Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Tưởng niệm Dân quân, Chiến si trận đánh biên giới Việt Trung- 17-2-1979 là thể hiện lòng yêu nước VN!


Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.

Tin tức / Việt Nam

Việt Nam im tiếng trước ngày đánh dấu Chiến tranh Biên giới

Nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam những ngày qua đã sử dụng hình ảnh hoa sim tím để tưởng nhớ các chiến sỹ Việt hy sinh trong Chiến tranh Biên giới năm 1979.

Trong khi đó, gần tới ngày 17/2, báo chí trong nước hầu như không đề cập gì tới cuộc chiến gây thương vong lớn giữa hai nước láng giềng từng được coi là có mối quan hệ ‘môi hở răng lạnh’.

Lãnh đạo một tờ báo ở Việt Nam nói với VOA Việt Ngữ với điều kiện không nêu danh tính rằng cơ quan ông đã nhận được một chỉ thị mật từ Ban Tuyên giáo Trung ương liên quan tới việc đưa tin về Cuộc chiến Biên giới Việt – Trung.

" Việt Nam lo ngại việc kỷ niệm cuộc chiến biên giới có thể biến thành một cuộc công kích chống Trung Quốc cũng như sự công kích rằng chính phủ Việt Nam đã không làm đủ để tưởng nhớ những hy sinh trong cuộc chiến ".- Ông Thayer nói.
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-im-tieng-truoc-ngay-danh-dau-chien-tranh-bien-gioi-viet-trung/1849965.html
Ý kiến:
   Bức xúc người dân về tưởng niệm trân chiến biên giới Việt Trung,ngày 17-2-1979 


bởi: Vô danh
15.02.2014 17:11
Kỷ niệm chiến tranh với người Mỹ thì rất lớn, mà máu của người Việt Nam đổ ra trong các cuộc chiến tranh, thì máu nào cũng là máu, đâu phải nước lã.

Vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta làm rất lớn, rồi chiến tranh với người Mỹ cũng kỷ niệm rất lớn, trong khi cuộc chiến tranh năm 1979 để bảo vệ Tổ quốc, cuộc chiến ghê gớm như thế, cuộc chiến mà chúng ta bị tàn sát, hy sinh nhiều như thế, lại không kỷ niệm.

Những việc vì lợi ích quốc gia như việc kỷ niệm chiến tranh biên giới năm 1979 là việc rất đáng làm, không có gì phải ngần ngại cả. Cấm thì rất vô lý, lúc đó thì giới trẻ và nhân dân nghĩ về anh thế nào?


bởi: Bích Chi
15.02.2014 10:50
"Nếu còn yêu nước, Đảng phải tưởng niệm đàng hoàng cuộc chiến Việt-Trung"
Luật sư Trần Quốc Thuận,
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội

Ngày 17/02/2014 là tròn 35 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Gần đến ngày này, có nhiều câu hỏi đặt ra về thái độ của chính quyền Việt Nam trước một sự kiện suốt hàng chục năm nay bị dìm trong im lặng. Trong lúc một số hội nhóm thuộc xã hội dân sự sẵn sàng tổ chức lễ tưởng niệm biến cố này vào ngày mai 16/02, chính quyền dường như vẫn chưa có một động thái chính thức nào. Về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Luật sư Trần Quốc Thuận là một trong những người ký tên vào "Lời kêu gọi nhân kỉ niệm 35 năm đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía bắc nước ta 17.2.1979", được công bố cách đây ít hôm.

Trọng Thành/RFI

bởi: cộng sản từ: ngày nay
15.02.2014 08:18
Ngày xưa được đàn anh liên xô, trung cộng tiếp tế cho súng ống vũ khí thì đãng cộng sản việt nam la hét, gây chiến tranh, đánh nhau dữ dằn lắm. Nhờ có đàn anh bảo trợ nên làm anh hùng thiên hạ. Đánh nhau dữ dằn quá nên dân nghèo nước đói.


Ngày nay bị đàn anh liên xô, trung cộng bỏ rơi ngoài đường xó chợ, nên bây giờ mới thấy đãng cộng sản việt nam là một loại hèn nhát nhu nhược, tham ô và thối nát, đãng cộng sản việt nam giờ chỉ muốn được ngồi yên hưỡng lộc.



bởi: Cựu Bộ Đội từ: Lai Châu, Việt Nam
14.02.2014 11:39
Trận năm 1979. Quân Trung Cộng hê lên là sẽ đánh tới Hà Nội. Giáp tưởng thật. Lo phòng thủ hà Nội chắc chắn. Để mặc quân địa phương biên giới cho quân Trung Cộng đánh mập đòn. Đánh quân địa phương nhừ tử xong. Quân Trung Cộng rút lui thong thả, vừa rút vừa phá hoại trong khi Giáp vẫn lo cố thủ Hà Nội.

Tưởng niệm  Dân quân, Chiến si trận đánh biên giới Việt Trung- 17-2-1979 là thể hiện lòng yêu nước VN!

bởi: Đọc Báo Lề Trái từ: Hà Nội, Việt Nam
14.02.2014 20:13
Hạn chế kỷ niệm 'có lợi cho Đảng'

Trước dịp kỷ niệm 35 năm ngày xảy ra cuộc chiến biên giới Việt - Trung, đang có áp lực từ người dân trong nước muốn Đảng Cộng sản có hành động đánh dấu sự kiện này sau nhiều năm im lặng.

Một nhóm nhân sỹ hơn 70 vị, trong đó có những cái tên như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần Quốc Thuận, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Trung..., hôm 12/2 ra Lời kêu gọi trong đó nói hành động tấn công Việt Nam của Trung Quốc năm 1979 là "hèn hạ, sỉ nhục".

BBC phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Tường, nghiên cứu về chính trị Việt Nam ở Đại học Oregon, Hoa Kỳ, liệu chính sách của Đảng Cộng sản quanh việc ứng xử với di sản cuộc chiến có còn phù hợp.


BBC:Tuần này có một số thông tin trên mạng internet cáo buộc Trung Quốc gây áp lực không cho Việt Nam kỷ niệm công khai cuộc chiến 1979. Ông nghĩ cáo buộc này có tin được không?

Vũ Tường: Tôi không có thông tin gì về Trung Quốc gây áp lực lên Đảng Cộng sản Việt Nam để không kỷ niệm cuộc chiến tranh. Có thể suy đoán là việc này có xảy ra, qua một kênh ngoại giao nào đó giữa hai đảng cộng sản.

Nhưng dù có áp lực hay không có áp lực từ bên ngoài, việc chính phủ Việt Nam không cho tổ chức kỷ niệm cho thấy họ rất sợ Trung Quốc. Cũng có thể họ sợ phong trào dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc sẽ phát triển mạnh thêm ở trong nước, làm cho họ khó ăn nói với quan thầy Trung Quốc của họ.

BBC:Từ hơn 20 năm qua Việt Nam hạn chế việc tường thuật cũng như hoạt động đánh dấu sự kiện này. Vào thời điểm hiện nay, liệu Đảng Cộng sản Việt Nam còn có lợi nhờ chính sách này không?

Việc không kỷ niệm là chính sách có từ khi quan hệ Việt-Trung bình thường hóa từ năm 1992. Đây là một chính sách khôn ngoan của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên ngoài dựa lưng vào Trung Quốc về chính trị và khai thác quan hệ kinh tế với phương Tây để thu lợi, bên trong duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với báo chí, quân đội, và công an.

Trong cách nhìn của Đảng, dường như cái giá phải trả quá nhỏ so với lợi ích thu được cho Đảng, nên chính sách này sẽ vẫn được tiếp tục trong thời gian tới.

BBC:Một sử gia trong nước, nói trên Bấm báo Lao Động, rằng dự kiến lần đầu tiên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ có lễ tưởng niệm, “được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này”. Theo ông, điều này có phản ánh chính sách thống nhất từ trên xuống của Đảng hay không?

Do phong trào chống Trung Quốc trong nước đang lên cao, giới học giả và trí thức trong nước được Đảng nới lỏng chút ít để thỉnh thoảng phát biểu một vài ý kiến dè dặt.

GS Vũ Minh Giang nói ở cuối bài: "Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân."

Nhưng ở phần trên bài phỏng vấn, GS Giang lại nói việc kỷ niệm ở Hội Khoa học Lịch sử sẽ "không trọng quy mô mà trọng chiều sâu," có nghĩa là sẽ bị giới hạn trong phạm vi rất hẹp giữa các sử gia, còn báo chí và dân chúng không được tham gia.

GS Giang xem cuộc chiến tranh như một sự kiện lịch sử không nên che giấu, và nói rằng không phải che giấu thì Trung Quốc sẽ tử tế hơn với Việt Nam. Đúng. Nhưng ông lại không quên nhấn mạnh rằng nếu "bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử." Có thể GS Giang chỉ nói theo thói quen, hay là phải rào trước đón sau theo chỉ thị của trên, nhưng rõ ràng đây là cách nói để giới hạn trước phạm vi được phép nhắc đến hay kỷ niệm cuộc chiến.

Chưa báo chí nào được nói, chỉ có mỗi giáo sư được nói, nhưng cái mũ "xuyên tạc lịch sử" đã được cầm sẵn trên tay, dành cho những người nào phát biểu không đúng với quan điểm của Đảng được khắc ghi trong khẩu hiệu "mười sáu chữ vàng."
BBC

bởi: Đọc Báo Lề Trái từ: Hà Nội, Việt Nam
14.02.2014 20:02
Báo Việt lại đưa tin

Một ngày sau khi báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài về chiến tranh biên giới, tờ báo điện tử lớn khác là VnExpress chạy bài về sự kiện này.

Bài viết lược lại tiến trình cuộc chiến 30 ngày, bắt đầu từ bối cảnh rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung những năm 1970.

Báo này nói dù từng nghe tuyên bố về ý định trừng phạt từ Trung Quốc trước đó "cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới".

Bài viết cho hay: "Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố".

Các báo lớn khác ở Việt Nam như Tuổi Trẻ hay Thanh Niên vẫn không thấy có bài nói về cuộc chiến 1979 dù lãnh đạo ngành Tuyên giáo khẳng định "tổng biên tập toàn quyền quyết định".
BBC 
 Việt Nam Mất Nước- Không quyền Tưởng Niệm Anh Hùng Chiến Trân Biên Giới VIệt TRUNG-17-2-1979?!
Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng.
 
Nếu bây giờ còn có ai gọi là “nguy cơ mất nước” thì nhất định là sai. Tình trạng gọi là nguy cơ đã biến thành hiện thực có chứng minh rồi. Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Đó là một sự thật hiển nhiên. Tuy rằng trên bình diện công pháp và đối với thế giới, VN vẫn là 1 quốc gia có chủ quyền nhưng nhìn vào thực tại của tình hình đất nước, rõ ràng người VN đã mất nước vào tay người Tầu từ lâu.
     .Tầu muốn bành trướng chủ nghĩa Đại Hán, hơn nữa cần có cơm để nuôi một tỷ rưỡi dân, và cũng cần có đất để di dân. ( bằng chứng Tầu ngưng không mua gạo Thái) VGCS bán nước bằng mọi giá cần thu gom đất đai ruộng vườn tài nguyên "thu hồi cưỡng bức" xiếc chặc người dân về một mối cho dễ bề cai trị.
Chúng muốn chạy tội bán nước trước nhân dân và lịch sử, và rất sợ bị trả thù nên cần phải dẹp tan sức chống đối của mọi thành phần mà chúng gọi là thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước...
 Xin xem tie1p: http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/02/xin-thinh-cau-nguoi-viet-quoc-noi-va.html
 LÒNG YÊU NƯỚC- VƯỢT QUA HẬN THÙ NAM BẮC VN!
  Huỳnh Mai St.8872
Dù bắt cứ thể chế độc tài Công Sản hay Dân Chủ Tụ Do, cũng phải ghi ơn và tưởng niệm những chiến sĩ và Bộ Đội VN. Đã dũng cảm chiến đấu và các anh đã hy sinh vì tổ quốc Việt nam trên chiến trường biên giới Việt Trung. Và các anh đã bị giặc Tàu Trung Quốc đem quân xâm chiếm lãnh thổ, biên giới Việt Nam chúng ta.
Các anh - QDNDVN- hành động và chiến đấu cao cả với tất cả tinh thần yêu nước và cảnh giác cao độ giữa " Bạn và Thù - Một bài học xương máu đắng cay giữa đông minh phản bội Mỹ & QL.VNCH rn trận Hải Chiến Hoàng Sa VN. Chúng tôi là " Bên Thua Cuộc "bị các anh bắt giử và cầm tù tại biên giới Lào Cai, Móng Cái, nên không thể nào cùng các anh tham chiến, hay hợp đồng tác chiến để chống trả quân xâm lược Bắc Kinh hung tàn, khát máu giết hại trên 60.000 đông bào, chiến sĩ ta, tại 6 tỉnh biên giới Việt Trung.
Nhìn tình hình thế trận cuộc chiến xảy ra và theo kinh nghiệm chiến trường của hai ta đã từng trải qua, biết ngay trong quân VN ta có nội ứng và phản động nằm vùng CSTQ, dùng thủ thuật phá kích phá tan những vị trí phòng thủ, chiến thuật quan trọng cua phe nhà Quân đội VN. Trận pháo kích và hỏa tiển của quân TQ,nó hơn gấp mấy lần những trân mưa pháo của các anh bội đội Miềm Bắc VN, pháo vào căn cứ Hỏa Lực Số 6 tại Ngả 3 Biên Giới Hạ Lào của mặt trân Lam Sơn 719- Nan Hạ Lào, tháng 2, nắm 1971.
Sĩ quan tù cải tạo, chúng tôi di chuyển và đổi trai ra khỏi vùng giao tranh giử đôi bên đồng chí VN & TQ và thầm momg sao Việt Công phe ta, nhờ tich thu chiến lợi phẫm _Mũ Sắt- của QL.VNCH và trang bị mũ sắt thay cho nón cối, không dủ sức chống mãnh đạn xuyên qua đầu và cứu thoát bộ đội VN ta trong cuộc pháo kich là chiến thuật chủ chiến của TQ, nếu đánh nhau có mặt trân hẵn hòi, là quân Trung quốc thua Việt Cộng phe ta ngay, vì thiếu kinh nghiệm chiến trường dáng du kích của quân dân ta ngay?!
Chúng ta dù anh là Việt Cộng, và tô là Cọng Hòa, chúng mình có chung nhau một tổ quốc, môt dân tộc Việt Nam và chúng mình đều là kẻ chiến bại, chịu làm nô lệ Hán Nô và dành chiến thắng cho bọn thực dân kiểu mới Nga Tầu...Anh và tôi và cả dân tộc này đều bị Đảng cầm quyền Thái Thú CSVN vô ơn. phản quốc và phản bội lại QDNDVN hy sinh xương máu trên chiến trường Biên Gới Viêt Trung, ngày 17-2-1979
Trân trọng kính chào và mãi Mãi nhớ ơn các anh QDNDVN anh hùng!!!...
Xin xem tiếp: http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/02/ma-chien-huu-linh-trung-quoc-linh-kiem.html?spref=fb
           Huỳnh Mai St.8872
{Tưởng niệm trận chiến biên giới Việt Trung
Ngày 17-2 1979- 35 năm còn quên lãng...??! }

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét