Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Chiến sĩ Hoàng Thu, ngọn đuốc sống giữa đêm đen Việt Nam

Chiến sĩ Hoàng Thu, ngọn đuốc sống giữa đêm đen Việt Nam

Hồ Phú Bông (Danlambao) - Đọc bản tin và xem tấm ảnh đầu tiên trên báo Bradenton Herald Newspaper, quận Manatee, Tiểu bang Florida, ngày 20/6/2014, cho biết người tự thiêu đã để lại một mảnh giấy “dùng chữ nước ngoài” (foreign language) nên cảnh sát chưa hiểu nội dung. Mảnh giấy được dán rất ngay ngắn, cân phân giữa một ô trống hình chữ nhật bên góc trái tấm bảng tên của khu gia cư “Silver Lake Community” tại ngã ba đường Lockwood Ridge và 59th Avenue East ở Bradenton, chúng tôi biết ngay người tự thiêu là VN. Những chữ viết tay khá bay bướm, nội dung cô đọng, chỉ trên một mảnh giấy cỡ A-4 nhưng có mãnh lực mạnh đến độ có thể gây sốc cho người bệnh tim!
Hai yang 981 Phải rời khỏi V-N
Hải phận 
Anh hùng tử chí hùng nào tử 
Thu Hung
(và chữ ký)
Vì theo dõi sát thời cuộc quê nhà nên người tự thiêu dứt khoát phải là một người VN yêu nước chân chính, phản đối Tàu cộng đang xâm lược biển đảo, mà chưa biết thực sự là ai. Bút tích trên tờ giấy, cái tên không có dấu “Thu Hung” cùng với chữ ký, của người đã dùng lửa tự đốt cháy thân xác mình thì hình ảnh ngọn lửa khác đã bùng cháy trong sương sớm, hai tháng trước trước cổng chính Dinh Độc Lập tại Sài Gòn, nhờ người đi đường tình cờ dùng cell phone quay được, của Nữ Phật tử Lê Thị Tuyết Mai chợt sống dậy mãnh liệt. Hai cái chết, từ hai bờ đại dương, là hai sự hy sinh cao cả nhất, lấy chính thân xác làm ngọn đuốc! 
Chúng tôi liên lạc với cảnh sát, người điều tra nội vụ (detective) tiếp xúc được với gia đình người quá cố. Vợ ông cũng bàng hoàng không kém vì trước giờ phút đi vào quyết định lịch sử ông rất bình thản, gọi bà lần cuối: “Bà lo cho mấy đứa nhỏ, tôi đi đây”. Bà ngạc nhiên hỏi lại: “Tụi nó vừa mới về VN, nhà vắng, mà ông đi đâu?” “Tôi đi, vì có tụi nó ở đây không đi được”. Dặn dò, trao đổi ngắn gọn, ông tắt máy. Bà gọi lại mấy lần không được cho đến khi cảnh sát báo tin. Theo bà Lê Thị Huế, vợ ông, thì ngôn ngữ và giọng nói rất bình thường. Chị Hoàng Thục Oanh, con gái ông cùng chồng vừa tức tốc quay lại từ VN, mắt đẫm lệ, cũng xác nhận là hoàn toàn không thấy dấu hiệu khác lạ nào báo trước.
Một quyết định phi thường trong một trạng thái bình thường của một người tị nạn đã ổn định cuộc sống, có sức khỏe tốt, tự nó đã nói lên tính vĩ đại. 
Đối với phương Tây, họ ca ngợi sự chiến đấu sống mái trước kẻ thù cho đến khi gục ngã chứ không ca ngợi sự tuẫn tiết, vì thế mà 2 nhật báo lớn tại địa phương như The Tampa Tribune và Tampa Bay Times đã không đưa tin, do đó cộng đồng người VN tại địa phương biết hơi muộn. Nhưng với người Á châu, do ảnh hưởng của các tôn giáo lớn phương Đông, đặc biệt là đạo Phật, thì thân xác được hình thành từ “tứ đại” (đất, nước, gió, lửa) còn đời sống thì vô thường, “sắc sắc - không không” trong cõi luân hồi, nên việc tự thiêu không lạ. Cho dù xác thân chỉ là tạm bợ nhưng lại ẩn chứa ‘đại hùng, đại lực, đại từ bi’. Vì thế ít nhất đã có 119 vụ tự thiêu trên dân số thật nhỏ nhoi (trên/dưới 1 triệu?) phản đối Tàu cộng xâm lược và hủy hoại nền văn hóa huyền nhiệm của một đất nước được mô tả là nóc nhà của thế giới về độ cao, người Tây Tạng đã làm nhân loại rúng động. 
Bây giờ là sự tuẫn tiết của hai người VN! Một người Mẹ trong một gia đình sùng đạo. Một người Cha, sau khi mất mới có pháp danh, trong một gia đình tị nạn đã ổn định. Một ở trong nước, một ở ngoài nước nhưng chắc chắn không người nào muốn sự hy sinh cao cả nầy được tiếp diễn cho dù rất kính phục tính nhân bản tuyệt đỉnh của hành động. Vì, đó là việc tự hủy thân xác cá nhân để mong cứu được hàng triệu người khác. Thiêng liêng nhất, cao quý nhất của biến cố phi thường nầy là niềm hy vọng. Hy vọng thức tỉnh được những ai có âm mưu đen tối muốn đưa đất nước và dân tộc VN vào vòng nô lệ chỉ vì lợi ích riêng của đảng, của phe nhóm và cá nhân. Đồng thời cũng cảnh báo Tàu cộng xâm lược về truyền thống bất khuất của người VN!
Nắng Florida đổ lửa. 98 độ F. Nhóm chúng tôi ra xe xuôi Nam thăm gia đình bà quả phụ Hoàng Thu, sau đó sẽ đến nhà quàn, hẹn gặp nhóm người của quý anh Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ và Tiểu bang Florida để sắp xếp, trao đổi lần cuối, chuẩn bị cho lễ tang vào sáng thứ Bảy, 28/6/2014. (Nhưng sau buổi họp tại nhà quàn gia đình bà quả phụ Hoàng Thu mời tất cả về lại nhà lần nữa để tâm tình thêm).  Cho đến lúc nầy, theo ban tổ chức cho biết, thì các mail box đã đầy thư, gần như không còn sức chứa. Vô số lời chia buồn của người Việt khắp nơi trên thế giới gửi về tới tấp. Từ VN, từ các tôn giáo, từ các tổ chức đang tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cho Dân chủ-Tự do-Nhân quyền và cá nhân… mà chưa thể tổng kết. 
Trước khi đến nhà, chúng tôi dừng chân nhìn dấu vết nơi ông Hoàng Thu đã tự thiêu. Mảng cỏ nhỏ còn khô vàng với vài bình hoa tưởng niệm đặt sát tấm bảng Silver Lake. Chị Lê Thị Huế và vợ chồng người con gái đón chúng tôi, mới đầu có chút bỡ ngỡ, vì trước đó chỉ trao đổi qua phone, nhưng trong khoảnh khắc đã trở nên gần gũi. Công việc nhiều, dù thời gian không có tôi vẫn cố tìm hiểu thật nhanh vài chi tiết khác biệt với mong muốn xác nhận lại vài thông tin đã phổ biến nhưng chưa được chính xác. 
Ông Hoàng Thu ngày sinh trên giấy tờ là 16/11/1942 (kể cả trên cáo phó đã phổ biến) nhưng năm sinh thật là 1951. Lý do có sự khác biệt nầy vì ngay sau ngày 30/4/1975 ông Hoàng Thu chỉ mới hơn 23 tuổi, lớp tuổi có thể bị bắt “nghĩa vụ quân sự” vì lúc đó lính VN đang bị sa lầy tại chiến trường Campuchia, một cuộc chiến mới đang đẫm máu. Gia đình lại vừa từ Huế chạy loạn vô Nam, tìm cách nấn ná ở Sài Gòn, trong tình trạng hỗn mang đó ông làm lại giấy tờ, già hơn 9 tuổi. Cấp bậc của ông là Hạ sĩ trong binh chủng Pháo Binh của QLVNCH, thuộc sư đoàn 3 đóng tại Đà Nẵng. 
Trôi nổi tại Sài Gòn không được bao lâu, ông bà về lại quê hương Mỹ Chánh, ở Huế. Bị ngột ngạt và khốn khó lại rời Mỹ Chánh vô Sài Gòn, rồi đi kinh tế mới tại Đồng Xoài. Cầm cự được khoảng 4, 5 năm tại đó nhưng vì hoàn cảnh quá khắc nghiệt, không thể kéo dài hơn, gia đình ông bà đành quay lại lêu bêu ở Sài Gòn, không chỗ dung thân, không hộ khẩu, tứ cố vô thân. Mà không hộ khẩu thì không thể tìm được trường học cho con, nên một lần nữa phải đi kinh tế mới tại Củ Chi, ngoại ô Sài Gòn. Có được hộ khẩu Củ Chi thì một may mắn đã đến, Củ Chi được sát nhập vào Tp Hồ Chí Minh! 
Một lần đi “kinh tế mới” đã là chuyện kinh hoàng của một gia đình nhưng ông bà Hoàng Thu đã cam chịu những 2 lần như thế! Trong tận cùng của đói khổ triền miên bản tính con người rất dễ đổi thay, nhiều khi đến trái ngược, từ hiền lành, tử tế có thể thành độc ác hay cộc cằn thô lỗ hoặc rượu chè be bét… mà bản thân không hề biết. Tôi hỏi chị thật nhẹ nhàng chị có kỷ niệm nào đẹp nhất về anh. Không cần suy nghĩ hay đắn đo lựa lời: “Lúc ở kinh tế mới Đồng Xoài!” “Những gì?” “Anh không bao giờ nặng lời với vợ con. Rất chịu thương chịu khó. Ai kêu gì làm nấy. Chỉ lo tìm việc làm để giúp vợ nuôi con!” Tôi hỏi con gái ông câu tương tự. Cô ca ngợi cha và kể thêm chút sinh hoạt thường nhật. Ông Hoàng Thu ít giao tiếp bên ngoài, không biết sử dụng internet. Sở thích của ông là theo dõi tình hình thời sự VN trên TV và radio tiếng Việt. Ông thường tìm mua một số sách báo, băng, đĩa ca ngợi người lính VNCH. Tôi hỏi: “Thế tại sao lại sợ tổ chức tang lễ lớn?” “Mới đầu thì sợ nhưng nghĩ lại thấy sự hy sinh của Ba lớn quá tại sao phải sợ! Phải tự hào mới đúng nên cám ơn Cộng Đồng đã thay thế gia đình đứng ra tổ chức”
Năm tháng trôi qua, người con gái trưởng thành, lập gia đình và chồng bảo lãnh qua New York, sau đó dời về Florida. Rồi con gái bảo lãnh cha mẹ. Vợ chồng ông qua định cư tại Hoa Kỳ năm 2008. Con trai đã lập gia đình và đang còn ở VN.
Lễ tang của ông Hoàng Thu đã được cử hành rất trọng thể sáng nay, thứ Bảy ngày 28/6/2014 tại Funeral Home Manasota Memorial ở Bradenton. Có lẽ đây là một lễ tang lớn nhất, tại một thành phố nhỏ không có đông người VN. Cả 3 tôn giáo lớn của người VN là Phật giáo (thuộc giáo hội PGVNTN), Thiên Chúa giáo và Cao Đài đều lần lượt cử hành theo lễ nghi riêng. Một số người tham dự phải ngồi ở phòng phụ theo dõi trên TV, nhờ 2 người Việt giỏi kỹ thuật đem máy móc từ Orlando xuống trang bị. Ban phủ cờ gồm khá đủ sắc phục các quân binh chủng trong QLVNCH diễn ra theo quân cách. Đại diện các tổ chức, các đảng phái chính trị cũng như nhân sĩ lần lượt phát biểu, khơi gợi lại nhiều nét biểu trưng của giai đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng vô cùng tốt đẹp của miền Nam và hết mình hỗ trợ người tranh đấu trong nước. 
Rất mong cộng đồng người VN hải ngoại đoàn kết để tranh đấu cho sự vẹn toàn tổ quốc và Tự do Dân chủ Nhân quyền cho quê hương theo hai ngọn lửa bất khuất của bà Lê Thị Tuyết Mai và ông Hoàng Thu. 
Hành động tự thiêu là dùng sự hy sinh cao nhất để cảm hóa những ai có mưu đồ bất chính. Xin đừng hiểu đây là hành động bạo lực để gieo hận thù.
Câu hỏi còn lại sau lễ tang là tại sao người VN trong nước không được công khai biểu lộ lòng yêu nước chống Tàu cộng xâm lược mà phải đi đến quyết định tự biến thân xác mình thành ngọn đuốc để được lên tiếng, như Phật tử Lê Thị Tuyết Mai? 
Tang lễ được tổ chức trang trọng xứng tầm với sự hy sinh cao cả của một người VN yêu nước nhưng phải tha hương tị nạn, như ông Hoàng Thu, tại sao ban đầu thân nhân vẫn e ngại việc con cháu còn trong nước có thể bị sách nhiễu? Ai đã gieo mầm sợ hãi nầy suốt hơn nửa thế kỷ qua trong toàn xã hội VN?
Mấy lượt đi và về đều qua cầu Sunshine Skyway, một cây cầu dài hơn 17 km bắt ngang qua eo biển, là cây câu dài nhất, cao nhất, hùng vĩ nhất và đẹp nhất của Tiểu bang Florida. Khi xe chạy trên cầu, đối diện với cảnh trời mây và nước biếc bao la mới thấy hết cái nhỏ bé của phận người. Nhìn những con tàu đang êm ả rẽ nước, những đợt sóng bạc đầu cứ xô đuổi nhau, con sóng sau trườn lên con sóng trước, như thế hệ sau tiếp tục vươn cao hơn thế hệ trước và thời gian thì vô cùng. Bất chợt tôi nhớ đến bài thơ Chết của cụ Phan Bội Châu trong đó có 2 câu: “Chết mà vì nước chết vì dân - Chết ấy làm trai hết nợ nần” rồi nghĩ miên man đến cái chết của ông Hoàng Thu. 
Ông là chiến sĩ. Suốt đời là chiến sĩ dũng cảm! 
Quả thật bây giờ tôi không thể biết ông đang ở đâu bên kia sự sống nhưng chắc chắn một điều: Ông đang ở trong lòng của hàng triệu người VN yêu nước. 
Chiến sĩ Hoàng Thu, xin nghiêng mình vĩnh biệt. Nhưng câu viết trên tờ giấy nơi tự thiêu “Anh hùng tử - Chí hùng nào tử” vẫn còn đó. Vâng “chí hùng” vẫn còn đó. Còn mãi mãi trong sử xanh!
Florida, 28 tháng Sáu năm 2014


Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/06/chien-si-hoang-thu-ngon-uoc-song-giua.html#more

Tang Lễ Chiến Sĩ Hoàng Thu vị quốc vong thân


TƯỜNG THUẬT TANG LỄ CỦA CHIẾN SĨ HOÀNG THU TẠI BRADENTON, FLORIDA

Ngày 28/6/2014, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, được sự hỗ trợ của CĐVN tiểu bang Florida và CĐNVQG Liên Bang Hoa Kỳ đã tổ chức Tang Lễ trọng thể cho chiến hữu Hoàng Thu, một người đã quả cảm tự thiêu ngày 20/6/2014 trước khu gia cư Silver Lake để phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng, qua đời sáng thứ Hai 23/6/2014 trong bệnh viện vì phỏng quá nặng.

Trên vách chính giữa hội trường được trang trí tấm biểu ngữ: Cộng Đồng Việt Nam Tampa Bay thành kính phân ưu, Chiến sĨ Hoàng Thu, dưới có hàng chữ: Anh Hùng Tử, Chí Hùng Nào Tử, hai bên có hình Ông và bản phóng lớn tờ di ngôn viết tay.


Lúc 9 giờ sáng, nghi lễ tôn giáo được Chùa Phật Pháp, Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, và Hội Thánh Cao Đài tiểu bang Florida lần lượt cử hành theo nghi thức tôn giáo mình, được sự tham dự rất đông tín đồ, sự kiện chưa từng thấy bất cứ trong đám tang nào.

12 giờ trưa, Lễ chào quốc kỳ Việt Mỹ được cử hành tại sân tiền đình Nhà Quàn Manasota Memorial ParK, nơi quàn linh thể của chiến sĩ Hoàng Thu. Nhiệt độ bên ngoài lên đến 95 độ F, nhưng tất cả mọi người kể cả tang quyến đều hiện diện. Nhiều cựu quân nhân trong sắc phục binh chủng; các bà các cô mặc áo dài truyền thống, các ông với quần áo veston tề chỉnh. Có cả thanh niên, thiếu nữ,và trẻ em.


Trước khi khai mạc, trên cột cờ chính giữa sân, cờ Hoa Kỳ được kéo xuống vị trí cờ rũ để tỏ lòng thương tiếc và kính mến người anh hùng đã tự thiêu. Phải nói đây cũng là một sự kiện khác thường chưa từng thấy trong bất cứ đám tang nào của người Việt tại đất nước này.


Sau nghi lễ chào cờ và phút mặc niệm tiền nhân đã hy sinh gìn giữ đất nước và bảo vệ quê hương, các linh hồn tử sĩ chết vì chính nghĩa tự do dân tộc và đồng bào vượt biển tìm tự do, mọi người đi vào hội trường tham dự lễ phủ cờ và vinh danh một chiến sĩ đã có hành động can đảm vì Tổ Quốc. Khoảng 200 quan khách hiện diện được xem là một đám tang lớn nhất của người Việt ở một thành phố nhỏ, xa xôi của tiểu bang Florida. Họ đến từ nhiều vùng khác nhau như Miami, Fort Lauderdale, West Palm Beach, Orlando, Tampa, St Petersburg, Jacksonville, Gainesville v.v… và nhiều nơi xa hơn nữa như Utah và các tiểu bang Hoa Kỳ. Hội trường chính đã chật người, một số quý vị khác phải đứng ở hội trường bên cạnh theo dõi màn ảnh truyền hình trực tiếp do ban tổ chức thiết lập. Một số quan khách Mỹ, truyền thông báo chí Việt ngữ làm phóng sự trực tiếp đều có mặt.

Sau phần giới thiệu quan khách, Ông Trần Công Thức chào mừng và nói lên ý nghĩa của tang lễ hôm nay. Đây không phải một tang lễ bình thường mà là cơ hội để mọi người vinh danh một chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho mục đích cao cả là giữ gìn đất nước, kiến tạo hạnh phúc cho đồng bào. Bài tiểu sử ngắn đã được tuyên đọc trong sự lắng nghe chăm chú, ngậm ngùi, và đầy cảm phục của mọi người.

Kế đến là lễ phủ cờ do các anh em cựu quân nhân Nhảy Dù Florida phụ trách rất trang trọng, trong lúc mọi người nghiêm chỉnh vinh danh một chiến sĩ đã nằm xuống.


Đại diện các tôn giáo, cộng đồng, đoàn thể, hội đoàn lần lượt phát biểu chân thành phân ưu cùng tang quyến và ca ngợi cái chết của người Chiến Sĩ Pháo Binh Hoàng Thu.

Rất nhiều điện thư từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới gửi về vinh danh người chiến sĩ Hoàng Thu đã hiến thân mình vì tổ quốc và phân ưu cùng tang quyến đã được tuyên đọc. Trong những điện thư này, người ta thấy có nhiều thư từ trong nước gửi ra như các Thượng Tọa, Linh Mục, Mục Sư, Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo tại Việt Nam v.v…; những nhà văn nhà báo, nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Ngoài ra hầu hết các cộng đồng và các hội đoàn Việt nam tại Hoa Kỳ và thế giới đều gủi thư phân ưu và ngưỡng mộ.

Sau phần lễ phủ cờ, mọi người lần lượt viếng thăm linh cữu được đậy kín vì thân thể bị cháy quá nặng không thuận tiện để sự chiêm ngắm. Ban tổ chức cũng mời quan khách, bà con ăn trưa nhẹ trong phòng ăn, thức ăn và nước uống đều do các manh thường quân thân tặng.


Lễ hỏa táng sẽ diễn ra vào sáng thứ Hai, 30/6/2014 cũng cùng địa điểm nhà quàn vào lúc 10 giờ sáng là nghi lễ, 12 giờ trưa là lễ hỏa thiêu.

Theo lời kể của các nhân chứng, người ta thấy cuộc tự thiêu đã được Ông Hoàng Thu chuẩn bị chu đáo, và do chính Ông thực hiện, nói lên sự quyết tâm cao của Ông, một người ngày đêm thao thức về tình hình đất nước, về sự xâm lăng của giặc phương Bắc, về sự nhu nhược hèn yếu độc tài của chế độ cai trị hiện nay, khiến Ông phải dùng chính thân xác mình để gióng lên thông điệp linh thiêng: hãy đứng lên bảo vệ đất nước, tổ quốc đang lâm nguy; hãy giải quyết tận gốc nguyên nhân tạo ra tình cảnh này.

Anh Minh, một cư dân sống trong khu gia cư thuật lại là sáng sớm hôm đó thấy Ông Thu đứng phía trước cổng, bèn dừng xe hỏi: Bác làm gì ở đây sớm quá vậy, bác có cần cháu giúp gì không? Ông Thu xua tay: tôi không cần gì cả, anh cứ đi đi. Anh Minh ngạc nhiên, nhưng thấy Ông không cần sự giúp đỡ nên tiếp tục lái xe đi làm. Có lẽ đây là người Việt gặp Ông lần chót trước khi Ông tự thiêu và ra đi vĩnh viễn.

Một việc liên quan đến ban tổ chức tang lễ cũng cần được nêu ra ở đây là ngay sau xảy ra tai nạn, gia đình vì lý do đơn chiếc, đã chính thức ủy nhiên cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay mà Ông Trần Công thức là chủ tịch đứng ra tổ chức tang lễ, với sự hỗ trợ của CĐVN Florida và Liên Bang Hoa Kỳ như đã nói ở trên với giấy ủy nhiệm. Thời gian chưa đầy 1 tuần, Ban tổ chức gồm những anh chị em tình nguyện như anh Nguyễn Trung Nhan, chị Xuân Dân, anh Minh Khoa, anh Vũ Quang Minh, chị Thủy Nguyễn, anh Nguyễn Thanh Thụy, anh Trần Công Lai và nhiều bạn hữu khác đã cùng bắt tay nhau quyết tâm thực hiện thành công tang lễ. Ban Tổ Chức cũng không quên cám ơn sự giúp đỡ tận tình của nhà quàn Manasota Memorial Park Funeral Home.

Ban tổ chức xin gửi lời chân thành cám ơn tất cả Cộng Đồng, Tổ Chức, Đoàn Thể, Cá nhân trong và ngoài nước đã tham dự, yểm trợ, giúp đỡ, gửi lời chia buồn cùng tang quyến và vinh danh người Chiến Sĩ Hoàng Thu và cũng xin thông báo ngưng việc gây quỹ yểm trợ tài chánh kể từ ngày hôm nay, vì ngân khoản nhận được đã tạm đủ cho Tang Lễ. Ban Tổ Chức sẽ đúc kết và tường trình đến quý vị sau.

Phóng viên BTC thực hiện.
BAN TỔ CHỨC: Trưởng Ban: Trần Công Thức: Tel: 727-403-4080
Email: TTran33@tampabay.rr.com - Ô. Nguyễn Trung Nhan:727-656-1509
Ô. Vũ Quang Minh: 813-403-1886
Son Ho: 727-299-0734
Trương Xuân Dân: 727-458-1629
Thuy Le: 727-871-5551
Email: thuy@nroga.com; Nguyễn Thanh Thụy: 8523@aol.com -
Cố vấn: - Ô. Lưu Văn Tươi: 407-491-4299 Tuoiluu4095@gmail.com -

BS Đỗ Văn Hội: 407-234-3596
Email: hoivando@gmail.com
Vietnamese Community of Tampa Bay: 7132 49TH Street North, Pinellas Park, FL 33781 - Ông Trần Công Thức, điện thoại 727-403-4080 Email: TTran33@tampabay.rr.com
BS Đỗ Văn Hội

BS Đỗ Văn Hội gửi trực tiếp đến VAOL&TTHN


Tiểu sử


Chiến Sĩ Hoàng Thu
Pháp danh Minh Quốc
Tự thiêu ngày 20 tháng 6, 2014 tại Bradenton, Florida
Mất ngày 23 tháng 6, 2014 tại Tampa Hospital

Hôm nay mọi người kính cẩn nghiêng mình trước linh cữu người quá cố. Người đó là ai?

Ông tên là Hoàng Thu, sinh ngày 16-11-1942 ở Huế, Việt Nam.

Thưở thiếu thời, ông sống tại Phước Tích, một làng thuộc ngoại thành Huế, nay là “di tích lịch sử quốc gia”. Nhà nghèo không thể học cao, nửa chừng nhập ngũ ngành Pháo Bình Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Sư Đoàn 3, đóng tại Đà Nẵng.

Sau 1975, miền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Cùng với hệ lụy của toàn dân, gia đình ông về vùng kinh tế mới Đồng Xoài, cuộc sống ngày càng vất vả. Năm năm sau, ông vào Sàigon mong được khá hơn. Nhưng Trời vẫn không chiều lòng người, ông không được cấp hộ khẩu vì là “lính ngụy”, ông lại phải khăn gói ra đi lập nghiệp ở kinh tế mới Củ Chi, cuộc đời ông luôn luôn cơ cực.

1998 - Người con gái đầu lòng được chồng bảo lãnh sang Mỹ, có cơ hội làm ăn khá hơn, thường xuyên gửi quà giúp đỡ gia đình, đời ông bớt khổ.

2008 – Từ Hoa Kỳ, cô con gái bảo lãnh, gia đình ông ổn định, cuộc sống đỡ vất vả. Mẹ tiếp sức con gái, ngày ngày ông chăm sóc khu vườn nhỏ sau nhà, thỉnh thoảng lái xe thăm gặp người quen, đời sống thoải mái, ông thường theo dõi tin tức qua các đài truyền hình tiếng Việt và trên internet, ngày đêm thao thức, trăn trở vì quê hương, trong thiếu tự do, ngoài giặc uy hiếp.

2 tháng 5, 2014 - Giặc phương Bắc cắm giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam, ngang ngược thao túng, lòng ông đau xót, nỗi căm giận ngày càng dâng cao, tức một nỗi “tay không - thế cô”, nên đành thúc thủ. Sáng sớm 23/5/2014, một ngọn thân đuốc của bà Lê Thị Tuyết Mai thắp sáng trước cổng dinh Độc Lập Sài Gòn (nay được gọi là dinh Thống Nhất), càng làm ông xót xa, đau lòng cho quê hương: nển độc lập bị xâm phạm, ách nô lệ đang gần kề, nhân quyền bị chà đạp.

Lòng căm phẫn đến cực độ, ông chuẩn bị cho cuộc hành trình, một cuộc hành trình chiến đấu không súng đạn, không tiếng hô, mà bằng chính thân xác của mình, như người thanh niên Mohamed Bouazizi xứ Tunisi nguyện làm ngọn đuốc thiêu rụi chế độ độc tài, tạo làn gió dân chủ thổi ngang Bắc Phi và Trung Đông.

20-6-2014 – Vào buổi sáng, trong lúc con gái và chồng về Việt Nam, bà vợ đang làm việc, bỗng Bà được điện thoại của ông:
- Bà ơi, tôi sẽ đi xa, tôi không muốn ở đây – Giọng ông nhẹ nhàng ở đầu giây.
- Ông ơi, ông nói gì vậy? Người vợ hốt hoảng.
- Tôi muốn đi xa, tôi chia tay bà, bà nhớ giữ gìn sức khỏe, bà nhớ lo cho con, chào bà, tôi đi đây…
Tiếng ông chợt tắt. Bà gọi lại nhiều lần, nhưng không nghe gì nữa. Trong lòng bất an, Bà gọi cho người quen trong xóm nhờ ghé đến nhà xem sao. Không ai trả lời.

Lúc 11 giờ 15 sáng cùng ngày, tin động trời, một người đàn ông tưới xăng tự thiêu trước khu gia cư Silver Lake, thành phố Bradenton, tiểu bang Florida. Người qua đường cố dập tắt lửa nhưng không kịp, nạn nhân luôn luôn nói “Tôi muốn chết, hãy để tôi chết”. Trực thăng cấp cứu đưa ngay vào bệnh viện Tampa cứu chữa với độ phỏng quá nặng.

Cảnh sát tìm thấy bình xăng, một số vật dụng quần áo, 2 mảnh giấy viết bằng tiếng Việt, một mảnh ghi "Hai Yang 981 phải rời khỏi hải phận V-N" và "Anh hùng tử chí hùng nào tử", dưới ký tên "thu hùng”, nét chữ sắc sảo. Hai Yang âm tiếng Việt là “Hải Dương”, tên giàn khoan mả Trung Cộng đã cài đặt trong vùng hải phận Việt Nam ngày 2 tháng 5, 2014.

Người con gái tên Oanh từ Việt Nam được bạn gọi báo hung tin. Cô gọi má, gọi tiệm, gọi cảnh sát, cảnh sát đến gặp bà đưa tin xấu về chồng bà. Oanh và chồng khẩn cấp bay về Hoa Kỳ.

Tin sét đánh đến với bà. Bà bàng hoàng. Bà không thể tin. Nhưng lời từ giã của chồng vẫn còn văng vẳng: Chào bà, tôi đi đây.. Bà đã hiểu vì sao. Giờ đây, chồng bà đã đi xa, xa lắm.

23-6-2014 – Sáng sớm, bà và con gái đứng bên cạnh giường, ông thoi thóp rồi từ từ ra đi, để lại người vợ góa, con gái và rể, đứa cháu ngoại thân yêu mà ông thường gần gũi trước khi ra đi. Người con trai kế hiện vẫn còn sống ở Việt Nam với vợ, hai con.

Cô Hoàng Thục Oanh tâm sự: “Cháu rất buồn, cháu không nghĩ là ba đã mất. Ba không buồn gì cả. Ba không thiếu thốn gì cả. Cháu đã lấy vé cho ba má về Việt Nam thăm quê. Vé còn đây. Thỉnh thoảng ba bực tức khi thấy má làm ăn cực khổ”.

Vậy là Ông đã ra đi, để lại di ngôn:

"Hải Dương 981 phải rời khỏi hải phận Việt Nam" và “Anh Hùng Tử, Chí Hùng bất tử”.

Đó là mệnh lệnh của ông, mệnh lệnh thiêng liêng mà ông đã dùng thân xác để gióng lên. Mệnh lệnh đó không chỉ đòi rút giàn khoan, mà còn đòi giặc phải trả tất cả lãnh thổ, lãnh hải, và những gì mà họ đã cướp của đất nước ông. Đó là tiếng kêu đanh thép của người dân Việt: “Tàu khựa, hãy cút khỏi Việt Nam, hãy cút khỏi biển Đông” mà người dân trong nước, nhất là giới trẻ đang kêu gào. Nhưng nguyên nhân nào đã tạo nên tình trạng này. Nguyên nhân nào đã để Trung Cộng thao túng đất nước Việt Nam? Chúng tôi biết ý nguyện của ông.

Cầu chúc ông ra đi bình an. Nguyện cầu hương linh ông sớm tiêu diêu miền Cực Lạc.

Chúng tôi ở lại, nguyện thực hiện lời trăn trối của ông

BS Đỗ Văn Hội

BS Đỗ Văn Hội gửi trực tiếp đến VAOL&TTHN
 
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=29374 

Thủ Tướng VN lên án TQ, yêu cầu chính phủ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ


Tin tức / Việt Nam

Thủ Tướng VN lên án TQ, yêu cầu chính phủ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Phát biểu vừa kể được đưa ra hôm nay vào lúc Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 6, 2014.
Theo báo chí Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Bắc Kinh “đã bất chấp đạo lý, pháp lý, và quan hệ hữu nghị Việt-Trung” khi cho hạ đặt giàn khoan một cách trái phép để thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đây là phát biểu mới nhất của nhà lãnh đạo Việt Nam về vụ tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ông Nguyễn Tấn Dũng nói hành động của Trung Quốc từ đầu tháng 5 tới nay không những xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, mà còn “đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của khu vực.”
Ông Dũng cũng yêu cầu chính phủ dồn mọi nỗ lực sử dụng các giải pháp phù hợp với luật quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, song song với các giải pháp phù hợp để giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trật tự để xây dựng và phát triển đất nước.
Hội Nhà Báo Việt Nam hôm qua ra thông cáo, yêu cầu Trung Quốc ngưng mọi hành vi vũ lực và rút giàn khoan cùng các tàu hộ tống và máy bay bảo vệ ra khỏi các vùng biển Việt Nam.
Thông Tấn Xã Việt Nam hôm nay tường thuật rằng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế  Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam đã gửi thư cho Chủ tịch Hội Nhà Báo Toàn Trung Quốc để phản đối hành động của Bắc Kinh vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc hôm qua triển khai từ 116 tới 122 tàu vào các vùng biển Việt Nam để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 mà nước này đã hạ đặt tại đây từ đầu tháng Năm, theo báo cáo của Cục Kiểm Ngư Việt Nam.
Báo chí Việt Nam đưa tin rằng các tàu Trung Quốc đưa vào vùng biển của Việt Nam gồm từ 45 tới 47 tàu tuần duyên, từ 14 tới 16 tàu vận tải, 17 tới 19 tàu kéo, 34 tàu sắt và 6 tàu chiến.
Tờ Tuổi Trẻ tường trình rằng so với hôm thứ Bảy, có thêm 8 tàu mới của Trung Quốc tiến vào vùng biển Việt Nam. Các tàu của Trung Quốc được bố trí thành 2 vòng, vòng trong chỉ cách giàn khoan 981 từ 6 tới 8 hải lý.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết các tàu kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục tiến tới gần giàn khoan để đòi Trung Quốc rút tất cả các tàu và rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Vẫn theo Cục Kiểm ngư, các tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt cá ở các vùng biển họ vẫn đánh cá, cách giàn khoan khoảng hơn 40 hải lý.
Tờ Wall Street Journal số ra hôm nay trích lời các bộ trưởng cao cấp của Australia nói việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông, gây quan ngại về vấn đề an ninh khu vực, đã đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc ở Á Châu gần tới giải pháp liên minh với Hoa Kỳ.
Trong một nhận định mà tờ báo này nói là bộc trực nhất tính cho tới nay về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Nội các Úc Malcolm Turnbull, cánh tay phải của Thủ Tướng Tony Abbott, nói rằng những xung đột giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines “không có lợi ích gì” trong việc củng cố sự tin tưởng vào an ninh khu vực.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/article/1947661.html




Kelly Cnnu 
Kelly Cnnu đã thêm 2 ảnh mới.
VŨ KHÍ KHỦNG BỐ MỚI - CẢ THẾ GIỚI LO SỢ.
“Bom người” – vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Tuần qua, các chuyên gia tình báo Mỹ xác nhận chuyên gia chế tạo bom của al-Qaeda đã nghĩ ra cách giấu chất nổ bên trong cơ thể người mà các máy rà an ninh hiện đại nhất không thể phát hiện ra, đồng thời đã phát triển được một loại chất nổ lỏng có thể thấm vào vải ướt và phát nổ khi khô đi.
Cảnh báo khủng bố bằng “bom người” gia tăng ở Yemen – nơi các nhóm al-Qaeda đang tập hợp lại. Và Ibrahim al-Asiri – chuyên gia chế tạo bom nguy hiểm nhất thế giới.
Những vũ khí tinh vi mới nhất này đang khiến các chuyên gia an ninh lo sợ nguy cơ tấn công khủng bố sẽ lan rộng trên toàn thế giới.
Một thanh niên trẻ mày râu nhẵn nhụi mỉm cười đi qua cửa an ninh ở sân bay Heathrow mà không gặp trở ngại nào. Chiếc túi xách nhỏ của anh ta có một vài quyển sách, tạp chí phụ nữ và bộ dụng cụ của người bị tiểu đường với chiếc kim tiêm khiến anh ta dễ được cảm thông vì còn trẻ mà đã mắc căn bệnh này.
Khi máy bay cất cánh đến Chicago, cậu thanh niên thư thái giở một tờ tạp chí ra đọc. Đến không phận Ireland, cậu ta vào nhà vệ sinh, tiêm “insulin” vào bụng, rồi nhanh chóng trở lại chỗ ngồi. Vài phút sau, cậu ta bất ngờ nổ tung như một quả bom sống, tạo một lỗ hổng lớn trên thân máy bay và khiến bình chứa nhiên liệu nổ theo. Chất “insulin” mà kẻ khủng bố tự tiêm vào người mình thực tế là chất dẫn nổ TATP, nó kích hoạt chất nổ đã được cấy sẵn trong bụng hắn. Chiếc máy bay chở theo 416 hành khách nổ tan tành. Không ai sống sót.
Đó là kịch bản về một vụ tấn công khủng bố bằng “bom người” - kịch bản là giả tưởng, nhưng kỹ thuật và vật liệu nổ là có thật - đang khiến các chuyên gia chống khủng bố lo sợ.
Thực tế, “bom người” đã được những kẻ khủng bố sử dụng vào tháng 12 năm ngoái, trong vụ ám sát người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Afghanistan Asadullah Khalid. Khalid đã từng bị Taliban ám sát hụt 2 lần vào năm 2007 và 2011. Ngày 6.12.2012, khi Khalid đang tiếp một “phái viên hòa bình” của Taliban thì người này nổ tung, dù trước đó việc kiểm tra an ninh kỹ càng cho thấy hắn không mang vũ khí và chất nổ. Ông Khalid bị thương khá nặng, nhưng vẫn sống sót. Các chuyên gia an ninh Afghanistan cho rằng chất nổ được giấu bên trong cơ thể kẻ khủng bố, nhưng không biết cụ thể là ở đâu và nó được kích nổ như thế nào.
Trước đó, năm 2009, Hoàng tử - Bộ trưởng Nội vụ Saudi Arabia Mohammed bin Nayef cũng bị ám sát theo cách tương tự. Kẻ đánh bom liều chết Abdullah al-Asiri khi gặp Hoàng tử Nayef tại dinh tư riêng của ông đã nổ tung như một quả bom nhỏ khi chất nổ cài trong chiếc điện thoại giấu trong ruột hắn được kích hoạt bằng một cú điện thoại.
Tuần qua, các chuyên gia Mỹ tiết lộ một loại bom chất lỏng mới cực kỳ nguy hiểm của Al-Qaeda. Theo đó, những bộ quần áo khi được nhúng vào một loại dung dịch lỏng sẽ trở thành những quả bom tự phát nổ khi khô đi. Theo các chuyên gia, đây là loại bom cực kỳ tinh vi và không thể bị phát hiện, kể cả bằng những thiết bị an ninh hiện tại nhất tại các sân bay trên khắp thế giới.
Hai “bom người” nói trên, cùng nhiều loại bom tinh vi khác được sử dụng trong các vụ khủng bố, ám sát đánh bom liều chết gần đây đều là sản phẩm của Ibrahim al-Asirir – chuyên gia chế tạo bom hàng đầu của al-Qaeda. Hắn là anh trai của Abdullah al-Asiri – kẻ đánh bom liều chết nhằm vào Hoàng tử Saudi Arabia năm 2009.
imageHiện tại, Ibrahim al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.
Al-Asiri – 31 tuổi, con trai một binh sĩ Saudi nghỉ hưu, đã được đào tạo về hóa học và được coi là “thiên tài” về chế tạo bom. Hắn đã tấn công nhiều mục tiêu ở phương Tây, Trung Đông và Bắc Phi bằng những loại bom công nghệ cao, như bom giày, bom đồ lót, bom cài trong máy in... Các cơ quan chống khủng bố đã vây bắt al-Asiri nhiều năm nay. CIA nghĩ rằng đã giết được hắn trong một vụ không kích ở Yemen tháng 9.2011. Nhưng 6 tháng sau đó, al-Asiri cho thấy mình còn sống bằng âm mưu đánh bom một hãng hàng không ở Detroit, Mỹ, nhân kỷ niệm ngày Osama Bin Laden thiệt mạng, bằng loại bom giấu trong đồ lót do hắn mới chế tạo. Cũng trong thời gian đó, có một vụ không kích nhắm vào al-Asiri, nhưng kẻ thiệt mạng là một thủ lĩnh al-Qaeda khác.
Các máy rà an ninh hiện đại nhất chưa thể phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể người.
"Ibrahim al-Asiri là một tên tội phạm nguy hiểm được đào tạo chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm" - Phó cố vấn An ninh quốc gia về An ninh nội địa và Chống khủng bố Mỹ John Brennan phát biểu trên BBC. Liên tục tạo ra các loại bom mới ngày càng tinh vi, có khả năng qua mắt mọi thiết bị an ninh tối tân, al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm số 1, hơn cả thủ lĩnh al-Qaeda al-Zawahiri.
Năm 2011, tình báo Mỹ biết rằng Al-Asiri đang làm việc với các bác sĩ phẫu thuật của al-Qaeda để thử nghiệm loại “bom người” trên chó và các con vật khác. Giống như các loại bom trước đó, “bom người” không có kim loại và có thể lọt qua các cửa kiểm tra an ninh ngặt nghèo nhất.
Năm ngoái, một nguồn tin cho biết tình báo Mỹ đã có một báo cáo mật dài 15-20 trang mô tả chi tiết việc al-Asiri và các bác sĩ đã phát triển kỹ thuật cấy ghép “bom người”. Thực tế, việc giấu các món đồ trong người không phải mới. Các điệp viên trong thời chiến cũng thường giấu bản đồ và thông điệp nhỏ trong trực tràng. Tuy nhiên, với loại “bom người” mới của al-Asiri, bom được phẫu thuật cấy ghép sâu hẳn vào cơ thể ở những nơi như bụng, ngực hay mông, sau đó được kích nổ bằng điện thoại di động hoặc tiêm chất TATP vào người. Theo các chuyên gia, một người có thể chứa tới 2,2kg chất nổ, và kẻ khủng bố có thể dễ dàng mang kim tiêm lên máy bay với lý do bị tiểu đường.
Hiện nay, các máy rà an ninh hiện đại nhất mới chỉ phát hiện được các loại vũ khí hoặc bom gắn bên ngoài cơ thể, chứ không có khả năng phát hiện các loại bom cấy bên trong cơ thể người. Đang có một cuộc đua công nghệ giữa những kẻ khủng bố và các cơ quan chống khủng bố. Nhưng sự thật đáng sợ là những kẻ khủng bố luôn đi trước một bước. Và trong khi chờ đợi một loại máy tối tân phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể thì cả thế giới vẫn phải nơm nớp sống chung với những quả “bom người” có thể phát nổ bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.
Ảnh Ibrahim al Asiri kẻ được coi là gã khủng bố nguy hiểm nhất thế giới

 Nguồn: https://www.facebook.com/kelly.chau.148/posts/334524150036860

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa


Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

30 Tháng 6 2014 lúc 9:00
Bài viết dưới đây đã post trên Blogspot năm 2012
Tôi vừa nhận được một phản hồi của một bạn trẻ trên Blogspot xin phép được sử dụng một số đoạn trong bài viết này để thuyết minh cho bộ video gồm 4 phần mang tên "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa - Xưa và Nay" trên Youtube, xuất bản ngày 28/06/2014:


***

Bức tượng Thương Tiếc,
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

Sài Gòn xưa có xa lộ Biên Hòa là con đường huyết mạch nối liền Sài Gòn với Biên Hoà. Đây là xa lộ đầu tiên tại miền Nam do Hoa Kỳ xây dựng năm 1959 và khánh thành năm 1961. Hãng thầu phụ trách xây dựng xa lộ là RMK-BRJ của Mỹ, họ áp dụng công nghệ tân tiến của thời đó là đổ bê-tông toàn bộ con đường.

Xa lộ Biên Hòa dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Khi người Mỹ xây dựng, họ cũng tính đến trường hợp khẩn cấp, xa lộ có thể sử dụng làm phi đạo dã chiến cho các loại phi cơ quân sự. Tuy nhiên, từ năm 1971 xa lộ được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ thành 2 chiều riêng biệt.

Xa lộ Biên Hòa
(Tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành ngày 28/4/1961)

Tuy nhiên, chủ đề của bài viết này không nói về xa lộ Biên Hòa mà là Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nằm phía trái dọc theo xa lộ nếu đi từ Sài Gòn. Ngày nay, nếu có dịp viếng nghĩa trang này, người Sài Gòn không khỏi chạnh lòng trước cảnh điêu tàn, đổ nát của những nấm mồ hoang phế tại đây.  

Được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang Quân đội tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.

Dù sao đi nữa, xét về khía cạnh nhân bản, những người sống vẫn còn được an ủi là nghĩa trang chỉ mới đạt một nửa công suất thiết kế. Nếu 30.000 mộ được lấp kín, niềm đau thương sẽ tăng gấp đôi khi cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, sự hoang phế của Nghĩa trang Quân đội ngày nay nằm ở trách nhiệm của chính quyền mới. Ông cha ta đã có câu nghĩa tử là nghĩa tận. Dù tử sĩ trước khi nằm xuống có khoác áo quân đội miền Nam hay miền Bắc thì họ vẫn là người Việt.

Năm 1964, nghĩa trang Quân đội ở Gò Vấp trở nên chật hẹp, không gánh vác được hậu quả của chiến tranh khi những người lính tử trận được đưa về ngày một nhiều. Cuộc chiến vẫn tiếp tục leo thang, phần lớn sĩ quan thuộc khu vực thủ đô đều được chôn tại nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi. Ở Mạc Đĩnh Chi, đất cũng bắt đầu khan hiếm và việc chôn cất ngày một tốn kém hơn.

Bình đẳng trong thế giới người chết:
Mộ Thiếu tá nằm cạnh Trung Sĩ tại Nghĩa trang Quân đội Gò Vấp

Từ những lý do đó, người ta nghĩ đến một nghĩa trang rộng lớn hơn. Ðơn vị Chung sự, chuyên lo hậu sự cho những chiến sĩ đã nằm xuống, cũng có nhu cầu về cơ sở để hoạt động. Kiến nghị được trình lên cấp trên, thông qua hệ thống Cục quân nhu, Tổng tham mưu, Tổng cục Tiếp vận. Các sĩ quan Quân nhu, Công binh, Ðịa ốc Tổng tham mưu đã phải bay trực thăng trên không phận Thủ Ðức, Bình Dương, Biên Hòa, nghiên cứu địa thế thật đẹp dành làm nơi an nghỉ cho các chiến hữu.

Đầu năm 1965, Liên đoàn 30 Công binh Kiến tạo đóng tại Hóc Môn đảm nhận công tác xây dựng và những chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu đoàn 54 Công binh bắt đầu hoạt động. Năm 1966, doanh trại của Liên đội Chung sự và khu nhà xác được xây dựng để tiếp nhận những di hài tử sĩ đầu tiên. Công binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, dựng Ðền Liệt Sĩ, đúc các tấm ciment và làm mộ bia.

Nghĩa trang Quân đội được xây dựng theo mô hình của một con ong. Đầu ong hướng về phía xa lộ Biên Hòa với mũi kim là con đường đâm ra xa lộ. Từ Cổng Tam Quan có hai con đường dẫn lên Nghĩa Dũng Ðài cao 43m. Ðầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Ðền Tử Sĩ hay Ðền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay bên xa lộ.

Không ảnh Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

Bức tượng Thương Tiếc là hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân trên bệ đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã. Tác giả pho tượng đồng đen này là nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, ông đã chọn người mẫu là một hạ sĩ quan thuộc binh chủng nhảy dù.

Người ta kể rằng vào những buổi chiều mờ sương, anh lính rời bệ đá, đi lững thững xuống con suối gần đó để uống nước. Còn có rất nhiều huyền thoại về bức tượng Thương Tiếc. Sau ngày 30/4/1975, tượng Thương Tiếc đã bị phá sập. Người ta nói anh lính đã chui vào lò nấu kim loại tái sinh… và như thế đã được đầu thai sang kiếp khác.

Số phận của Thương Tiếc sau năm 1975

Từ chân Nghĩa dũng đài, lưng ong chia làm hình nan quạt hướng ra 4 phía và tạo thành một lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc gia dành cho các vị lãnh đạo, khu tướng lãnh, khu cấp tá, cấp úy và binh sĩ.

Quân nhu nhận tử sĩ từ mặt trận được đưa về bất kể ngày đêm để chôn cất, trong đó có những người lính tham gia các trận Mậu Thân 68, trận Mùa Hè 72, trận Hạ Lào, trận Cambodia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị đem về từ 4 quân khu bên cạnh các tử sĩ thuộc quân khu thủ đô và các tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh quân, tất cả đều nằm trong lòng đất Biên Hòa.

Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Ðài lần lượt tỏa ra các khu bên ngoài. Ðã có trên 10 tướng lãnh nằm tại nghĩa trang Biên Hòa trong đó có cả các vị đại tá được vinh thăng sau khi tử trận. Người có cấp bậc cao cấp nhất được chôn tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là cố Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đã được gia đình cải táng nhưng tại vị trí cũ vẫn còn dấu tích.

Trên đường vào nghĩa trang, đi theo con đường chánh xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua Cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị nhưng bề thế và chân phương. Giữa cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn dù cỏ mọc, rêu phong.

Cổng Tam Quan ngày nay

Qua Cổng Tam Quan là con đường dẫn đến ngôi Ðền Tử Sĩ trên một ngọn đồi nhỏ có 4 lối dẫn lên từ bốn phía. Ðây là nơi để linh cữu trước khi chôn cất. Ðây cũng là nơi Tổng thống, Thủ tướng hay các giới chức cao cấp trong chính quyền chủ tọa các buổi lễ chiêu hồn tử sĩ.

Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm nghĩa trang và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai có thể nghĩ đây là lần viếng sau cùng của một viên chức cao cấp sau biến cố tháng 4.

Đền Tử Sĩ (1969)

Nghĩa trang có các toán quân danh dự canh gác theo lễ nghi quân cách tại Vành Khăn Tang của Nghĩa Dũng Ðài. Quân nhân từ các quân binh chủng mặc sắc phục được điều động về theo đơn xin khi họ có đủ điều kiện. Với vóc dáng trẻ trung, khỏe mạnh, cao lớn, đoàn quân này được huấn luyện để canh gác và biểu diễn các thao tác nghi lễ như các đoàn quân danh dự tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ.

Sau Ðền Tử Sĩ, phải đi một đoạn rất dài mới đến đỉnh một dải đất cao, chính giữa trung tâm là Nghĩa Dũng Ðài. Ðây là công trình quan trọng nhất mà Công binh Việt Nam đã thực hiện từ tháng 11/1967.

Trên nền đất phẳng, Công binh đổ 10,000m3 đất làm thành một ngọn đồi nhân tạo trong gần hai tháng. Trên ngọn đồi nhỏ này, Công binh xây bệ tròn, chính giữa là ngọn kiếm hướng mũi lên trời. Cây kiếm có thân bốn cánh hình chữ thập cao 43m. Chân của chữ thập đường kính 6,5m và trên mũi nhọn là 3,5m, có bậc thang để leo lên đỉnh và đứng trên này sẽ nhìn thấy thành phố Sài Gòn.

Nghĩa Dũng Đài chụp năm 2000

Nếu không có biến cố năm 1975, Nghĩa trang Quân đội khi hoàn chỉnh sẽ là Nghĩa trang Quốc gia. Đây sẽ là nơi an nghỉ của không riêng gì tướng lãnh, sĩ quan và binh sĩ mà còn là nơi chôn cất các thành viên chính phủ thuộc các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Công trình xây dựng nghĩa trang do điêu khắc gia Lê Văn Mậu phụ trách, được dự kiến bước vào giai đoạn 2, kéo dài 6 năm, với ngân khoảng 100 triệu, tiền VNCH năm 1973. Bức tượng Thương tiếc,Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài với ngọn tháp cao cũng đã làm xong, Vành Khăn Tang vĩ đại chung quanh đang gần đến giai đoạn khánh thành vào ngày Quân Lực 19/6/1975 thì biến cố tháng 4/1975 ập đến.

Không biết đây là cảnh ‘bình minh’ hay ‘hoàng hôn’  của bức tượng Thương Tiếc?

Trong thập niên 1990, những người tù cải tạo rời khỏi Việt Nam để đi định cư tại Mỹ. Khi họ trở về thăm quê hương, không ít người, bằng cách này hay cách khác, đã trở lại Nghĩa trang Quân đội để viếng các chiến hữu đã nằm xuống tại quê nhà.

Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. đã cử người về thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội và ghi nhận phần lớn mộ phần còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng hoang phế. Cuối năm 1997, chương trình tảo mộ hàng năm được bắt đầu thực hiện dưới hình thức thân hữu gia đình và làm từng toán nhỏ để tránh sự dòm ngó của chính quyền. Ngoài ra, anh em thương phế binh Sài Gòn cũng được hỗ trợ tiền bạc từ bên ngoài để âm thầm chăm lo cho những ngôi mộ vô chủ.

Thế giới đã có không ít những bài học về tinh thần hòa giải dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa Kỳ đã trải qua thời nội chiến phân tranh khốc liệt giữa hai miền Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1863.

Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc.

Bên mộ Tổng thống Kennedy, Nghĩa trang Arlington 
(hình chụp năm 1971)

Năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincohn đã khánh thành nghĩa trang Quốc gia với lý do thật giản dị, “tất cả những người chết đều là đồng bào”. Ông Lincoln tuyên bố trong diễn văn khánh thành nghĩa trang ngày 19/9/1863: “Tại đây chúng ta đoan quyết rằng cái chết không bao giờ là vô ích – rằng, dân tộc này, nhờ ơn Chúa, sẽ có sự hồi sinh mới của tự do – rằng một Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì dân sẽ không thể bị phá hủy trên trái đất này”.

Cuộc nội chiến kết thúc, 20 vạn tù binh miền Nam được thả về nhà mà không cần cải tạo và cũng không có lễ ăn mừng chiến thắng. Lý do, một lần nữa cũng dễ hiểu, “những người bại trận cũng là đồng bào”.

Lớp hậu duệ của những người Đức đã bỏ mình trong những trận mưa pháo của hạm đội Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng con cháu những chiến binh Anh-Pháp-Mỹ đã gục ngã trước họng súng đại liên của Đức quốc xã trong ngày đổ bộ lên bãi biển Normandy (6/6/1944) hồi Đệ nhị thế chiến… ngày nay đều cùng quay trở về thăm mộ bia của cha ông đến từ cả hai chiến tuyến.

Tại Trung Hoa, Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương của quân đội Tưởng Giới Thạch – trong đó có cả mộ phần của liệt sĩ chống Pháp Phạm Hồng Thái đến từ Việt Nam – vẫn được chính phủ Hoa Lục trùng tu và chăm sóc cẩn thận. Ngày nay nghĩa trang này đã trở thành di tích lịch sử, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo. Họ có thể là những người đến tham quan thắng cảnh và cũng có thể là hậu duệ của những tử sĩ đã nằm xuống tại đây.

Mộ Phạm Hồng Thái trong nghĩa trang Hoàng Hoa Cương

Tại Việt Nam, biết bao gia đình có con em phục vụ dưới hai mầu áo khác nhau nhưng mẹ Việt Nam vẫn không hề phân biệt trong những dịp cúng giỗ. Tình cảm thiêng liêng đó đã có từ trước 1975 và tiếp tục duy trì sau ngày Sài Gòn mất tên. Sao chúng ta không mở lòng như người mẹ bình thường đã và đang làm?

Người mẹ bên nấm mộ mới chôn (1972)

Nghĩa tử là nghĩa tận. Tại sao chúng ta không làm được như những dân tộc khác đã làm? Đối với những người còn sống, chúng ta vẫn có thể phân biệt chính kiến nhưng đối với người đã chết, liệu sự phân biệt đối xử đó có hợp với đạo lý muôn đời của người Việt hay không?

Học sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử tham dự lễ Quốc Khánh 1/11/1969
tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

***
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/nguyen-chinh/ngh%C4%A9a-t%E1%BB%AD-l%C3%A0-ngh%C4%A9a-t%E1%BA%ADn-ngh%C4%A9a-trang-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-bi%C3%AAn-h%C3%B2a/10201233618080754?notif_t=close_friend_activity

Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không?


Tin tức / Việt Nam

Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không?

Xe tải xếp hàng tại cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc từ Lạng Sơn, Việt Nam (D. Schearf / VOA). Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe tải xếp hàng tại cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc từ Lạng Sơn, Việt Nam (D. Schearf / VOA). Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
'Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một', 'Muốn thoát Trung Quốc, phải vượt qua chính mình'… Đó là các hàng tít trên báo chí Việt Nam những ngày qua. Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của Trung Quốc hay không, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tiến sỹ kinh tế người Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Trước hết, kinh tế gia này nói về sự áp đảo của kinh tế của nước láng giềng phương Bắc của Việt Nam:
Thực tình thì sự áp đảo này đã kéo dài lâu rồi vì có nhiều lý do: một là họ ở rất gần, hai là họ rất quen thuộc với thị trường và thứ ba là nhà nước Việt Nam đã dành cho họ rất nhiều ưu đãi.
Điều quan trọng nhất là cái hệ thống pháp luật của Việt Nam dễ bị trục lợi nếu mà vấn đề tham nhũng hiện diện gần như là khắp nơi. Trong các vấn đề chính này, Trung Quốc đã lợi dụng tối đa thành ra họ có một cái ưu thế so với các nhà đầu tư hay các doanh nhân khác trên thế giới thì họ gần như là có một lợi thế gần như tuyệt đối trong vấn đề giao thương với Việt Nam, và đo đó cái kinh tế Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.
Có thể nói cái quan trọng nhất là vấn đề là gần như là nền kinh tế Việt Nam hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề xuất khẩu qua những xí nghiệp FDI. Và cái quan trọng nhất, tất cả các nguyên liệu, phụ liệu cũng như là máy móc dùng cho việc xuất khẩu này nó đều là, phần lớn là từ Trung Quốc. Thì đó tôi cho là một cái điều sẽ gây ra những hệ lụy nếu mà Trung Quốc có áp dụng các biện pháp này kia. Hiện bây giờ vẫn chưa thấy nhưng có thể trong tương lai, đó là một vũ khí bén nhọn của họ.
VOA: Như vậy, có nghĩa là trong tương lai gần, Việt Nam khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế đúng không, thưa ông?
Tiến sỹ Alan Phan: Đúng rồi, bởi vì ngoài vấn đề họ đang nắm giữ một lợi thế rất là quan trọng thì lại thêm một cái là cái thu nhập của người Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam quá thấp thành ra họ ưa chuộng cái hàng rẻ tiền và những cái hàng này thì đặc biệt là Trung Quốc có thể nói là họ có lợi thế không những tại Việt Nam mà gần như khắp toàn cầu về các đồ rẻ tiền, kém chất lượng.
Dĩ nhiên là người Việt Nam thì họ vẫn thích những hàng hóa từ Âu – Mỹ nhưng mà họ không có thể nào trả giá được, thành ra đó là vấn đề tại sao hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, nhất là tại những vùng quê. Nói về số lượng thì nó khủng khiếp lắm.
Một điều quan trọng hơn nữa là doanh nhân Trung Quốc họ rất khôn khéo nếu so với doanh nhân Việt Nam. Các chiến lược về thị trường hay mô hình kinh doanh cũng như cách thức để mà đem hàng Trung Quốc vào Việt Nam thì họ rất thành công.
VOA: Thưa ông, vừa qua các nhân sỹ, trí thức ở Việt Nam có đề cập tới điều họ nói là ‘thoát Trung’, theo ý kiến của ông, tính khả thi của lời kêu gọi này như thế nào?
Tiến sỹ Alan Phan: Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt  với lại chính trị của  Trung Quốc.
Vấn đề là ngay cả chính phủ, dù họ nói bất cứ điều gì, thì cái quyền lợi, quyền lực của họ dựa rất nhiều vào chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành ra tôi nghĩ là ngay cả người cầm đầu cũng không muốn làm gì để ảnh hưởng tới cái đó thì những chuyện khác sẽ tùy thuộc vào quyết định đó.
Còn vấn đề thoát ra khỏi kinh tế thì cũng là một điều khó bởi vì như tôi nói, nó đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện về cách thức làm ăn, về những cái doanh nghiệp nhà nước, về những người đã được hưởng thụ rất nhiều từ Trung Quốc mà hiện bây giờ đang nắm nền kinh tế Việt Nam. Bảo họ thay đổi thì tôi nghĩ đó là điều không thể có. Và điều sau cùng như tôi nói, thị trường Việt Nam với một cái thu nhập quá thấp thì họ khó có thể đi tìm hàng hóa từ những nơi khác để mà thay thế, và xuất khẩu Việt Nam cũng tùy thuộc rất nhiều vào giá rẻ của nguyên liệu Trung Quốc nên thành ra bây giờ bảo họ thay đi, họ sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ hay của những nơi khác thì tôi nghĩ đó là một cái chuyện họ không muốn làm.
VOA: Giới quan sát cho rằng trong khi tình hình ở biển Đông hiện vẫn chưa lắng dịu, có lẽ trong thời gian tới, những khó khăn mà kinh tế Việt Nam sẽ vấp phải cũng không phải là nhỏ. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Tiến sỹ Alan Phan: Đương nhiên khi mà đã có những trục trặc xảy ra từ cái vấn đề chính trị. Trung Quốc dĩ nhiên họ là một nước lớn, họ muốn trở thành một cường quốc và họ muốn có một nguồn tài nguyên chắc chắn, ổn định, muốn một láng giềng có thể nói là lệ thuộc hoàn toàn với họ thành ra họ có vẻ cứng rắn trong vấn đề biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam có nhu cầu chính trị về địa phương, về dân tộc thì tức là các lãnh đạo Việt Nam cũng không muốn tỏ ra là quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng mà tất cả những chuyện này tôi nghĩ nó cũng giống như là ‘a storm in a teacup’, tức là quậy lên vậy thôi, chứ còn đâu cũng vào đấy. Tôi nghĩ về lâu về dài nó không thay đổi gì lắm. Còn hiện tại, trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ra bất cập cho nền kinh tế Việt Nam.

 Nguôn: http://www.voatiengviet.com/content/article/1945416.html

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Đặc khu kinh tế– Quỷ kế nhãn tiền?


Đặc khu kinh tế– Quỷ kế nhãn tiền?

Trung Ngôn

Từ vài tháng nay, nghe nói Tập đoàn Formosa Đài Loan chi nhánh Vũng Áng, Hà Tĩnh đã biến thành “con ngựa thành Troia” trong tay Trung Nam Hải. Điều đó thật chẳng có gì là lạ với một dự án thuộc loại “công nghệ đen” khổng lồ, cơ sở hạ tầng sản xuất kềnh càng, đồ sộ, chiếm một diện tích 3-4 ngàn ha, sử dụng hàng vạn nhân công, lại tiếp nối một cảng nước sâu vừa thuận lợi cho sản xuất kinh doanh kiếm lời lúc bình thường, vừa lập tức biến thành căn cứ hải lục quân theo mục đích đã định sẵn. Những người khảo sát xác định vị trí dự án của cả hai bên thật thông minh, hiểu biết đã đặt cho nó vào đúng một vị trí “nhạy cảm”như một “tử huyệt” án ngữ một khu vực phòng thủ lợi hại vào bậc nhất trải dài từ Nghệ Tĩnh tới Quảng Bình,Thừa Thiên, Huế, xưa kia gọi là vùng Thuận Hóa mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra cho Chúa Nguyễn là: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. 

Chính vì thế nên dù dự án này nhất định phải về tay người Hoa Lục như một định mệnh, không thể khác, vì một bên cần kiếm nhiều tiền, còn một bên thì coi đây là món hàng vô giá, đắt mấy cũng phải mua cho bằng được. 

Gần đây nhân sự kiện lộn xộn tại Bình Dương và một vài nơi, Formosa Hà Tĩnh đã đưa yêu cầu lập Đặc Khu Kinh Tế Vũng Áng trực thuộc Văn phòng CP, đồng thời nêu yêu sách với nhiều ưu đãi đặc biệt như nhà đầu tư bậc “bố” chứ không phải một đối tác bình thường. Rõ ràng đây là hành động “ép” phía đang yếu thế khi cái giàn khoan oan nghiệp HD-981 đang nghễu nghện giữa Biển Đông của VN. Được biết yêu sách phi lý này người gửi cũng khá khôn khéo đưa tận tay PTT Hoàng Trung Hải. Sự việc rồi đây sẽ “hạ hồi phân giải”. Các nhà kinh tế tên tuổi của đất nước cũng đã nêu nhiều ý kiến phản biện nhiều chiều. Người viết xin không dám “múa rìu qua mắt thợ” mà chỉ xin nêu vài nét sơ lược theo nhận thức kiểu “ếch ngồi đáy giếng”.

Từ lâu, hầu như đã là công trình hay dự án TQ đầu tư hay trúng thầu thì họ kiếm lời ghê gớm. Phía VN chịu nhiều thua thiệt, nhưng đặc biệt nguy hại là ở đâu có mặt người TQ thì ở đó là lãnh địa bất khả xâm phạm của họ. Các cơ quan công quyền VN tự nhiên mất quyền kiểm soát, giám sát, mặc cho họ muốn làm gì thì làm. Nếu nay mai xuất hiện các đặc khu kinh tế, lại là các khu như Vũng Áng với hàng chục vạn người TQ thì có phải là đã tạo ra nhiều Crưm, liệu Văn phòng CP có quản lý được không? 

Ở đây tính chất nguy hiểm của nó còn gấp bội. Mỗi một đặc khu trên đất liền sẽ gấp bao nhiêu lần cái giàn khoan HD-981. Mỗi một đặc khu, mỗi một dự án của TQ, phải chăng sẽ là một căn cứ quân sự khi cần, khó có thể khác. Chính vì thế lợi dụng chính sách đầu tư quá thông thoáng và buông lơi cảnh giác của ta, TQ đã ồ ạt cho đội quân thứ 5 khoác áo thương nhân tràn sang VN. Trước mắt, họ kiếm tiền làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại tận gốc nền kinh tế, rồi đầu độc dân VN từ tinh thần đến vật chất, phá hủy môi trường, làm cho giống nòi VN tàn lụi. 

Một điều nguy hại ít được nhắc đến là trong hàng nửa thế kỷ qua họ đã tạo dựng được một đội ngũ tay sai trung thành và một tầng lớp không nhỏ thân Trung cộng trong các tổ chức, các cơ quan đảng, nhà nước. Đây là bọn hai mang, dân có thể nhận ra, nhưng khó trừ khử, nhất là những kẻ có quyền, có chức. Khi cuộc chiến trên đất liền nổ ra chắc chắn hàng ngàn pháo đài Trung cộng trên khắp đất nước sẽ phát hỏa, hàng chục vạn người TQ đang có mặt tại VN cùng với bọn Việt gian, bọn bám gót Tàu sẽ là đội quân còn nguy hại hơn cả những binh đoàn thiện chiến.

Để chặn đứng mưu đồ xâm lấn lãnh thổ, biến các dự án thành các pháo đài quân sự, di dân xuống phía Nam theo chủ trương đã từng nói toẹt ra từ thời Mao Trạch Đông thông qua con đường giao lưu thương mại ngày càng đưa nhiều người sang VN, lấy vợ, sinh con, lập làng, lập phố, cần quốc hữu hóa có bồi hoàn đối với các dự án có vị trí chiến lược như Formosa và tương đương. Các công trình dự án khác phía VN phải thực hiện việc giám sát, buộc tuân thủ đúng mục đích ghi trong hợp đồng hoặc trong giấy phép đầu tư. Chấm dứt tình trạng để mất chủ quyền đã diễn ra lâu nay. Nếu vi phạm, cương quyết rút giấy phép hoặc đình chỉ hợp đồng. Tổng rà soát các đối tượng là người TQ nói chung, trục xuất các đối tượng nhập cảnh trái phép, buộc hồi hương các đối tượng đưa sang không đúng quy định. Các đối tượng còn lại phải được quản lý nghiêm ngặt mọi sự di chuyển, mọi mối quan hệ với các giới chức cũng như dân thường VN.

Phát động quần chúng tố giác những kẻ có biểu hiện làm tay sai hoặc thân Trung cộng. Trong các cơ quan đảng, nhà nước nói chung nên lập ra các ban giám sát gồm những người thực sự trung thành với đất nước với dân tộc để rà soát, phát hiện bọn tình báo, bọn Việt gian để có kế hoạch xử lý, giáo dục những người thân Trung cộng và những người chưa phân biệt rõ bạn, thù.

Cùng với các biện pháp trên cần nói rõ cho nhân dân hiểu hành động trước mắt và âm mưu lâu dài của TQ đối với nước ta, giảm sự phụ thuộc kinh tế vào TQ và, tẩy chay các hàng hóa, thực phẩm độc hại nhằm đầu độc người dân VN. Nếu dám làm và kiên quyết làm được những điều trên, cùng với nhiều giải pháp mà các bậc CM lão thành, giới trí thức, học giả trong, ngoài nước đã tâm huyết góp ý thẳng thắn, chân thành, chắc chắn VN sẽ vượt qua được cuộc đối đầu quyết liệt với chủ nghĩa bá quyền Đại Hán.

T.N
Tác giả gửi BVN
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=29352