(08/07/2011 02:41 PM) (Xem: 18)
Tham luận Nhận Định Huỳnh-Mai St.8872 Dạ Lệ Huỳnh Và nhiều Tác Giả
...
Người Lính Già Trên Xe Xích Lô
Xin viết tiếp...Bác Thọ cố quên đi những gì thân thương của kỷ niệm. Nay chính nó cũng muốn lãng quên mình như chính những gốc me già kia...
Bác mau chân trở về khu xóm xưa như người chạy trốn một thực tại phủ phàng...Bác nhớ buổi ban sáng, trên chuyến xe đò khuya trở về thành phố, hai đứa con của bác đói bụng lắm nên khi xuống xe tại bến, hai đứa con mừng rở vô cùng xen lẩn ngơ ngác và bở ngở đáng thương như chú "Mán lên thành" thấy cảnh người tấp nập, buôn bán rộn ràng. Đi qua một hàng bán cơm tấm bì chả trứng chiên hai đứa dừng lại, thèm ăn mà chả dám xin, sợ ba má la rầy làm xấu hổ trước đám đông. Biết hai con thèm ăn cũng như người vợ yêu quí của bác chả dám kêu chồng cho ăn!...Biết được tâm trạng đói lòng của ba mẹ con nên bác đành bấm bụng rút ruột hầu bao là- tiền chất mót, dành-dụm đi làm hồ sơ xuất cảnh chương trình H.O 3 nếu được phía Mỹ phỏng vấn và khám sức khỏe. Kêu chủ quán bốn dĩa cơm tấm chả-bì cho cả nhà cùng ăn.Khi bà chủ mang ra, thấy hai đứa con bác đở hai dĩa cơm trong cánh tay bé nhỏ gầy guột run run lên vì đói khát thèm cơm lâu ngày không có ăn...toàn là rau củ luột cùng sắn khoai thế cơm, nên khi gặp cơm tấm chả bì là món khoái khẩu nên chúng rưng rưng nước mắt vì sung sớng....Bác ngồi đó nhìn hai con ăn ngấu nghiến vét sạch đỉa cơm không cần dạy bảo như hằng ngày. Thấy chúng còn thèm ăn, nên bác san-sớt dĩa cơm phần tôi cho hai đứa, còn vợ bác nhìn tôi bẻn lẻn xấu hổ, thấy mà thương!.
Về lại xóm cũ của khu gia binh xưa không còn nhà để ở. Thấy vậy người hàng xóm cũ tốt bụng kêu cả nhà bác về tá túc vĩa hè còn trống lối đi. Nhờ thế nên bác che được mái bạt bằng nilon ở tạm không muốn trơ lại chốn rừng xưa khu kinh tế mới...Bạn bè lính tráng ngày xưa trong trại gia binh, cố sống nếu kéo lại không đi vùng kinh tế thì khỏi mất nhà!?. Nay thấy bác trở về tất cả đều mừng, mỗi người giúp một tay dựng lại cái chòi vĩa hè góp tiền mua cho bác một chiếc xích lô cà tàng làm phương kế sinh sống. Còn vợ bác được các bà hàng xóm rủ nhau ra bến xe miền tây xa cãng cho thuê cân hàng hóa chở về miền lục tỉnh bán buôn, nên cuộc ống dần dần ổn định và nuôi thêm, còn nuôi thệm một bà mẹ vợ say-xỉn tối ngày, bà say vì quá bất đắc chí, gia đình bà bị đánh tư sản sập tiệm mấy cửa hàng ngoài chợ nên chạy về sống tá túc với con gái và ông rễ đạp xích lô như bác thọ....
Nhờ chính sách nhà nước XHCNVN càng lúc càng cởi mở hơn và biết tôn trọng quyền tư hữu tư nhân cho làm ăn và kinh doanh cá thể không vào tập đoàn, quốc doanh và theo mô hình kinh tế thị trường, nên người dân làm ăn khấm khá hơn lên và chính quyền nhà nước XHCN cũng cởi mở , tư tưởng thông thoáng hơn, nên bác Thọ với chiếc xe xích lô cà tàng kiếm sống qua ngày và có dịp đi dó đây tiếp xúc với bạn bè cùng mọi thành phần cuộc sống xã hội có liên quan đến anh em cải tạo và các gia đình cô nhi tử sĩ, các góa phụ và thương thương phế binh VNCH vẫn còn khó khăn trong cuộc sống không bắt kịp nhịp sống xã hội đang tiến lên XHCN mà họ bị đẩy lùi lại đằng sau của sự lạc hậu nghèo nàn trong kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam. Tôi thấy họ vẫn dậm chân tại chỗ, nghèo vẫn hoàn nghèo dù nhà nước Vn nói họ không còn phân biệt đối xử như xưa, có phải chăng chúng ta mất khả năng phục hồi cái tính năng động thị trường kinh doanh làm ăn vốn có sẳn của Miến Nam mà nhà nước XHCN đã chấp nhận kinh tế thị trường tự-do là đúng với sở trường của chúng ta...Sao vẫn còn những người ăn mày bu quanh những đại gia tư bản đỏ để xin xõ việc làm và vòi vỉnh xin tiền thù lao chùi rừa chiếc xe bống lộn đắt tiền của đại gia. Họ là những tiến sĩ học bằng cấp đầy người, họ là giám đốc, tổng giám đốc, viên chức chính quyền có đủ mọi bằng đầy đường như kẹt xe giờ cao điểm...
Ở Sàigon này người ta dễ nhận ra người quen lắm!...cứ ra đường thấy ai đạp xích lô bán vé số, ăn mày ăn xin hỏi thăm đường đi là khỏi bị lạc vì họ là người cũ Sàigon, chớ nên hỏi nhầm các đại gia, tiến sĩ tuy học vị họ cao nhưng hiểu biết kinh nghiệm sống thua kẽ ăn mày...vì ở nhà cao chì thấy bầu trời là của riêng ta,nên dễ đạp nhầm kẽ ăn mày đang quì lạy, xin xỏ dưới chân mình.
Nhờ có chiếc xe xích lô hứớng dẫn đường theo khách gọi mời chuyến đi, nên hang cùng xó xỉn nào bác củng biết tin tức cuộc sống dân tình khu phố bác đi qua!, nhưng khi nhin lại chính bàn thân mình bác không biết mình bị nhiễm chất độc Da Cam dioxin từ lâu rồi khi uống nước suối rừng trong vùng hành quân có nhiều lá chết Da Cam trôi theo dòng suối dù có đun sôi, nấu chín hay khử chất clorua quin cũng vẫn bị phơi nhiễm như không!? vã lại sau giài phóng phải bị đi công trường lao động xây dựng nhà máy Nguyên Tử tại Đà Lạt do Mỹ bỏ lại phía Vn tiếp thu và đưa công nhân vào xây dựng, thiết kế lại nhà máy nguyên tử. Việt Nam không rành kỹ thuật phản ứng hạt nhân và không có chuyên viên giám giám sát nên bị rò rỉ nguyên từ làm cho một số công nhân bỏ việc...Từ đó sức khỏe của bác yếu dần mà không ai có trách nhiệm xét nghiệm để định bệnh Da Cam hay nhiễm Nguyên tử Đà Lạt. Dù có khác lạ sức khỏe trong người nhưng không phương tiện không tiền nên đành phó mặc cho số phận đẩy đưa...Nay thì nó phát tác bệnh mỗi lúc một trâm trọng hơn, bác biết, bác buồn lắm mà không dám cho vợ con, bạn bè hay!chỉ làm lo lắng thêm mà thôi !?
Mấy lúc gần đây, sức khõe bác yếu dần không cho phép bác đạp xich lô nửa, bác thường hay ghé xe nằm ngủ trưa dưới bóng mát của con đường me sau một cuốc đi xa của khách trong một thân thể uể oải mệt nhoài chán nản bị cơn bệnh hành hạ. Bác chợt giật mình tỉnh thức vì một trái me rơi chín rụng trúng cái nón che khuất mặt trời ngủ trưa cũa bác, chung quanh bác là đám nhò học trò lấy đá ném me, chúng la hét ồn ào thấy vui ghê! chúng ném đá hoài mà me không rụng, thấy vậy nóng lòng, bác gượng ngồi dậy bước xuống xe theo lũ nhò thi trổ trồ tài ném me, là taybác thiện xạ bắn mẹ của thưở bé học trò trốn học hái me, leo nhà Tây hái trộm mận Xoài bị chó Tây rượt chạy về nhà bị mẹ đánh đòn bắt ăn phải hết một thúng me chua, bị dau bụng, ỉa chảy hai ba ngày nên thấy me là phát sợ !?. Sao bây giờ bác lại hái me cùng lũ trẻ trong một thân thể già yếu bệnh hoạn suy tàn kiệt lực. Phải chăng là triệu chứng hiện ảnh ra đi của một ngừời sắp chết mà nguyện ước chưa hoàn thành khi danh dự, trách nhiệm, tổ quốc bị tước đoạt trắng trợn không thương tiếc. Sự hồi sinh sống lại vui chơi với lủ trẻ học trò chỉ là ào ành hiện về !? Của thời niên thiếu là phần thưởng cuối cùng của Thượng Đế ban cho loài người và cho bác Thọ không thỏa nguyện ước mơ cho dân, cho nước. Sau phúc vui chơi với trẻ nhỏ để sống lại thời dĩ vãng xa xưa cho thỏa lòng, bác cảm thấy hơi mệt mõi buồn ngủ nên leo lên chiếc xe xích lô thân yêu của bác và ngủ một giấc dài vô tận đến nghìn thu...mặc cho mây trời vẫn bay và lá me vàng lã tả rơi trên thân xác bác như những giọt nước mắt tiển đưa sau chiếc xe tang xích lô chở xác bác mà không có người đưa tiển khóc cho thân phận chiến tranh của bác!!
Chiếc lá Thu phay một thời chinh chiến
Huỳnh Mai {Một Người đã ra đi}
Bình luận:
Tôi Xin viết và luận về "Hiện Thực của Mùa Thu"
Là hai nét đặc thù của hai kiếp sống đan xen nhau trong một xã hội Việt Nam sau ngày tàn cuộc chiến tranh!. Cứ mỗi lần mùa thu đến là nó mang theo nhiều, biết bao nhiêu hy vọng lẩn muộn phiền của những cụ già, trai gái thanh niên mới lớn lên và biết yêu nhau. Nhưng vì chiến tranh chia cắt nên họ mới nhớ thương nhau, chia sẻ cho nhau những hiễm nguy chiến trường với chồng con người tình qua hình ảnh người lính Bộ Đội Cụ Hồ Miền Bắc vượt Tường-Sơn vào Nam cứu nước. Ở Miềm-Nam có anh lính chiến Cộng-Hòa trấn giữ quê hương nơi địa đầu giới tuyến.
Nhưng tất cả chúng ta cũng chỉ là Nạn nhân cuộc chiến vô nghĩa, phi lý bị lợi dụng của các siêu cường quốc tế, còn dân tộc Việt Nam vẫn là kẽ chiến bại!. Không bao giờ có thắng và thua giữa người Việt với nhau có cùng một quê hương xứ sở...Nên thắng chỉ là thắng dùm cho ngoại bang đế quốc? Tại sao chúng ta phải để sầu để nhớ cho nhau khi tàn rồi chinh chiến mà không có hòa bình trong tâm hồn dân Việt chúng ta.
Hòa bình đâu, sao mỗi lần mùa thu trở lại quê hương, trên khắp phố phường thành thị tỉnh thành đều mang những màu sắc tâm trạng muộn phiền khác nhau, mỗi người một kỹ niệm quá khứ không giống nhau, nhưng quá khứ nào cũng xót xa đau đớn buồn nhiều hơn vui...Bởi vì thế hệ người lớn tuổi ít nhiều liên quan đến quá khứ chiến tranh, nên vẫn bị buồn phiền chi phối...thấy nao nao lòng khi mùa thu đến có lá me vàng rơi cứ ngở là nước mắt người xưa vắng bóng quay về...
Để Quí vị đồng thời "chiến tranh"với tôi cảm nghiệm xúc cãm cho cái buồn mùa thu" núi rừng chinh chiến". Tôi xin kể ngắn gọn một một sự thật chiến tranh quá đau lòng dân tộc, mà ngày nay đã đủ thời gian "giải mã"nó ra khỏi tâm tư thức tỉnh của chiến tranh để chia sẻ cùng mọi người cái đau của nhân loại khi còn hận thù chiến tranh:
Trên con đường hành quân lục soát dưới một chân đồi một thung lũng, đầy lau sậy,cỏ tranh, không một góc cây to sen lẩn. Tất cả đều một màu cỏ tranh vàng rực héo úa cũa những ngày tàn thu núi rừng âm u, ãm đạm,lòng chợt nhớ đến người yêu Sàigon. Cũng"Mái tóc vàng gợn sóngtheo gió bay-Có phải em ngồi đang hong tóc gió..."?Nhưng sao trong đám cỏ vàng úa có một lùm bụi cây xanh tươi tốt giữa mùa xuân!? trong trời thu héo úa không gian. Đây là điểm lạ thường trong kinh nghiệm chiến tranh nên cần quan sát tìm hiểu lý do, tiện thể bắt "chí" cho người tôi yêu...đang bám trên mái tóc vàng thu úa!
Tôi đến lưng chừng đồi trọc toàn tranh, vạch ra một bụi cây xanh lá trong đó có hai bộ hài cốt xương khô dưới chân một tảng đá to, một bộ xương năm là nam và bộ xương ngồi là nữ tựa vào tảng đá, đầu đội nón tai bèo quàng chiếc khăn vằng ngang vai, còn lũng lẳng cái túi y-tá bội đội. Bộ xương của cô gái Bộ Đội còn vương tóc xõa xuống bộ xương nằm, đầu còn nón cối và vương vẩy băng lọ cứu thương...Té ra chùm cây xanh lá trái mùa này là do xác thịt của người nằm xuống làm phân bón lá... của một đời người hy sinh cho lý tưởng quê hương của người lính chiến dù cho phía bên nào chiến tuyến dân tộc. Tôi rất căm thù và chán ghét chiến tranh. Và xin trân trọng kính phục người bên kia nằm xuống cho quê hương, tổ quốc của riêng họ. Nhưng tôi vẫn thấy họ là anh em dòng máu dân tộc tôi. Ở tuổi tôi, anh và chị,chúng ta đều có tình yêu, lý tưởng và mơ ước chớ không phải hận thù chiến tranh...
Tuổi trẻ tương lai thế hệ bây giờ là những người có cuộc sống vương lên và có nhiều điều kiện thuận lợi sống do cha mẹ trao lại cho họ không có qua trải nghiện, nên họ khổ đau sống còn trong cuộc chiến vừa qua nên họ quay lưng lại với quá khứ ông bà, chỉ biết kiếm tiền phục vụ cho cuộc sống, có vợ đẹp con ngoan có nhà ngói đỏ vôi hồng,đi xe hơi bóng lộn, thích làm Đại Gia.Dựa hơi con ông cháu cha đi mua bằng cấp để bịp đời mà trống rổng tri tức không có tình ngươi. Nhờ các anh bán vé số chạy xe ôm, phu quét rác và kẻ ăn mày...nên biết Đại gia,Tiến Sĩ đầy đường làm mĩa mai thêm cho trí thức, tâm thức dân tộc ngàn năm văn hiến chỉ biết chà đạp dân tộc cho bước địa vi riêng mình...còn bao nghèo khổ là lề trái của Xã Hội tiến lên...”Định Hướng Dân Chủ Xã Nghĩa”CSVN.
...
Người Lính Già Trên Xe Xích Lô
Xin viết tiếp...Bác Thọ cố quên đi những gì thân thương của kỷ niệm. Nay chính nó cũng muốn lãng quên mình như chính những gốc me già kia...
Bác mau chân trở về khu xóm xưa như người chạy trốn một thực tại phủ phàng...Bác nhớ buổi ban sáng, trên chuyến xe đò khuya trở về thành phố, hai đứa con của bác đói bụng lắm nên khi xuống xe tại bến, hai đứa con mừng rở vô cùng xen lẩn ngơ ngác và bở ngở đáng thương như chú "Mán lên thành" thấy cảnh người tấp nập, buôn bán rộn ràng. Đi qua một hàng bán cơm tấm bì chả trứng chiên hai đứa dừng lại, thèm ăn mà chả dám xin, sợ ba má la rầy làm xấu hổ trước đám đông. Biết hai con thèm ăn cũng như người vợ yêu quí của bác chả dám kêu chồng cho ăn!...Biết được tâm trạng đói lòng của ba mẹ con nên bác đành bấm bụng rút ruột hầu bao là- tiền chất mót, dành-dụm đi làm hồ sơ xuất cảnh chương trình H.O 3 nếu được phía Mỹ phỏng vấn và khám sức khỏe. Kêu chủ quán bốn dĩa cơm tấm chả-bì cho cả nhà cùng ăn.Khi bà chủ mang ra, thấy hai đứa con bác đở hai dĩa cơm trong cánh tay bé nhỏ gầy guột run run lên vì đói khát thèm cơm lâu ngày không có ăn...toàn là rau củ luột cùng sắn khoai thế cơm, nên khi gặp cơm tấm chả bì là món khoái khẩu nên chúng rưng rưng nước mắt vì sung sớng....Bác ngồi đó nhìn hai con ăn ngấu nghiến vét sạch đỉa cơm không cần dạy bảo như hằng ngày. Thấy chúng còn thèm ăn, nên bác san-sớt dĩa cơm phần tôi cho hai đứa, còn vợ bác nhìn tôi bẻn lẻn xấu hổ, thấy mà thương!.
Về lại xóm cũ của khu gia binh xưa không còn nhà để ở. Thấy vậy người hàng xóm cũ tốt bụng kêu cả nhà bác về tá túc vĩa hè còn trống lối đi. Nhờ thế nên bác che được mái bạt bằng nilon ở tạm không muốn trơ lại chốn rừng xưa khu kinh tế mới...Bạn bè lính tráng ngày xưa trong trại gia binh, cố sống nếu kéo lại không đi vùng kinh tế thì khỏi mất nhà!?. Nay thấy bác trở về tất cả đều mừng, mỗi người giúp một tay dựng lại cái chòi vĩa hè góp tiền mua cho bác một chiếc xích lô cà tàng làm phương kế sinh sống. Còn vợ bác được các bà hàng xóm rủ nhau ra bến xe miền tây xa cãng cho thuê cân hàng hóa chở về miền lục tỉnh bán buôn, nên cuộc ống dần dần ổn định và nuôi thêm, còn nuôi thệm một bà mẹ vợ say-xỉn tối ngày, bà say vì quá bất đắc chí, gia đình bà bị đánh tư sản sập tiệm mấy cửa hàng ngoài chợ nên chạy về sống tá túc với con gái và ông rễ đạp xích lô như bác thọ....
Nhờ chính sách nhà nước XHCNVN càng lúc càng cởi mở hơn và biết tôn trọng quyền tư hữu tư nhân cho làm ăn và kinh doanh cá thể không vào tập đoàn, quốc doanh và theo mô hình kinh tế thị trường, nên người dân làm ăn khấm khá hơn lên và chính quyền nhà nước XHCN cũng cởi mở , tư tưởng thông thoáng hơn, nên bác Thọ với chiếc xe xích lô cà tàng kiếm sống qua ngày và có dịp đi dó đây tiếp xúc với bạn bè cùng mọi thành phần cuộc sống xã hội có liên quan đến anh em cải tạo và các gia đình cô nhi tử sĩ, các góa phụ và thương thương phế binh VNCH vẫn còn khó khăn trong cuộc sống không bắt kịp nhịp sống xã hội đang tiến lên XHCN mà họ bị đẩy lùi lại đằng sau của sự lạc hậu nghèo nàn trong kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam. Tôi thấy họ vẫn dậm chân tại chỗ, nghèo vẫn hoàn nghèo dù nhà nước Vn nói họ không còn phân biệt đối xử như xưa, có phải chăng chúng ta mất khả năng phục hồi cái tính năng động thị trường kinh doanh làm ăn vốn có sẳn của Miến Nam mà nhà nước XHCN đã chấp nhận kinh tế thị trường tự-do là đúng với sở trường của chúng ta...Sao vẫn còn những người ăn mày bu quanh những đại gia tư bản đỏ để xin xõ việc làm và vòi vỉnh xin tiền thù lao chùi rừa chiếc xe bống lộn đắt tiền của đại gia. Họ là những tiến sĩ học bằng cấp đầy người, họ là giám đốc, tổng giám đốc, viên chức chính quyền có đủ mọi bằng đầy đường như kẹt xe giờ cao điểm...
Ở Sàigon này người ta dễ nhận ra người quen lắm!...cứ ra đường thấy ai đạp xích lô bán vé số, ăn mày ăn xin hỏi thăm đường đi là khỏi bị lạc vì họ là người cũ Sàigon, chớ nên hỏi nhầm các đại gia, tiến sĩ tuy học vị họ cao nhưng hiểu biết kinh nghiệm sống thua kẽ ăn mày...vì ở nhà cao chì thấy bầu trời là của riêng ta,nên dễ đạp nhầm kẽ ăn mày đang quì lạy, xin xỏ dưới chân mình.
Nhờ có chiếc xe xích lô hứớng dẫn đường theo khách gọi mời chuyến đi, nên hang cùng xó xỉn nào bác củng biết tin tức cuộc sống dân tình khu phố bác đi qua!, nhưng khi nhin lại chính bàn thân mình bác không biết mình bị nhiễm chất độc Da Cam dioxin từ lâu rồi khi uống nước suối rừng trong vùng hành quân có nhiều lá chết Da Cam trôi theo dòng suối dù có đun sôi, nấu chín hay khử chất clorua quin cũng vẫn bị phơi nhiễm như không!? vã lại sau giài phóng phải bị đi công trường lao động xây dựng nhà máy Nguyên Tử tại Đà Lạt do Mỹ bỏ lại phía Vn tiếp thu và đưa công nhân vào xây dựng, thiết kế lại nhà máy nguyên tử. Việt Nam không rành kỹ thuật phản ứng hạt nhân và không có chuyên viên giám giám sát nên bị rò rỉ nguyên từ làm cho một số công nhân bỏ việc...Từ đó sức khỏe của bác yếu dần mà không ai có trách nhiệm xét nghiệm để định bệnh Da Cam hay nhiễm Nguyên tử Đà Lạt. Dù có khác lạ sức khỏe trong người nhưng không phương tiện không tiền nên đành phó mặc cho số phận đẩy đưa...Nay thì nó phát tác bệnh mỗi lúc một trâm trọng hơn, bác biết, bác buồn lắm mà không dám cho vợ con, bạn bè hay!chỉ làm lo lắng thêm mà thôi !?
Mấy lúc gần đây, sức khõe bác yếu dần không cho phép bác đạp xich lô nửa, bác thường hay ghé xe nằm ngủ trưa dưới bóng mát của con đường me sau một cuốc đi xa của khách trong một thân thể uể oải mệt nhoài chán nản bị cơn bệnh hành hạ. Bác chợt giật mình tỉnh thức vì một trái me rơi chín rụng trúng cái nón che khuất mặt trời ngủ trưa cũa bác, chung quanh bác là đám nhò học trò lấy đá ném me, chúng la hét ồn ào thấy vui ghê! chúng ném đá hoài mà me không rụng, thấy vậy nóng lòng, bác gượng ngồi dậy bước xuống xe theo lũ nhò thi trổ trồ tài ném me, là taybác thiện xạ bắn mẹ của thưở bé học trò trốn học hái me, leo nhà Tây hái trộm mận Xoài bị chó Tây rượt chạy về nhà bị mẹ đánh đòn bắt ăn phải hết một thúng me chua, bị dau bụng, ỉa chảy hai ba ngày nên thấy me là phát sợ !?. Sao bây giờ bác lại hái me cùng lũ trẻ trong một thân thể già yếu bệnh hoạn suy tàn kiệt lực. Phải chăng là triệu chứng hiện ảnh ra đi của một ngừời sắp chết mà nguyện ước chưa hoàn thành khi danh dự, trách nhiệm, tổ quốc bị tước đoạt trắng trợn không thương tiếc. Sự hồi sinh sống lại vui chơi với lủ trẻ học trò chỉ là ào ành hiện về !? Của thời niên thiếu là phần thưởng cuối cùng của Thượng Đế ban cho loài người và cho bác Thọ không thỏa nguyện ước mơ cho dân, cho nước. Sau phúc vui chơi với trẻ nhỏ để sống lại thời dĩ vãng xa xưa cho thỏa lòng, bác cảm thấy hơi mệt mõi buồn ngủ nên leo lên chiếc xe xích lô thân yêu của bác và ngủ một giấc dài vô tận đến nghìn thu...mặc cho mây trời vẫn bay và lá me vàng lã tả rơi trên thân xác bác như những giọt nước mắt tiển đưa sau chiếc xe tang xích lô chở xác bác mà không có người đưa tiển khóc cho thân phận chiến tranh của bác!!
Chiếc lá Thu phay một thời chinh chiến
Huỳnh Mai {Một Người đã ra đi}
Bình luận:
Tôi Xin viết và luận về "Hiện Thực của Mùa Thu"
Là hai nét đặc thù của hai kiếp sống đan xen nhau trong một xã hội Việt Nam sau ngày tàn cuộc chiến tranh!. Cứ mỗi lần mùa thu đến là nó mang theo nhiều, biết bao nhiêu hy vọng lẩn muộn phiền của những cụ già, trai gái thanh niên mới lớn lên và biết yêu nhau. Nhưng vì chiến tranh chia cắt nên họ mới nhớ thương nhau, chia sẻ cho nhau những hiễm nguy chiến trường với chồng con người tình qua hình ảnh người lính Bộ Đội Cụ Hồ Miền Bắc vượt Tường-Sơn vào Nam cứu nước. Ở Miềm-Nam có anh lính chiến Cộng-Hòa trấn giữ quê hương nơi địa đầu giới tuyến.
Nhưng tất cả chúng ta cũng chỉ là Nạn nhân cuộc chiến vô nghĩa, phi lý bị lợi dụng của các siêu cường quốc tế, còn dân tộc Việt Nam vẫn là kẽ chiến bại!. Không bao giờ có thắng và thua giữa người Việt với nhau có cùng một quê hương xứ sở...Nên thắng chỉ là thắng dùm cho ngoại bang đế quốc? Tại sao chúng ta phải để sầu để nhớ cho nhau khi tàn rồi chinh chiến mà không có hòa bình trong tâm hồn dân Việt chúng ta.
Hòa bình đâu, sao mỗi lần mùa thu trở lại quê hương, trên khắp phố phường thành thị tỉnh thành đều mang những màu sắc tâm trạng muộn phiền khác nhau, mỗi người một kỹ niệm quá khứ không giống nhau, nhưng quá khứ nào cũng xót xa đau đớn buồn nhiều hơn vui...Bởi vì thế hệ người lớn tuổi ít nhiều liên quan đến quá khứ chiến tranh, nên vẫn bị buồn phiền chi phối...thấy nao nao lòng khi mùa thu đến có lá me vàng rơi cứ ngở là nước mắt người xưa vắng bóng quay về...
Để Quí vị đồng thời "chiến tranh"với tôi cảm nghiệm xúc cãm cho cái buồn mùa thu" núi rừng chinh chiến". Tôi xin kể ngắn gọn một một sự thật chiến tranh quá đau lòng dân tộc, mà ngày nay đã đủ thời gian "giải mã"nó ra khỏi tâm tư thức tỉnh của chiến tranh để chia sẻ cùng mọi người cái đau của nhân loại khi còn hận thù chiến tranh:
Trên con đường hành quân lục soát dưới một chân đồi một thung lũng, đầy lau sậy,cỏ tranh, không một góc cây to sen lẩn. Tất cả đều một màu cỏ tranh vàng rực héo úa cũa những ngày tàn thu núi rừng âm u, ãm đạm,lòng chợt nhớ đến người yêu Sàigon. Cũng"Mái tóc vàng gợn sóngtheo gió bay-Có phải em ngồi đang hong tóc gió..."?Nhưng sao trong đám cỏ vàng úa có một lùm bụi cây xanh tươi tốt giữa mùa xuân!? trong trời thu héo úa không gian. Đây là điểm lạ thường trong kinh nghiệm chiến tranh nên cần quan sát tìm hiểu lý do, tiện thể bắt "chí" cho người tôi yêu...đang bám trên mái tóc vàng thu úa!
Tôi đến lưng chừng đồi trọc toàn tranh, vạch ra một bụi cây xanh lá trong đó có hai bộ hài cốt xương khô dưới chân một tảng đá to, một bộ xương năm là nam và bộ xương ngồi là nữ tựa vào tảng đá, đầu đội nón tai bèo quàng chiếc khăn vằng ngang vai, còn lũng lẳng cái túi y-tá bội đội. Bộ xương của cô gái Bộ Đội còn vương tóc xõa xuống bộ xương nằm, đầu còn nón cối và vương vẩy băng lọ cứu thương...Té ra chùm cây xanh lá trái mùa này là do xác thịt của người nằm xuống làm phân bón lá... của một đời người hy sinh cho lý tưởng quê hương của người lính chiến dù cho phía bên nào chiến tuyến dân tộc. Tôi rất căm thù và chán ghét chiến tranh. Và xin trân trọng kính phục người bên kia nằm xuống cho quê hương, tổ quốc của riêng họ. Nhưng tôi vẫn thấy họ là anh em dòng máu dân tộc tôi. Ở tuổi tôi, anh và chị,chúng ta đều có tình yêu, lý tưởng và mơ ước chớ không phải hận thù chiến tranh...
Tuổi trẻ tương lai thế hệ bây giờ là những người có cuộc sống vương lên và có nhiều điều kiện thuận lợi sống do cha mẹ trao lại cho họ không có qua trải nghiện, nên họ khổ đau sống còn trong cuộc chiến vừa qua nên họ quay lưng lại với quá khứ ông bà, chỉ biết kiếm tiền phục vụ cho cuộc sống, có vợ đẹp con ngoan có nhà ngói đỏ vôi hồng,đi xe hơi bóng lộn, thích làm Đại Gia.Dựa hơi con ông cháu cha đi mua bằng cấp để bịp đời mà trống rổng tri tức không có tình ngươi. Nhờ các anh bán vé số chạy xe ôm, phu quét rác và kẻ ăn mày...nên biết Đại gia,Tiến Sĩ đầy đường làm mĩa mai thêm cho trí thức, tâm thức dân tộc ngàn năm văn hiến chỉ biết chà đạp dân tộc cho bước địa vi riêng mình...còn bao nghèo khổ là lề trái của Xã Hội tiến lên...”Định Hướng Dân Chủ Xã Nghĩa”CSVN.
Gửi ý kiến
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét