Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Dựng sự kiện lịch sử và phá hủy lịch sử

Dựng sự kiện lịch sử và phá hủy lịch sử

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-21
Hình ảnh Hai Bà Trưng trên phố Huế trong ngày Lễ Hai Bà (ảnh minh họa)
Hình ảnh Hai Bà Trưng trên phố Huế trong ngày Lễ Hai Bà (ảnh minh họa)
Photo dantri.com

Hai câu chuyện có liên quan đến lịch sử theo chiều trái ngược nhau ở Hà nội và Sài gòn vừa xảy ra. Một là kỷ niệm sinh nhật Hai Bà Trưng, và hai là phá hủy các kiến trúc ở trung tâm Sài gòn. Cả hai đều bị dự luận phản đối.
Bày ra lịch sử
Câu chuyện những hàng cây cổ thụ bị đốn ngã ở Hà nội và Sài gòn chưa kết thúc, thì một câu chuyện khác cũng có liên quan đến quá khứ, đến lịch sử nổ ra gây nhiều đàm tiếu. Ngày 16/8 báo chí đưa tin thủ đô Hà nội sẽ kỷ niệm 2000 năm sinh nhật… Hai bà Trưng. Nhiều người đã phản đối việc này, kể cả bằng phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước lẫn mạng internet.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên của Hội đồng di sản quốc gia nói rằng ông không đồng ý việc này
Tôi không tán thành việc đưa cái ngày đó lên vì hai lý lẽ. Một là con số đấy là con số huyền thoại, hai là hàng năm chúng ta có kỷ niệm cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng rồi. Như vậy là nó không cần thiết và dựa trên một cơ sở mơ hồ. Đặc biệt là trong điều kiện đất nước khó khăn, tiền đó để làm những việc khác tốt hơn.”
Hai Bà Trưng sống cách chúng ta lâu như thế mà theo truyền thống thì chúng ta không có kỷ niệm sinh nhật. Kỷ niệm sinh nhật đối với những nhân vật thời hiện đại thì được, chứ còn một nhân vật quá xa xôi thì việc đó không đúng với truyền thống Việt nam
Thạc sĩ Đào Tiến Thi
Một lý do khác mà những người chống đối việc tổ chức lễ lạt này là kỷ niệm sinh nhật như vậy trong thời xa xưa không phải là truyền thống của dân tộc. Thạc sĩ Đào Tiến Thi từ Hà nội cho biết ý kiến của ông
Hai Bà Trưng sống cách chúng ta lâu như thế mà theo truyền thống thì chúng ta không có kỷ niệm sinh nhật. Kỷ niệm sinh nhật đối với những nhân vật thời hiện đại thì được, chứ còn một nhân vật quá xa xôi thì việc đó không đúng với truyền thống Việt nam.”
Cuối cùng thì thành ủy Hà nội ra thông báo do bận việc đột xuất nên hoãn lại việc kỷ niệm nay. Giáo sư Thịnh hoan nghênh quyết định này
Chính quyền cũng bắt đầu nghe ý kiến phản biện của người dân, của các nhà khoa học, như thế cũng tốt. Tôi hoan nghênh thái độ của họ.
Tuy nhiên ông cũng cười nói rằng ông cũng không hiểu tại sao cơ quan đảng của Hà nội nói là hoãn, chứ không nói là không làm.
Không quan tâm đến lịch sử
Trong khi đó thì tại Sài gòn, tiếp theo việc đốn hạ những hàng cây cổ thụ tại trung tâm thành phố để thực hiện dự án tàu điện ngầm, một tòa nhà có tuổi 130 năm là Thương xã Tax được dự tính sẽ bị phá dỡ để xây vào đó một cao ốc hiện đại. Việc này gây nhiều tiếc nuối cho người dân Sài gòn.
Tiếc nuối thì chắc rồi. Hồi họ đập chổ của mình, nhiều người cũng tiếc như là cà phê Givral, rồi thì họ cũng đập xong hết rồi. Mấy chổ đó nhà Tây ngày xưa xây cũng hay mà mấy ông ấy cứ khoái đập, chắc đập xong có tiền hay sao đó mà cứ đè ra mà đập
Một người dân Sài gòn
Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu trong lần trả lời chúng tôi về mâu thuẫn giữa bảo tồn di tích và phát triển kinh tế cho rằng các quyết định xây dựng phát triển đã không quan tâm đến cộng đồng nên đã gây ra những phản ứng buồn lòng như vậy từ phía người dân.
Một người dân Sài gòn làm việc ở khu trung tâm thành phố nói với chúng tôi
Tiếc nuối thì chắc rồi. Hồi họ đập chổ của mình, nhiều người cũng tiếc như là cà phê Givral, rồi thì họ cũng đập xong hết rồi. Mấy chổ đó nhà Tây ngày xưa xây cũng hay mà mấy ông ấy cứ khoái đập, chắc đập xong có tiền hay sau đó mà cứ đè ra mà đập. Bây giờ cái nhà hát nó lọt thõm bên trong mấy cái nhà cao tầng có ai thấy đâu. Caravelle, Vincom nó che hết rồi.”
Thương xá TAX ngày xa xưa
Thương xá TAX ngày xa xưa năm 1960
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nhìn những ngôi nhà cũ mang dấu những thời gian lịch sử khác nhau được thay thế bằng các cao ốc thương mại đã  viết trong bài viết mới nhất của mình rằng phải chăng bây giờ ở Việt nam người ta chỉ  biết xây dựng hai thứ, đó là nhà nghỉ và trung tâm thương mại!
Cũng có ý kiến cho rằng những ngôi nhà như thương xã Tax ở Sài gòn không phải là quá xưa để có thể được coi như một di sản để mà giữ gìn.
Tôi nghĩ là bất cứ cái gì đã gắn với truyền thống, đã đi vào lịch sử, nó đã tồn tại như một chứng tích lịch sử rồi thì bất cứ thay đổi nào chúng ta cũng phải tính toán thật kỹ
Giáo sư Thịnh
Giáo sư Thịnh từ Hà nội nói rằng không phải hoàn toàn như vậy, ông lấy dẫn chứng là cầu Long Biên ở Hà nội mặc dù chỉ hơn 100 năm và không phải do người Việt xây, nhưng nó gắn với lịch sử Hà nội cho nên phải giữ gìn. Ông Đào Tiến Thi thì nói
Tôi nghĩ là bất cứ cái gì đã gắn với truyền thống, đã đi vào lịch sử, nó đã tồn tại như một chứng tích lịch sử rồi thì bất cứ thay đổi nào chúng ta cũng phải tính toán thật kỹ.”
Giáo sư Thịnh nói rằng ông không rõ những chi tiết đng diễn ra ở Sài gòn, nhưng nếu những việc đó đụng chạm tới lịch sử thì người Sài gòn cũng phải lên tiếng
“Tôi nghĩ rằng người Sài gòn cũng phải lên tiếng khi mà những sự xây dựng, làm mới đó nó đụng chạm đến di sản, đặt vấn đề là làm thế nào để giải quyết cho nó hài hòa.”
Vấn đề hài hòa mà giáo sư Thịnh nói đến cũng là vấn đề quan tâm hòa hợp với suy nghĩ, lợi ích của cộng đồng cư dân địa phương khi thực hiện một dự án phát triển mà Tiến sĩ Hậu đã nói.
Ngay sau khi tin thương xá Tax sẽ bị bỏ đi, một cố công dân Sài gòn đã tổ chức ký một kiến nghị yêu cầu dừng ngay việc đó.
Việc dừng lại việc di dời giải tỏa trung tâm Sài gòn có thể sẽ làm tốn kém hơn kế hoạch phát triển thành phố nhưng có thể sẽ có nhiều người đồng tình. Ngược lại một việc tốn kém khác cũng liên quan đến lịch sử lại bị nhiều phản đối là …. Sinh nhật Hai Bà Trưng!
Ý kiến (5)
 
Phải Trái 
 nơi gửi Saigon
Đã gọi là Đảng Cướp mà ! Vì ngu dốt không làm được gì, nên cứ lấy thế mạnh gọi là " chủ trương lớn của Đảng" để áp đặt mọi việc lớn nhỏ . Còn mấy tên Ngô nghê bám đít , hít hơi, nuốt của đánh rơi, cố gắng cuối cùng níu cho bằng được , ngược dòng lòng dân, liếm được lúc nào xào ngay vào miệng . Chúng chê bai kẻ sĩ , hàm Hồ thiếu nghĩ , bởi bổng lộc như cục xương quăng xuống đất .
21/08/2014 15:40

Nhớ Công Ơn Tổ Tiên

nơi gửi USA
Hơn lúc nào hết, phải làm song lại những hình ảnh, những anh hùng của dân tộc cho dù có tốn kém bao nhiêu cũng phài làm. Niềm tự hào về tổ tiên Việt thì vô giá để con cháu còn biết đâu là nguồn gốc của mình.
21/08/2014 13:43

Võ Thế Danh

nơi gửi Không xác định
CS Hà Nội, xưa kia gọi là CS Bắc Việt, họ chỉ tôn sùng ông HCM thôi. Một năm không biết tốn bao nhiêu tiền của để tuyên truyền ông HCM. Còn việc khác miễn bàn. Ngày nay ông HCM có vẻ hết thiêng, có nhiều người còn mong muốn chôn thi hài ông ta, bởi ông HCM là biểu tượng cho những kẻ bất tài vô dụng bám víu vào sống trên cái xác thối của ông ta.
21/08/2014 10:03

Nguyển Kim

nơi gửi Mỹ Tho
Người Việt Nam nên hãnh diện vì có lịch sử oai hùng để làm lể kỷ niệm. Chứ ăn học cao mà quên cội nguồn thì cái bằng không có giá trị gì!
21/08/2014 08:45

Lê Văn Tám

nơi gửi Cầu thị Nghè
Đảng đã có chủ trương: quyết phá sạch và đốt sạch mọi dấu tích của lịch sử để viết lại phù hợp với tình hình chính trị.
21/08/2014 08:39
Xem tất cả ý kiến.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/creat-so-cal-fact-histor-08212014060430.html

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét