Chuyện lạ ở miền Tây: Đàn ông mặc váy, đàn bà làm chủ
Thứ bảy, 24/08/2013, 08:07
Các chàng trai chưa vợ người Chà thường mặc váy nhiều màu sặc sỡ, với nhiều hình nổi bật nhằm… thu hút phụ nữ.
Ở phía Tây của tỉnh An Giang, giáp đất Campuchia, nhắc đến người Chà, cư dân nơi đây lại đồn thổi rất nhiều chuyện huyền bí. Người ta đồn rằng, người Chà có nhiều bùa ngải, phép thuật, luyện thiên linh cái để giết người… Thôi thì có đến cả chục câu chuyện kinh hãi.
Thế nên, mặc dù người Kinh sống ngay cạnh người Chà, nhưng ít giao lưu. Khi tôi bày tỏ ý định vào “vương quốc người Chà” bên bờ sông Tiền, ông thầy thuốc kiêm thầy bùa dưới chân Núi Sam, thuộc đất Châu Đốc cứ khuyên tôi không nên vào, vì một là họ không tiếp, hai là họ thả bùa mất mạng!
Bỏ qua những lời đe dọa mang đầy sự huyễn hoặc, tôi qua phà Châu Giang đến xã Đa Phước thuộc huyện An Phú, nằm ngay bên sông Tiền và sông Bình Di, vùng đất với những ngôi nhà sàn đơn sơ tránh lũ và những nhà thờ uy nghi chả khác nào vùng Tây Á của người đạo Hồi.
Những cô gái vấn khăn quanh đầu, che kín cổ. Các cô gái đạo Hồi che kín mặt, chỉ hở đôi mắt, nhưng có vẻ đạo Hồi ở xứ này không khắc nghiệt lắm với phụ nữ, nên ra đường họ chỉ đội khăn theo tượng trưng mà thôi.
Tôi tạt vào một nhà thờ, gặp mấy người đàn ông mặc váy ngồi quây quần dưới nền nhà học kinh. Thấy khách lạ, cả nhóm người nhìn tôi ngơ ngác. Tôi giới thiệu là nhà báo, nhóm người này cùng đứng dậy bắt tay, niềm nở, khác hẳn với lời “dọa” của ông thầy bùa, cũng như người dân vùng Châu Đốc.
Tuy nhiên, khi thu thập thông tin, họ không trả lời, mà chỉ tôi đến gặp ông Cả Musa. Với người Chà, ông Cả Musa giống như trưởng bản, già bản của các dân tộc phía Bắc.
Hỏi chuyện bùa ngải, ông gạt phắt đi. Ông Cả Musa khẳng định rằng, người Chà ở đây không hiểu bùa ngải là thứ gì. Đó là thứ người dân trong vùng gán oan cho người Chà.
Theo ông Cả Musa, người Chà ở vùng đất này thường được gọi là người Chà Châu Giang, vì gắn với vùng đất Châu Giang. Ngoài ra, còn được gọi là Tây Chăm, để phân biệt với người Chăm ở nơi khác.
Người Chà có hơn 20.000 cư dân (trong tổng số 400 ngàn người Chăm), có mặt ở vùng Châu Giang từ đầu thế kỷ 19. Vị tướng Thoại Ngọc Hầu khi thực hiện công trình kênh Vĩnh Tế, đã huy động một nhóm người Chăm vào vùng đất này. Đào xong kênh Vĩnh Tế, tướng Thoại Ngọc Hầu đã chia đất vùng Châu Giang cho người Chăm làm sinh kế.
Sau này, một nhóm người Chăm gốc Malaysia, gọi là Chăm Chà Và đến sinh sống. Đó cũng là lý do người dân quanh vùng gọi người Chăm nơi đây là người Chà Và, rồi sau gọi tắt là người Chà.
Người Chà ở vùng đất nhỏ này theo Hồi giáo chính thống, nên còn được gọi là Chăm Islam, hay Chà Islam, với phong tục, tập quán tương đối khác biệt với người Chăm ở những vùng khác trong cả nước.
Theo ông Cả Musa, đàn ông người Chà vùng Châu Giang mặc váy từ bé cho đến khi chết. Chiếc váy của người Chà có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau, từ màu sáng, sặc sỡ, cho đến tối màu. Nhìn vào chiếc váy đó, người Chà dễ dàng phân biệt được địa vị của họ trong cộng đồng, tuổi tác, có gia đình hay chưa.
Các chàng trai chưa vợ người Chà thường mặc váy nhiều màu sặc sỡ, với nhiều hình nổi bật nhằm… thu hút phụ nữ.
Những chiếc váy được cắt khá đơn giản. Đó là một tấm vải lớn, được quấn quanh hông 1,5 vòng, xếp chéo. Váy mỏng hay dầy cũng không quan trọng, bởi bên trong họ mặc thêm một chiếc quần soóc, để đảm bảo kín đáo tuyệt đối.
Với người Kinh, việc mặc váy thể hiện nữ tính, còn đàn ông Chà mặc váy thể hiện nam tính. Điều đặc biệt nữa là chiếc váy họ mặc dài chấm gót chân, chứ không… hở hang và cũn cỡn như những cô gái người Kinh vẫn phóng xe máy vun vút, tốc cả váy trên con lộ dẫn qua vùng Châu Giang.
Tôi
hỏi ông Cả Musa rằng, việc mặc váy như thế có khó dễ gì cho việc lao
động, đi lại không, thì ông lắc đầu bảo không ảnh hưởng gì cả. Người Chà
trong cộng đồng vẫn mặc váy đi làm, lái xe, giao lưu với cộng đồng khác
quanh vùng.
Điều khá thú vị ở người Chà vùng này, ấy là người phụ nữ đóng vai trò chủ nhân trong gia đình. Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại đến ngày nay.
Văn hóa người Chà cho rằng, đàn bà lo việc trong gia đình, giữ gìn gia phả, và đó là những việc quan trọng trong gia đình. Đàn bà Chà đều biết dệt vải. Những chiếc váy hoa mà đàn ông mặc là tác phẩm của người phụ nữ Chà chăm chỉ, khéo tay.
Điều khá lạ nữa, đó là đàn ông lo việc cơm nước, nấu ăn. Đàn ông học nấu ăn từ một ông thầy cả trong cộng đồng. Món ăn của họ là thịt bò. Điều lạ nữa là họ tự nuôi bò, tự giết bò để ăn. Họ không ăn thịt bất cứ con vật nào khác và không mua thịt bò từ cộng đồng khác.
Mang
chế độ mẫu hệ, nên những đứa trẻ sinh ra mang họ mẹ. Việc cưới xin, lấy
chồng là do nhà gái đứng ra lo lắng. Đàn ông ở rể nhà vợ cho đến chết.
Khi đàn ông chết đi, nhà gái có trách nhiệm thờ cúng. Khi hết tang theo
phong tục, thì nhà gái sẽ trả cốt cho dòng họ nhà trai tiếp tục thờ.
Phụ nữ Chà được thừa kế tài sản từ gia đình, dòng họ và người con gái út được có quyền lực cao nhất gia đình khi được phân nhiệm vụ săn sóc nhà thờ để thờ cúng tổ tiên và nuôi dưỡng cha mẹ già.
Phong tục cưới xin của người Chà ở vùng đất này cũng có nhiều chuyện lạ. Khi chú rể được rước về nhà vợ, thì hai người phải thực hiện một thủ tục khá buồn cười, đó là thi mò tiền.
Ông Cả, người đứng đầu trong vùng sẽ là trọng tài của cuộc thi. Chiếc xô đựng đầy nước được đặt ngay cửa phòng hoa chúc. Ông Cả sẽ bỏ tiền xu vào xô nước. Khi ông Cả ra hiệu, cả hai cùng lao đến dùng 2 tay vớt tiền trong xô.
Sống giữa vùng sông nước Cửu Long, nơi ăn nhậu là thói quen thường ngày của đàn ông, nhưng người Chà không bị ảnh hưởng. Đàn ông Chà ở đây không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc, cờ bạc. Những thú vui, tệ nạn đó được quy định rất ngặt nghèo trong giáo luật và không bao giờ có chuyện họ vi phạm.
Với những phong tục, lối sống hoàn toàn riêng biệt, người Chà vùng Châu Giang, đã tạo ra những nét văn hóa vô vùng độc đáo, có phần bí ẩn.
Thứ bảy, 24/08/2013, 08:07
Các chàng trai chưa vợ người Chà thường mặc váy nhiều màu sặc sỡ, với nhiều hình nổi bật nhằm… thu hút phụ nữ.
Ở phía Tây của tỉnh An Giang, giáp đất Campuchia, nhắc đến người Chà, cư dân nơi đây lại đồn thổi rất nhiều chuyện huyền bí. Người ta đồn rằng, người Chà có nhiều bùa ngải, phép thuật, luyện thiên linh cái để giết người… Thôi thì có đến cả chục câu chuyện kinh hãi.
Thế nên, mặc dù người Kinh sống ngay cạnh người Chà, nhưng ít giao lưu. Khi tôi bày tỏ ý định vào “vương quốc người Chà” bên bờ sông Tiền, ông thầy thuốc kiêm thầy bùa dưới chân Núi Sam, thuộc đất Châu Đốc cứ khuyên tôi không nên vào, vì một là họ không tiếp, hai là họ thả bùa mất mạng!
Bỏ qua những lời đe dọa mang đầy sự huyễn hoặc, tôi qua phà Châu Giang đến xã Đa Phước thuộc huyện An Phú, nằm ngay bên sông Tiền và sông Bình Di, vùng đất với những ngôi nhà sàn đơn sơ tránh lũ và những nhà thờ uy nghi chả khác nào vùng Tây Á của người đạo Hồi.
Đàn ông Chà ở Châu Giang mặc váy để học kinh
Chạy
xe trên con lộ nhỏ dọc sông Bình Di dẫn ra cửa khẩu Long Bình, tôi thực
sự lạc vào một vương quốc khác lạ. Trên con đường lộng gió, những người
đàn ông đội mũ vải, mặc váy hoa phấp phới với đủ màu sắc đi lại thong
dong, đạp xe thong thả trên đường.Những cô gái vấn khăn quanh đầu, che kín cổ. Các cô gái đạo Hồi che kín mặt, chỉ hở đôi mắt, nhưng có vẻ đạo Hồi ở xứ này không khắc nghiệt lắm với phụ nữ, nên ra đường họ chỉ đội khăn theo tượng trưng mà thôi.
Tôi tạt vào một nhà thờ, gặp mấy người đàn ông mặc váy ngồi quây quần dưới nền nhà học kinh. Thấy khách lạ, cả nhóm người nhìn tôi ngơ ngác. Tôi giới thiệu là nhà báo, nhóm người này cùng đứng dậy bắt tay, niềm nở, khác hẳn với lời “dọa” của ông thầy bùa, cũng như người dân vùng Châu Đốc.
Tuy nhiên, khi thu thập thông tin, họ không trả lời, mà chỉ tôi đến gặp ông Cả Musa. Với người Chà, ông Cả Musa giống như trưởng bản, già bản của các dân tộc phía Bắc.
Ông Cả kể chuyện về phong tục người Chà
Ông
Cả Musa là kho tri thức của người Chà, ông nắm rõ lịch sử, văn hóa, tập
tục của dân tộc mình. Ông là người cai quản phần tâm linh, được người
dân coi trọng, và lời nói của ông được mọi người lắng nghe.Hỏi chuyện bùa ngải, ông gạt phắt đi. Ông Cả Musa khẳng định rằng, người Chà ở đây không hiểu bùa ngải là thứ gì. Đó là thứ người dân trong vùng gán oan cho người Chà.
Theo ông Cả Musa, người Chà ở vùng đất này thường được gọi là người Chà Châu Giang, vì gắn với vùng đất Châu Giang. Ngoài ra, còn được gọi là Tây Chăm, để phân biệt với người Chăm ở nơi khác.
Người Chà có hơn 20.000 cư dân (trong tổng số 400 ngàn người Chăm), có mặt ở vùng Châu Giang từ đầu thế kỷ 19. Vị tướng Thoại Ngọc Hầu khi thực hiện công trình kênh Vĩnh Tế, đã huy động một nhóm người Chăm vào vùng đất này. Đào xong kênh Vĩnh Tế, tướng Thoại Ngọc Hầu đã chia đất vùng Châu Giang cho người Chăm làm sinh kế.
Sau này, một nhóm người Chăm gốc Malaysia, gọi là Chăm Chà Và đến sinh sống. Đó cũng là lý do người dân quanh vùng gọi người Chăm nơi đây là người Chà Và, rồi sau gọi tắt là người Chà.
Người Chà ở vùng đất nhỏ này theo Hồi giáo chính thống, nên còn được gọi là Chăm Islam, hay Chà Islam, với phong tục, tập quán tương đối khác biệt với người Chăm ở những vùng khác trong cả nước.
Theo ông Cả Musa, đàn ông người Chà vùng Châu Giang mặc váy từ bé cho đến khi chết. Chiếc váy của người Chà có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau, từ màu sáng, sặc sỡ, cho đến tối màu. Nhìn vào chiếc váy đó, người Chà dễ dàng phân biệt được địa vị của họ trong cộng đồng, tuổi tác, có gia đình hay chưa.
Các chàng trai chưa vợ người Chà thường mặc váy nhiều màu sặc sỡ, với nhiều hình nổi bật nhằm… thu hút phụ nữ.
Những chiếc váy được cắt khá đơn giản. Đó là một tấm vải lớn, được quấn quanh hông 1,5 vòng, xếp chéo. Váy mỏng hay dầy cũng không quan trọng, bởi bên trong họ mặc thêm một chiếc quần soóc, để đảm bảo kín đáo tuyệt đối.
Với người Kinh, việc mặc váy thể hiện nữ tính, còn đàn ông Chà mặc váy thể hiện nam tính. Điều đặc biệt nữa là chiếc váy họ mặc dài chấm gót chân, chứ không… hở hang và cũn cỡn như những cô gái người Kinh vẫn phóng xe máy vun vút, tốc cả váy trên con lộ dẫn qua vùng Châu Giang.
Điều khá thú vị ở người Chà vùng này, ấy là người phụ nữ đóng vai trò chủ nhân trong gia đình. Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại đến ngày nay.
Văn hóa người Chà cho rằng, đàn bà lo việc trong gia đình, giữ gìn gia phả, và đó là những việc quan trọng trong gia đình. Đàn bà Chà đều biết dệt vải. Những chiếc váy hoa mà đàn ông mặc là tác phẩm của người phụ nữ Chà chăm chỉ, khéo tay.
Điều khá lạ nữa, đó là đàn ông lo việc cơm nước, nấu ăn. Đàn ông học nấu ăn từ một ông thầy cả trong cộng đồng. Món ăn của họ là thịt bò. Điều lạ nữa là họ tự nuôi bò, tự giết bò để ăn. Họ không ăn thịt bất cứ con vật nào khác và không mua thịt bò từ cộng đồng khác.
Phụ nữ Chà được thừa kế tài sản từ gia đình, dòng họ và người con gái út được có quyền lực cao nhất gia đình khi được phân nhiệm vụ săn sóc nhà thờ để thờ cúng tổ tiên và nuôi dưỡng cha mẹ già.
Phong tục cưới xin của người Chà ở vùng đất này cũng có nhiều chuyện lạ. Khi chú rể được rước về nhà vợ, thì hai người phải thực hiện một thủ tục khá buồn cười, đó là thi mò tiền.
Ông Cả, người đứng đầu trong vùng sẽ là trọng tài của cuộc thi. Chiếc xô đựng đầy nước được đặt ngay cửa phòng hoa chúc. Ông Cả sẽ bỏ tiền xu vào xô nước. Khi ông Cả ra hiệu, cả hai cùng lao đến dùng 2 tay vớt tiền trong xô.
Trong văn hóa người Chà, phụ nữ làm chủ gia đình
Nếu
chú rể vớt được nhiều tiền hơn, thì sẽ được chia sẻ một số quyền lực
trong gia đình, còn vớt được ít tiền hơn, thì hoàn toàn chịu sự chỉ đạo
của vợ. Xong thủ tục này, họ vào động phòng hoa chúc và chính thức thành
vợ chồng.Sống giữa vùng sông nước Cửu Long, nơi ăn nhậu là thói quen thường ngày của đàn ông, nhưng người Chà không bị ảnh hưởng. Đàn ông Chà ở đây không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc, cờ bạc. Những thú vui, tệ nạn đó được quy định rất ngặt nghèo trong giáo luật và không bao giờ có chuyện họ vi phạm.
Với những phong tục, lối sống hoàn toàn riêng biệt, người Chà vùng Châu Giang, đã tạo ra những nét văn hóa vô vùng độc đáo, có phần bí ẩn.
Theo VTC
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét