Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

NGƯỜI LÍNH GIÀ TRÊN XE XÍCH LÔ-P3

Người Lính Già Trên Xe Xích Lô 3 (27/08)
(08/27/2011 06:04 AM) (Xem: 6)
Tác giả : Dạ Lệ Huỳnh
Tập Truyện:
Huỳnh Mai St.8872
Bh Dạ Lệ Huỳnh           
August 23,2011                                      
3:13 PM
du lịch việt nam, vietnam travel









...
Nếu có đủ số tiền nầy thì bác Thọ vượt biên từ lâu rồi theo những chuyến tàu bán chính thức của các chú Ba Tàu Chợ Lớn bỏ tiền ra đút lót công an địa phương thuê mua bến bãi, đi tàu lớn an toàn có công an hộ tống ra khỏi vùng biển quốc tế...có đâu ngồi đây năn nĩ kẻ phản bội đồng minh chiến hữu và kẻ thù làm tiền trắng trợn cho cuộc ra đi này không có danh dự  của người lính!.
Quá thất vọng bác bỏ ra về trong sự nuối tiếc và thương cảm của Công an sở ngoại vụ TP/HCM cho một công dân"mới" vì chuyên chính vô sản không có tiền như bác. Trên đường về trở lại khu phố gia binh không còn nhà, bác đi ngang qua con đường me xưa {Tôn Đức Thắng bây giờ bên cạnh Sở Ngoại vụ và Dinh Dộc Lập ngó ra }, bác dừng lại và nhặt những quả me già chín rụng mà bác thường hay đùa nghịch, chơi giởn ngày nào dưới gốc me già lúc thiếu thời còn đi học...nay bác mới biết giá trị và ý nghĩa của trái me già chín rụng giúp cho bác giải khát và đở đói lòng như lúc nầy không tiền dính túi mua cơm và khát nước. Chất chua lè của trái me làm bác nhăn mặt như thắm thía cái chua chát cuộc đời bác đang hứng chịu...Cố nuốt vào lòng nhưng sợ chột dạ, bụng đau vì chưa có hạt cơm nào dằn bụng từ lúc sáng đến giờ trước sự chứng kiến lạnh lùng của hàng me già đang thay lá non để loại bỏ những trái me già chín rụng...giữa bầu trời Sàigon đầy mây lảng đãng vô tình trôi qua!?.
sài gòn Việt Nam















Con đường me Sài gòn thay lá!.Me già chín rụng ngập đường đi!
...Bác Thọ cố quên đi những gì thân thương của kỹ niệm, nay chính nó cũng muốn lãng quên mình như chính những gốc me già kia...Bác mau chân trở về khu xóm xưa như người chạy trốn một thực tại phủ phàng...Bác nhớ buổi ban sáng, trên chuyến xe đò khuya trở về thành phố, hai đứa con của bác đói bụng lắm nên khi xuống xe tại bến, hai đứa con bác mừng rở vô cùng xen lẩn ngơ ngác và bở ngở đáng thương như chú "Máng lên thành" thấy cảnh người tấp nập, buôn bán rộn ràng nơi phố chợ đông người như trong giấc mơ chúng ước được. Đi qua  một hàng bán cơm tấm bì chả trứng chiên, hai đứa dừng lại, thòm them muốn ăn mà chả dám xin, sợ ba má la rầy làm xấu hổ trước đám đông. Biết hai con thèm ăn cũng như người vợ yêu quí của bác cũng chả dám kêu chồng cho ăn!...Biết được tâm trạng đói lòng của ba mẹ con nên bác đành bấm bụng rút ruột cái hầu bao, là của tiền chất mót, dành-dụm lâu nay bán bán mấy rẩy bắp ngô, những giồng khoai sắn để lo đi làm hồ sơ xuất cảnh chương trình H.O3. Mong sao được phía Mỹ kêu lên phỏng vấn và khám sức khỏe cho ra đi và thoát được lầm tham khốn khổ của vợ con.
Kêu chủ quán bốn dĩa cơm tấm chả bì trứng cho cả nhà cùng ăn. Khi bà chủ mang ra, thấy hai đứa con bác đở hai dĩa cơm trong cánh tay bé nhỏ gầy guột run run lên vì đói khát thèm cơm lâu ngày không có ăn...toàn là rau củ luộc cùng sắn khoai thế cơm hằng ngày, nên khi gặp cơm tấm chả bì là món khoái khẩu nhất nên chúng rưng rưng nước mắt vì sung sướng....Bác ngồi đó nhìn hai con ăn ngấu nghiến vét sạch đĩa cơm không cần dạy bảo như hằng ngày. Thấy chúng còn thèm ăn, nên bác san-sớt dĩa cơm của bác phân đôi cho hai đứa ăn tiếp, còn vợ bác nhìn bác bẻn lẻn xấu hổ thấy mà thương!.
Về lại xóm cũ của khu gia binh ngày xưa không còn nhà để ở vì người ta đã chiếm mất rồi...Thấy vậy người hàng xóm cũ, vốn bạn bè tốt bụng kêu cả nhà bác về tá túc vĩa hè còn trống lối đi. Nhờ thế nên bác che được mái bạt bằng nilon ở tạm không muốn trở lại chốn rừng xưa khu kinh tế mới...Bạn bè lính tráng ngày xưa trong trại gia binh cố sống nếu kéo lại không đi vùng kinh tế thì khỏi mất nhà!?. Nay thấy bác trở về tất cả đều mừng, mỗi người giúp một tay dựng lại cái chòi vĩa hè góp tiền mua cho bác một chiếc xích lô cà tàng làm phương kế sinh sống. Còn vợ bác được các bà hàng xóm rủ nhau ra bến xe miền tây xa cảng cho thuê cân hàng hóa chở về miền lục tỉnh bán buôn, nên cuộc ống dần dần ổn định và còn nuôi thêm một bà mẹ vợ say - xỉn tối ngày, bà say vì nỗi buồn quá bất đắc chí: gia đình bà bị đánh tư sản sập tiệm mấy cửa hàng ngoài chợ, nên chạy về sống tá túc với con gái và ông rễ đạp xích lô như bác Thọ....
Nhờ chính sách kinh tế nhà nước XHCNVN càng lúc càng cởi mở hơn với nghị định 34 CP thời Võ Văn Kiệt  nới lỏng quyền làm ăn cá thể, biết chấp nhận quyền tư hữu tư nhân cho làm ăn và kinh doanh cá thể không vào tập đoàn hợp tác xã, quốc doanh và theo mô hình kinh tế thị trường, nên người dân làm ăn khấm khá hơn lên và chính quyền nhà nước XHCN cũng cởi mở, tư tưởng thông thoáng hơn nên bác Thọ với chiếc xe xích lô cà tàng kiếm sống qua ngày và có dịp đi đó đây tiếp xúc với bạn bè cùng mọi thành phần cuộc sống xã hội có liên quan đến anh em cải tạo và các  gia đình cô nhi tử sĩ, các góa phụ và thương thương phế binh VNCH vẫn còn khó khăn trong cuộc sống không bắt kịp nhịp sống xã hội đang tiến lên XHCN mà họ bị đẩy lùi lại đằng sau của sự lạc hậu nghèo nàn trong kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam. Tôi thấy họ vẫn dậm chân tại chỗ, nghèo vẫn hoàn nghèo dù nhà nước VN nói họ không còn phân biệt đối xử như xưa, có phải chăng chúng ta mất khả năng phục hồi cái tính năng động thị trường kinh doanh làm ăn vốn có sẳn của Miền Nam mà nhà nước XHCN đa chấp nhận kinh tế thị trường tự-do là đúng với sở trường của chúng ta.Là vì những người cải tạo và quân dân cán chính VNCH vẫn là kẻ thù truyền kiếp Cộng Sản nên lý lịch đen tối suốt 3 đời con cháu “Ngụy” không chen chân được vào thị trường quốc doanh nhà nước tổ chức, chỉ dành cho con em liệt sĩ, cán bộ nằm vùng hay có công với cách mạng.. Không trách được xã hội đổi đời Cộng Sản mà sao vẫn còn những  người ăn mày bu  quanh những đại gia tư bản đỏ để xin xõ việc làm và vòi vỉnh xin tiền thù lao chùi rửa chiếc xe bống lộn đắt tiền của đại gia. Họ là những tiến sĩ học bằng cấp đầy người, họ là giam đốc,tổng giám đốc, viên chức chính quyền có đủ mọi bằng cấp học vị đầy đường như kẹt xe  vào giờ cao điểm...
Ở Sàigon này người ta dể nhận ra người  quen lắm!...cứ ra đường thấy ai đạp xích lô  bán vé số ăn mày, ăn xin hỏi thăm đường đi là khỏi bị lạc đường vì họ là người cũ Sàigon, chớ nên hỏi nhầm các đại gia, tiến sĩ, thạc sĩ hay những trí thức xách cặp chễm chệ, toàn là cán bộ đổi đời xã nghĩa, tuy học vị họ cao nhưng hiểu biết kinh nghiệm sống thua kẽ ăn mày...vì ở nhà cao chỉ thấy bầu trời là của riêng họ, nên dễ đạp nhằm kẽ ăn mày đang quì lạy, xin xỏ dưới chân mình.
Nhờ có chiếc xe xích lô hướng dẫn đường theo khách gọi mời chuyến đi, nên hang cùng xó xỉn nào bác cũng biết tin tức cuộc sống dân tình khu phố bác đi qua! Nhưng khi nhìn lại chính bản thân mình, bác không biết là mình bị nhiễm chất độc Da Cam- dioxin- từ lâu rồi khi uống nước suối rừng trong vùng hành quân có nhiều lá chết Da Cam trôi theo dòng suối, dù có đun sôi, nấu chín hay khử chất cloruaquin cũng vẫn bị phơi nhiễm Dioxin như thường!? vã lại sau giải phóng phải bị đi công trường lao động xây dựng nhà máy Nguyên Tử tại Đà Lạt do Mỹ bỏ lại  phía Bắc Vn vào tiếp thu lò phản ứng hạt nhân và vì không có chuyên gia kỷ thuật nguyên tử về rò rỉ hạt nhân, nên cứ đưa bừa các  công nhân vào xây dựng, thiết kế lại nhà máy nguyên tử Đà Lạt. Và không rành kỹ thuật phản ứng hạt nhân và không có chuyên viên giám giám sát nên bị rò rỉ nguyên từ làm cho một số công nhân nhiêm phóng xạ pbải bỏ việc trở về nhà vì ói mửa nhức đầu...Từ đó sức khỏe cua bác yếu dần mà không ai có trách nhiệm xét nghiệm để định bệnh Da Cam hay nhiễm phóng xạ  nguyên tử Đà Lạt. Dù có khác lạ sức khỏe trong người nhưng không phương tiện không tiền nên đành phó mặc cho số phận đẩy đưa đến cái chết!...Nay thì nó phát tác bệnh mỗi lúc một trầm trọng hơn, bác biết, bác buồn lắm mà không dám cho vợ con, bạn bè hay! chỉ làm lo lắng thêm mà thôi !?
Mấy lúc gần đây sức khỏe bác yếu dần không cho phép bác đạp xich lô nửa, bác thường hay ghế xe nằm ngủ trưa dưới bóng mát của con đường me sau một cuốc đi xa của khách trong một thân thể uể oải mệt nhoài chán nản bị cơn bệnh hành hạ. Những lúc bác không đạp nỗi chiếc xích lô vì nó lớn và nặng hơn bác lúc về già đau yếu bệnh hoạn trổi dậy trong thân xác gầy còm ho hen của bác. Có một lần ông chở khách du lịch người Mỹ đi ngang tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ bác cùng hơi kiệt sức không đến dược điểm hẹn đúng giờ của khách Mỹ, bác được người Mỹ to con nặng ký nầy đuổi bác xuống xe và bắt bác leo ngồi trên xe để cho người mỹ này chở dến điểm hẹn kịp giờ. Bác ngồi trên xe tuy mệt nhưng vẫn thoải mái trong lòng khi thấy người Mỹ giờ đây biết phục vụ lại Việt Nam trong cái lỗi lầm phản bội miềm Nam VN để có cái hậu quả đau đớn cho gả phu xe người Việt Nam và thay thế vai trò đạp xích lô đưa người Việt Nam này đến điểm hẹn tương lai mà khách Mỹ muốn đến!? tại Việt Nam.
Bác Thọ xích lô thấy đây là sự kiện hiếm có xẩy ra cách cư xử rất tình người của người Mỹ phương tây của các nước Tự-Do dân chủ không có phân biệt và có tinh thần bình đăng trong thành phần lao động xã hội. Không như Việt Nam Cộng sản phân biệt đối xử thành phần xích lô, vé số, xe ôm, ăn mày là tàng dư xã hội Mỹ Ngụy để lại  và không còn chút tình người để lại trong lương tâm của kẻ chiến thắng. Bác Thọ vừa vui lại vừa buồn tủi của hai thái cực cư xử của hai trạng thái kẻ chiến thắng và người phản bội bạn bè…làm cho bác không biết phải giải thích ra sao!? Khi kẻ thù dân tộc chính là anh em máu ruột có cùng một quê hương tổ quốc và kẻ mình mang ơn trên cùng một chiến tuyến chống cộng lại là kẻ bán đứng Miền Nam của người Mỹ. Trong giây phút suy tư, tinh thần bất định của một thể xác suy kiệt mõi mòn của bênh tật, bác đạp xe chạy vội đến khu chợ bán rượu cho giới bình dân xích lô, xe ôm hay tụ tập giải buồn băng ly rượu, mua về bằng một chai ba xi đế hỏa hạng bằng tất cả số tiền vừa kiếm được của nguời Mỹ tốt bụng vừa đạp xe chở người vừa trả tiền cho người được chở là bác Thọ. Bác muốn uống rượu một mình nơi con đừng me xưa ấy cho một thời kỹ niệm sài gòn trước chiến tranh. Bác uống rượu một mình với những  trái me già chín rụng theo từng cơn gió thoảng qua của buổi chiều mưa sắp đến dưới cội me già đang thay lá.


facebooktwitter
Gửi ý kiến

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét