Chia trung tâm Sài Gòn thành hai phố Ðông, Tây
Thứ Tư, ngày 16 tháng 4 năm 2014
Sáng ngày 14 tháng 4, 2014, nhà cầm quyền thanh phố Sài Gòn cho hay, sẽ phân chia vùng trung tâm thành phố này thành hai khu vực đối xứng hai bên bờ sông Sài Gòn, gọi là phố Tây và phố Ðông. Qui hoạch tổng thể đã được thủ tướng Việt Nam phê duyệt và được công bố theo hướng phát triển từ nay đến năm 2020.
Theo báo Dân Trí, với qui hoạch này, trung tâm thành phố Sài Gòn mở rộng về phía Ðông, nối với khu đô thị Thủ Thiêm. Như vậy là cả hai khu đô thị trung tâm Sài Gòn sẽ rộng khoảng 1,660 ha, với dân số tổng cộng khoảng 400,000 người vào năm 2020.
Cũng theo qui hoạch này, hai khu phố Tây và Ðông sẽ nối liền nhau bằng các cầu đường bộ, cầu dành cho khách bộ hành và đường hầm vượt sông. Dư luận cho rằng qui hoạch trung tâm Sài Gòn được công bố kể trên có thể sẽ làm khuấy động giá cả thị trường bất động sản chút ít, một vài vùng đất có thể nhích giá lên, đặc biệt là khu vực Thủ Thiêm, quận 2. Dẫu vậy, người ta vẫn thấy khó hy vọng vực được một thị trường bất động sản đã đóng băng từ khá lâu, không hứa hẹn tia sáng mong manh nào.
Trong khi đó tại Hà Nội, chính quyền thành phố này cũng đã cho hợp long chiếc cầu dài nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng mang tên Nhật Tân. Chiếc cầu này dài 3.7 km, chưa tính đường dẫn vào cầu dài 5.18km, có 8 làn xe, được khởi công từ 5 năm về trước, trị giá 13,626 tỉ đồng, tương đương 690 triệu đô la. Chiếc cầu khi hoàn thành sẽ nối quận Tây Hồ với huyện Ðông Anh, Hà Nội; nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp phía Bắc; rút ngắn khoảng cách từ đường vành đai số 2 đến phi trường Nội Bài.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, chiếc cầu được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của phía Việt Nam. Có thể nói, nguồn vốn Việt Nam vay của Nhật Bản thời gian qua gây nhiều tai tiếng, luôn bị truyền thông Nhật Bản soi mói. Ðây là nguồn vốn vay với thuế suất ưu đãi, hoặc không phải trả lãi.
Thứ Tư, ngày 16 tháng 4 năm 2014
Sáng ngày 14 tháng 4, 2014, nhà cầm quyền thanh phố Sài Gòn cho hay, sẽ phân chia vùng trung tâm thành phố này thành hai khu vực đối xứng hai bên bờ sông Sài Gòn, gọi là phố Tây và phố Ðông. Qui hoạch tổng thể đã được thủ tướng Việt Nam phê duyệt và được công bố theo hướng phát triển từ nay đến năm 2020.
Sơ đồ qui hoạch trung tâm Sài Gòn. (Hình: báo Dân Trí)
Theo báo Dân Trí, với qui hoạch này, trung tâm thành phố Sài Gòn mở rộng về phía Ðông, nối với khu đô thị Thủ Thiêm. Như vậy là cả hai khu đô thị trung tâm Sài Gòn sẽ rộng khoảng 1,660 ha, với dân số tổng cộng khoảng 400,000 người vào năm 2020.
Cũng theo qui hoạch này, hai khu phố Tây và Ðông sẽ nối liền nhau bằng các cầu đường bộ, cầu dành cho khách bộ hành và đường hầm vượt sông. Dư luận cho rằng qui hoạch trung tâm Sài Gòn được công bố kể trên có thể sẽ làm khuấy động giá cả thị trường bất động sản chút ít, một vài vùng đất có thể nhích giá lên, đặc biệt là khu vực Thủ Thiêm, quận 2. Dẫu vậy, người ta vẫn thấy khó hy vọng vực được một thị trường bất động sản đã đóng băng từ khá lâu, không hứa hẹn tia sáng mong manh nào.
Khu phố Tây nhìn về phố Ðông. (Hình: báo Dân Trí)
Trong khi đó tại Hà Nội, chính quyền thành phố này cũng đã cho hợp long chiếc cầu dài nhất Hà Nội bắc qua sông Hồng mang tên Nhật Tân. Chiếc cầu này dài 3.7 km, chưa tính đường dẫn vào cầu dài 5.18km, có 8 làn xe, được khởi công từ 5 năm về trước, trị giá 13,626 tỉ đồng, tương đương 690 triệu đô la. Chiếc cầu khi hoàn thành sẽ nối quận Tây Hồ với huyện Ðông Anh, Hà Nội; nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp phía Bắc; rút ngắn khoảng cách từ đường vành đai số 2 đến phi trường Nội Bài.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, chiếc cầu được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của phía Việt Nam. Có thể nói, nguồn vốn Việt Nam vay của Nhật Bản thời gian qua gây nhiều tai tiếng, luôn bị truyền thông Nhật Bản soi mói. Ðây là nguồn vốn vay với thuế suất ưu đãi, hoặc không phải trả lãi.
Hợp long cầu Nhật Tân dài nhất Hà Nội. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy tình trạng thất thoát, lãng phí khi xây dựng các công trình chiến lược từ nguồn vốn vay ODA quá nhiều, khiến Việt Nam luôn lâm vào tình trạng nợ nần.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét