu cầu cụ thể.”
“Chuyến thăm 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines của
Tổng thống Obama có giá trị ở sự tái xác nhận quyết tâm chú trọng đến
châu Á và chỉ có giá trị tới mức đó, chưa thể là sự bảo đảm về sự can
thiệp của Mỹ nếu xảy ra tranh chấp xung đột giữa các quốc gia trong khu
vực với Trung Quốc.”
Và, “chính sách chuyển trục về châu Á là vấn đề ngoại giao và kinh
tế. Mỹ đã gia tăng triển khai lực lượng quân sự tới một chừng mực giới
hạn, nhưng về ngoại giao và kinh tế người ta chưa thấy có tiến triển nào
đáng kể.”
“Ngày 23-4, Tổng thống Obama tới Nhật, chặng dừng chân đầu tiên trong
chuyến thăm 4 nước châu Á của ông. Tại đây, ông Obama không đưa ra
tuyên bố nào về bản chất của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và
Tokyo, liên quan đến một quần đảo do Nhật Bản kiểm soát – mà Trung Quốc
gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku. Nhưng ông nhắc lại rằng, các
hòn đảo này được bảo vệ bởi hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Tổng thống
Obama hy vọng, tại Tokyo, có thể chứng kiến việc Nhật Bản tham gia vào
thỏa thuận trao đổi tự do mà Mỹ muốn ký kết với các quốc gia đồng minh
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tức Hiệp định TPP). Nhưng ông đã
thất bại: Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đã không nhận được sự đồng
thuận của giới nông nghiệp và sản xuất xe hơi. Hôm 25-4, như dự đoán,
khi Tổng thống Obama rời khỏi Tokyo đến Seoul, vẫn chưa có thêm được
tiến triển gì mới và như thế khi chưa có thỏa thuận với Nhật, quốc gia
giữ vị trí quan trọng nhất trong TPP, thì hiệp định này vẫn còn dậm chân
tại chỗ.”
“Nhiều lần Tổng Thống Obama và những Nhà Ngoại Giao hàng đầu của Mỹ
tuyên bố việc xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nhằm
mục đích cô lập, kiềm chế Trung Quốc. Và, việc xoay trục của Hoa Kỳ ở
Thái Bình Dương không với mục đích an ninh mà về vấn đề hợp tác thương
mại đa phương.”
“Các quan sát viên cho rằng các cuộc đàm phán sẽ còn phải tiếp tục
chứ chưa thể đạt được sự khai thông mau chóng. Hiệp định Đối tác Thương
mại Xuyên Thái Bình Dương là trụ cột trong chính sách châu Á của chính
quyền Obama và là một bộ phận không thể tách rời khỏi chiến lược chuyển
trọng tâm về châu Á.”
“Tại Hàn Quốc, quốc gia đã có thỏa hiệp mậu dịch tự do với Mỹ và sự
tham gia TPP không có nhiều vấn đề, nhưng ông Barack Obama đã không thể
hàn gắn được quan hệ của các đồng minh Nhật-Hàn bị rạn nứt bởi những bất
đồng do lịch sử để lại. Những phát biểu của Tổng thống Mỹ về hồ sơ “phụ
nữ giải sầu” tại Hàn Quốc khiến chính quyền của ông Shinzo Abe không
hài lòng.”
“Tương tự tại Malaysia và Philippines mà Obama phải làm, để vừa trấn
an các đồng minh về sự hiện diện mang tính chiến lược của Mỹ tại khu
vực, nhưng lại không được thể hiện một thái độ đối đầu với Trung Quốc,
đối tác kinh tế lớn nhất của các quốc gia này”.
“Chỉ có điểm đến cuối cùng Philippines đánh dấu được sự tiến bộ có ý
nghĩa nhất trong chuyến công du châu Á của ông Obama. Đó là việc ký hiệp
định quốc phòng kéo dài 10 năm có thể gia hạn. Thoả thuận này cho phép
Mỹ có thể đưa quân và trang thiết bị quân sự đến tập trung tạm thời tại
Philippines, nơi mà trước năm 1992 Mỹ vẫn còn các căn cứ không quân và
hải quân. Hiệp định này, cùng với những lời khẳng định sự hỗ trợ với
quần đảo Philippines đang có các tranh chấp với Bắc Kinh về biển đảo là
một bằng chứng cụ thể của chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn giữ ý khi tuyên bố trong cuộc họp báo
chung với Tổng thống Bengnino Aquino rằng: “Mục đích của chúng tôi
không nhằm chống lại Trung Quốc cũng không phải để kiềm chế Trung Quốc”
và “chúng tôi ủng hộ sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Thái Bình Dương”.
Nhưng ông Obama cũng xa xôi gửi đến Bắc Kinh một thông điệp: “Trên khía
cạnh luật pháp quốc tế, chúng tôi không nghĩ rằng hành động cưỡng bức
hay đe dọa lại là cách giải quyết xung đột”.
Đặc biệt, trong chuyến công du, Tổng Thống Hoa Kỳ “không thèm” ghé Việt Nam.
Còn tờ Công An Nhân Dân trong nước viết: “Tổng thống Mỹ Barack Obama
vừa kết thúc chuyến thăm một tuần đến 4 nước đồng minh tại châu Á là
Nhật, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Mục tiêu là trấn an đồng minh
về kế hoạch xoay trục sang châu Á, hàn gắn quan hệ Nhật - Hàn và đẩy
nhanh việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP) dường như không đạt được như mong muốn”.
Tóm lại, theo nhận định của các Nhà Bình Luận, chuyến công du của Tổng
thống Hoa Kỳ tại 4 nước Châu Á chỉ gặt hái một chút kết quả ở Phi Luật
Tân. Nhưng bị “Các nhà hoạt động thuộc nhóm Sanlakas hô khẩu hiệu
chống Mỹ trong cuộc biểu tình tại thành phố Quezon, Philippines, để phản
đối chuyến thăm của Tổng thống Obama, ngày 27-4-2014”. Coi như chuyến công du bị thất bại nặng.
Ngay sau khi Tổng Thống Mỹ kết thúc chuyến công du 4 quốc gia Châu Á,
ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu
vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa nằm trên lãnh hải Việt Nam. Trong
khi, mọi tầng lớp nhân dân cả nước phản đối mạnh mẽ, thì chánh quyền
Việt Nam không hề phản ứng rõ rệt. Và, tất cả các nước trên thế giới chỉ
lên tiếng phản ứng chiếu lệ.
Điều này có thể:
1. Những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ như: “… sự
xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương, Hoa Kỳ không nhằm mục đích cô
lập, kiềm chế Trung Quốc. Và, việc xoay trục của Hoa Kỳ ở Thái Bình
Dương không với mục đích an ninh mà về vấn đề hợp tác thương mại đa
phương.” Chỉ với mục đích tung hỏa mù trấn an Trung Quốc.
2. Trong chuyến công du Chấu Á Thái Bình Dương Tổng Thống
Obama “không thèm” viếng Việt Nam, đó là sách lược kỳ diệu, chẳng khác
nào “bật đèn xanh” cho Trung Cộng muốn làm gì Việt Nam thì làm. Tưởng
bở, Trung Quốc vội xâm chiếm lãnh hải Việt Nam bằng cách đặt giàn khoan
Hải Dương 981 - chỉ sau mấy ngày Tổng Thống Hoa Kỳ kết thúc chuyến công
du 4 quốc gia Châu Á.
3. Thấy Hoa Kỳ không quan tâm tới Việt Nam, Trung Quốc ngày
càng hung hăng trên vùng biển Việt Nam, thế giới càng phản ứng mạnh,
Trung Quốc càng bị cô lập.
4. Trước đây, Hoa Kỳ từng kêu gọi Việt Nam nên thay đổi
chánh trị, tôn trọng nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, công đoàn lao động
tự do, thả tất cả tù nhân tranh đấu ôn hòa… nhưng chánh quyền Việt Nam
tảng lờ. Giờ đây trước hiểm họa xâm lăng Trung Quốc, Việt Nam muốn xích
lại gần Mỹ hơn, tất nhiên phải thỏa mãn những yêu cầu đó. Nếu Việt Nam
vẫn chơi nước cờ lập lờ hàng hai, không thể nào tránh được cuộc xâm lăng
bành trước phương Nam của Trung Quốc
5. Dù sao, nếu Trung Quốc dùng quân sự gây chiến với Việt
Nam, Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu, Á, vì quyền lợi chung sẽ không bỏ
rơi Việt Nam. Lúc ấy Trung Quốc sẽ bị tứ bề thọ địch. Trường hợp Thế
Chiến Thứ Ba xảy ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ bại trận, nước Tàu sẽ bị
cắt ra thành mảnh vụn. Mộng bành trướng làm bá chủ Á Châu sẽ vở tan
thành mây khói.
6. Như vậy, việc Tổng Thống Hoa Kỳ công du 4 nước Châu Á, mà
“quên” viếng Việt Nam đã có tính toán kỹ. Một mặt làm cho Trung Quốc để
lộ dã tâm xâm lược Việt Nam. Mặt khác để các nước Á Châu nhìn thấy thực
chất của Trung Cộng, sau cùng tạo cơ hội cho Việt Nam thay đổi thể chế
chánh trị một cách quang minh.
Đó là Cú đá tuyệt vời của Mỹ trúng ngay tử huyệt Trung Cộng
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/06/cu-tuyet-voi-cua-my-trung-ngay-tu-huyet.html#more
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét