'Ủng hộ dự luật nhắm vào quan chức VN'
Cập nhật: 12:01 GMT - thứ sáu, 15 tháng 8, 2014
Cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ thường tổ chức biểu tình kêu gọi giới chức Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến ở trong nước
Thành phố Garden Grove của California vừa thông qua nghị quyết ủng hộ Dự luật Chế tài Giới chức Cộng sản Việt Nam Vi phạm Nhân quyền (HR4254).
Việc bỏ phiếu trong phiên họp thường kỳ của Hội đồng thành phố hôm thứ Ba, 12/8 đã thu được toàn bộ năm phiếu thuận từ các thành viên có mặt.
Dự luật HR4254 muốn áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”
Đây là dự luật lưỡng đảng nhắm trừng phạt các quan chức chính phủ, công an và các cá nhân bị cho là vi phạm nhân quyền với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, với các chế tài được kiến nghị gồm hạn chế đi lại và trừng phạt tài chính.
Cụ thể, nội dung dự luật muốn cấm các đối tượng bị trừng phạt cùng gia đình họ nhập cảnh gia đình vào Mỹ, kể cả vào với mục đích du học; bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính, đưa tài sản vào hoặc ra khỏi Hoa Kỳ.
Để trở thành luật chính thức, HR4254 cần được thông qua ở cả Hạ viện lẫn Thượng viện Hoa Kỳ.
Khó được thông qua?
Từ Hoa Kỳ, nhà báo Trần Nhật Phong nhận định HR4254, cũng giống như các dự luật nhân quyền khác, khó lòng qua được cánh cửa Thượng viện: "Từ mười mấy năm nay, [các dự luật nhân quyền liên quan tới Việt Nam] Hạ viện đều thông qua cả, nhưng luôn bị chặn không lên nổi Thượng viện."
"Dự luật đưa lên Thượng viện chỉ cần bị một hay hai thượng nghị sỹ chặn lại là đã khó được đưa vào Thượng viện để bỏ phiếu. Do đó ở Hạ viện năm nào cũng thông qua nhưng lên Thượng viện là rớt."
Cập nhật: 12:01 GMT - thứ sáu, 15 tháng 8, 2014
Cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ thường tổ chức biểu tình kêu gọi giới chức Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến ở trong nước
Thành phố Garden Grove của California vừa thông qua nghị quyết ủng hộ Dự luật Chế tài Giới chức Cộng sản Việt Nam Vi phạm Nhân quyền (HR4254).
Việc bỏ phiếu trong phiên họp thường kỳ của Hội đồng thành phố hôm thứ Ba, 12/8 đã thu được toàn bộ năm phiếu thuận từ các thành viên có mặt.
Dự luật HR4254 muốn áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”
Đây là dự luật lưỡng đảng nhắm trừng phạt các quan chức chính phủ, công an và các cá nhân bị cho là vi phạm nhân quyền với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, với các chế tài được kiến nghị gồm hạn chế đi lại và trừng phạt tài chính.
Cụ thể, nội dung dự luật muốn cấm các đối tượng bị trừng phạt cùng gia đình họ nhập cảnh gia đình vào Mỹ, kể cả vào với mục đích du học; bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính, đưa tài sản vào hoặc ra khỏi Hoa Kỳ.
Để trở thành luật chính thức, HR4254 cần được thông qua ở cả Hạ viện lẫn Thượng viện Hoa Kỳ.
Khó được thông qua?
Từ Hoa Kỳ, nhà báo Trần Nhật Phong nhận định HR4254, cũng giống như các dự luật nhân quyền khác, khó lòng qua được cánh cửa Thượng viện: "Từ mười mấy năm nay, [các dự luật nhân quyền liên quan tới Việt Nam] Hạ viện đều thông qua cả, nhưng luôn bị chặn không lên nổi Thượng viện."
"Dự luật đưa lên Thượng viện chỉ cần bị một hay hai thượng nghị sỹ chặn lại là đã khó được đưa vào Thượng viện để bỏ phiếu. Do đó ở Hạ viện năm nào cũng thông qua nhưng lên Thượng viện là rớt."
Garden Grove, California là nơi có đông người gốc Việt sinh sống
"Điều này cũng tương tự như chủ đề Việt Nam xin Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương; được thông qua ở một khâu nhưng lại bị tắc ở một khâu khác, bởi sẽ có những thượng nghị sỹ phản đối điều này," ông Phong giải thích thêm.
Nhà báo Trần Nhật Phong bình luận việc những người đề xướng nội dung trừng phạt cá nhân trong dự luật HR4254 là dựa vào tình hình thời sự Nga-Ukraine trong thời gian gần đây.
"Họ thấy Hoa Kỳ đã ra một dự luật tương tự đối với [các cá nhân thuộc] chính phủ Nga, cho nên họ làm theo mô hình đó. Còn nội dung [dự luật nhân quyền] những năm trước không có điều này mà chỉ nói chung chung về tình hình nhân quyền Việt Nam."
Tuy nhiên, theo ông Phong, mục tiêu này sẽ khó đạt được bởi "đối với một nước nhỏ như Việt Nam, Hoa Kỳ không coi trọng các vấn đề cá nhân như đối với các nước lớn như Nga".
'Thông điệp chính trị'
Garden Grove là nơi có đông cử tri gốc Việt. Được biết phiên họp của Hội đồng thành phố hôm 12/8 đã thu hút nhiều cử tri tới theo dõi, và trước giờ bỏ phiếu, nhiều người đã phát biểu kêu gọi thông qua nghị quyết ủng hộ HR4254.
Báo Người Việt trích lời một trong những người có mặt, cựu Ðại Tá Lê Khắc Lý, chủ tịch lâm thời Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, nói: “Chiến tranh về mặt quân sự đã xong, nhưng cuộc chiến chưa chấm dứt. Hoa Kỳ hãy sử dụng dự luật này như một vũ khí!”
Tuy nhiên, nhà báo Trần Nhật Phong đánh giá việc cộng đồng người gốc Việt kêu gọi bỏ phiếu hậu thuẫn dự luật không có nghĩa là muốn gây phương hai tới quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra muốn lấn lướt tại Á châu.
"Cần phân biệt về quan hệ đối tác chiến lược về tình hình thời sự giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam với những đòi hỏi lâu nay của khối cử tri gốc Việt. Sự khác biệt ở đây là phía Hoa Kỳ vẫn muốn thực hiện chiến lược của họ ở Á châu nhưng đồng thời cũng làm theo tinh thần dân chủ và nhân quyền của người Mỹ."
"Do đó, việc các thượng nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần với Mỹ hơn."
"Điều này mang ý nghĩa hỗ trợ cho phía Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi xưa nay ở sân chơi của cộng đồng quốc tế. Tức là anh phải tuân theo nguyên tắc của cộng đồng quốc tế chứ không thể bước vào sân chơi quốc tế rồi nói vì văn hóa chúng tôi khác biệt nên chúng tôi cứ giữ những gì chúng tôi có, tránh né thay đổi."
"Dự luật này sẽ buộc các lãnh đạo Việt Nam không thể tránh né được nữa mà phải đối diện vấn đề, phải thay đổi mới có thể nhận được những gì họ muốn ở sân chơi quốc tế."
Dự luật HR4254 do Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đệ trình trước Hạ viện Hoa Kỳ hồi trung tuần tháng Ba 2014.
Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trước HR4254, dân biểu Ed Royce từng soạn dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giá, và là người đồng bảo trợ chính Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013. Tuy nhiên, dự luật nhân quyền này đã bị chặn ở Thượng Viện.(BBC)
"Điều này cũng tương tự như chủ đề Việt Nam xin Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương; được thông qua ở một khâu nhưng lại bị tắc ở một khâu khác, bởi sẽ có những thượng nghị sỹ phản đối điều này," ông Phong giải thích thêm.
Nhà báo Trần Nhật Phong bình luận việc những người đề xướng nội dung trừng phạt cá nhân trong dự luật HR4254 là dựa vào tình hình thời sự Nga-Ukraine trong thời gian gần đây.
"Họ thấy Hoa Kỳ đã ra một dự luật tương tự đối với [các cá nhân thuộc] chính phủ Nga, cho nên họ làm theo mô hình đó. Còn nội dung [dự luật nhân quyền] những năm trước không có điều này mà chỉ nói chung chung về tình hình nhân quyền Việt Nam."
Tuy nhiên, theo ông Phong, mục tiêu này sẽ khó đạt được bởi "đối với một nước nhỏ như Việt Nam, Hoa Kỳ không coi trọng các vấn đề cá nhân như đối với các nước lớn như Nga".
'Thông điệp chính trị'
Garden Grove là nơi có đông cử tri gốc Việt. Được biết phiên họp của Hội đồng thành phố hôm 12/8 đã thu hút nhiều cử tri tới theo dõi, và trước giờ bỏ phiếu, nhiều người đã phát biểu kêu gọi thông qua nghị quyết ủng hộ HR4254.
Báo Người Việt trích lời một trong những người có mặt, cựu Ðại Tá Lê Khắc Lý, chủ tịch lâm thời Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, nói: “Chiến tranh về mặt quân sự đã xong, nhưng cuộc chiến chưa chấm dứt. Hoa Kỳ hãy sử dụng dự luật này như một vũ khí!”
Tuy nhiên, nhà báo Trần Nhật Phong đánh giá việc cộng đồng người gốc Việt kêu gọi bỏ phiếu hậu thuẫn dự luật không có nghĩa là muốn gây phương hai tới quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra muốn lấn lướt tại Á châu.
"Việc các thượng nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần với Mỹ hơn"Nhà báo Trần Nhật Phong từ Hoa Kỳ
"Cần phân biệt về quan hệ đối tác chiến lược về tình hình thời sự giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam với những đòi hỏi lâu nay của khối cử tri gốc Việt. Sự khác biệt ở đây là phía Hoa Kỳ vẫn muốn thực hiện chiến lược của họ ở Á châu nhưng đồng thời cũng làm theo tinh thần dân chủ và nhân quyền của người Mỹ."
"Do đó, việc các thượng nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần với Mỹ hơn."
"Điều này mang ý nghĩa hỗ trợ cho phía Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi xưa nay ở sân chơi của cộng đồng quốc tế. Tức là anh phải tuân theo nguyên tắc của cộng đồng quốc tế chứ không thể bước vào sân chơi quốc tế rồi nói vì văn hóa chúng tôi khác biệt nên chúng tôi cứ giữ những gì chúng tôi có, tránh né thay đổi."
"Dự luật này sẽ buộc các lãnh đạo Việt Nam không thể tránh né được nữa mà phải đối diện vấn đề, phải thay đổi mới có thể nhận được những gì họ muốn ở sân chơi quốc tế."
Dự luật HR4254 do Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đệ trình trước Hạ viện Hoa Kỳ hồi trung tuần tháng Ba 2014.
Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trước HR4254, dân biểu Ed Royce từng soạn dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giá, và là người đồng bảo trợ chính Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013. Tuy nhiên, dự luật nhân quyền này đã bị chặn ở Thượng Viện.(BBC)
Nguồnhttp://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30118:
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét