Bài viết và phim ảnh này rất có giá trị làm tài liệu tham khảo cho thế hệ con cháu Hậu Duệ/VNCH. Để thấy được cái giá trị Tự Do, mà cha anh, chú bác đã hy sinh bằng xương máu, cho công cuộc bảo vệ Tự Do Miền Nam VN của người chiến sĩ Tự Do QL.VNCH.
Bài này xin chia sẻ trên Blog Mai Đây Hòa Bình- Rất cãm ơn Vu Pham
Vu Pham với Hùng Sơn và 19 người khác
18 giờ ·
Việt Cộng sợ và xấu hổ vì Clip film tài liệu sự thật này! (Vì vậy VC chận từ VN.)
https://www.youtube.com/watch?v=nLvAR76ByXY
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?7287-Bán-Tiểu-Đội-Biệt-Kích-Dù-Và-Trận-Đánh-Chớp-Nhoáng-Sau-Lệnh-Đầu-Hàng-30-04
Bán Tiểu Đội Biệt Kích Dù Và Trận Đánh Chớp Nhoáng Sau Lệnh Đầu Hàng 30.04
Hải Triều / Trung Nghĩa
Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư trằn trọc không ngủ được. Ðơn vị anh được lệnh chuyển quân về đóng ở Tam Hiệp, Biên Hòa, nơi mà tinh thần chống cộng của đồng bào Thiên Chúa giáo vững vàng như sắt, như đá. Sự có mặt của những toán Biệt Cách Dù làm các đơn vị quân dân phòng thủ ở đây lên tinh thần. Tư đi hết nhà dân đến nhà thờ. Có những đêm Tư âm thầm vào nhà thờ nhìn chăm chăm vào tượng Chúa để cầu xin một phép lạ, không phải cho anh, mà cho quê hương, để Bắc quân bị tan biến trong trận Long Khánh và không một tên nào mò qua Tam Hiệp để vây Sài Gòn. Anh thấy tượng Chúa buồn buồn, anh thấy tượng Ðức Mẹ dường như muốn khóc. Anh về lại đơn vị trùm poncho ngủ. Giấc ngủ vỡ tan theo tình hình tin tức chiến sự căng cứng cứ một ngày gần về phía Sài Gòn.
Sáng ngày 28 rạng 29 tháng Tư, đơn vị anh được tin cho biết về các hướng chuyển quân của địch, trong đó có một đơn vị cộng sản có chiến xa sẽ di chuyển từ Tân Phong hướng chiến khu D tiến về vòng đai phi trường Biên Hòa theo lộ trình quốc lộ 1 vào Hố Nai. Tất cả đơn vị đã sẵn sàng trong tư thế chiến đấu. Các đơn vị địa phương và nhân dân tự vệ, súng đủ loại bỗng nhiên thành những người lính tử thủ. Họ phân công, tăng cường phòng thủ và di chuyển đồng bào khỏi vùng có thể sắp xẩy ra những cuộc đụng độ đẫm máu.
Sáng sớm 30 tháng Tư, Tư và các sĩ quan được đơn vị trưởng mời họp khẩn cấp, chờ lệnh Sài Gòn. Trời Tam Hiệp vẫn chờ cơn bão lửa trong tinh thần chuẩn bị cho cuộc thư hùng chết bỏ. Ðến khoảng vừa sau 10 giờ sáng, các sĩ quan quay quanh chiếc radio, im lặng, đợi chờ một cái gì vô cùng nghiêm trọng. Bỗng tiếng tướng Dương văn Minh ồn ồn vang lên lệnh buông súng. Tư đập tay xuống bàn. Chiếc đồng hồ vỡ tung, đứt dây văng xuống đất. Các sĩ quan có mặt, người chửi thề, kẻ ôm mặt khóc. Vị sĩ quan Dù, cấp chỉ huy của Tư đang gục mặt xuống bàn, hai vai ông run lên. Một lúc sau, ông đứng dậy nói trong hai hàng nước mắt:
- Ðịnh mệnh oan nghiệt! Ðịnh mệnh oan nghiệt! Thế là hết! Anh em tan hàng và thoát khỏi vùng này gấp! Chiến xa địch có thể đang rất gần!
- Sao dễ dàng vậy ông thầy? Mơ hay thực ông thầy! Hỏa ngục An Lộc mình coi như pha! Sao bay giờ chưa bắn phát đạn lại tan hàng? – Tổng thống đã bó tay hàng, lệnh chúng ta buông súng. Làm sao chuyển xoay thế nước? Làm sao xoay chuyển lịch sử? Công chuyện bây giờ là cứu mạng anh em? Anh em nghe rõ?
Không khí im lặng, tịch mịch, thê lương. Không một ai trả lời. Một thứ im lặng nặng nề, uất nghẹn. Tư bỗng lên tiếng:
- Không! Tụi em nghe rõ nhưng không buông súng! Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng là chuyện của ông Dương Văn Minh. Tụi em không thể quăng súng! Biệt Kích Dù không bao giờ quăng súng! Ông thầy mặc tụi em!
- Thế cậu làm gì?
Tư không trả lời người chỉ huy của mình. Anh đứng phắt day chào tay người đơn vị trưởng và bỏ ra khỏi phòng:
- Vĩnh biệt ông thầy và anh em!
Ðây là lần đầu tiên trong đời binh nghiệp mà Tư hành sử như vậy đới với cấp chỉ huy. Ðơn vị trưởng Tư lặng lẽ nhìn Tư đi cho đến khi bóng anh khuất ở một góc đường dẫn về vị trí công sự phòng thủ của toán Tư trách nhiệm. Ông thở dài và mọi người giải tán.
Thiếu úy Tư về vị trí anh em đang bố trí chờ địch. Họ thấy nét mặt Tư như căng ra, căng thẳng và quyết liệt. Anh nói với anh em:
- Thằng cha Minh Bự ra lệnh buông súng rồi! Mấy ông đại bàng lớn nhỏ đã chấp nhận lệnh của Dương Văn Minh. Tôi thì không. Anh em nào theo tôi thì gom hết súng đạn và M72 xếp hàng theo tôi. Anh em nào nặng gánh gia đình thì ngay từ lúc này, bẻ súng, hay chôn súng, rời khỏi nơi đây gấp! Tôi còn chỉ huy anh em. Ðây là lệnh! Lệnh sau cùng trước khi chia tay!
Thầy trò Thiếu úy Tư nhom vào nhau, ôm nhau, kẻ khóc, người gạt nước mắt khi chia tay. Tư gom còn lại anh em khoảng một bán tiểu đội chịu ở lại với Tư, mỗi người hai ống M72, lựu đạn, súng cá nhân và ba lô. Tư dẫn anh em di chuyển nhanh về xứ đạo Kim B… Ðó là quê quán của một số anh em trong toán không buông súng của Tư. Tư đưa anh em lẩn vào một dãy nhà quen. Dãy nhà chỉ còn lại một bà cụ già:
- Bác Tám! Cháu là Vũ Văn Tư! Bác còn nhớ cháu? Bà con đâu hết rồi?
- À, tôi nhớ rồi! Cậu Tư Biệt Kích Dù! Cậu Tư về đây làm gì, bà con tản cư về Sài Gòn, vì nghe nói cộng sản có thể vô đây! Mà mấy cậu đói không?
- Sáng giờ tụi con chưa có gì trong bụng hết…
- Còn nồi thịt kho sau bếp. Tôi nấu nồi cơm cho mấy cậu ăn!
Mặt tiền nhà thờ Kim B… bên trái là cột cây số 6 tính từ Biên Hòa lên, bên phải là những căn nhà dân bỏ hoang, cách đó không xa là trường tiểu học Hải Phòng có một địa thế che khuất thuận tiện cho một cuộc phục kích. Tư ra lệnh anh em đào hầm và ngụy trang gấp để sẵn sàng cho một cuộc tấn công chớp nhoáng và rút nhanh theo kế hoạch.
Các Biệt Kích Dù còn lại mặt trận không có lệnh hành quân do Thiếu úy Tư chỉ huy, không có đại bàng trên trời, dưới đất, cũng không có hệ thống truyền tin, không Tổng Tham Mưu, không dinh Ðộc Lập… Chỉ có thầy trò Tư, Văn, Lễ, Hùng, Sự và Bảy đang dàn trận đối đầu với Bắc quân vào xế 30 tháng Tư, 4 tiếng đồng hồ sau lệnh cho quân đội buông súng của tướng Dương Văn Minh. Lúc này, trên mặt những Biệt Kích Dù không còn nước mắt buổi sáng, mà mặt họ lại đăm đăm chờ giặc như những lần phục kích năm xưa, bất chấp cái gì xẩy ra cho họ.
Tư phân phối vị trí tác xạ cho từng anh em và chỉ thị:
- Trận này chỉ xi M72! Không dùng súng nhỏ và lựu đạn, thứ này chỉ để tự vệ trên đường tàng hình mà thôi! Nếu địch xuất hiện trong tầm hiệu quả, xe nhỏ và Molotova vận tải, chơi trực xạ một M72. Nếu T54, tập trung tối thiểu là 2 M72 một chiếc cùng lúc để con cua bị rang muối ngay tức khắc, nếu nó còn sống, nó quay đại liên thì mình không thoát được theo kế hoạch, không về được với vợ con. Tất cả phần đuôi của đoàn xe địch còn lại, chơi xả láng tất cả M72 còn lại vào mục tiêu, kể cả bộ binh tùng thiết… Và tàng hình thật nhanh trước khi địch tỉnh hồn phát giác vị trí tấn công và đường thoát của tụi mình!
- Rồi sau đó tụi em gặp Thiếu úy ở đâu?
- Tại nhà thằng Hùng ở Ngã Ba Hàng Xanh tối ngày mai nếu tụi mình không thằng nào rách áo hay đi phép dài hạn! Nhưng mình chơi cú này như ma như quỷ, bố tụi nó cũng không ngờ! Nhớ! Tụi mình phải gặp nhau lần cuối trước khi chia tay mà không biết bao giờ gặp lại!
Ðúng như nguồn tin hôm trước và dự đoán hôm nay, dưới ánh nắng gay gắt, trước nhất là một chiếc jeep đi đầu, ngay sau là tiếng xích sắt nghiến trên mặt đường của một chiếc T54 nòng đại bác kềnh càng chỉa về trước, hai bên hông xe là một số bộ đội, có cả du kích dép râu có lẽ lần đầu tiên được “cưỡi” xe tăng, rồi tiếp theo là 2 chiếc Molotova đầy bộ đội miền Bắc và du kích dép râu, mũ tai bèo, lá ngụy trang. Họ di chuyển dường như khá chủ quan là sau cả buổi lệnh buông súng của Dương Văn Minh loan báo trên đài, các ổ kháng cự của quân đội VNCH đã rời vũ khí, bỏ trống chiến trường. Họ chuyển quân như đi duyệt binh, như phô trương lực lượng.
Tư và bán tiểu đội Biệt Kích Dù chỉ chú ý đến phần đầu kể từ chiếc xe jeep để có thể tấn công chớp nhóng và rút nhanh trước khi địch hoàn hồn. Ðoàn xe tiến ngày càng gần vào vị trí ổ phục kích. Tư bình thản nói nhỏ vào tai các xạ thủ:
- Jeep có sĩ quan đi đầu, cậu chơi chính xác 1 quả cho tôi!… Chiếc T54 kế, hai cậu chơi hai quả trực xạ ngang hông cùng một lúc!… Hai Molotova đi sau, mỗi chiếc một quả chính xác cho tôi!… Các ống phóng còn lại, các cậu xả láng hết vào bất cứ đoàn xe hay đám tùng thiết nào xuất hiện trong tầm tác xạ! Và ngay sau đó, biến nhanh theo tôi! Không chần chờ ở lại xem kết quả! Hổ nhanh như ma như biến mới sống!
Tiếng xích sắt chiếc T54 nghiến đường kềnh càng mỗi lúc một gần. Chiếc jeep có một sĩ quan cấp đại tá và hai nhân viên truyền tin cùng chiếc T54 vừa lọt vào tầm tác xạ hữu hiệu, có thể nói là quá sát vị trí phục kích, Tư ra lệnh khai hỏa.
- Ầm!
Một vệt lửa vụt đi, quả M72 lao như điện xẹt vào mục tiêu. “Tiến về Sài Gòn. Ta giết sạch giặc thù” chưa thấy đâu, nhưng chiếc jeep đi đầu bị thổi tung lên như con diều giấy bốc cháy. Bị tấn công bất ngờ, chiếc T54 hoảng hồn nã một phát đại bác lên tháp chuông nhà thờ. Tháp chuông bị vỡ sụp một góc. Nhanh như chớp, trước khi đại liên và đại bác tác xạ vào các vị trí nghi ngờ khác, hai quả M72 phóng thẳng vào hông phải chiếc T54:
- Ầm! Ầm!
Chiếc T54 lật ngửa sang một bên, bốc cháy bên vệ đường. Ba quả M72 tấn công quá nhanh, chỉ trong vòng không tới 30 giây, bộ đội Bắc Việt và các du kích bám trên xe không phản ứng kịp, bị văng xuống như sung rụng. Trong một tích tắc tiếp theo đó, hàng loạt M72 phóng thẳng vào hai chiếc Molotova chở đầy lính đủ loại, nón cối, mũ tai bèo và vài chiếc đi sau.
- Ầm! Ầm! Ầm…!
Nguyên một đoạn đường còn lại trong tầm tác xạ của M72 bỗng chốc thành bãi chiến lửa khói đầy xác xe và người chết. Tiếng súng AK khai hỏa từ phía sau đoàn “con-voi” nhưng họ không biết họ bị tấn công từ đâu. Không một tiếng súng nhỏ M16 bắn trả. Bỗng chốc chiến trường thành một thứ chiến trường im lặng chết người. Trong cái khoảnh khắc im lặng mà Bắc quân còn nằm chết dí trên mặt đất bắn lung tung, chưa nắm vững tình hình địch và thiệt hại của các chiếc xe đi đầu, bán tiểu đội Biệt Kích Dù đã biến đi tự lúc nào.
Sau khi không nghe thấy gì nữa, các đơn vị Bắc quân và chiến xa còn lại thận trọng dàn quân thành một vòng cung bọc tròn khu vực nhà dân, nhà thờ và trường tiểu học. Họ di chuyển chậm và họ nghĩ rằng trận phục kích kế tiếp sẽ diễn ra. Nhưng không! Tiếng nổ lác đác còn lại chỉ nghe thấy từ lòng chiếc T54 với những đạn loại nhỏ bị cháy và còn phát nổ. Vòng vây khép lại như một mẻ lưới, càng lúc càng nhỏ dần.
Bắc quân uất giận bắt đi vị linh mục già chánh xứ co ro trong nhà thờ và mấy người dân đau ốm tá túc trong nhà thờ. Họ lục soát trong nhà dân, bắt thêm vài người. Tháp chuông nhà thờ đổ nát nhưng tượng Chúa và tượng Ðức Mẹ vẫn còn, một tên VC lia vào tượng một tràng AK và ra ngoài, hắn lầm lừ như con hổ bị trọng thương. Một tên chỉ huy hạch hỏi hai người dân điều gì không rõ, song sau đó, họ bắn cả hai ngay trước cổng nhà thờ.
Toán quân cộng sản tiếp tục di chuyển, áp tải theo linh mục chánh xứ và những người dân vô tội, đến ngay tại cây số 7, họ dừng chân, họ bàn chuyện gì không biết, nhưng sau đó họ lôi ra bắn tiếp 2 người nữa và vứt xác bên vệ đường. Người dân miền Nam, những người bị bắt còn sống chưa bị hành quyết tại cây số 7, những người còn sống trong các nhà bên đường… kinh hoàng, vài người đã la hét trong cơn hoảng loạn tâm thần. Họ thấy cái chết lắc lư trên đầu họ. Và dường như Bắc quân thấy một cái gì không ổn trong hành động của họ trước những tiếng gào thét tuyệt vọng của đồng bào, họ ngưng hành quyết những người còn lại.
Trên quốc lộ 1, đoạn đường từ cây số 6 trước nhà thờ Kim B đến cây số 7 cũng chính là một phần của đoạn đường “Tiến về Sài Gòn, ta giết sạch giặc thù!” Bài hát “Tiến về Sài Gòn” của Huỳnh Minh Siêng đã hiện thực trên những vũng máu của người dân vô tội.
Ngày 1 tháng 5, thủ đô Sài Gòn tang tóc. Chiều, gió nhe ïthổi từ sông Sài Gòn như hơi thở tàn hơi trên từng sợi tóc của những người dân phờ phạc, âu lo, trên từng tàng cây hai bên đường như cảm nhận một mùa xuân tang tóc. Sài Gòn thoi thóp thở. Ðâu đó, người ta thỉnh thoảng còn nghe tiếng súng, tiếng lưu đạn nổ. Tiếng nổ của những người tự tử chết theo thành. Tiếng súng của những anh em còn chiến đấu tuyệt vọng từ những hẻm hóc giữa thủ đô liệm chết.
Tư lần mò đến địa điểm hẹn anh em ở Ngã Ba Hàng Xanh. Thầy trò Tư lặng lẽ ôm nhau, cùng nhau ăn một bữa cơm ly biệt sau cùng. Tư bùi ngùi nói với anh em:
- Trách nhiệm của chúng ta đối với Tổ Quốc đã tròn. Không ai lệnh cho chúng ta phải đánh trận sau cùng khi Dương Văn Minh đã đầu hàng. Tôi tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Ðức Mẹ đã bảo bọc chúng ta để còn gặp đủ anh em đêm nay. Nhưng ngay trong đêm nay, tôi không còn là người chỉ huy anh em, anh em mỗi người tự thay tên đổi họ để về nguyên quán, lo cho gia đình, vợ con. Tôi sẽ còn ở lại Sài Gòn ít hôm coi tình hình, và có thể trở lại coi tận mặt chiếc T54 bị bắn cháy trước khi về lại Cao nguyên.
- Em còn độc thân! Ông thầy cho em ở lại và tháp tùng ông thầy!
- Không! Em về với bà cụ! Tình hình vô cùng nguy hiểm! Thôi, chúng ta chia tay! Coi chừng mấy thằng 30 nằm vùng!
Ðèn trong trong phòng vụt tắt. Bán tiểu đội Biệt Kích Dù không còn quân phục, không còn vũ khí của thiếu úy Vũ Văn Tư ôm nhau trong bóng tối. Người ta không thấy nước mắt, chỉ nghe những tiếng nấc ly biệt, nghẹn ngào…
Mấy hôm sau, Tư lẻn về lại Hố Nai một mình. Ðịch vẫn chưa áp đặt gắt gao sự kiểm soát trong vùng. Tư mặc đồ rách rưới như một nông dân lần đến thăm nhà thờ Kim B và khu vực trận địa. Tư lựa một góc nhà khuất, dựa lưng nhìn chiếc T54 và xác chiếc jeep nằm tan nát bên cạnh. Tư được biết một sĩ quan cấp đại tá và hai người lính truyền tin đã tử thương trong trận phục kích, số thương vong trên các chiếc Molotova và đoàn quân phía sau không rõ. Về lại Sài Gòn, Tư gặp một số bạn thân kể lại trận đánh và anh biến mất khỏi Sài Gòn sau đó.
Một năm sau, Tư hoàn toàn thay tên, đổi họ và sống như một người dân không biết gì về lính tráng. Lặng lẽ, âm thầm, uất ức và chán đời về sống ẩn dật về sống ở Cao nguyên. Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư đã không còn trên cõi đời. Dần dà, anh trở thành người thất chí rồi mất trí. Anh không điên, nhưng người nhà cho biết anh Tư ngày nào cũng như ngày nào, suốt ngày cứ lầm bầm… những câu ” Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng? Quân phản bội! Quân hèn nhát! Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng?…” Và trong một đêm mưa Cao nguyên sấm động rung trời như hét lời hận uất giữa không trung, mưa như trút nước, anh Tư nằm liệt giường, mê sảng. Trong cơn mê, anh cũng cứ thều thào… ” Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng?…” Và sáng hôm sau, anh nằm yên, vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.
Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư mất năm 1976 dưới một cái tên hoàn toàn xa lạ, không vinh thăng, không phủ cờ, không huy chương, không một cánh hoa dù có mặt cạnh áo quan. Anh nhắm mắt nhưng mối hờn không chết trên quê hương, và chỉ một mình anh mang theo niềm hận uất khôn nguôi của riêng mình xuống đáy huyệt sâu. Khối hờn chung trong hơn ba mươi năm vẫn còn vẫn còn bàng bạc trên từng ngọn cây tấc đất… dẫu dấu tích của cuộc chiến bi hùng đã tàn phai theo tháng, theo năm.
Hải Triều / Trung Nghĩa
https://www.youtube.com/watch?v=nLvAR76ByXY
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?7287-Bán-Tiểu-Đội-Biệt-Kích-Dù-Và-Trận-Đánh-Chớp-Nhoáng-Sau-Lệnh-Đầu-Hàng-30-04
Bán Tiểu Đội Biệt Kích Dù Và Trận Đánh Chớp Nhoáng Sau Lệnh Đầu Hàng 30.04
Hải Triều / Trung Nghĩa
Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư trằn trọc không ngủ được. Ðơn vị anh được lệnh chuyển quân về đóng ở Tam Hiệp, Biên Hòa, nơi mà tinh thần chống cộng của đồng bào Thiên Chúa giáo vững vàng như sắt, như đá. Sự có mặt của những toán Biệt Cách Dù làm các đơn vị quân dân phòng thủ ở đây lên tinh thần. Tư đi hết nhà dân đến nhà thờ. Có những đêm Tư âm thầm vào nhà thờ nhìn chăm chăm vào tượng Chúa để cầu xin một phép lạ, không phải cho anh, mà cho quê hương, để Bắc quân bị tan biến trong trận Long Khánh và không một tên nào mò qua Tam Hiệp để vây Sài Gòn. Anh thấy tượng Chúa buồn buồn, anh thấy tượng Ðức Mẹ dường như muốn khóc. Anh về lại đơn vị trùm poncho ngủ. Giấc ngủ vỡ tan theo tình hình tin tức chiến sự căng cứng cứ một ngày gần về phía Sài Gòn.
Sáng ngày 28 rạng 29 tháng Tư, đơn vị anh được tin cho biết về các hướng chuyển quân của địch, trong đó có một đơn vị cộng sản có chiến xa sẽ di chuyển từ Tân Phong hướng chiến khu D tiến về vòng đai phi trường Biên Hòa theo lộ trình quốc lộ 1 vào Hố Nai. Tất cả đơn vị đã sẵn sàng trong tư thế chiến đấu. Các đơn vị địa phương và nhân dân tự vệ, súng đủ loại bỗng nhiên thành những người lính tử thủ. Họ phân công, tăng cường phòng thủ và di chuyển đồng bào khỏi vùng có thể sắp xẩy ra những cuộc đụng độ đẫm máu.
Sáng sớm 30 tháng Tư, Tư và các sĩ quan được đơn vị trưởng mời họp khẩn cấp, chờ lệnh Sài Gòn. Trời Tam Hiệp vẫn chờ cơn bão lửa trong tinh thần chuẩn bị cho cuộc thư hùng chết bỏ. Ðến khoảng vừa sau 10 giờ sáng, các sĩ quan quay quanh chiếc radio, im lặng, đợi chờ một cái gì vô cùng nghiêm trọng. Bỗng tiếng tướng Dương văn Minh ồn ồn vang lên lệnh buông súng. Tư đập tay xuống bàn. Chiếc đồng hồ vỡ tung, đứt dây văng xuống đất. Các sĩ quan có mặt, người chửi thề, kẻ ôm mặt khóc. Vị sĩ quan Dù, cấp chỉ huy của Tư đang gục mặt xuống bàn, hai vai ông run lên. Một lúc sau, ông đứng dậy nói trong hai hàng nước mắt:
- Ðịnh mệnh oan nghiệt! Ðịnh mệnh oan nghiệt! Thế là hết! Anh em tan hàng và thoát khỏi vùng này gấp! Chiến xa địch có thể đang rất gần!
- Sao dễ dàng vậy ông thầy? Mơ hay thực ông thầy! Hỏa ngục An Lộc mình coi như pha! Sao bay giờ chưa bắn phát đạn lại tan hàng? – Tổng thống đã bó tay hàng, lệnh chúng ta buông súng. Làm sao chuyển xoay thế nước? Làm sao xoay chuyển lịch sử? Công chuyện bây giờ là cứu mạng anh em? Anh em nghe rõ?
Không khí im lặng, tịch mịch, thê lương. Không một ai trả lời. Một thứ im lặng nặng nề, uất nghẹn. Tư bỗng lên tiếng:
- Không! Tụi em nghe rõ nhưng không buông súng! Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng là chuyện của ông Dương Văn Minh. Tụi em không thể quăng súng! Biệt Kích Dù không bao giờ quăng súng! Ông thầy mặc tụi em!
- Thế cậu làm gì?
Tư không trả lời người chỉ huy của mình. Anh đứng phắt day chào tay người đơn vị trưởng và bỏ ra khỏi phòng:
- Vĩnh biệt ông thầy và anh em!
Ðây là lần đầu tiên trong đời binh nghiệp mà Tư hành sử như vậy đới với cấp chỉ huy. Ðơn vị trưởng Tư lặng lẽ nhìn Tư đi cho đến khi bóng anh khuất ở một góc đường dẫn về vị trí công sự phòng thủ của toán Tư trách nhiệm. Ông thở dài và mọi người giải tán.
Thiếu úy Tư về vị trí anh em đang bố trí chờ địch. Họ thấy nét mặt Tư như căng ra, căng thẳng và quyết liệt. Anh nói với anh em:
- Thằng cha Minh Bự ra lệnh buông súng rồi! Mấy ông đại bàng lớn nhỏ đã chấp nhận lệnh của Dương Văn Minh. Tôi thì không. Anh em nào theo tôi thì gom hết súng đạn và M72 xếp hàng theo tôi. Anh em nào nặng gánh gia đình thì ngay từ lúc này, bẻ súng, hay chôn súng, rời khỏi nơi đây gấp! Tôi còn chỉ huy anh em. Ðây là lệnh! Lệnh sau cùng trước khi chia tay!
Thầy trò Thiếu úy Tư nhom vào nhau, ôm nhau, kẻ khóc, người gạt nước mắt khi chia tay. Tư gom còn lại anh em khoảng một bán tiểu đội chịu ở lại với Tư, mỗi người hai ống M72, lựu đạn, súng cá nhân và ba lô. Tư dẫn anh em di chuyển nhanh về xứ đạo Kim B… Ðó là quê quán của một số anh em trong toán không buông súng của Tư. Tư đưa anh em lẩn vào một dãy nhà quen. Dãy nhà chỉ còn lại một bà cụ già:
- Bác Tám! Cháu là Vũ Văn Tư! Bác còn nhớ cháu? Bà con đâu hết rồi?
- À, tôi nhớ rồi! Cậu Tư Biệt Kích Dù! Cậu Tư về đây làm gì, bà con tản cư về Sài Gòn, vì nghe nói cộng sản có thể vô đây! Mà mấy cậu đói không?
- Sáng giờ tụi con chưa có gì trong bụng hết…
- Còn nồi thịt kho sau bếp. Tôi nấu nồi cơm cho mấy cậu ăn!
Mặt tiền nhà thờ Kim B… bên trái là cột cây số 6 tính từ Biên Hòa lên, bên phải là những căn nhà dân bỏ hoang, cách đó không xa là trường tiểu học Hải Phòng có một địa thế che khuất thuận tiện cho một cuộc phục kích. Tư ra lệnh anh em đào hầm và ngụy trang gấp để sẵn sàng cho một cuộc tấn công chớp nhoáng và rút nhanh theo kế hoạch.
Các Biệt Kích Dù còn lại mặt trận không có lệnh hành quân do Thiếu úy Tư chỉ huy, không có đại bàng trên trời, dưới đất, cũng không có hệ thống truyền tin, không Tổng Tham Mưu, không dinh Ðộc Lập… Chỉ có thầy trò Tư, Văn, Lễ, Hùng, Sự và Bảy đang dàn trận đối đầu với Bắc quân vào xế 30 tháng Tư, 4 tiếng đồng hồ sau lệnh cho quân đội buông súng của tướng Dương Văn Minh. Lúc này, trên mặt những Biệt Kích Dù không còn nước mắt buổi sáng, mà mặt họ lại đăm đăm chờ giặc như những lần phục kích năm xưa, bất chấp cái gì xẩy ra cho họ.
Tư phân phối vị trí tác xạ cho từng anh em và chỉ thị:
- Trận này chỉ xi M72! Không dùng súng nhỏ và lựu đạn, thứ này chỉ để tự vệ trên đường tàng hình mà thôi! Nếu địch xuất hiện trong tầm hiệu quả, xe nhỏ và Molotova vận tải, chơi trực xạ một M72. Nếu T54, tập trung tối thiểu là 2 M72 một chiếc cùng lúc để con cua bị rang muối ngay tức khắc, nếu nó còn sống, nó quay đại liên thì mình không thoát được theo kế hoạch, không về được với vợ con. Tất cả phần đuôi của đoàn xe địch còn lại, chơi xả láng tất cả M72 còn lại vào mục tiêu, kể cả bộ binh tùng thiết… Và tàng hình thật nhanh trước khi địch tỉnh hồn phát giác vị trí tấn công và đường thoát của tụi mình!
- Rồi sau đó tụi em gặp Thiếu úy ở đâu?
- Tại nhà thằng Hùng ở Ngã Ba Hàng Xanh tối ngày mai nếu tụi mình không thằng nào rách áo hay đi phép dài hạn! Nhưng mình chơi cú này như ma như quỷ, bố tụi nó cũng không ngờ! Nhớ! Tụi mình phải gặp nhau lần cuối trước khi chia tay mà không biết bao giờ gặp lại!
Ðúng như nguồn tin hôm trước và dự đoán hôm nay, dưới ánh nắng gay gắt, trước nhất là một chiếc jeep đi đầu, ngay sau là tiếng xích sắt nghiến trên mặt đường của một chiếc T54 nòng đại bác kềnh càng chỉa về trước, hai bên hông xe là một số bộ đội, có cả du kích dép râu có lẽ lần đầu tiên được “cưỡi” xe tăng, rồi tiếp theo là 2 chiếc Molotova đầy bộ đội miền Bắc và du kích dép râu, mũ tai bèo, lá ngụy trang. Họ di chuyển dường như khá chủ quan là sau cả buổi lệnh buông súng của Dương Văn Minh loan báo trên đài, các ổ kháng cự của quân đội VNCH đã rời vũ khí, bỏ trống chiến trường. Họ chuyển quân như đi duyệt binh, như phô trương lực lượng.
Tư và bán tiểu đội Biệt Kích Dù chỉ chú ý đến phần đầu kể từ chiếc xe jeep để có thể tấn công chớp nhóng và rút nhanh trước khi địch hoàn hồn. Ðoàn xe tiến ngày càng gần vào vị trí ổ phục kích. Tư bình thản nói nhỏ vào tai các xạ thủ:
- Jeep có sĩ quan đi đầu, cậu chơi chính xác 1 quả cho tôi!… Chiếc T54 kế, hai cậu chơi hai quả trực xạ ngang hông cùng một lúc!… Hai Molotova đi sau, mỗi chiếc một quả chính xác cho tôi!… Các ống phóng còn lại, các cậu xả láng hết vào bất cứ đoàn xe hay đám tùng thiết nào xuất hiện trong tầm tác xạ! Và ngay sau đó, biến nhanh theo tôi! Không chần chờ ở lại xem kết quả! Hổ nhanh như ma như biến mới sống!
Tiếng xích sắt chiếc T54 nghiến đường kềnh càng mỗi lúc một gần. Chiếc jeep có một sĩ quan cấp đại tá và hai nhân viên truyền tin cùng chiếc T54 vừa lọt vào tầm tác xạ hữu hiệu, có thể nói là quá sát vị trí phục kích, Tư ra lệnh khai hỏa.
- Ầm!
Một vệt lửa vụt đi, quả M72 lao như điện xẹt vào mục tiêu. “Tiến về Sài Gòn. Ta giết sạch giặc thù” chưa thấy đâu, nhưng chiếc jeep đi đầu bị thổi tung lên như con diều giấy bốc cháy. Bị tấn công bất ngờ, chiếc T54 hoảng hồn nã một phát đại bác lên tháp chuông nhà thờ. Tháp chuông bị vỡ sụp một góc. Nhanh như chớp, trước khi đại liên và đại bác tác xạ vào các vị trí nghi ngờ khác, hai quả M72 phóng thẳng vào hông phải chiếc T54:
- Ầm! Ầm!
Chiếc T54 lật ngửa sang một bên, bốc cháy bên vệ đường. Ba quả M72 tấn công quá nhanh, chỉ trong vòng không tới 30 giây, bộ đội Bắc Việt và các du kích bám trên xe không phản ứng kịp, bị văng xuống như sung rụng. Trong một tích tắc tiếp theo đó, hàng loạt M72 phóng thẳng vào hai chiếc Molotova chở đầy lính đủ loại, nón cối, mũ tai bèo và vài chiếc đi sau.
- Ầm! Ầm! Ầm…!
Nguyên một đoạn đường còn lại trong tầm tác xạ của M72 bỗng chốc thành bãi chiến lửa khói đầy xác xe và người chết. Tiếng súng AK khai hỏa từ phía sau đoàn “con-voi” nhưng họ không biết họ bị tấn công từ đâu. Không một tiếng súng nhỏ M16 bắn trả. Bỗng chốc chiến trường thành một thứ chiến trường im lặng chết người. Trong cái khoảnh khắc im lặng mà Bắc quân còn nằm chết dí trên mặt đất bắn lung tung, chưa nắm vững tình hình địch và thiệt hại của các chiếc xe đi đầu, bán tiểu đội Biệt Kích Dù đã biến đi tự lúc nào.
Sau khi không nghe thấy gì nữa, các đơn vị Bắc quân và chiến xa còn lại thận trọng dàn quân thành một vòng cung bọc tròn khu vực nhà dân, nhà thờ và trường tiểu học. Họ di chuyển chậm và họ nghĩ rằng trận phục kích kế tiếp sẽ diễn ra. Nhưng không! Tiếng nổ lác đác còn lại chỉ nghe thấy từ lòng chiếc T54 với những đạn loại nhỏ bị cháy và còn phát nổ. Vòng vây khép lại như một mẻ lưới, càng lúc càng nhỏ dần.
Bắc quân uất giận bắt đi vị linh mục già chánh xứ co ro trong nhà thờ và mấy người dân đau ốm tá túc trong nhà thờ. Họ lục soát trong nhà dân, bắt thêm vài người. Tháp chuông nhà thờ đổ nát nhưng tượng Chúa và tượng Ðức Mẹ vẫn còn, một tên VC lia vào tượng một tràng AK và ra ngoài, hắn lầm lừ như con hổ bị trọng thương. Một tên chỉ huy hạch hỏi hai người dân điều gì không rõ, song sau đó, họ bắn cả hai ngay trước cổng nhà thờ.
Toán quân cộng sản tiếp tục di chuyển, áp tải theo linh mục chánh xứ và những người dân vô tội, đến ngay tại cây số 7, họ dừng chân, họ bàn chuyện gì không biết, nhưng sau đó họ lôi ra bắn tiếp 2 người nữa và vứt xác bên vệ đường. Người dân miền Nam, những người bị bắt còn sống chưa bị hành quyết tại cây số 7, những người còn sống trong các nhà bên đường… kinh hoàng, vài người đã la hét trong cơn hoảng loạn tâm thần. Họ thấy cái chết lắc lư trên đầu họ. Và dường như Bắc quân thấy một cái gì không ổn trong hành động của họ trước những tiếng gào thét tuyệt vọng của đồng bào, họ ngưng hành quyết những người còn lại.
Trên quốc lộ 1, đoạn đường từ cây số 6 trước nhà thờ Kim B đến cây số 7 cũng chính là một phần của đoạn đường “Tiến về Sài Gòn, ta giết sạch giặc thù!” Bài hát “Tiến về Sài Gòn” của Huỳnh Minh Siêng đã hiện thực trên những vũng máu của người dân vô tội.
Ngày 1 tháng 5, thủ đô Sài Gòn tang tóc. Chiều, gió nhe ïthổi từ sông Sài Gòn như hơi thở tàn hơi trên từng sợi tóc của những người dân phờ phạc, âu lo, trên từng tàng cây hai bên đường như cảm nhận một mùa xuân tang tóc. Sài Gòn thoi thóp thở. Ðâu đó, người ta thỉnh thoảng còn nghe tiếng súng, tiếng lưu đạn nổ. Tiếng nổ của những người tự tử chết theo thành. Tiếng súng của những anh em còn chiến đấu tuyệt vọng từ những hẻm hóc giữa thủ đô liệm chết.
Tư lần mò đến địa điểm hẹn anh em ở Ngã Ba Hàng Xanh. Thầy trò Tư lặng lẽ ôm nhau, cùng nhau ăn một bữa cơm ly biệt sau cùng. Tư bùi ngùi nói với anh em:
- Trách nhiệm của chúng ta đối với Tổ Quốc đã tròn. Không ai lệnh cho chúng ta phải đánh trận sau cùng khi Dương Văn Minh đã đầu hàng. Tôi tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Ðức Mẹ đã bảo bọc chúng ta để còn gặp đủ anh em đêm nay. Nhưng ngay trong đêm nay, tôi không còn là người chỉ huy anh em, anh em mỗi người tự thay tên đổi họ để về nguyên quán, lo cho gia đình, vợ con. Tôi sẽ còn ở lại Sài Gòn ít hôm coi tình hình, và có thể trở lại coi tận mặt chiếc T54 bị bắn cháy trước khi về lại Cao nguyên.
- Em còn độc thân! Ông thầy cho em ở lại và tháp tùng ông thầy!
- Không! Em về với bà cụ! Tình hình vô cùng nguy hiểm! Thôi, chúng ta chia tay! Coi chừng mấy thằng 30 nằm vùng!
Ðèn trong trong phòng vụt tắt. Bán tiểu đội Biệt Kích Dù không còn quân phục, không còn vũ khí của thiếu úy Vũ Văn Tư ôm nhau trong bóng tối. Người ta không thấy nước mắt, chỉ nghe những tiếng nấc ly biệt, nghẹn ngào…
Mấy hôm sau, Tư lẻn về lại Hố Nai một mình. Ðịch vẫn chưa áp đặt gắt gao sự kiểm soát trong vùng. Tư mặc đồ rách rưới như một nông dân lần đến thăm nhà thờ Kim B và khu vực trận địa. Tư lựa một góc nhà khuất, dựa lưng nhìn chiếc T54 và xác chiếc jeep nằm tan nát bên cạnh. Tư được biết một sĩ quan cấp đại tá và hai người lính truyền tin đã tử thương trong trận phục kích, số thương vong trên các chiếc Molotova và đoàn quân phía sau không rõ. Về lại Sài Gòn, Tư gặp một số bạn thân kể lại trận đánh và anh biến mất khỏi Sài Gòn sau đó.
Một năm sau, Tư hoàn toàn thay tên, đổi họ và sống như một người dân không biết gì về lính tráng. Lặng lẽ, âm thầm, uất ức và chán đời về sống ẩn dật về sống ở Cao nguyên. Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư đã không còn trên cõi đời. Dần dà, anh trở thành người thất chí rồi mất trí. Anh không điên, nhưng người nhà cho biết anh Tư ngày nào cũng như ngày nào, suốt ngày cứ lầm bầm… những câu ” Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng? Quân phản bội! Quân hèn nhát! Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng?…” Và trong một đêm mưa Cao nguyên sấm động rung trời như hét lời hận uất giữa không trung, mưa như trút nước, anh Tư nằm liệt giường, mê sảng. Trong cơn mê, anh cũng cứ thều thào… ” Tại sao đầu hàng? Tại sao đầu hàng?…” Và sáng hôm sau, anh nằm yên, vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.
Thiếu úy Biệt Kích Dù Vũ Văn Tư mất năm 1976 dưới một cái tên hoàn toàn xa lạ, không vinh thăng, không phủ cờ, không huy chương, không một cánh hoa dù có mặt cạnh áo quan. Anh nhắm mắt nhưng mối hờn không chết trên quê hương, và chỉ một mình anh mang theo niềm hận uất khôn nguôi của riêng mình xuống đáy huyệt sâu. Khối hờn chung trong hơn ba mươi năm vẫn còn vẫn còn bàng bạc trên từng ngọn cây tấc đất… dẫu dấu tích của cuộc chiến bi hùng đã tàn phai theo tháng, theo năm.
Hải Triều / Trung Nghĩa
Trận Đánh Quyết Tử trên Cầu Saigon 30-4-1975
Nguồn:https://www.facebook.com/vu.pham.73113/posts/607674172681091
Bình Luận
- Vu Pham (Clip film tài liệu vài ngày cuối tháng 4-1975 này khiến VC sợ hãi và xấu hổ nên chận từ Việt Nam)Đoạn film tài liệu cho thấy những nhóm Quân nhân trong binh chủng Dù, Nghĩa quân, Nhân dân tự vệ rất ANH HÙNG, chiến đấu chặn, chống quân Giặc Cộng Sản
quanh Sài Gòn. Còn dân chúng thì ồ ạt di tản và chạy trốn khỏi tay Giặc Cộng Sản trong
lo sợ, hoảng loạn và đau khổ. - Tong Pham Saigon thuc su vi bao vay tu 04/27, cac don vi phao dat tu Binh duong, Thanh tuy ha, Bien hoa da hang dem na phao vao Phi truong TSNN, Thu thiem, Tran danh cuoi cung cac Ban nhin thay duoc thu vao sang ngay 29/4, nhung don viDu , BDQ an ngu Thu do, ngoai ra cac don vi Thiet giap cung duoc tung ra nhung do la lenh phong thu tu TT Tran van Huong. Vi TT cuoi cung da chang lam gi het chi lo tiep xuc voi phe Tran van Tra dang o trong khu TSN danh cho ban lien hop QS bon ben va trai Davis. Trua ngay 30/4 khi di ngang cau Xalo BH nhung xax chet ma toi nhin thay co 1 D/U BDQ, hai xac CS Da chien vai anh em Tieu Khu gia dinh. O cau Tan cang khong thay co xac quan nhan tu thuong. Mai cho den ngay 03/5 Ban quan quan moi cho tap hop cac HS cap 3 di lam ve sinh TP va nhung xac do duoc chon doc xalo BH canh rach o quan Cay dua.
- Vu Pham Đây cũng là clip video ngắn mà VC sợ và xấu hổ nên đã reported để bị xóa, các bạn hãy chuyển và nếu có youtube thì hãy upload để truyền đi cho VC sợ. https://www.youtube.com/watch?v=o5FggCsNjyM
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét