Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

VIỆT NAM ƠI! DO ĐÂU, VÌ SAO NÊN NỖI TH Ế NÀY ?......

Thân kính chuyển đến quý vị và các bạn một mẩu quảng cáo "đau lòng" của tàu khựa về phụ nữ Việt Nam dưới thời cộn sản.
Xin vui lòng chuyển tiếp rộng rải đến những người thân để cùng nhau tham khảo.
Chân thành cám ơn quý vị và các bạn.
Tuoitrevietnamhomnay từ Hà Nội - Huế - Saigon - Cần Thơ
---------- Forwarded message ----------From: KHÁNG CỘNG CỨU NƯỚC <khangcongcuunuoc@> Date: 2013/6/17Subject:
VIỆT NAM ƠI!
DO ĐÂU, VÌ SAO NÊN NỖI THẾ NÀY ???......

VIỆT NAM ƠI!
DO ĐÂU, VÌ SAO NÊN NỖI THẾ NÀY?

Nguyễn Thu Trâm, 8406
Trong lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước và giữ nước, qua nhiều triều đại, dù có lúc thịnh lúc suy, lúc hưng lúc phế nhưng chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại chịu sự sỷ nhục bởi bọn Tàu man như dưới sự cai trị của chế độ cộng sản hiện nay. Các chủ cả người Tàu đánh đập, hành hạ, nhục mạ công nhân Việt Nam tại các nhà máy, công ty, xí nghiệp ngay trên đất Việt…  Những công nhân Tàu man ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam xung đột với cư dân địa phương rồi thực hiện những vụ đột nhập vào xóm làng đánh đập hội đồng những cư dân địa phương ngay trong nhà cửa tại chính nơi bản quán của họ… Những du khách Trung cộng đả thương thanh niên Việt Nam ngay trên đường phố Hà Nội khi có những va quẹt trong giao thông… Ngư dân Việt Nam bị trấn cướp, bị bắt cóc để dòi tiền chuộc, thậm chí họ còn bị bắn giết khi họ đang khai thác nguồn lợi hải sản ngay trên vùng biển của tổ quốc mình… hàng ngàn thiếu nữ Việt bị lừa bán sang biên giới để làm nô lệ tình dục tại các động mãi dâm trên lãnh thổ của Trung cộng….

Nhưng điều ô nhục hơn hết cho cả dân tộc Việt Nam là việc nhiều tờ báo giấy và báo mạng của Trung cộng gần đây đăng hình ảnh những thiếu nữ Việt Nam hở hang để cho những kẻ tìm vợ người Trung cộng chọn lựa, với những quảng bá về giá cả, về thời gian để được sở hữu một thiếu nữ Việt Nam làm về làm vợ hợp pháp với sự đồng thuận của cả hai chính phủ Việt Nam và Trung cộng. Những thông tin đó không chỉ xuất hiện trên báo chí mà cả trên những billboard, áp phích trên khắp các tỉnh thành của Trung cộng với những thông tin về dịch vụ mua thiếu nữ Việt về làm vợ như sau:
 Xin được diễn dịch như sau:

Việt nam tân nương giới thiệu: (văn phòng) giới thiệu lấy vợ Việt Nam
Tam cá nguyệt nội bao thú đáo gia: trong vòng 3 tháng sẽ lấy được vợ 
Chỉ yếu 20 vạn:  Chỉ cần 20 vạn (nhân dân tệ) – khoảng $27,210 
1.         Bảo chứng xử nử: Bảo đảm gái còn trinh
         
2. Tam cá nguyệt nội thú hồi: Trong vòng ba tháng cưới vợ về nhà
3.         Quyết bất gia giá: Quyết không tăng giá
4.         Nhất niên nội bào điệu bồi nhất vị: Trong vòng một năm, nếu vợ bỏ trốn sẽ được đền bù một người vợ khác miễn phí
Các lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam tất nhiên biết quá rõ những dịch vụ mua bán cô dâu Việt qua những quảng bá trên báo chí và bích chương, áp phích, Billboard như thế này trên hắp lãnh thổ Trung cộng, nhưng đều nhắm mắt làm ngơ vì mối quan hệ hữu nghị môi hở răng lạnh giữa hai đảng và hai nhà nước cộng sản Trung-Việt và vì 16 chữ vàng và 4 tốt mà Mao Chủ Tịch và Hồ Chủ Tịch đã dày công xây đắp ngót một thế kỷ qua…
 
Vietnamese ladies for sale
Nhưng là người Việt Quốc Gia có ai không cảm thấy phẫn nộ trước việc các doanh nghiệp Tàu man chà đạp danh dự của dân tộc Việt bằng cách biến những thiếu nữ Việt Nam thành một loại hàng hóa mà ở đâu đó trên trái đất này một số người cũng từng mua bán, trao đổi và sở hữu vào thời Trung cổ, ấy là buôn nô lệ. Cách thức những thương lái Tàu man quảng cáo về các thương vụ mua bán cô dâu Việt như trên là một việc vô cùng man rợ và là một xúc phạm lớn đối với danh dự của dân tộc Việt Nam. Bởi những kẻ đan tâm mua bán con người thì chúng ta có thể đặt ra một nghi vấn rằng liệu những kẻ đó có còn là con người nữa không? Liệu cái dân tộc phát kiến sinh ra thương vụ mua bán con người và đang dung túng cho những thương vụ buôn bán con người đó có còn mang một chút tính người nào nữa không? Hay chỉ là một loài động vật tương cận với loài người, nhưng mang trong mình trái tim của loài cầm thú? Tiếc thay, một số báo chí của lề đảng cộng sản Việt Nam cũng tiếp tay đăng tải những thông tin về bán mua cô dâu Việt đó với những lời hoa mỹ để cổ xúy cho việc buôn bán nô lệ mà nạn nhân lại là những thiếu nữ Việt, là chính thần dân của Đại Việt đã một thời hào hùng
Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
Người viết xin trích đăng nguyên văn một bài báo của lề đảng cộng sản Việt Nam đăng tải lại những thông tin trên báo chí Trung cộng về dịch vụ mua cô dâu Việt để độc giả rộng đường suy luận không chỉ về đảng, nhà nước cộng sản Trung Quốc và cả dân tộc Tàu man về cái gọi là tính “nhân văn” của chúng, mà còn về thái độ hững hờ, vô cảm của các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trước sự việc thần dân của họ đang bị một lân quốc biến thành nô lệ tình dục, một kiểu nô lệ của thế kỷ 21:

Mạng Trung Quốc xôn xao chuyện 'mua' vợ Việt Nam

 

Cuối năm 2009, bắt nguồn từ loạt bài viết trên mạng của một người đàn ông ở Nam Kinh kể về hành trình lấy vợ Việt, cơn sốt "sang Việt Nam lấy vợ" đã trở thành tiêu điểm trên các website Trung Quốc.
 Thông tin khiến cư dân mạng phải xuýt xoa là: “…chỉ với 35.000 NDT, trong vòng 15 ngày, tác giả đã được thoải mái chọn từ hơn 40 cô gái Việt để làm bà xã cho mình”.
Cho dù những thông tin này không xuất phát từ một cuộc điều tra của một cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng những điều nêu ra dưới đây chắc hẳn đem lại nhiều suy nghĩ và ứng xử nghiêm túc cho nhiều cô gái muốn lấy chồng nước ngoài.
Cuộc hôn nhân "siêu tốc": 15 ngày lấy được vợ Việt Nam
Cuối năm 2009, 47 trang viết “Việt Nam tương thân kí” của một cư dân mạng có nickname “Đới Tổng 1912” trở nên cực hot trên mạng khi không chỉ có lượt truy cập khổng lồ mà còn được chia sẻ đường link trên khắp các website khác. Thông tin trong trang viết này khiến cư dân mạng phải xuýt xoa là: “… chỉ với 35.000 NDT, trong vòng 15 ngày, tác giả đã được thoải mái chọn từ hơn 40 cô gái Việt để làm bà xã cho mình”.
Các cô gái Việt mà anh chàng họ Đới được giới thiệu

Thân phận thực của “Đới Tổng 1912” là giám đốc một công ty tổ chức biểu diễn ở Nam Kinh, đã từng một lần li hôn. Năm 2008, sau khi đọc được quảng cáo “Chỉ với 20.000 nhân dân tệ, mua về một cô vợ Việt Nam xinh đẹp”, anh chàng không thể tìm được bạn đời thích hợp ở Nam Kinh này cảm thấy hết sức hiếu kì; đã đem thông tin trên bàn tán với bạn bè. Nhưng thật bất ngờ, những người bạn nam của giám đốc Đới hầu như đều nhận được tờ quảng cáo song chưa ai có ý định sang Việt Nam xem tình hình thực hư ra sao.
Tháng 9/2009, anh Đới một mình khăn gói sang Việt Nam. Sau khi đăng tin tìm bạn trên báo, chuông điện thoại của anh reo không ngớt. Sau vài lần không ưng ý, trong một cuộc khiêu vũ xã giao, anh làm quen với một người phụ nữ được xem là “bà mối lớn nhất Việt Nam”. Sau cuộc nói chuyện, anh được bà mối giới thiệu, sắp xếp một cuộc lựa chọn trong hơn 40 cô gái Việt Nam để tìm vợ và anh đã tìm được Ngân, người vợ hiện tại.
Lần sang Việt Nam thứ 2 vào cuối năm 2009, anh Đới hoàn thành việc cưới hỏi và đăng kí kết hôn ở Việt Nam, đồng thời bỏ ra 10.000 NDT để tổ chức tiệc cưới long trọng với 80 bàn tiệc.
Xinh đẹp, hiền thục, chịu khó, nghe lời.
Cô Ngân, người vợ Việt Nam hiện tại của anh Đới
Anh Đới cho biết: “Lần đầu tiên gặp người nhà của Ngân, họ rất hài lòng về tôi. Cả 3 chị em Ngân đều được gả sang Trung Quốc. Một người chị lấy chồng Hong Kong, một người lấy chồng Đài Loan, gia đình nhà vợ có thể gọi là cũng được mát mặt ở quê nhà”.
“Người vợ Việt Nam của tôi tốt đến nỗi không lời nào tả hết. Nhớ lại hồi đó, tôi mua cho cô bạn gái người Nam Kinh một đôi giày hạ giá mất vài trăm tệ, cô ta chẳng coi là gì. Người vợ hiện nay của tôi không bao giờ đi dạo phố shopping mà toàn mua đồ ở chợ”, anh Đới tiết lộ: “Thậm chí tiền mua sắm hàng ngày còn thừa, cô cũng đưa trả lại cho chồng”. Từ những thông tin này, cộng đồng mạng nhất trí bình chọn vợ của anh Đới: “Không tham, không lười, không tùy tiện, không kiêu kì, không ham tiền, trẻ trung, xinh đẹp, chăm chỉ, hiền thục và quan trọng là biết nghe lời”.
Hiện Ngân đã theo chồng sống ở Nam Kinh. Ngoài việc ở nhà giặt giũ, cơm nước, dọn dẹp, Ngân cũng thường theo chồng đến công ty xem xét, theo học lớp khiêu vũ, nhân tiện học thêm tiếng Trung.
Chi phí: Lễ ra mắt chỉ với 100 NDT
Anh Đới kể lại tường tận chi phí cho việc lấy vợ ở Việt Nam: mời cô gái đi uống cà phê mất 20.000VND, gọi xe mất 100.000VND, lần đầu đến nhà gái mua hoa quả mất 200.000VND, ăn bữa hải sản mất 300.000VND… So với mức chi tiêu ở Trung Quốc, chi phí này có thể nói là thấp đến mức kinh ngạc.
Đánh giá về những cô gái mà anh Đới đã xem mặt ở Việt Nam, cộng đồng mạng đều có chung một nhận định: “Có một số cô thực sự rất xinh, nếu ở Nam Kinh chắc chắn là nổi bật giữa đám đông”. Một cư dân mạng còn tỉ mỉ phân tích: “Đức tính nổi bật của các cô gái Việt Nam đó chính là biết chăm sóc người khác. Trong quá trình hỏi vợ ở Việt Nam, mỗi lần ăn cơm với cô gái, anh Đới đều được cô xới cơm, bóc vỏ tôm, gỡ thịt nạc, chờ anh bắt đầu ăn thì mới động đũa”.
Trước cảnh tượng này, các chàng trai Trung Quốc không khỏi "thèm muốn" bởi họ mới chỉ được "nghe nói" mà không ngờ các cô gái Việt Nam thật sự như vậy! Trước nay, đàn ông Trung Quốc hầu hết phải phục vụ “phái đẹp”.
Trình tự: Bố mẹ vợ đồng ý xem như đã kết hôn
Hình ảnh nồng thắm của hai vợ chồng tại Nam Kinh
Theo anh Đới (cũng như nhiều tờ báo Trung Quốc như Sina, Kinh Sở, Trùng Khánh tin chiều…) thì tỉ lệ nam nữ ở Việt Nam là 3/5 nên có rất nhiều cô gái muốn lấy chồng ngoại quốc. Ở Việt Nam thậm chí có những “bà mối” chuyên nghiệp, đi tìm những cô gái quê xinh đẹp, muốn lấy chồng ngoại, tập trung lại một chỗ dạy dỗ, sau đó giới thiệu cho đàn ông nước ngoài. Trong rất nhiều quảng cáo môi giới hôn nhân, “bà mối” đưa ra nhiều bảo đảm: trọn gói trong vòng 3 tháng, không chi phí phát sinh, trong vòng 1 năm nếu cô gái bỏ về được "đền" cô khác…
Dựa trên “kinh nghiệm cá nhân”, anh Đới cho rằng muốn lấy được vợ Việt Nam rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ cô gái đồng ý là có thể đặt tiệc cưới, thậm chí đăng kí kết hôn có thể làm sau. Đăng kí kết hôn thường mất khoảng 1 tháng, trong thời gian đó, cô dâu ở chỗ môi giới để học tiếng và tập quán sinh hoạt của nước ngoài, chờ đăng kí kết hôn xong là theo chồng xuất ngoại. Anh mô tả: “Người nước ngoài đến Việt Nam lấy vợ rất đông”.”
Thế đó! Nhưng chúng ta đã ai từng đặt cho mình một câu hỏi rằng “Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã có bao giờ ô nhục như dưới thời cai trị của đảng công sản Việt Nam hiên nay chưa?” Nếu đảng cộng sản cứ tiếp tục nắm quyền cai trị đất nước thì liệu rằng đất nước Việt Nam và Dân tộc Việt Nam còn tồn tại được bao lâu nữa?
Với nỗi lòng của một con dân đất Việt trước nỗi nhục quốc thể này, người Viết xin được gởi gắm nỗi niềm uất hận của mình qua hai câu thơ của cụ Đồ Chiểu:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
 Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Nguyễn Thu Trâm, 8406

Video: ĐỪNG KHOE TÔI... HÃY CHỤP DÙM TÔI...

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ. 
 
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,

Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.
Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

o O o

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!
Trần Văn Lương




http://youtu.be/BGOGFZLdfKM

Nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/13f6f05b598d2ac0
__._,_.___





Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét