Điệu hồn trống trận Tây Sơn
Tiếng trống vang trên đất Tây Sơn (Bình Định) hoàn toàn không hề giống tiếng trống của bất cứ nơi đâu trên đất nước, và cũng chẳng nơi đâu trên thế giới này có được tiếng trống như vậy...
Nhạc võ Tây Sơn gắn với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Tương truyền loại nhạc này do ba anh em người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đặt ra cho quân khởi nghĩa luyện võ. Với một bộ trống 17 chiếc, người tập võ sẽ dùng hai tay để đánh 12 chiếc, còn lại 5 chiếc đánh bằng đầu, 2 gót chân và 2 khuỷu tay. Người tập võ đánh được 17 trống được xem là "võ thuật như thần".
Sau khi ba Ngài mất, mỗi dịp tế lễ để tưởng niệm những vị anh hùng đã lãnh đạo quân sĩ quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, nhân dân ở quê các Ngài vẫn đánh trống võ. Nhạc võ Tây Sơn trở thành một loại nhạc lễ trong di sản nghệ thuật của người Việt Nam.
Như tên gọi, nhạc võ Tây Sơn có hai phần: nhạc và võ. Phần nhạc được phối âm dựa trên tiết tấu chủ đạo của trống chiến trên nền âm cổ truyền (hò, xang, xế,...). Chia thành ba hồi: xuất quân, xung trận - công thành và ca khúc khải hoàn, hoàn toàn không có hồi lui quân hoặc thu quân như trống trận của các triều đại khác cũng như quân đội của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhiều du khách, kể cả các nhà nghiên cứu đều lấy làm thú vị khi phát hiện ra chi tiết này. Có lẽ do hễ đánh là thắng nên cứ sau mỗi lần công thành là hồi khải hoàn lại có dịp vang lên, về sau những hồi lui quân, thu quân không có dịp được sử dụng (?). Kể cũng không lấy gì làm lạ vì trong đời cầm quân của mình, vị hoàng đế có tên tuổi gắn liền với bài trống độc đáo này là Quang Trung chưa một lần thua trận, đội quân của ông cũng chưa một lần phải lùi bước trước kẻ thù nào.
Tuy chỉ có 3 hồi, giản đơn là vậy nhưng nhạc võ Tây Sơn không hề lẫn trộn với bất cứ tiếng trống nào trên khắp năm châu, trống trận Tây Sơn là bản giao hưởng hùng tráng hừng hực hào khí Quang Trung và thấm đượm tinh thần thượng võ Tây Sơn.
Khi tiếng trống cất lên, lập tức không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi. Nghe như rầm rập tiếng quân đi, voi thét; tiếng lướt gió, chạm nhau của binh khí; tiếng reo hò vang dội của ba quân. Và cả sự trầm lắng tưởng niệm vong hồn tử sĩ trước khi những thanh âm reo vui, rộn rã trong khúc khải hoàn ca chan hòa muôn phương. Thế trận thần tốc, táo bạo năm nào dường như đang hiện diện, rần rật chuyển lan trong từng mạch nhịp của người nghe. Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh, là lời động viên, cổ vũ ba quân mà còn là những đòn thế tâm công xoáy sâu, đánh thẳng vào tâm lý của quân thù, góp phần làm nên thắng lợi.
Dàn nhạc võ Tây Sơn bao gồm: trống chiến, kèn xona (còn gọi là kèn bóp), chiêng, phèng la. Linh hồn của dàn chiến nhạc là 12 chiếc trống, tượng trưng cho thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão...), xếp thành ba bậc trên giá đỡ, ứng với triết lý tam tài (Thiên - Địa - Nhân).
Phần võ, nét độc đáo tạo thành nhạc võ Tây Sơn, chính là những đòn thế võ thuật hàm chứa trong từng thủ pháp thể hiện nhạc trống. Một lão võ sư đất Bình Định cho biết: "Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh hành quân, là cách các tướng chuyển những mệnh lệnh chiến đấu điều binh khiển tướng. Nó hàm chứa nhiều đòn thế võ thuật siêu đẳng. Khi xưa, người đánh trống trận cũng phải tự chiến đấu để vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ tiếng trống, tín hiệu giữ nhịp trận đánh không bị ngắt quãng. Chính vì lẽ đó mà đôi dùi trống, động tác đánh trống, bộ pháp di chuyển cũng là một nghệ thuật tự vệ. Khi đánh trống trận, người đánh di chuyển hết sức linh hoạt, bất cứ bộ phận nào của thân thể cũng có thể sử dụng để đối địch. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy tính sát phạt của những đòn thế này không cao, nó mang tính răn đe nhiều hơn. Vả lại, người đánh trống cũng được người múa cờ (cũng hàm chứa nghệ thuật tự vệ) hỗ trợ".
Cho đến nay để thể hiện trọn vẹn được điệu hồn trống trận Tây Sơn không hề giản đơn. Năm 2000, trong lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, người dân Thủ đô đã từng thấy, từng nghe âm vang trống trận Tây Sơn qua sự thể hiện của nữ nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận, cũng là người thể hiện thành công nhất nhạc võ Tây Sơn hiện nay. Tiếng trống của chị khi rền vang quyết liệt, cổ vũ ba quân xông lên, nhưng cũng có lúc khoan hòa, thúc giục, đủ sức lay chuyển ý chí chiến đấu của kẻ thù.
"Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định đánh roi, đi quyền".
Tiếp bước nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận là cô bé Cẩm Mai. Một cô gái có vóc dáng mảnh mai bé nhỏ mà lại có thể khiến dàn trống trận Tây Sơn kiêu hãnh ấy bật tung những thanh âm chuyển rung đất trời. Ngay trên nền nhà cổ xưa của ba anh em nhà Tây Sơn (nay là bảo tàng Quang Trung), dòng thác xoáy âm thanh từ đôi dùi trống của cô như gạch nối đưa chúng tôi thăng hoa về quá khứ hào hùng, như tái hiện khí thế của ngày này 213 năm về trước, khi Quang Trung đại phá quân Thanh giữa Thăng Long thành. Tiếng trống ấy tuy còn non nớt nhưng như lời anh Nguyễn Xuân Hổ, đội trưởng đội nhạc võ bảo tàng Quang Trung, "trong mỗi tiết điệu đã thấm đượm được điệu hồn trống trận Tây Sơn".
Để thể hiện thành công nhạc võ Tây Sơn không chỉ cần có sự am hiểu cả hai phần võ và nhạc cổ truyền, mà còn đòi hỏi tâm huyết và sự đồng điệu trong từng tiết điệu, hơn thế thăng hoa được sự giao hòa ấy qua mỗi tiết điệu thể hiện, những điều kiện không dễ tìm thấy trong lớp trẻ hiện nay.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thượng võ Tây Sơn, cô bé đã theo thầy luyện võ từ nhỏ. Hai huy chương vàng trong giải võ cổ truyền tỉnh Bình Định hai năm liên tiếp (2000 và 2001) đã chứng tỏ năng khiếu và bản lĩnh quyền võ của cô bé. Mẹ làm việc trong bảo tàng nên ngay từ nhỏ cô bé đã sớm được tiếp xúc với không gian thiêng. Những âm điệu hào hùng của dàn trống trận Tây Sơn chẳng biết từ khi nào đã trở thành sự đam mê của cô bé. Bởi vậy, tuy được chọn làm cộng tác viên biểu diễn võ cổ truyền nhưng cô bé lại hay lén các cô chú tìm đến với những tiết điệu cổ xưa ấy. Phát hiện cái "duyên nghiệp" của cô bé, ông Trần Đình Ký - giám đốc bảo tàng Quang Trung và anh Nguyễn Xuân Hổ đã truyền thụ những tinh hoa, dìu dắt cô bé vào nghề. Không phụ lòng tin, cô bé đã và đang ngày càng khẳng định những nét điệu tài hoa của mình.
Về đất Tây Sơn, được nghe tiếng trống trận Tây Sơn, khách xa quê có cảm giác như trăm vạn hùng binh đang lớp lớp xông lên, nhưng trong tiếng trống vang rền đó lại ánh lên một triết lý thấm đẫm chất nhân văn của dân tộc: khoan hòa nhưng kiên quyết.
(ST)
http://www.dailymotion.com/video/xom...ien-net_webcam
Tiếng trống vang trên đất Tây Sơn (Bình Định) hoàn toàn không hề giống tiếng trống của bất cứ nơi đâu trên đất nước, và cũng chẳng nơi đâu trên thế giới này có được tiếng trống như vậy...
Nhạc võ Tây Sơn gắn với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Tương truyền loại nhạc này do ba anh em người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đặt ra cho quân khởi nghĩa luyện võ. Với một bộ trống 17 chiếc, người tập võ sẽ dùng hai tay để đánh 12 chiếc, còn lại 5 chiếc đánh bằng đầu, 2 gót chân và 2 khuỷu tay. Người tập võ đánh được 17 trống được xem là "võ thuật như thần".
Sau khi ba Ngài mất, mỗi dịp tế lễ để tưởng niệm những vị anh hùng đã lãnh đạo quân sĩ quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, nhân dân ở quê các Ngài vẫn đánh trống võ. Nhạc võ Tây Sơn trở thành một loại nhạc lễ trong di sản nghệ thuật của người Việt Nam.
Như tên gọi, nhạc võ Tây Sơn có hai phần: nhạc và võ. Phần nhạc được phối âm dựa trên tiết tấu chủ đạo của trống chiến trên nền âm cổ truyền (hò, xang, xế,...). Chia thành ba hồi: xuất quân, xung trận - công thành và ca khúc khải hoàn, hoàn toàn không có hồi lui quân hoặc thu quân như trống trận của các triều đại khác cũng như quân đội của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhiều du khách, kể cả các nhà nghiên cứu đều lấy làm thú vị khi phát hiện ra chi tiết này. Có lẽ do hễ đánh là thắng nên cứ sau mỗi lần công thành là hồi khải hoàn lại có dịp vang lên, về sau những hồi lui quân, thu quân không có dịp được sử dụng (?). Kể cũng không lấy gì làm lạ vì trong đời cầm quân của mình, vị hoàng đế có tên tuổi gắn liền với bài trống độc đáo này là Quang Trung chưa một lần thua trận, đội quân của ông cũng chưa một lần phải lùi bước trước kẻ thù nào.
Tuy chỉ có 3 hồi, giản đơn là vậy nhưng nhạc võ Tây Sơn không hề lẫn trộn với bất cứ tiếng trống nào trên khắp năm châu, trống trận Tây Sơn là bản giao hưởng hùng tráng hừng hực hào khí Quang Trung và thấm đượm tinh thần thượng võ Tây Sơn.
Khi tiếng trống cất lên, lập tức không gian như vang vọng hồn thiêng sông núi. Nghe như rầm rập tiếng quân đi, voi thét; tiếng lướt gió, chạm nhau của binh khí; tiếng reo hò vang dội của ba quân. Và cả sự trầm lắng tưởng niệm vong hồn tử sĩ trước khi những thanh âm reo vui, rộn rã trong khúc khải hoàn ca chan hòa muôn phương. Thế trận thần tốc, táo bạo năm nào dường như đang hiện diện, rần rật chuyển lan trong từng mạch nhịp của người nghe. Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh, là lời động viên, cổ vũ ba quân mà còn là những đòn thế tâm công xoáy sâu, đánh thẳng vào tâm lý của quân thù, góp phần làm nên thắng lợi.
Dàn nhạc võ Tây Sơn bao gồm: trống chiến, kèn xona (còn gọi là kèn bóp), chiêng, phèng la. Linh hồn của dàn chiến nhạc là 12 chiếc trống, tượng trưng cho thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão...), xếp thành ba bậc trên giá đỡ, ứng với triết lý tam tài (Thiên - Địa - Nhân).
Phần võ, nét độc đáo tạo thành nhạc võ Tây Sơn, chính là những đòn thế võ thuật hàm chứa trong từng thủ pháp thể hiện nhạc trống. Một lão võ sư đất Bình Định cho biết: "Trống trận Tây Sơn không chỉ là hiệu lệnh hành quân, là cách các tướng chuyển những mệnh lệnh chiến đấu điều binh khiển tướng. Nó hàm chứa nhiều đòn thế võ thuật siêu đẳng. Khi xưa, người đánh trống trận cũng phải tự chiến đấu để vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ tiếng trống, tín hiệu giữ nhịp trận đánh không bị ngắt quãng. Chính vì lẽ đó mà đôi dùi trống, động tác đánh trống, bộ pháp di chuyển cũng là một nghệ thuật tự vệ. Khi đánh trống trận, người đánh di chuyển hết sức linh hoạt, bất cứ bộ phận nào của thân thể cũng có thể sử dụng để đối địch. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy tính sát phạt của những đòn thế này không cao, nó mang tính răn đe nhiều hơn. Vả lại, người đánh trống cũng được người múa cờ (cũng hàm chứa nghệ thuật tự vệ) hỗ trợ".
Cho đến nay để thể hiện trọn vẹn được điệu hồn trống trận Tây Sơn không hề giản đơn. Năm 2000, trong lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, người dân Thủ đô đã từng thấy, từng nghe âm vang trống trận Tây Sơn qua sự thể hiện của nữ nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận, cũng là người thể hiện thành công nhất nhạc võ Tây Sơn hiện nay. Tiếng trống của chị khi rền vang quyết liệt, cổ vũ ba quân xông lên, nhưng cũng có lúc khoan hòa, thúc giục, đủ sức lay chuyển ý chí chiến đấu của kẻ thù.
"Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định đánh roi, đi quyền".
Tiếp bước nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận là cô bé Cẩm Mai. Một cô gái có vóc dáng mảnh mai bé nhỏ mà lại có thể khiến dàn trống trận Tây Sơn kiêu hãnh ấy bật tung những thanh âm chuyển rung đất trời. Ngay trên nền nhà cổ xưa của ba anh em nhà Tây Sơn (nay là bảo tàng Quang Trung), dòng thác xoáy âm thanh từ đôi dùi trống của cô như gạch nối đưa chúng tôi thăng hoa về quá khứ hào hùng, như tái hiện khí thế của ngày này 213 năm về trước, khi Quang Trung đại phá quân Thanh giữa Thăng Long thành. Tiếng trống ấy tuy còn non nớt nhưng như lời anh Nguyễn Xuân Hổ, đội trưởng đội nhạc võ bảo tàng Quang Trung, "trong mỗi tiết điệu đã thấm đượm được điệu hồn trống trận Tây Sơn".
Để thể hiện thành công nhạc võ Tây Sơn không chỉ cần có sự am hiểu cả hai phần võ và nhạc cổ truyền, mà còn đòi hỏi tâm huyết và sự đồng điệu trong từng tiết điệu, hơn thế thăng hoa được sự giao hòa ấy qua mỗi tiết điệu thể hiện, những điều kiện không dễ tìm thấy trong lớp trẻ hiện nay.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thượng võ Tây Sơn, cô bé đã theo thầy luyện võ từ nhỏ. Hai huy chương vàng trong giải võ cổ truyền tỉnh Bình Định hai năm liên tiếp (2000 và 2001) đã chứng tỏ năng khiếu và bản lĩnh quyền võ của cô bé. Mẹ làm việc trong bảo tàng nên ngay từ nhỏ cô bé đã sớm được tiếp xúc với không gian thiêng. Những âm điệu hào hùng của dàn trống trận Tây Sơn chẳng biết từ khi nào đã trở thành sự đam mê của cô bé. Bởi vậy, tuy được chọn làm cộng tác viên biểu diễn võ cổ truyền nhưng cô bé lại hay lén các cô chú tìm đến với những tiết điệu cổ xưa ấy. Phát hiện cái "duyên nghiệp" của cô bé, ông Trần Đình Ký - giám đốc bảo tàng Quang Trung và anh Nguyễn Xuân Hổ đã truyền thụ những tinh hoa, dìu dắt cô bé vào nghề. Không phụ lòng tin, cô bé đã và đang ngày càng khẳng định những nét điệu tài hoa của mình.
Về đất Tây Sơn, được nghe tiếng trống trận Tây Sơn, khách xa quê có cảm giác như trăm vạn hùng binh đang lớp lớp xông lên, nhưng trong tiếng trống vang rền đó lại ánh lên một triết lý thấm đẫm chất nhân văn của dân tộc: khoan hòa nhưng kiên quyết.
(ST)
http://www.dailymotion.com/video/xom...ien-net_webcam
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=26595
Trống trận Tây Sơn
Trống trận Quang Trung
Huỳnh Mai St.8872
Trên YouTube
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét