Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Cựu chiến binh tranh luận về chiến tranh Việt nam


Cựu chiến binh tranh luận về chiến tranh Việt nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-07
Đài tưởng niệm các chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh tại Việt Nam
Đài tưởng niệm các chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh tại Việt Nam
AFP

Chiều ngày 5/8/2014 tại thủ đô Washington có một cuộc thảo luận về chiến tranh Việt nam do Hội cựu chiến binh về sự thật lịch sử tổ chức.
Bỏ rơi miền Nam Việt Nam là một điều xấu hổ cho Hoa Kỳ
Mở đầu buổi hội thảo là Tiến sĩ Robert Turner. Ông từng là Chủ tịch đầu tiên của Viện hòa bình Hoa kỳ do Hạ viện thành lập. Trong bài nói gần một tiếng đồng hồ của mình, ông Turner lượt lại lịch sử cuộc chiến tranh Việt nam với sự can thiệp quân sự của Hoa kỳ. Ông nhấn mạnh đến bối cảnh xung đột ý thúc hệ mà trong đó khối cộng sản muốn sử dụng Việt nam như một cuộc thí nghiệp trong cuộc chiến đối đầu với phương Tây.
Tiến sĩ Turner trích lời ông Lâm Bưu, một chỉ huy quân sự nổi tiếng của Hồng quân Trung quốc rằng nếu cộng sản Việt nam thành công thì cộng sản các nơi khác cũng sẽ thành công.
Sự bỏ rơi miền Nam Việt nam của Hoa kỳ là một sự xấu hổ trong lịch sử
Tiến sĩ Turner
Ông Turner cũng nói đến phong trào phản chiến ở Mỹ, và sau đó là quyết định của Quốc hội Hoa kỳ vào năm 1973 không can dự vào cuộc chiến Việt nam nữa. Việc này dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt nam, và các thảm cảnh của người dân Việt nam nói riêng, người dân Đông dương nói chung trong các trại tị nạn của thuyền nhân, trong các vùng kinh tế mới, cũng như các trại tù cải tạo.
Ông Turner kết luận rằng sự bỏ rơi miền Nam Việt nam của Hoa kỳ là một sự xấu hổ trong lịch sử.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiếp nối buổi hội thảo, theo ông thì cuộc chiến Việt nam là một công việc dang dở của người Mỹ. Ông nói tiếp về chủ đề ông trình bày
Người ta cho rằng cuộc chiến Việt nam là không hợp pháp, không hợp đạo lý, và không thể thắng. Tôi sẽ trình bày về khía cạnh đạo lý của cuộc chiến.
Giáo sư Bích lượt lại lịch sử của tư tưởng cộng sản ở Việt nam, việc thiết lập một chế độ đàn áp của những người cộng sản Việt nam. Trong bài viết Giáo sư có trích dẫn những người phản kháng ngay trong hàng ngũ của chế độ cộng sản như nhà văn Dương Thu Hương, Đại tá quân đội cộng sản Bùi Tín, nhà báo Huy Đức. Theo đó cuộc chiến Việt nam đã thắng bởi một phe kém phát triển hơn về mặt xã hội. Và đó là vấn đề đạo đức của cuộc can thiệp của người Mỹ.
Những người phản kháng ngay trong hàng ngũ của chế độ cộng sản như nhà văn Dương Thu Hương, Đại tá quân đội cộng sản Bùi Tín, nhà báo Huy Đức. Theo đó cuộc chiến Việt nam đã thắng bởi một phe kém phát triển hơn về mặt xã hội. Và đó là vấn đề đạo đức của cuộc can thiệp của người Mỹ
Giáo sư Bích
Diễn giả cuối cùng là Đại tá về hưu Andrew Finlayson.
Tôi nói về chiến lược của miền bắc Việt nam, và chiến lược mà chúng ta đã có thể sử dụng để tạo cho miền Nam Việt nam một cơ hội tốt hơn.”
Đại tá Finlayson nói về những vấn đề quân sự ở vùng giáp ranh vĩ tuyến 17. Theo ông thì quân đội Mỹ có thể làm tốt hơn khi triển khai ở vùng hạ Lào để ngăn chận đường mòn Hồ Chí Minh, và từ đó ngăn chận sự tiếp tế cho quân nổi dậy cộng sản tại miền Nam.
Trong ít phút đồng hồ còn lại của buổi hội thảo, một số người nghe đã đặt câu hỏi và lời bình luận.
Trả lời câu hỏi rằng liệu sau khi quân đội Mỹ rút đi, nhưng nguồn viện trợ từ Hoa kỳ cho miền Nam Việt nam vẫn giữ vững thì liệu tình hình có khá hơn không! Ông Finlayson nói rằng ông không chắc.
Một người nghe lại nhận định là cuộc chiến Việt nam không chỉ đơn thuần là vấn đề quân sự mà còn có các yếu tố chính trị, hay những quan hệ với Liên Xô và Trung quốc nữa.
Một người nghe khác là cựu thiếu tá bộ binh Andre Sauvageot, có mặt tại chiến trường Việt nam trong chín năm, thì có một nhận định rằng cuộc chiến Việt nam là không thể thắng.
Tôi đi công tác khắp nước và làm nhiều báo cáo cho ông Colby, những bài phân tích, và tôi ngày càng bi quan khả năng Việt nam cộng hòa tồn tại được.”
Ông Sauvageot cũng có nói là ông cũng hài lòng vì đã tham gia buổi hội thảo vì ông được nghe những điều mà những người lính trên chiến trường như ông chưa được biết.

ifảnđộng

nơi gửi hue
P.1
Dù Mĩ và đồng minh không thể thắng Cs Bắc Việt nhưng vẫn có thể duy trì VnCh Miền Nam như Nam Hàn chứ ?!

Mĩ không thể thắng Cs Bắc Việt nhưng Miền Nam VnCh lại có thể thắng...

Mỹ không chủ yếu triệt hạ cs Bắc Việt vì ngán Nga-Tàu nên càng chẳng muốn VNCH thắng cs Bắc Việt

Nếu Tt R. Nixon còn tại vị thì liệu chiến cuộc VN có khác không khi những binh đoàn Cs Bắc Việt tập trung quân số tràn vào đánh chiếm Miền Nam 1975 thì có là cơ dịp trăm năm một thuở cho B.52 tiêu loại khỏi vòng chiến cách nhanh gọn không ?
07/08/2014 12:45

ifảnđộng

nơi gửi hue
P.2
Nếu Miền Nam có hệ thống đê đập như hệ thống đê điều sông Hồng Hà thì liệu quân đội VNCH có tồn tại được vài mùa mưa khi nước thượng nguồn tràn về mấp mé các các bờ đê đập không ?

Và nếu Miền Nam có hệ thống đê đập như hệ thống đê điều sông Hồng Hà thì ắt hẳn cs Bắc Việt đã không quá phải trường kỳ gian khổ tới 20 năm với gần 2 triệu thanh niên phải sinh Bắc tử Nam hơn là chỉ cần vài toán đặc công ?!

Cuộc chiến toàn diện -dù có phải đốt trụi sạch rặng Trường Sơn- thì càng đánh phá vào những "tử huyệt chí tử" của đối phương càng mau chóng kết thúc , và các thiệt hại nhân mạng v.v... được giản thiểu tối đa .

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/debat-on-vn-war-by-vn-vet-08072014070151.html

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét