Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Báo lề Đảng vạch trần sự thật: HCM là tên Việt gian

Báo lề Đảng vạch trần sự thật: HCM là tên Việt gian

Đây là 2 trong loạt bài Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay được đăng tải trên Một Thế Giới (Báo Lề Đảng 100%). Đảng CSVN từ xưa tới nay sống trên sự giả tạo, lừa bịp. Khi sự thật được phơi bày thì mọi sự .... thối hơn cứt: Boác Hồ là một tên Việt gian, đẻ ra cái Đảng cộng sản để làm công cụ tay sai cho Quốc tế cộng sản. Rước ngoại bang vào Việt Nam để giày xéo quê hương. (Những đoạn có chữ mầu xanh là của Doremi.)



Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay
Kỳ 42: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Diệp Kiếm Anh và Chu Ân Lai

Đăng Bởi Một Thế Giới - 05:00 15-08-2014

Sinh viên Việt Nam tại Canada biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Ottawa ngày 4.2.1974 để phản đối Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa.

Đêm trước cuộc hải chiến 19.1.1974, Mao Trạch Đông ủy nhiệm Chu Ân Lai chủ trì hội nghị phổ biến quyết định đánh Hoàng Sa và thành lập Ban lãnh đạo tác chiến khẩn cấp do nguyên soái Diệp Kiếm Anh đứng đầu.
Diệp Kiếm Anh là một trong 10 nguyên soái Trung Quốc được phong đợt đầu tiên năm 1955, lúc ông 58 tuổi. Ông gặp Hồ Chí Minh vào giai đoạn cả nước Trung Hoa sôi sục chống phát xít Nhật cuối thập niên 1930.
Đầu năm 1939, Diệp Kiếm Anh được Đảng CSTQ cử dẫn đầu một đoàn cán bộ quân sự đến Hồ Nam (quê hương Mao Trạch Đông) để huấn luyện chiến tranh du kích - lúc ấy Hồ Chí Minh (người của Quốc tế Cộng sản) đóng vai một sĩ quan cấp bậc thiếu tá tham gia đoàn của Diệp Kiếm Anh (với bí danh Hồ Quang) để giảng dạy hai khóa liền từ tháng 2 đến cuối tháng 9 năm đó. (Chính xác nhé, HCM là một tên tình báo của Cộng Sản Quốc Tế, sao Đảng và Nhà Nước cứ ra rả boác Hồ là người yêu nước? Chém giết người miền Nam ròng rã trong 20 năm là ... vì dân vì nước ?)
Cuối đời, Diệp Kiếm Anh ngã bệnh (năm 1982, lúc 85 tuổi): “Trong thời gian chữa trị và điều dưỡng, ông thường kể cho các bác sĩ và y tá chuyện sau: Nhân kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân VN, Diệp Kiếm Anh dẫn đầu đoàn đại biểu hữu nghị quân sự Trung Hoa sang thăm Việt Nam và đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, một chiếc quạt Sương phi đời Minh của Trung Quốc”.
Trên mặt chiếc quạt, ngoài bức quốc họa do Hoàng Vị - một họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc vẽ, Diệp Kiếm Anh còn “làm một bài thơ với tựa đề: Tặng quạt Sương phi cho Hồ Chủ tịch” (La Nguyên Sinh, sđd ở Kỳ 4, tr.17).

Với Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu vợ ông, Hồ Chí Minh là người anh, người nhà của gia đình. Bà Đặng Dĩnh Siêu từng tự tay mình đan một chiếc áo len để Hồ Chí Minh mặc đến khi bạc màu. Viết về quan hệ thân thiết đó, Trần Quân Ngọc qua cuốn “Những người bạn quốc tế của Bác Hồ”, NXB TP. HCM quý II-2000, dẫn hồi ký của Tiêu Tam (Cao Đàm ghi), bài trên Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) số 18.5.1982, cho biết:
Mùa hè năm 1922, Hồ Chí Minh đã gặp Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Lý Phú Xuân, Thái Hòa Sâm cùng một số thanh niên Trung Quốc khác tại Paris và giới thiệu Triệu Thế Viêm, Trần Diên Niên, Vương Nhược Phi, Tiêu Tam vào Đảng Cộng sản Pháp mùa thu năm ấy.
Vài năm sau, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai lại hoạt động bên nhau tại Quảng Châu (1924-1927). Bấy giờ chính phủ Liên Xô cử Bôrôđin làm đại diện Quốc tế Cộng sản tại Trung Quốc (cố vấn cho Tôn Dật Tiên - người đứng đầu chính phủ Quảng Châu). Hồ Chí Minh (với bí danh Lý Thụy làm cố vấn riêng và phiên dịch cho Bôrôđin) phụ trách Cục Phương Nam thuộc Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, được giao đảm trách phong trào nông dân của Trung Quốc, Đông Dương, Miến Điện, Nam Dương. (HCM rõ ràng là một tên tay sai của ngoại bang) Còn Chu Ân Lai giữ chức Chủ tịch Khu ủy Quảng Đông - Quảng Tây Đảng CS Trung Quốc, làm Chủ nhiệm Ban chính trị Trường Quân sự Hoàng Phố, đã nhiều lần mời Hồ Chí Minh tới thăm và nói chuyện với học viên của trường.
Nhiều năm sau, hai người còn gặp ở “đất thánh cách mạng” Diên An (1938). Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), Chu Ân Lai thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sang Hà Nội dự lễ tang, đọc điếu văn trước linh cữu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ xuất sắc của thế giới thứ ba, của các dân tộc đói nghèo và khát khao nhân phẩm. Người đã dạy họ trước hết phải dựa vào sức mình là chính để tự giải phóng (…) cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta những hình ảnh phi thường”. Chu Ân Lai nhắc đến:
- “Công lao của Người đối với Tổ quốc chúng tôi cũng to lớn và vô cùng hiển hách”.
“Tổ quốc chúng tôi” chính là Trung Quốc - nơi Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã phát động và chỉ đạo cuộc chiến tranh xâm lược Hoàng Sa. (Trong cuộc chiến tranh xâm lược Hoàng Sa, đừng quên công lao vĩ đại của HCM đối với TQ). Ban lãnh đạo tác chiến gồm 6 người: Diệp Kiếm Anh (Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương - trưởng ban), Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên và Tô Chấn Hoa.
Chu Ân Lai giữ vai trò chủ đạo, vạch kế hoạch - hoàn chỉnh phương án tác chiến và báo cáo diễn biến trận đánh lên Mao. Cũng chính Chu và Diệp Kiếm Anh liên danh đề nghị Mao phê chuẩn lệnh “nổ súng”. Mao phê “đồng ý” - tức đồng ý dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - theo Tân Hoa xã 5.8.2012 và Nhân dân nhật báo 9.8.2012.
Sau trận hải chiến 19.1, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn chưa đưa ra được chứng cứ lịch sử về “chủ quyền đã có (effet déclaratif)” . Ngược lại, VNCH qua tài liệu gần 100 trang (3.1974) nhanh chóng chứng minh quyền sở hữu của Việt Nam bằng những phân tích sử liệu ghi trong: Phủ biên tạp lục, Hoàng Việt địa dư chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chánh biên toát yếu, và nhiều tài liệu khác của người Hòa Lan về thời các chúa Nguyễn, hoặc của Jean Baptiste Chaigneau và giám mục Taberd.
Đáng ghi nhận là tường trình ngày 16.2.1974 của một cựu quân nhân người Việt thuộc lực lượng không quân Pháp thời trước là ông Trần Văn Mạnh. Khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, ông Mạnh làm Trưởng ty khí tượng Tuy Hòa (Phú Yên) thuộc Bộ Giao thông Bưu điện của Chính phủ VNCH và gởi tường trình trên đến Văn phòng Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Tối cao Pháp viện và Tổng trưởng Bộ Ngoại giao ở Sài Gòn. Ông Mạnh từng sống khá lâu trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, nên thông tin của ông đầy những “chi tiết sống”, giới thiệu bởi tài liệu VNCH (đã dẫn Kỳ 37):
“Phía Đông Bắc đảo Hoàng Sa có vài ngôi mộ của lính thú dưới đời vua Gia Long đã chết và an táng tại đó. Phía Đông có một am thờ gọi là đền Bà (…). Phía Bắc cách độ một cây số nằm dưới mặt biển còn một pho tượng lớn bị gãy đầu (tượng đàn ông). Khi nước thủy triều xuống cạn thì pho tượng ấy được nhìn thấy rõ ràng. Còn tại đền thờ Bà thì có một pho tượng đá (đàn bà) đặt trên một bệ đá chạm trổ tinh vi từ xưa, có lần người Pháp muốn đem pho tượng này về Viện Bảo tàng Đà Nẵng nhưng oái oăm thay tượng tuy nhỏ mà 8 người lính Pháp vạm vỡ bưng lên không nổi để đem xuống tàu thủy và do sự tín ngưỡng lính Việt Nam yêu cầu để lại đền Bà cho đến ngày nay - 1974” (còn nữa)…


Cuộc mít tinh và biểu tình tuần hành tại quận Phú Mỹ ngày 11.2.1974 với 30.000 đồng bào tham dự, nhằm lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa . (Trong khi đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, miền Bắc hoàn toàn im lặng như thể đồng ý với hành động xâm lăng của Trung Quốc)

GIAO HƯỞNG


********


Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay
Kỳ 43: Từ văn kiện tuyệt mật chống VN đến 600 ngày tăm tối của Mao

Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:32 19-08-2014

Ảnh và chú thích của Tư liệu VNCH tháng 3.1974: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 từ Hoàng Sa trở về trong sự reo mừng của hàng ngàn người dân (miền Nam) Việt Nam đang đón chờ

Đời Mao, có 600 ngày phải chìm trong bóng tối bởi mắt bị mờ dần, rồi không nhìn thấy hẳn - bất hạnh đó đến liền ngay sau những ngày đầu Mao “đụng tới” Hoàng Sa…
Cuối tháng 1.1974, mắt Mao bỗng nhiên nhòa hẳn. Khoảng mươi mười lăm thước Mao thấy một người dường như “có hai ba”. Dụi mắt xong, lại thấy một người “có đến bốn năm”, rồi “sáu bảy” - tựa hồ “bóng người âm” vậy. Dần dà, Mao không thể tự xem sách báo, ngay cả khi đọc các văn kiện nếu phải viết lời phê thì “cũng phải nhờ người khác viết thay (…) cũng không thể thấy mặt những người quen thuộc xung quanh, thậm chí ngay cả người đi qua sát mặt, Chủ tịch cũng không nhìn rõ” (Trần Trường Giang, sđd ở Kỳ 8, tr. 325).
Các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu của Trung Quốc chẩn đoán và thông báo Mao bị “đục thủy tinh thể” cả hai mắt, buộc phải phẫu thuật. Nhưng chưa thể phẫu thuật ngay, vì dạng “mù mắt” của Mao phải đợi đến giai đoạn phát bệnh hoàn toàn mới can thiệp “bằng dao kéo” được. Nên, Mao phải “tiếp tục chờ đợi trong mấy trăm ngày dài u tối” nữa - Bệnh càng nặng, đến nỗi Mao “bị mù hoàn toàn, hai chân bị phù thủng, nếu không có người dìu thì không thể đi lại được” (Trần Trường Giang, sđd, tr. 332).
Mao không cho nói với bất kỳ ai khác về chuyện Mao “không nhìn được” ngoài các nhân viên, thư ký, bác sĩ phải làm việc cạnh Mao hàng ngày, kể cả Bộ Chính trị cũng chỉ có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình với vài ủy viên nữa biết.
Tuy thị lực “gần như bằng 0”, nhưng đầu óc Mao vẫn rất tỉnh táo, sắc sảo, tay Mao vẫn nắm chặt quân đội. Bởi quân đội là điều kiện “ắt có” để khai sinh và bảo vệ chế độ của Mao - như Mao từng tuyên ngôn: “Chính quyền vươn lên từ nòng súng”!
Ngón tay Mao độc quyền đặt lên cò súng “quốc gia”, bởi Mao không nhường cho ai vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương. Mao biết, nếu rời vị trí ấy Mao có thể đã bị Lâm Bưu thanh toán. Trong quá khứ, Lâm Bưu không thể ra tay được, do quyền điều động quân đội tập trung trong tay Mao, Bắc Kinh nghiêm ngặt tới mức “điều động một trung đội cũng phải được Mao phê chuẩn - Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng không được điều động một trung đội. Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng trở xuống càng không có quyền ấy” - theo Tân Tử Lăng.
Vậy nên, Lâm Bưu không thể dùng bộ binh đánh ngược Mao. Dầu Hoàng Vĩnh Thắng thuộc vây cánh Lâm, Thắng vẫn không dám phiêu lưu tự ý cầm quân qua cửa ngõ thành phố lấy nửa bước, đừng nói tới “vẫy tay vung đạn” vào Trung Nam Hải ! Lâm Bưu kế cùng, muốn qua Vương Phi (Phó Tổng tham mưu trưởng Không quân) để “tạm mượn” tiểu đoàn cảnh vệ trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân bất ngờ đánh vào Điếu Ngư Đài - theo dự kiến. Không may, giờ chót: lực lượng không quân thân Lâm Bưu bị Chu Ân Lai khống chế, vô hiệu hóa, cả nhà Lâm đành lao vào “đường bay tuyệt mệnh”!.
Cũng ở vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương, Mao điều hơn 40 chiến hạm đến vùng biển Việt Nam làm “tấm lá chắn”cho quần đảo Hoàng Sa sau ngày đánh chiếm (chúng tôi sẽ trở lại “sự kiện Hoàng Sa”trong phần viết về quần đảo Trường Sa ở đoạn sau của loạt bài này).
Trước ngày “bùng nổ Hoàng Sa”, Quân ủy trung ương của Mao soạn thảo một văn kiện tuyệt mật chống phá Việt Nam, lưu hành nội bộ, bị tiết lộ bởi gián điệp Trung Quốc Lê Xuân Thành (người Quảng Đông, được Bắc Kinh tung vào Việt Nam hoạt động và bị bắt tại Quảng Bình ngày 30.3.1973).
Văn kiện có đoạn: “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…” (theo văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” công bố 4.10.1979 - Phần thứ tư). (Ngoài Hồ Chí Minh ra, còn bao nhiêu thằng lãnh đạo CSVN vẫn cưỡng bức người dân gọi Trung Quốc là đồng chí tốt? Những thằng đảng viên đảng CSVN đã sáng mắt chưa ? )
Nhìn về quá khứ, quan hệ “bất bình đẳng” giữa Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra qua đàm phán Geneva 1954. Điều đó, bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn qua bài viết của Thảo Nguyên “Cố TBT Lê Duẩn: Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc !” (Báo điện tử Một Thế Giới 8.7.2014) - trích tham khảo một đoạn (do thư ký của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là ông Việt Phương kể) :
“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”. (lại thêm một bằng chứng: Chuyện của Việt Nam, nhưng do Trung quốc quyết định, vì boác Hồ và Đảng chỉ là tay sai của Trung Quốc)
Sau này, vào 1972, TBT Lê Duẩn nói thẳng với Chu Ân Lai: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán” (Một Thế Giới - tài liệu đã dẫn).
Tư tưởng “nước lớn” và “bành trướng” ngày càng bám rễ trong tư duy của Trung Nam Hải do Mao lèo lái ngay cả khi Mao bị bóng tối giam cầm. Bị mù, Mao vẫn bằng mọi cách trực tiếp xuất hiện trước lãnh đạo các quốc gia đến thăm Trung Quốc như Thủ tướng nước Anh Sir Edward Health (6.1974), Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Leo Tindemans (19.4.1975), Thủ tướng Thái Lan Kukrit Pramoj (1.7.1975).
Trong bóng tối, Mao sắp đặt cẩn thận và chu đáo chuẩn bị đón tổng thống Mỹ Gerald Rudolph Ford sẽ đến Bắc Kinh (12.1975) tiếp tục bàn thêm về thỏa hiệp Trung Mỹ - bao gồm việc Mỹ vẫn mở eo biển Đài Loan cho những “hạm đội Đông Hải” của Mao theo con đường nhanh nhất tràn xuống phía Nam? (còn nữa)

LỜI XIN LỖI
Vì bận công tác đột xuất, nên Giao Hưởng - tác giả loạt bài Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay đã có một số kỳ trễ hạn - thành thật xin lỗi Quý bạn đọc. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục để bảo đảm chuyển tới bạn đọc các kỳ tiếp theo của loạt bài đúng hạn. Cám ơn Quý độc giả đã ủng hộ và theo dõi tin bài của Một Thế Giới lâu nay. Trân trọng.

Giao Hưởng

****

Đọc qua 2 bài trên, người ta có thể thấy rõ 2 điểm:
-HCM là "người nhà" của Trung Quốc. Là "người làm" của Quốc tế Cộng Sản. Khi "người nhà" của Hồ Chí Minh tung quân xâm chiếm Hoàng Sa, thì Đảng CSVN hoàn toàn im lặng, bị cứng miệng
-Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng chống lại hành động xâm lăng của Trung Quốc, nhanh chóng trưng ra những bằng chứng chủ quyền trên Hoàng Sa. Đồng bào miền Nam biểu tình phản đối "người nhà" của Hồ Chí Minh.

Kính thưa các Dư Lợn Viên, các Cựu Chiến Binh, các người đang cầm sổ hưu, cùng những đồng chí đang nỗ lực xả thân để ... tham nhũng (không phải để bảo vệ tổ quốc à nghen !)
Trong bất kỳ phản ứng nào của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, đối với bọn Trung Quốc, đố các đồng chí tìm được một câu nói nào của boác Hồ, mà Đảng "trích ra" để kêu gọi toàn dân chống Trung Quốc xâm lược?. Chắc là không có rồi phải không? Vì boác là người nhà của Trung Quốc, là chàng rể quý của Trung Quốc, là một tên Việt gian bán nước.
Quay súng lại, nổ vào mặt Đảng đi, còn chần chờ gì nữa !

Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30333

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét