Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Xôn xao về bản đồ TQ cổ của thủ tướng Đức tặng Tập Cận Bình


Vụ xôn xao về bản đồ Trung Quốc cổ của Thủ tướng Đức Angela Merkel

Posted by Admin on April 3rd, 2014

Tác giả: Rachel Lu
Người dịch: Huỳnh Phan
02-4-2014


Thủ tướng Đức Angela Merkel trao tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một bản đồ Trung Quốc thế kỷ 18 tại Berlin, Đức.

Hồng Kông: Tuần rồi Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ăn tối và hai người đã trao tặng quà cho nhau trong buổi ăn này. Merkel tặng Tập Cận Bình một bản đồ TQ năm 1735 do nhà vẽ bản đồ Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d’ Anville vẽ và được in bởi nhà xuất bản Đức.

Theo một trang web về bản đồ cổ, bản đồ d’Anville’s được vẽ dựa trên các khảo sát địa lý trước đây do các nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc thực hiện và thể hiện “tổng kết kiến thức của châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18″.

Theo chú thích gốc bằng tiếng Latin, bản đồ cho thấy cái gọi là “Trung Quốc thuần tuý” (China Proper) – tức là, phần lỏi của Trung Quốc với dân cư chủ yếu là người tộc Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ lẫn Mãn Châu. Hai đảo Đài Loan và Hải Nam được vẽ với đường biên khác màu - Hải Nam thì rõ ràng là một phần của Trung Quốc hiện đại, còn Đài Loan thì còn rất nhiều tranh cãi.

 
Chi tiết của bản đồ d’Anville 1735 cho thấy “TQ thuần tuý”

Bản đồ lịch sử là việc nhạy cảm ở Trung Quốc. Mỗi học sinh ở Trung Quốc đều được dạy rằng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật là Senkaku) là những “phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thưở xa xưa”.
Bản đồ d’Anville, là một sự bác bỏ ít nhất về mặt hình ảnh điều kể lể đó. Không ngạc nhiên là truyền thông chính thức của Trung Quốc dường như không đánh giá cao món quà của bà Merkel. Tờ Nhân dân Nhật báo, đã đưa ra nhiều tường thuật tỉ mỉ về chuyến đi châu Âu của Tập Cận Bình, lại không đá động chút gì tới bản đồ khó chịu này.

Kỳ lạ hơn là khi tin tức về việc trao tặng bản đồ đến đất TQ, nó đã biến thành một bản đồ khác hoàn toàn theo một cách nào đó. Bản đồ công bố trong nhiều bài báo bằng tiếng Trung về quà tặng của bà Merkel trên truyền thông cho thấy đế quốc Trung Hoa lúc cực thịnh về lãnh thổ, bao gồm cả Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và nhiều mảng lớn của Siberia. Bản đồ lớn hơn này là tác phẩm của nhà làm bản đồ người Anh John Dower, do Henry Teesdale & Co xuất bản năm 1844 ở London, và chắc chắn không phải là quà do Merkel tặng cho Tập Cận Bình. Nhưng điều sai trái này đã không được ghi nhận hoặc giải thích trong các bài báo Trung Quốc.

Cả hai phiên bản của bản đồ Merkel đã xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, gợi ra các cách giải thích rất khác nhau. Những người thấy được bản đồ d’Anville dường như bị sốc bởi lãnh thổ có hạn của nó.

Hao Qian (Hác Thiến), một phóng viên tài chính, nhận xét rằng bản đồ đó là “một món quà khá khó xử”. Nhà báo Xiao Zheng (Tiểu Trịnh) công kích bà Merkel là đã cố “hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập Tây Tạng và Tân Cương”. Kiến trúc sư Liu Kun (Lưu Côn) đã viết, “Bọn Đức chắc hẳn có động cơ thầm kín”. Một người sử dụng Internet hỏi: “Làm sao chuyện này lại xảy ra? Tây Tạng, Tân Cương, vùng Đông Bắc ở đâu? Tập Cận Bình đã phản ứng thế nào?”

Trái lại, bản đồ Dower dường như lại gợi nên nỗi luyến tiếc về lãnh thổ rộng lớn và sức mạnh đế quốc. Một giám đốc quảng cáo bày tỏ, “Tổ tiên của chúng tôi thật [tuyệt vời]”. Một người sử dụng Internet khác hy vọng Tập Cận Bình sẽ cảm thấy “mạnh dạn” nhờ bản đồ này để “nhận ra một sự [tái xuất hiện] thật sự của Trung Quốc có nghĩa là gì”.

Một số lại nghi ngờ rằng bà Merkel đã cố gửi một lời nhắc nhở tinh tế tới Tập Cận Bình rằng Nga đã giúp Mông Cổ tuyên bố độc lập với Trung Quốc vào giữa thế kỷ 20, phần nào giống như điều mà Nga đã làm ở Crimea tháng 3 năm 2014.

Chắc chắn rằng bản đồ d’Anville không tạo nên một sự trái ngược hoàn toàn với phiên bản về lịch sử của chính phủ TQ. Vào năm 1735, năm mà Hoàng đế Càn Long bắt đầu thập kỷ trị vì thứ sáu, sức mạnh quân sự của đế chế nhà Thanh đang trên đà đi lên. Càn Long dập tắt một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương, đưa các bộ lạc Mông Cổ dưới sự cai trị chặt chẽ hơn, và bổ nhiệm các quan chức trông nom các việc ở Tây Tạng như việc lựa chọn Đạt Lai Lạt Ma.

Nói cách khác, Càn Long đã thiết lập những giềng mối của sự kiểm soát đế quốc trên những vùng lãnh thổ ngoại vi, cho phép các chính phủ sau này – Trung Hoa Dân quốc, rồi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – tuyên bố chủ quyền. Các bản đồ do các nước phương Tây phát hành trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khác nhau trong cách trình bày về Tây Tạng và Tân Cương, nhưng chắc chắn không phải chỉ một mình bản đồ Dower thể hiện Tân Cương và Tây Tạng như bộ phận của đế quốc Trung Hoa.

Tất cả ồn ào về bản đồ có thể bị thổi phồng. Một người sử dụng Internet không chấp nhận “diễn giải quá mức” bản đồ d’Anville như một thông điệp về Tây Tạng hay Tân Cương. Xét cho cùng “ta không thể sử dụng một bản đồ 13 thuộc địa của Hoa Kỳ vẽ năm 1776 để nói với người Mỹ rằng Texas hay California không phải là lãnh thổ của Hoa Kỳ”.


Tác giả: Rachel Lu là người đồng sáng lập Tea Leaf Nation, blog của Foreign Policy về tin tức và các xu hướng lớn tại Trung Quốc.
(Anh Ba Sàm blog)




Tướng 1 sao




Thủ tướng Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có Hoàng Sa, Trường Sa


Thứ Năm, ngày 03 tháng 4 năm 2014



(Tin Nóng) Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1.4.


Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)

Tấm bản đồ này do nhà bản đồ học người Pháp, ông Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735. Thủ tướng Đức tặng bản đồ cổ này cho Chủ tịch Trung Quốc trong buổi chiêu đãi tối, trong phần trao đổi quà tặng.

Bản đồ của d'Anville dựa trên những khảo sát địa lý của các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc và được xem là "tổng kết hiểu biết của châu Âu về Trung Quốc thế kỷ 18".


Tấm bản đồ này, theo chú thích tiếng Latinh trên đó, chỉ ra một "Trung Quốc đích thực", trong đó khu trung tâm Trung Quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, hay Mãn Châu. Còn hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới khác màu với biên giới Trung Quốc đích thực.


Dĩ nhiên là hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ thế kỷ 18 này.


Báo chí Trung Quốc đã không công bố bản đồ d'Anville, mà lại đưa ra bản đồ khác và nói đó là bản đồ bà Merkel tặng (!). Bản đồ này của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.


Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 - Ảnh: FP

Tuy nhiên trên các mạng xã hội Trung Quốc lại có thông tin về cả hai bản đồ này. Với bản đồ d'Anville, cư dân mạng Trung Quốc giận dữ với món quà bà Merkel tặng, cho rằng đó là "món quà vụng về", hoặc "Đức chắc có động cơ thầm kín", hay đi xa hơn là cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương v.v.


Còn bản đồ Dower trái lại được đón chào hơn, và có người còn tự hào về lãnh thổ cũng như quyền lực to lớn của đế quốc Trung Hoa trước đây.

Anh Sơn
Các bạn xem ảnh này nhé:

Bức ảnh bà Merkel đang chỉ vào đảo Hải Nam được tờ TIME chú thích là "SO CHINA STOPS HERE?" (Vậy là lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đây phải không hè?). Ông Tập đứng sau cười ko được mà khóc cũng không được.

Cac bạn nào biết tiếng Anh thì đọc mấy bài tiếng Anh, họ bình hay lắm. Còn phần bình luận bằng tiếng Trung trên newssina mình vừa nghe xong thì tay bình luận viên Thôi Hồng Kiến nói rất cay cú. Hi hi. Đúng là cái tát của bà đầm thép.

Ông Tập cứ nghĩ xách một hầu bao nặng trĩu đi châu Âu là có thể chiêu dụ được thiên hạ. Ai ngờ bị một vố đau. Các bạn xem mấy tờ báo Mỹ và Úc họ sắp xếp thông tin mới đã: xung quanh bài này là nhiều tin vắn và hình ảnh về vụ Philippines kiện TQ, hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng, tin tức liên quan đến Tân Cương... Họ xâu chuổi lại với nhau để blameTrung Quốc. Haha.

Nguồn: FB Anh Sơn

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=27931

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét