Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

TQ muốn đánh chiếm đảo Thị Tứ làm bàn đạp kiểm soát toàn bộ Biển Đông


TQ muốn đánh chiếm đảo Thị Tứ làm bàn đạp kiểm soát toàn bộ Biển Đông

14/01/14 07:32
(GDVN) - Nếu Trung Quốc chiếm được đảo này và xây dựng lực lượng không quân, hải quân bất hợp pháp ở đó, họ sẽ dễ dàng kiểm soát (trái phép) toàn bộ Biển Đông.
Trong bối cảnh rộ lên thông tin cho rằng Trung Quốc đã lên kế hoạch đánh chiếm bất hợp pháp đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) bằng vũ lực trong năm 2014, tờ China Daily Mail đã đưa ra các lý do cho thấy tin đồn này cũng có các cơ sở thực tế để trở thành hiện thực.
Tàu đổ bộ Trung Quốc đã từng nhòm ngó đảo Thị Tứ, Trường Sa.
Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo này hiện do Philippines kiểm soát bất hợp pháp).  Đây là đảo lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa với diện tích 37 ha và có ý nghĩa chiến lược lớn đối với tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc muốn kiểm soát một phần rộng lớn của Biển Đông.

Do đảo Thị Tứ nằm gần giữa đường lưỡi bò nên nếu Trung Quốc chiếm được đảo này và xây dựng lực lượng không quân, hải quân bất hợp pháp ở đó, họ sẽ dễ dàng kiểm soát (trái phép) toàn bộ Biển Đông, cả bầu trời và mặt biển.

Đảo Ba Bình là hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa và vốn là một lựa chọn tốt hơn trong tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh. Tuy nhiện, hiện đảo này đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. Trong khi đó, Bắc Kinh đến nay vẫn chưa có triển vọng trong việc thống nhất giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan nên việc tấn công đánh chiếm đảo Thị Tứ do Philippines đang kiểm soát là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay.

Sắm một tàu sân bay lớn nhất thế giới Ford có giá khoảng 12,8 tỉ USD,  nhưng boong tàu hạn chế. Trong khi đó, một căn cứ không quân được thiết lập trên đảo Thị Tứ sẽ lớn hơn hàng chục lần và rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó không thể chìm và có tuổi thọ rất dài.
Tờ báo đã bày tỏ nuối tiếc khi cho rằng Philippines có thể hưởng lợi rất nhiều nếu Mỹ đã xây dựng một căn cứ không quân ở đó để tạo điều kiện cho kế hoạch chuyển hướng trục chiến lược của Mỹ sang châu Á đối phó với Trung Quốc, nhưng điều đáng tiếc là Philippines đã bỏ lỡ điều này khá lâu.
Chuỗi đảo thứ nhất (đường màu đỏ), bao gồm Biển Đông với tên gọi quốc tế là South China Sea và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có tên gọi quốc tế Paracel, Spratly.
Một lợi thế cho Trung Quốc một khi đánh chiếm được đảo Thị Tứ là nếu Mỹ và Nhật Bản điều một số máy bay và tàu chiến đến khu vực gần Philippines, Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó với chúng.

Tờ Star Manila hôm 5/1 đưa tin , Eugenio Bito-onon Jr, Thị trưởng của thị trấn Kalayaan do Philippines lập ra để "quản lý" một phần của quần đảo Trường Sa mà Manila yêu sách chủ quyền, gần đây đã khẳng định rằng lực lượng vũ trang  Philippines đã triển khai quân đội đến đảo Thị Tứ.

Laude nói rằng Không quân đã được triển khai đến đảo Thị Tứ. Ông nói thêm rằng việc mở rộng bành trướng bá quyền của Trung Quốc trong Biển Đông tiếp tục gây áp lực lên Philippines, và Hải quân Philippines cũng đã đóng quân trong khu vực để bảo vệ các đảo.

Theo China Daily Mail, một chuyên trang về quân sự tại Trung Quốc, đánh chiếm (bất hợp pháp) đảo Thị Tứ chỉ là một phần của chiến lược lâu dài của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy chính sách phá vỡ "chuỗi đảo thứ nhất" do Mỹ và đồng minh châu Á-Thái Bình Dương hợp sức tạo thành. Wikipedia cũng đã giải thích về tầm quan trọng chiến lược của "chuỗi đảo thứ nhất" đối với Trung Quốc.

"Chuỗi đảo thứ nhất" là chuỗi quần đảo lớn nằm ngoài bờ biển lục địa Đông Á. Chủ yếu bao gồm các quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, phía bắc Philippines, Borneo, kéo dài từ bán đảo Kamchatka đến bán đảo Mã Lai. Chuỗi đảo này có 4 điểm quan trọng: Đầu là Hàn Quốc, đuôi là Philippines, "khóa" là Đài Loan, "trọng tâm" là Nhật Bản.

"Chuỗi đảo thứ nhất" có ý nghĩa quan trọng trong học thuyết quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc xem việc chuỗi đảo thứ nhất là khu vực phải an toàn và vô hiệu hóa từ các căn cứ của Mỹ, máy bay và các nhóm tàu ​​sân bay. Trong trường hợp phải tự vệ, nó có ý nghĩa chiến thuật phải mở ra một cuộc tấn công phủ đầu chống lại kẻ thù. 

Mục đích của học thuyết này là phong tỏa Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông trong một vòng cung chạy từ các quần đảo Aleutian ở phía bắc tới đảo Borneo ở phía nam. Theo báo cáo của các cố vấn CSBA và RAND của Mỹ, vào năm 2020, Trung Quốc sẽ thúc đẩy các phương tiện để đạt được chính sách "chuỗi đảo thứ nhất"./.
Nguồn:  -muon-danh-chiem-dao-Thi-Tu-lam-ban-dap-kiem-soat-toan-bo-Bien-Dong-post137225.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét