Đem Quá Khứ, Gửi Tương Lai
Friday, 11 April 2014
Written by Giao Chỉ, San Jose
Written by Giao Chỉ, San Jose
Đồng bào đặt hoa tri ân lên bức tường tưởng niệm.
Thả Bóng về trời
Khi những chiếc bóng bay bé nhỏ màu vàng bay lên trời San Jose tại History Park thì những giọt nước mắt đã chảy xuống.
Mỗi chiếc bóng như 1 linh hồn mang theo
giải lụa có tên từng vị anh hùng. Có 2 bóng không bay đi mà còn vương
vấn trên ngọn cây thật cao. Có người nói tướng Lê Nguyên Vỹ còn ở lại.
Đó là hình ảnh trưa thứ bẩy 5 tháng 4-2014 khánh thành bức tường tưởng
niệm 7 vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết tháng
4-1975.
Trước khi tấm màn phủ được mở ra thì lần lượt các bóng bay được thả về trời
Trước khi tấm màn phủ được mở ra thì lần lượt các bóng bay được thả về trời
Lần lượt thân nhân 7 vị anh hùng đang thả bong bóng vong linh của 7 vị.
Từ phía trái qua phải, cô cháu gái của
trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long bắt đầu. Bàn tay xúc động mở ra, bóng
bay lên trời. 39 năm trước vào trưa 30 tháng 4-75 ông Long giã biệt xứ
Huế, nằm xuống vĩnh viễn ngay giữa công viên thành phố Sài Gòn. Người kế
tiếp là anh Trần Việt con trai thứ năm của chuẩn tướng Trần văn Hai, tư
lệnh sư đoàn 7. Tướng Hai quê Cần Thơ, uống thuốc tự vẫn tại căn cứ
Đồng Tâm, Mỹ Tho trong lúc anh Việt đang theo học tại Hoa Kỳ. Kỷ niệm 30
tháng tư của sinh viên Trần Việt là mất cha, mất quê hương, xa gia
đình. Anh bỏ trường đi rửa chén qua ngày. Gia đình chuẩn tướng Lê Nguyên
Vỹ tư lệnh sư đoàn 5 không về kịp. Cô Kiều Trang nguyên ca sĩ của phòng
chính huấn, góa phụ của thiếu tá SĐ 5 BB cùng với trung úy Bội Ngọc
nguyên là tù binh trận Lộc Ninh 72 rồi lại thêm tù cải tạo năm 75. Hai
người cùng thả bóng lên trời. Nhưng hồn thiêng lưu dấu của tướng Vỹ sao
không bay về Bến Cát. Cũng không bay về sinh quán xứ Sơn Tây. Bóng vàng
vẫn còn mãi trên ngọn cây ở công viên lịch sử San Jose. Hình ảnh số 4 là
của tướng Nguyễn khoa Nam được cả đại gia đình Nguyễn Khoa hiện diện.
Ông Nam là vị tướng độc thân nhưng không cô đơn vì thuộc giòng họ Nguyễn
Khoa đông đảo đất Thừa Thiên. Qua bóng số 5 trong tay anh em tướng Lê
văn Hưng. Thật lạ lùng là 1 trong 2 người anh em họ hàng của ông Hưng
lại là bác Lê văn Phụng, chủ nhân Ánh Hồng của San Jose. Ông bà là thành
viên kỳ cựu của cộng đồng Việt Nam tại San Jose. Con trai của tướng
Phạm văn Phú và tùy viên của vị tư lệnh quân đoàn II đều có mặt để đưa
bóng số 6 lên trời. Cả hai đều cư ngụ tại Bắc CA. Vẫn nhớ mãi về cội
nguồn Hà Đông của thân phụ Sau cùng bà quả phụ Hồ ngọc Cẩn, con trai và 2
cháu nội bay từ San Diego về để đưa chồng, đưa cha và ông nội về trời.
Đúng 39 năm sau. Ông Hồ Ngọc Cẩn sinh quán Rạch Giá, trung sĩ thiếu sinh
quân Vũng Tầu, chuẩn úy Đồng Đế, Nha Trang, trung tá trung đoàn trưởng
sư đoàn 9 Sa Đéc, đại tá tỉnh trưởng Chương Thiện, bị cộng sản xử bắn
tại Cần Thơ.
Lá cờ vinh dự
Ngay sau lễ nghi khai mạc với dàn quân
nhạc số 191 hùng tráng của lục quân Hoa Kỳ, các em nhỏ thế hệ thứ 3 của
thầy Phạm Huy Khuê, trung tâm võ thuật Hùng Vương gấp lá đại kỳ VNCH và
cúi đầu trao cho bà Hồ ngọc Cẩn nhận vinh dự đại diện chung tất cả các
tang gia.
Dàn quân nhạc số 191của lục quân Hoa Kỳ
Đại diện giới trẻ trao cờ vàng cho bà Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.
Ban tổ chức đã có sự lựa chọn thích
đáng vì bà Cẩn là người vợ duy nhất của một trong các vị anh hùng có
mặt. Sau khi đại tá Cẩn bị xử bắn, bà đã trốn tránh kín đáo nuôi con,
vượt biên rồi sau cùng tiếp tục âm thầm làm đủ mọi nghề tại Hoa Kỳ để
nuôi con. Khởi sự cuộc sống gia binh với người chồng trung sĩ, cho đến
năm 1975 bà vẫn sống đời vợ lính như hoàn cảnh 1 hạ sĩ quan. Không hề có
tác phong của bà đại tá tỉnh trưởng.
Nếu gọi thế hệ của các chiến sĩ anh
hùng là thế hệ thứ nhất thì đoàn viên Lam Sơn thuộc thế hệ thứ hai tuổi
trung bình 40 và 50. Các em võ sinh võ đường Hùng Vương là thế hệ thứ
ba. Đây là cơ hội cho 3 thế hệ họp mặt. Em võ sinh đã cúi đầu thật thấp
dâng 2 tay lá đại kỳ cho người vợ lính, quê Thủ Đức. Bà Cẩn vốn là phụ
nữ quê mùa bình dị nhận lá cờ, tay run run. Những đứa cháu nội của bà
chia xẻ niềm xúc động, chợt thấy cả 1 thế giới mới lạ hiện về. Các cháu
hơn 10 tuổi, sinh ra tại Mỹ làm sao biết được cái chết bi hùng của ông
nội lại hiện ra dưới hình thức lạ lùng như vậy. Từ chiếc bóng vàng nhỏ
bé đến lá cờ vàng vĩ đại. Những câu chuyện kể như trong truyền hình nay
đã thành sự thực.
Lễ nghi quân cách
Chiếc xe bus rất dài màu xanh biếc, mới
tinh đưa đoàn quân nhạc 191 của lục quân Hoa Kỳ từ bên kia cầu Golden
Gate tiến vào San Jose History Park. Những anh chị lính kèn trẻ trung và
nghiêm trang trong bộ đồng phục xanh thẫm áo khuy đồng. Đoàn diễn hành
hùng dũng tiến vào lễ đài. Toán hầu kỳ hai cờ Mỹ Việt làm cho quan khách
đồng hương cảm thấy dâng lên niềm hãnh diện. Khi đoàn quân chuẩn bị
diễn hành, dàn trống đi trước, mạnh mẽ và sống động. Từ hàng 3 chuyển
qua hàng 1, đội quân nhạc đi quanh tượng đài để tiến vào vị trí.
Tiếp theo là quốc kỳ VNCH. Phần truy
điệu là điệu kèn TAP nổi danh từ thời Nam Bắc chiến tranh tại Mỹ. Cô hạ
sĩ độc tấu bản nhạc nghe như vang vọng tiếng than van của thời lửa đạn
giữa bầu trời nắng vàng và mây xanh trong mảnh vườn u tịch tại công viên
Kelley vào đầu tháng 4. Người Việt tham dự ai nấy cũng xúc động.
Quan khách chính quyền
Trong hàng ghế danh dự, quan khách
chính quyền gồm đủ mặt. Bà dân biểu Zoe Lofgren lên diễn đàn cho biết
vừa từ thủ đô bay về. Bà sẽ đem hình ảnh của bức tường lịch sử này trở
lên DC vào thứ hai tuần sau. Bà Lofgren vốn là nhà tranh đấu số 1 cho
nhân quyền tại Việt Nam. Quan khách từ Santa Clara County đến San Jose
city tham dự đủ mặt. Đặc biệt nhất là cả 5 vị ứng cử viên thị trưởng San
Jose đều có mặt và cùng lên nói những lời tốt đẹp dành cho công trình
bức tường Tưởng Niệm và Việt Museum.
Hai vị ứng cử viên Việt Nam tranh cử ghế số 7 thay thế cô Madison Nguyễn đều có mặt. Luật sư Nguyễn Tâm và cô Cẩm Vân.
Bà Alida, giám đốc công viên lịch sử
San Jose nhìn bức tường tưởng niệm đã không nén được xúc động riêng tư
khi nhớ đến kỷ niệm cũ về chiến tranh Việt Nam.
Năm 1969 bà có bạn trai 21 tuổi viết là
thư từ Xuân Lộc về hỏi thăm em gái hậu phương. Lá thư giấy vàng nhầu
nát bà còn giữ đến ngày nay. Người chiến binh 21 tuổi đã chết tại Long
Khánh ngày 12 tháng 2-1970. Bà lên thủ đô, in dấu tên của người anh tiền
tuyến từ bức tường với 58 ngàn danh tính tử sĩ Hoa Kỳ.
Hôm nay đứng trước bức tường anh hùng Việt Nam, bà nhớ lại người xưa và bà bật khóc.
Bức tường
Khi bức tường được mở ra, quan khách và
đồng hương ai nấy đều sững sờ. Thực vậy, bức tường tuy kích thước trung
bình nhưng hết sức rực rỡ với vẻ đẹp nghiêm trang.
Xây trên nền cao, hình ảnh rất nghệ
thuật và những lời lẽ dẫn giải đặc biệt. Bức tường chia làm 3 phần có
góc cạnh hài hòa. Ánh sáng mặt trời rọi vào tạo thành các hình ảnh phản
chiếu như hòa hợp giữa hai cõi âm dương..Hình ảnh 7 vị anh hùng được xếp
đặt nghệ thuật với đoàn chiến sĩ vô danh sống động phía sau.
Đây quả thực là 1 tác phẩm giá trị kể
cả vật chất lẫn tinh thần. Tại Việt Museum là nơi mang ý nghĩa hướng về
300 ngàn thuyền nhân chết nơi biển cả. Là nơi ghi dấu 16 ngàn tử sĩ nằm
lại nghĩa trang Biên Hòa. Ngày nay có thêm 7 vị anh hùng trở thành các
nhà lãnh đạo cho những chiến binh và đồng bào hy sinh cho tự do.
Chuyện ông Hai.
Nói đến tiểu sử 7 vị anh hùng, cộng đồng người Việt đã từng biết đến và đã từng sáng tác về đề tài liên hệ.
Riêng chuyện chuẩn tướng Trần văn Hai
ít người biết rõ ràng. Nhân gặp được anh Trần Việt là người con trai của
vị tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh tại Đồng Tâm, chúng tôi ghi lại một vài
mẩu chuyện đáng nhớ.
Tháng 4-1975 gia đình chuẩn tướng Hai
đã có 6 người con. Biến cố xảy ra khi 2 người con trai du học tại Mỹ.
Anh Trần Việt cho biết mấy ngày sau 30 tháng tư-75 tại Hoa Kỳ cơ quan
phụ trách báo tin thân phụ anh tự tử tại Việt Nam.
Sau này Việt cho biết sĩ quan tùy viên
đi từ Mỹ Tho về Saigon báo tin. Hoàn cảnh gia đình thất lạc, bà nội phải
tự mình thuê xe Lam đi lấy xác con. Hãy tưởng tượng bà già tìm cách nào
mà vào căn cứ Đồng Tâm tìm được xác vị tư lệnh chở trên xe Lam ba bánh
đưa về Sài Gòn vào đầu tháng 5-75. Tại Hoa Kỳ, sau khi bỏ học, đi làm,
rồi đi học trở lại, anh Trần Việt định cư tại San Jose. 10 năm sau, 1985
gửi chui về cho gia đình 10 ngàn mỹ kim. Món tiền khá lớn vào thời kỳ
đó. Ở quê nhà, có tiền sửa nhà, xây mộ. Hai năm trước, Việt lại về Sài
Gòn từ giã bà mẹ thân yêu ngày xưa kết duyên với chàng trai võ bị ở miền
duyên hải. Bây giờ tất cả ông bà cha mẹ đều nằm tại nghĩa trang gia
đình tại Gò Vấp. Việt nói rằng thời gian đã quá lâu, thương đau cũng đã
nhạt dần, nhưng khi cầm chiếc bóng vàng trong tay chợt thấy lòng nao nức
lạ lùng.
Hàng trăm đồng hương xếp hàng dài chờ đặt hoa tri ân lên bức tường tưởng niệm các tử sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
Lời cuối gửi chiến hữu.
Ban tổ chức Lam Sơn đã hoàn tất bức
tường, lễ khánh thành cũng đã xong. Về hình thức đã có nhiều khiếm
khuyết rất cần cả trăm lời cảm ơn và ngàn lời xin lỗi. Nhưng phần nội
dung còn giữ mãi ý nghĩa lâu dài .
Đó chính là ĐEM QUÁ KHỨ, GỬI TƯƠNG LAI
Xin lưu ý: Bức tường và Việt Museum
nằm trong San Jose History Park 1650 Senter Rd. San Jose CA 95112, góc
đường PheLand. Đi trên Senter quẹo vào Pheland. Ngày thường đậu xe phía
trước và đi bộ vào. Thăm đài tưởng niệm theo ngày giờ Park mở cửa thường
lệ 9am-5pm. Trừ ngày lễ hội đặc biệt. Việt Museum mở cửa 10am/4pm.
Phái đoàn thăm viếng có thể thu xếp chương trình riêng. (408) 316 8393
(Vietvungvinh)
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28162
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét