Vì sao ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do?
Cập nhật: 08:42 GMT - thứ ba, 8 tháng 4, 2014
Cập nhật: 08:42 GMT - thứ ba, 8 tháng 4, 2014
Ông Cù Huy Hà Vũ đã cùng vợ đến Washington DC hôm 7/2 sau khi được phóng thích
Một nhà quan sát trong nước cho rằng việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ là quyết định có lợi cho chính quyền Việt Nam trong vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.
8/4, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói ông "đặc biệt thú vị" trước tin ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích.
Ông Dũng cho rằng điều này một phần là do tác động từ chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman tại Hà Nội hồi đầu tháng Ba năm nay và chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry hồi tháng 12 năm ngoái.
'Lợi ích của nhà nước'
Thả Cù Huy Hà Vũ 'có lợi' cho nhà nước
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ là quyết định có lợi cho chính quyền Việt Nam trong vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.
Bình luận về nguyên nhân dẫn đến việc ông Vũ được trả tự do, ông Phạm Chí Dũng nói:
"Ông Cù Huy Hà Vũ thực chất theo tôi là một tù nhân không phải quá căng thẳng đối với nhà nước."
"Đối với chính sách không được công bố của nhà nước Việt Nam hiện nay, người ta chỉ muốn các tù nhân chính trị như ông Cù Huy Hà Vũ đi càng nhiều càng tốt, đi được chừng nào thì nhà nước khỏe chừng đó."
"Hôm qua có một blogger kể với tôi là được công an gợi ý đi nước ngoài. Công an phường nói với anh ta như thế này: "Thôi anh đi định cư ở nước ngoài đi, anh ở đây bọn tôi cực quá, cứ hàng tuần, hàng tháng phải làm báo cáo cho cấp trên. Anh đi thì bọn tôi khỏe"."
"Đó là một tâm lý đặc thù trong chính quyền Việt Nam hiện nay, khi họ quản không được thì họ bắt, và khi bắt mà họ không thể làm công tác dân vận được thì họ thả."
"Thế nhưng họ thả thì phải có lý do", ông Dũng nói, đồng thời cho rằng việc ông Vũ bị nhiều căn bệnh như tim mạch và huyết áp là "lý do nhà nước Việt Nam có thể dựa vào và để ông đi mà không phải quá căng thẳng."
Nhận định về những lợi ích ở trong và ngoài nước mà chính quyền Việt Nam có được trong việc trả tự do cho tiến sỹ Vũ, ông Dũng nói:
"Một là đối với cộng đồng quốc tế, họ muốn cho thấy 'chúng tôi có tôn trọng quyền con người và đã trả tự do cho tù nhân chính trị', dù họ chưa bao giờ thừa nhận là ở Việt Nam có tù nhân chính trị cả."
"Thêm nữa là họ đáp ứng được một chút trong các khuyến nghị của các nước thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm 2013, và đã tham gia thì phải có một chút tôn trọng, thay vì sự thiếu tôn trọng như trước đây."
"Đối với trong nước thì tất nhiên họ có thể lấy lòng được một số dân chúng, đặc biệt là trong giới bất đồng chính kiến và giới dân chủ, làm cho người ta có một chút niềm tin đối với chế độ."
"Đối với chế độ hiện nay, niềm tin của dân chúng và các tầng lớp là rất quan trọng, không có niềm tin thì mọi thứ sẽ rất dễ bị sụp đổ."
Chủ trương về lâu dài?
Một nhà quan sát trong nước cho rằng việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ là quyết định có lợi cho chính quyền Việt Nam trong vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.
8/4, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói ông "đặc biệt thú vị" trước tin ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích.
Ông Dũng cho rằng điều này một phần là do tác động từ chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman tại Hà Nội hồi đầu tháng Ba năm nay và chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry hồi tháng 12 năm ngoái.
'Lợi ích của nhà nước'
Thả Cù Huy Hà Vũ 'có lợi' cho nhà nước
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng việc trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ là quyết định có lợi cho chính quyền Việt Nam trong vấn đề đối nội lẫn đối ngoại.
Bình luận về nguyên nhân dẫn đến việc ông Vũ được trả tự do, ông Phạm Chí Dũng nói:
"Ông Cù Huy Hà Vũ thực chất theo tôi là một tù nhân không phải quá căng thẳng đối với nhà nước."
"Đối với chính sách không được công bố của nhà nước Việt Nam hiện nay, người ta chỉ muốn các tù nhân chính trị như ông Cù Huy Hà Vũ đi càng nhiều càng tốt, đi được chừng nào thì nhà nước khỏe chừng đó."
"Hôm qua có một blogger kể với tôi là được công an gợi ý đi nước ngoài. Công an phường nói với anh ta như thế này: "Thôi anh đi định cư ở nước ngoài đi, anh ở đây bọn tôi cực quá, cứ hàng tuần, hàng tháng phải làm báo cáo cho cấp trên. Anh đi thì bọn tôi khỏe"."
"Đó là một tâm lý đặc thù trong chính quyền Việt Nam hiện nay, khi họ quản không được thì họ bắt, và khi bắt mà họ không thể làm công tác dân vận được thì họ thả."
"Thế nhưng họ thả thì phải có lý do", ông Dũng nói, đồng thời cho rằng việc ông Vũ bị nhiều căn bệnh như tim mạch và huyết áp là "lý do nhà nước Việt Nam có thể dựa vào và để ông đi mà không phải quá căng thẳng."
Nhận định về những lợi ích ở trong và ngoài nước mà chính quyền Việt Nam có được trong việc trả tự do cho tiến sỹ Vũ, ông Dũng nói:
"Một là đối với cộng đồng quốc tế, họ muốn cho thấy 'chúng tôi có tôn trọng quyền con người và đã trả tự do cho tù nhân chính trị', dù họ chưa bao giờ thừa nhận là ở Việt Nam có tù nhân chính trị cả."
"Thêm nữa là họ đáp ứng được một chút trong các khuyến nghị của các nước thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm 2013, và đã tham gia thì phải có một chút tôn trọng, thay vì sự thiếu tôn trọng như trước đây."
"Đối với trong nước thì tất nhiên họ có thể lấy lòng được một số dân chúng, đặc biệt là trong giới bất đồng chính kiến và giới dân chủ, làm cho người ta có một chút niềm tin đối với chế độ."
"Đối với chế độ hiện nay, niềm tin của dân chúng và các tầng lớp là rất quan trọng, không có niềm tin thì mọi thứ sẽ rất dễ bị sụp đổ."
Chủ trương về lâu dài?
Ông Cù Huy Hà Vũ từng tuyệt thực trong tù
"Thế nhưng nói như dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, thì vẫn còn vô số tù nhân lương tâm đang ngồi trong những nhà tù của Việt Nam. Danh sách những người này không được công bố trước quốc tế," ông Dũng nói.
"Ngoài ông Cù Huy Hà Vũ ra, đó là những người chịu phải chịu khổ nạn nhiều nhất và cần được phóng thích trong thời gian sớm nhất."
Trả lời câu hỏi của BBC về việc quyết định trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ có nói lên một chủ trương gì về lâu dài hay không, ông Dũng nói:
"Tôi cho đó là tín hiệu, còn về một chủ trương thì tôi chưa chắc chắn."
"Tất cả đã bắt nguồn từ chuyến đi của ông John Kerry qua Việt Nam. Đó là chuyến đi quan trọng thứ hai, tiếp nối cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang với Tổng thống Barack Obama tại Washington. Điều đó đã mở ra một mối quan hệ mà tôi cho là tương đối ổn thỏa giữa hai nước."
"Thời gian này, bên cạnh việc ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do, còn có hai sự kiện đáng chú ý, là việc ông Đinh Đăng Định được đặc xá, dù đó là một quyết đinh đặc xá quá muộn màng. Thứ hai là tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, một đại úy của quân lực Việt Nam Cộng hòa được đặc xá sau 37 năm trong nhà tù của chế độ."
"Đó là những tín hiệu mới mà những năm trước chưa bao giờ xảy ra trước đây và chúng ta có thể coi là những tín hiệu cho một lộ trình có tính mở hơn trong thời gian tới."
"Nhưng mở đến thế nào thì sẽ còn tùy thuộc vào vấn đề Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương."
"Thế nhưng nói như dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, thì vẫn còn vô số tù nhân lương tâm đang ngồi trong những nhà tù của Việt Nam. Danh sách những người này không được công bố trước quốc tế," ông Dũng nói.
"Ngoài ông Cù Huy Hà Vũ ra, đó là những người chịu phải chịu khổ nạn nhiều nhất và cần được phóng thích trong thời gian sớm nhất."
Trả lời câu hỏi của BBC về việc quyết định trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ có nói lên một chủ trương gì về lâu dài hay không, ông Dũng nói:
"Tôi cho đó là tín hiệu, còn về một chủ trương thì tôi chưa chắc chắn."
"Tất cả đã bắt nguồn từ chuyến đi của ông John Kerry qua Việt Nam. Đó là chuyến đi quan trọng thứ hai, tiếp nối cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang với Tổng thống Barack Obama tại Washington. Điều đó đã mở ra một mối quan hệ mà tôi cho là tương đối ổn thỏa giữa hai nước."
"Thời gian này, bên cạnh việc ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do, còn có hai sự kiện đáng chú ý, là việc ông Đinh Đăng Định được đặc xá, dù đó là một quyết đinh đặc xá quá muộn màng. Thứ hai là tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, một đại úy của quân lực Việt Nam Cộng hòa được đặc xá sau 37 năm trong nhà tù của chế độ."
"Đó là những tín hiệu mới mà những năm trước chưa bao giờ xảy ra trước đây và chúng ta có thể coi là những tín hiệu cho một lộ trình có tính mở hơn trong thời gian tới."
"Nhưng mở đến thế nào thì sẽ còn tùy thuộc vào vấn đề Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương."
| |||
Tranh sơn dầu tự họa của TS Cù Huy Hà Vũ. Nếu thông tin ông “đã được phóng thích” là đúng, thì dù có “phải đi Mỹ” hay không, bàn luận dưới đây cũng là cần thiết.
Như bình luận trong bài “Bắn tiếng” để TS Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ “chữa bệnh” – Nhà cầm quyền CSVN cố gỡ khúc xương ngang họng?, việc phải trả tự do cho ông là “nhiệm vụ đối ngoại” tối quan trọng nhưng lại vô cùng khó khăn, phức tạp đối với chính quyền CSVN . Càng quan trọng hơn khi mới đây, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Lan, Tổng thống Obama đã nhắc lại khẳng định sẽ thăm Việt Nam, nhưng đương nhiên “để ngỏ” thời gian, dễ hiểu là có cả những điều kiện đang được ngầm đưa ra, trong đó là việc trả tự do cho hàng loạt nhân vật nổi tiếng đấu tranh dân chủ. Liên tiếp các đợt phóng thích, “Tù nhân thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu (sau 32 năm giam cầm), Thầy giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định (ra tù rồi qua đời sau chưa đầy 1 tháng), còn Linh mục Nguyễn Văn Lý có tin đã có quyết định trả tự do (nhưng không rõ có bị buộc phải xuất ngoại sang Canada?), … giờ tới ông Vũ, rồi liệu sẽ có Blogger Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê Quốc Quân, và ai nữa? Với riêng TS Cù Huy Hà Vũ, xem ra vấn đề “đi” hay “ở” có ý nghĩa khác nhiều so với những nhân vật khác. 1. Với chính quyền CSVN Thật khó nói họ có hoàn toàn muốn thả ông Vũ hay không, khi mà ngay từ việc bắt ông lại liên quan nhiều tới vụ kiện ông Thủ tướng trong dự án Bô-xít Tây Nguyên và tình tiết bắt bớ lại làm cho lực lượng công an tai tiếng ê chề với tên gọi “Vụ án 2 bao cao su”. Và ngay từ khi bắt ông Vũ, chẳng thể hiểu đó có đúng với mong muốn cá nhân ông Thủ tướng, hay lại là mong muốn của những ai đó cần “trói” danh tiếng của ông vào một vụ tai tiếng. Sau bao phong ba bão táp chính trường, kinh tế suy kiệt, bị “bạn vàng” chèn ép trắng trợn, … giờ là đến lúc quá cần lấy uy tín trong dân, lấy lòng Mỹ, phương Tây rồi, thì nếu đã từng muốn tỏ ra uy quyền mà bắt ông Vũ, thì giờ đây rất có thể ông Thủ tướng lại muốn thể hiện uy quyền theo hướng ngược lại: thả ông Vũ. Những người được coi là “đối thủ chính trị” của ông Thủ tướng có lẽ không muốn thả ông Vũ. Trong số họ, xu hướng thân “bạn vàng”, ghét Tây, Mỹ khá mạnh, việc thả ông Vũ chỉ làm lợi nhiều cho danh tiếng và mục tiêu trước mắt của ông Thủ tướng; có lẽ việc thả đi kèm với điều kiện sang Mỹ là lựa chọn tối quan trọng của họ. Còn với cả chế độ CSVN nói chung, thì họ coi ông Vũ phải rời khỏi VN là một thắng lợi, với hy vọng ông sẽ bị “vô hiệu hóa”, thậm chí còn “giúp” cho kế hoạch tuyên truyền của họ, chỉ trong một thời gian ngắn. Trả lời gần đây của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn khi trao đổi với TNS Ngô Thanh Hải ở Canada, đại ý “những người tù nhân chính trị này, nếu Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải và Canada bảo lãnh thì tôi thả cho ra hết… “, tuy nghe ngô nghê đúng chất của một tay “lính tẩy”, nhưng cũng là đúng với tâm trạng của không ít giới chức trong chính quyền CSVN hiện nay. Họ đang tìm cách học hỏi (?) các bạn Cuba, thả rất nhiều bất đồng chính kiến sang Tây Ban Nha 2. Với Mỹ Khá đơn giản, họ cần ông Vũ được thả. Việc ông đi Mỹ hay ở lại Việt Nam không quan trọng lắm, trong trước mắt hay lâu dài đều có mặt hay/dở. 3. Với những người tranh đấu cho dân chủ Nói chung, ông Vũ ở lại Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều, lý do sẽ được bàn ở phần tiếp theo. 4. Với ông Vũ Trong suốt một thời gian dài, được biết ông dứt khoát không đồng ý phải kèm điều kiện rời khỏi Việt Nam nếu như được trả tự do. Đó là một thái độ rất khôn ngoan và dũng cảm, chấp nhận hy sinh, sẵn sàng thụ án thêm vài năm nữa. Tuy nhiên, nếu như ông chấp nhận đi Mỹ sau khi ra khỏi trại giam thì vẫn có thể có hàng loạt khả năng, điều kiện được ông đặt ra làm khó cho chính quyền. Vấn đề này xin chưa dám bàn ở đây, khi chưa có tin chính xác ông Vũ đã rời VN hay chưa. Có tin trước đó cho biết, phía chính quyền có ra “tối hậu thư” cho ông và gia đình là phải có quyết định có chịu đi Mỹ hay không trước ngày 6/4. Còn phía ông có đưa ra điều kiện “nho nhỏ” nhưng cũng làm chính quyền khó nghĩ, là ông phải được ghé qua nhà trước khi xuất cảnh. Một khi ông Vũ đã rời VN/tới Mỹ, sẽ có hàng loạt vấn đề cần bàn với tình cảnh của ông. - Trước khi được trả tự do, ông cùng luật sư Dương Hà – cũng là vợ ông, có yêu cầu chính quyền phải có văn bản xác nhận ông đã hoàn thành quá trình thi hành án hay không (hay việc ra tù, qua Mỹ chỉ là tạm đi “chữa bệnh” một thời gian), có được về thăm VN hay không (với điều kiện gì), và chính quyền đã chấp nhận đến đâu. - Nếu không có, không rõ các yêu cầu trên, thì khả năng ông được trở lại VN trong nhiều năm tới là không có, khả năng khi trở về ông bị giam giữ trở lại vì chưa hoàn thành thời hạn phạt tù là rất có thể xảy ra (nhưng về mặt nào đó, việc này lại “tốt” cho ông). - Nếu phải chấp nhận cư trú dài lâu ở Mỹ (hoặc bất cứ quốc gia nào), ông Vũ sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nếu như vẫn muốn tiếp tục những ước nguyện chính trị của mình. Trước hết, khả năng hòa nhập (về đời sống chính trị) vào cộng đồng người Việt ở Mỹ là vô cùng khó, mặc dù ông là trường hợp hiếm hoi của một nhân vật có nhiều gắn bó với chế độ cộng sản nhưng lại được người Việt không ưa cộng sản ở hải ngoại ủng hộ mạnh mẽ. Cái khó thứ hai là câu hỏi ông sẽ phải làm gì để không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng mọi mặt. Tự tin, quyết liệt khác thường sẽ có mặt trái làm ông khó tồn tại trong môi trường người Việt ở Mỹ, nơi rất cần sự nhẫn nhịn, khéo léo. Cũng với tính cách đó, cùng với danh tiếng trong mấy năm qua, khó để ông chấp nhận một thời gian dài “ở ẩn” để vừa học hỏi, rèn dũa thêm mình, vừa tránh được những va chạm không cần thiết làm mình mất kiên nhẫn, hủy hoại uy tín. - Nếu những người tranh đấu cho dân chủ trong cũng như ngoài nước và bản thân ông Vũ coi việc ông cùng nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác được trả tự do đã là một thắng lợi lớn, là một bước đi “đáng ghi nhận”, cần có được khích lệ nào đó cho chính quyền CSVN, … từ đó tránh đòi hỏi nhiều ở ông Vũ sau khi ra tù, thì có thể bớt đi chút “áp lực” cho ông, giúp ông tự kiềm chế để chấp nhận một thời gian dài ở ẩn để “luyện công” cho mục đích lâu dài. Chắc chắn một vài lực lượng chính trị người Việt ở Mỹ sẽ rất muốn thiết lập quan hệ với ông Vũ, sẽ có những mặt hay/dở, lợi/hại cho riêng ông lẫn nhiều bên. Kinh nghiệm đối với Nhà báo Bùi Tín, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, và nhiều người khác là rất cần cho ông Vũ để cân nhắc, vì mặt “dở” cho ông dường như sẽ có nhiều hơn. Tóm lại, ông Vũ sẽ không “thể hiện mình” được bao nhiêu, thậm chí không khéo còn “phản lại mình” một khi chấp nhận rời VN, trừ khi ông có một nỗ lực ghê gớm, được một vài trợ giúp nhiều kinh nghiệm chính trị, có ảnh hưởng đáng kể đến ông. Ở trong ông có cả những mặt mạnh nhất, những mặt yếu nhất, so với các nhân vật bất đồng chính kiến khác, để trở thành một nhà chính trị trong tương lai. Những Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi là tấm gương, là bậc thầy cho ông học. |
|
|||
Việc ts chhv quy mã là điều tốt cho pt đấu tranh dân chủ vì ông là
chứng nhân của cái gọi là " xhcn dân chủ gấp ngàn lần tbcn" chúc ts chhv
mau chóng tiếp tục công cuộc đấu tranh . Theo giới thông thạo chính trị
có thể mỹ dùng chhv cho cuộc thay đổi chế độ hiện nay
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28075
|
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét