Nhận diện mô hình độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Thứ tư, 04 Tháng 12 2013 09:06
"Mặc dù chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam", Ely Ratner - Phó Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương -Trung tâm An ninh Mỹ mới phân tích.
Thời gian trôi qua, và đặc biệt khi Trung Quốc dựng lên một rào chắn thực sự ở bãi đá, thì ở khu vực đã nổi lên một sự đồng thuận về việc Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn của mình. Thời điểm để công chúng có thể phán xét một cách cẩn thận sự việc này diễn ra vào Diễn đàn an ninh khu vực ARF vào tháng 7 và Cấp cao Đông Á (EAS) sau đó.
Đoán trước được điều này, Bắc Kinh đã phản ứng với chính sách ngoại giao hai bước. Đầu tiên, sau hàng tháng không chịu thay đổi lập trường, Trung Quốc đã thông báo về thiện chí của mình, chỉ vài ngày trước ARF 2012, rằng nước này đồng ý bàn thảo về COC vào cuối năm. Tuy thông báo này chỉ là cam kết khá hời hợt, nhưng nó đã giúp làm chìm những lời chỉ trích của các nước trong khu vực.
Với khả năng ảnh hưởng mạnh về kinh tế, Bắc Kinh cũng tìm cách chia rẽ ASEAN, chẳng hạn như việc "đi lại" với Campuchia, chủ tịch ASEAN 2012 và chủ trì ARF. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Phnom Penh trước khi hội nghị diễn ra với cam kết đầu tư và viện trợ hàng triệu USD. Điều này đủ để thuyết phục Campuchia hạn chế thảo luận về các vấn để biển nhạy cảm, những vấn đề mà có thể làm nổi rõ sự cứng rắn của Trung Quốc. Không thể nhất trí về ngôn từ liên quan đến vấn đề Biển Đông ở ARF, ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm không thể đưa ra một tuyên bố chung.
Cuối cùng, không phải tất cả các kế hoạch trên đều diễn ra hoàn hảo, nhưng kết hợp lại, các kế hoạch này làm nên thắng lợi của Trung Quốc ở Bãi đá Scarborough. Trung Quốc sở hữu sức mạnh biển vượt trội so với Philippines và thể hiện quyết tâm khó bì. Bắc Kinh còn cô lập Philippines và bảo đảm rằng ASEAN không thể và không sẵn sàng giải cứu nước này. Trong khi đó, Bắc Kinh cố gắng cách ly Washington bằng việc dựa vào các tàu hải quân dân sự và đặt vấn đề Biển Đông vào đại cục quan hệ Mỹ - Trung.
Việc Trung Quốc đã tiến hành tất cả các động thái trên một cách cố ý và có bài bản chiến lược hay không không còn quan trọng nữa. Tác động đều như nhau và bài học rút ra từ đó là hết sức rõ ràng. Mặc dù chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Có những người Mỹ không xem sự cứng rắn của Trung Quốc là một tín hiệu cảnh báo thực sự. Từ góc nhìn của họ, việc giữ thái độ hòa hoãn với Trung Quốc vẫn còn hơn liều lĩnh gây chiến chỉ vì “một nắm đảo đá”. Nhưng các quan chức Mỹ có lẽ cần suy nghĩ nghiêm túc rằng liệu họ có sẵn sàng chấp nhận một trật tự khu vực ở Châu Á trong đó kẻ mạnh là kẻ chiến thắng không.
Suy tính cẩn thận các sự kiện ở bãi đá Scarborouh, Mỹ nên tăng cường ổn định khu vực theo ba hướng hành động dưới đây, đối với đồng minh và đối tác của Mỹ, đối với khu vực nói chung, và tất nhiên với cả Trung Quốc.
Nhiệm vụ đầu tiên của Mỹ là giúp xây dựng năng lực của các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn và đối phó với năng lực biển của Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là khởi động việc chạy đua vũ trang hay đặt ra các mục tiêu không thực tế như cố gắng chạy đua với lợi thế tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc. Thay vào đó, sự hỗ trợ của Mỹ nên tập trung vào tăng cường năng lực chấp pháp biển, bao gồm tình báo và chia sẻ hiểu biết chung về biển, như vậy các nước mới có thể tự tin hơn và có khả năng giám sát vùng biển của họ. Các thông tin có sẵn và được chia sẻ rộng rãi hơn có thể có tác dụng ngăn chặn với những ai muốn đi ngược lại để kiểm chứng giới hạn của các hành vi được chấp nhận.
Trong dài hạn, Mỹ có thể giúp các nước trong khu vực phát triển năng lực bất đối xứng để ngăn chặn xung đột cường độ cao. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” để thách thức năng lực triển khai quân của quân đội Mỹ ở Đông Á. Các cường quốc yếu hơn có thể khiến Bắc Kinh phải thận trọng hơn bằng việc áp dụng chiến lược tương tự để thuyết phục Trung Quốc giảm sử dụng vũ lực.
Thứ hai, Mỹ có thể củng cố hợp tác đa phương và hạn chế khả năng chia rẽ các quốc gia của Trung Quốc. Washington có thể đóng góp vào môi trường an ninh ngày càng được kết nối bằng việc hỗ trợ các mối quan hệ an ninh song phương và đa phương đang nở rộ ở Châu Á, ngày càng phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam.
Quan trọng hơn là Mỹ cần tiếp tục là người ủng hộ đi đầu của ASEAN và các thể chế do ASEAN làm trung tâm. Sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, trong các cơ chế như EAS và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, đã làm gia tăng sự gắn kết và mục tiêu của ASEAN thông qua việc cung cấp những bổ sung thiết yếu về tính chính danh và năng lực của tổ chức này.
Hơn thế, xây dựng thói quen hợp tác đa phương và phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp thể chế hóa theo con đường ngoại giao là cần thiết để cung cấp các biện pháp hòa bình cho việc quản lý và giải quyết khủng hoảng, không sử dụng con đường quân sự và các hình thức vũ lực khác. Các quan chức của Mỹ cần phải cam kết can dự ở nhịp độ cao vào các nghị trình ở Châu Á, và giữ vững cam kết này ngay cả khi khủng hoảng quốc tế nổi lên ở những nơi khác.
Hỗ trợ việc tuân thủ luật quốc tế cũng hết sức cần thiết. Philippines cũng đã đệ trình lên Tòa án quốc tế về Luật Biển để phân xử hàng loạt các bất đồng với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng nên đứng đằng sau tiến trình này và - trước khi có phán quyết - nên kêu gọi Trung Quốc tuân theo các quyết định của tòa và thúc đẩy các đồng minh và đối tác bao gồm Úc, EU, Ấn Độ, Indonesia và Singapore làm điều tương tự. Phải thừa nhận là việc Thượng viện Mỹ không sẵn sàng phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã làm cho điều này khó khăn hơn, tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
Song song với việc tiếp tục ủng hộ đàm phán Trung Quốc - ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử, Mỹ cũng cần khuyến khích việc ổn định các cơ chế xây dựng lòng tin, như đường dây nóng giữa thủ đô các nước tranh chấp và các sáng kiến an toàn hàng hải khác, như các thỏa thuận về các vụ va chạm trên biển, có thể áp dụng trong tương lai gần. Trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai, ngoại giao Mỹ có thể ưu tiên giúp đỡ các đồng minh và đối tác phát triển và duy trì các kênh liên lạc mở với Trung Quốc, hơn là nắm giữ vai trò hòa giải.
Cuối cùng, Mỹ cũng cân nhắc những biện pháp khác để gây ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Đến nay, ngoại giao cá nhân và lên án công khai mạnh mẽ đã cho thấy là không đủ sức nặng. Và cả việc Mỹ thúc giục Trung Quốc hành xử như một cường quốc có trách nhiệm cũng vậy.
Vấn đề là Trung Quốc không có vẻ sẽ từ bỏ các yêu sách chủ quyền cố chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông chừng nào Bắc Kinh tin rằng nước này có thể làm như thế với rủi ro bất lợi thấp nhất. Và cuối cùng, các quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc khi nào và làm thế nào để áp đặt cái giá phải trả lên Trung Quốc nếu nước này còn tiếp tục cố gắng thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Châu Á.
Washington còn nhiều không gian để cư xử cứng rắn hơn những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ nghĩ. Dàn lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội trong nước nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.
Trong bối cảnh tiếp tục can dự mạnh mẽ với Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên tìm ra - và thể hiện ý chí sẵn sàng sử dụng - một loạt các biện pháp khiến Bắc Kinh phải trả giá trong giới hạn an ninh biển nếu như sự cứng rắn của Trung Quốc tiếp tục diễn ra, đe dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ, và làm giảm sự ổn định của khu vực.
Các biện pháp chính sách tiềm năng cho cái giá phải trả của Trung Quốc bao gồm tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, mở rộng phạm vi bảo đảm an ninh của Mỹ với các đồng minh và đối tác, mở rộng các loại hình sức mạnh quân sự mà Mỹ sẵn sàng chuyển giao, thay đổi quan điểm trung lập của Mỹ đối với một số vụ tranh chấp lãnh thổ cụ thể, đưa ra sự hỗ trợ pháp lý đối với các nước sẵn sàng tham gia vào thủ tục trọng tài quốc tế và coi các tàu biển của Trung Quốc như là các tàu hải quân tham chiến nếu các tàu này có các hành động sử dụng vũ lực hiếu chiến.
Không nên coi thường bất kỳ lựa chọn nào trong số trên, nhưng việc khẳng định các lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nếu Mỹ không thể trả lời rõ ràng một câu hỏi vặn vẹo hết sức đơn giản: “Thế lợi ích quốc gia của Mỹ thực sự là gì?”
Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm lợi dụng các quốc gia yếu hơn, chia rẽ các cơ chế đa phương và gạt Mỹ sang bên lề. Để ngăn chặn khuynh hướng gia tăng sự cứng rắn của Trung Quốc ở các vùng biển gần, Washington nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các đối tác, củng cố các thể chế ở khu vực và cuối cùng làm cho Bắc Kinh thấy rõ nước này sẽ phải trả giá khi áp dụng “Mô hình Scarborough” trong tương lai.
Theo: infonet
Thứ tư, 04 Tháng 12 2013 09:06
"Mặc dù chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam", Ely Ratner - Phó Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương -Trung tâm An ninh Mỹ mới phân tích.
Tàu Ngư chính và Hải Giám của Trung Quốc
Thời gian trôi qua, và đặc biệt khi Trung Quốc dựng lên một rào chắn thực sự ở bãi đá, thì ở khu vực đã nổi lên một sự đồng thuận về việc Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn của mình. Thời điểm để công chúng có thể phán xét một cách cẩn thận sự việc này diễn ra vào Diễn đàn an ninh khu vực ARF vào tháng 7 và Cấp cao Đông Á (EAS) sau đó.
Đoán trước được điều này, Bắc Kinh đã phản ứng với chính sách ngoại giao hai bước. Đầu tiên, sau hàng tháng không chịu thay đổi lập trường, Trung Quốc đã thông báo về thiện chí của mình, chỉ vài ngày trước ARF 2012, rằng nước này đồng ý bàn thảo về COC vào cuối năm. Tuy thông báo này chỉ là cam kết khá hời hợt, nhưng nó đã giúp làm chìm những lời chỉ trích của các nước trong khu vực.
Với khả năng ảnh hưởng mạnh về kinh tế, Bắc Kinh cũng tìm cách chia rẽ ASEAN, chẳng hạn như việc "đi lại" với Campuchia, chủ tịch ASEAN 2012 và chủ trì ARF. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Phnom Penh trước khi hội nghị diễn ra với cam kết đầu tư và viện trợ hàng triệu USD. Điều này đủ để thuyết phục Campuchia hạn chế thảo luận về các vấn để biển nhạy cảm, những vấn đề mà có thể làm nổi rõ sự cứng rắn của Trung Quốc. Không thể nhất trí về ngôn từ liên quan đến vấn đề Biển Đông ở ARF, ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm không thể đưa ra một tuyên bố chung.
Cuối cùng, không phải tất cả các kế hoạch trên đều diễn ra hoàn hảo, nhưng kết hợp lại, các kế hoạch này làm nên thắng lợi của Trung Quốc ở Bãi đá Scarborough. Trung Quốc sở hữu sức mạnh biển vượt trội so với Philippines và thể hiện quyết tâm khó bì. Bắc Kinh còn cô lập Philippines và bảo đảm rằng ASEAN không thể và không sẵn sàng giải cứu nước này. Trong khi đó, Bắc Kinh cố gắng cách ly Washington bằng việc dựa vào các tàu hải quân dân sự và đặt vấn đề Biển Đông vào đại cục quan hệ Mỹ - Trung.
Việc Trung Quốc đã tiến hành tất cả các động thái trên một cách cố ý và có bài bản chiến lược hay không không còn quan trọng nữa. Tác động đều như nhau và bài học rút ra từ đó là hết sức rõ ràng. Mặc dù chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Có những người Mỹ không xem sự cứng rắn của Trung Quốc là một tín hiệu cảnh báo thực sự. Từ góc nhìn của họ, việc giữ thái độ hòa hoãn với Trung Quốc vẫn còn hơn liều lĩnh gây chiến chỉ vì “một nắm đảo đá”. Nhưng các quan chức Mỹ có lẽ cần suy nghĩ nghiêm túc rằng liệu họ có sẵn sàng chấp nhận một trật tự khu vực ở Châu Á trong đó kẻ mạnh là kẻ chiến thắng không.
Suy tính cẩn thận các sự kiện ở bãi đá Scarborouh, Mỹ nên tăng cường ổn định khu vực theo ba hướng hành động dưới đây, đối với đồng minh và đối tác của Mỹ, đối với khu vực nói chung, và tất nhiên với cả Trung Quốc.
Nhiệm vụ đầu tiên của Mỹ là giúp xây dựng năng lực của các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn và đối phó với năng lực biển của Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là khởi động việc chạy đua vũ trang hay đặt ra các mục tiêu không thực tế như cố gắng chạy đua với lợi thế tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc. Thay vào đó, sự hỗ trợ của Mỹ nên tập trung vào tăng cường năng lực chấp pháp biển, bao gồm tình báo và chia sẻ hiểu biết chung về biển, như vậy các nước mới có thể tự tin hơn và có khả năng giám sát vùng biển của họ. Các thông tin có sẵn và được chia sẻ rộng rãi hơn có thể có tác dụng ngăn chặn với những ai muốn đi ngược lại để kiểm chứng giới hạn của các hành vi được chấp nhận.
Trong dài hạn, Mỹ có thể giúp các nước trong khu vực phát triển năng lực bất đối xứng để ngăn chặn xung đột cường độ cao. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” để thách thức năng lực triển khai quân của quân đội Mỹ ở Đông Á. Các cường quốc yếu hơn có thể khiến Bắc Kinh phải thận trọng hơn bằng việc áp dụng chiến lược tương tự để thuyết phục Trung Quốc giảm sử dụng vũ lực.
Thứ hai, Mỹ có thể củng cố hợp tác đa phương và hạn chế khả năng chia rẽ các quốc gia của Trung Quốc. Washington có thể đóng góp vào môi trường an ninh ngày càng được kết nối bằng việc hỗ trợ các mối quan hệ an ninh song phương và đa phương đang nở rộ ở Châu Á, ngày càng phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam.
Quan trọng hơn là Mỹ cần tiếp tục là người ủng hộ đi đầu của ASEAN và các thể chế do ASEAN làm trung tâm. Sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, trong các cơ chế như EAS và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, đã làm gia tăng sự gắn kết và mục tiêu của ASEAN thông qua việc cung cấp những bổ sung thiết yếu về tính chính danh và năng lực của tổ chức này.
Hơn thế, xây dựng thói quen hợp tác đa phương và phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp thể chế hóa theo con đường ngoại giao là cần thiết để cung cấp các biện pháp hòa bình cho việc quản lý và giải quyết khủng hoảng, không sử dụng con đường quân sự và các hình thức vũ lực khác. Các quan chức của Mỹ cần phải cam kết can dự ở nhịp độ cao vào các nghị trình ở Châu Á, và giữ vững cam kết này ngay cả khi khủng hoảng quốc tế nổi lên ở những nơi khác.
Hỗ trợ việc tuân thủ luật quốc tế cũng hết sức cần thiết. Philippines cũng đã đệ trình lên Tòa án quốc tế về Luật Biển để phân xử hàng loạt các bất đồng với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng nên đứng đằng sau tiến trình này và - trước khi có phán quyết - nên kêu gọi Trung Quốc tuân theo các quyết định của tòa và thúc đẩy các đồng minh và đối tác bao gồm Úc, EU, Ấn Độ, Indonesia và Singapore làm điều tương tự. Phải thừa nhận là việc Thượng viện Mỹ không sẵn sàng phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã làm cho điều này khó khăn hơn, tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
Song song với việc tiếp tục ủng hộ đàm phán Trung Quốc - ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử, Mỹ cũng cần khuyến khích việc ổn định các cơ chế xây dựng lòng tin, như đường dây nóng giữa thủ đô các nước tranh chấp và các sáng kiến an toàn hàng hải khác, như các thỏa thuận về các vụ va chạm trên biển, có thể áp dụng trong tương lai gần. Trong các cuộc khủng hoảng trong tương lai, ngoại giao Mỹ có thể ưu tiên giúp đỡ các đồng minh và đối tác phát triển và duy trì các kênh liên lạc mở với Trung Quốc, hơn là nắm giữ vai trò hòa giải.
Cuối cùng, Mỹ cũng cân nhắc những biện pháp khác để gây ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Đến nay, ngoại giao cá nhân và lên án công khai mạnh mẽ đã cho thấy là không đủ sức nặng. Và cả việc Mỹ thúc giục Trung Quốc hành xử như một cường quốc có trách nhiệm cũng vậy.
Vấn đề là Trung Quốc không có vẻ sẽ từ bỏ các yêu sách chủ quyền cố chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông chừng nào Bắc Kinh tin rằng nước này có thể làm như thế với rủi ro bất lợi thấp nhất. Và cuối cùng, các quan chức Mỹ sẽ phải cân nhắc khi nào và làm thế nào để áp đặt cái giá phải trả lên Trung Quốc nếu nước này còn tiếp tục cố gắng thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Châu Á.
Washington còn nhiều không gian để cư xử cứng rắn hơn những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ nghĩ. Dàn lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội trong nước nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.
Trong bối cảnh tiếp tục can dự mạnh mẽ với Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên tìm ra - và thể hiện ý chí sẵn sàng sử dụng - một loạt các biện pháp khiến Bắc Kinh phải trả giá trong giới hạn an ninh biển nếu như sự cứng rắn của Trung Quốc tiếp tục diễn ra, đe dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ, và làm giảm sự ổn định của khu vực.
Các biện pháp chính sách tiềm năng cho cái giá phải trả của Trung Quốc bao gồm tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, mở rộng phạm vi bảo đảm an ninh của Mỹ với các đồng minh và đối tác, mở rộng các loại hình sức mạnh quân sự mà Mỹ sẵn sàng chuyển giao, thay đổi quan điểm trung lập của Mỹ đối với một số vụ tranh chấp lãnh thổ cụ thể, đưa ra sự hỗ trợ pháp lý đối với các nước sẵn sàng tham gia vào thủ tục trọng tài quốc tế và coi các tàu biển của Trung Quốc như là các tàu hải quân tham chiến nếu các tàu này có các hành động sử dụng vũ lực hiếu chiến.
Không nên coi thường bất kỳ lựa chọn nào trong số trên, nhưng việc khẳng định các lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nếu Mỹ không thể trả lời rõ ràng một câu hỏi vặn vẹo hết sức đơn giản: “Thế lợi ích quốc gia của Mỹ thực sự là gì?”
Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm lợi dụng các quốc gia yếu hơn, chia rẽ các cơ chế đa phương và gạt Mỹ sang bên lề. Để ngăn chặn khuynh hướng gia tăng sự cứng rắn của Trung Quốc ở các vùng biển gần, Washington nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các đối tác, củng cố các thể chế ở khu vực và cuối cùng làm cho Bắc Kinh thấy rõ nước này sẽ phải trả giá khi áp dụng “Mô hình Scarborough” trong tương lai.
Theo: infonet
Báo Mỹ: Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh Biển Đông
Thứ ba, 29 Tháng 10 2013 16:21
Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để thu hoạch được kinh nghiệm chiến đấu thực tế, có năng lực tác chiến ngoài duyên hải.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" dẫn tờ "China in Brief" của Quỹ Jamestown Mỹ ngày 24 tháng 10 có bài viết nhan đề "Vừa làm vừa sáng tạo hành động của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden".
Bài viết cho rằng, trước khi Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu chiến đến vùng biển Somalia, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh đã rất quan tâm đến việc bảo đảm hậu cần và thách thức hành động có liên quan đến nhiệm vụ chống cướp biển. Nhìn vào các biểu hiện như hỗ trợ hậu cần biển xa của Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc đang từng bước cải thiện cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động chống cướp biển của họ.
Việc triển khai lâu dài ở nước ngoài hoàn toàn không phải là việc dễ dàng, các loại kỹ năng cần thiết đều chưa nắm chắc trước khi Quân đội Trung Quốc tiến hành hoạt động ở vịnh Aden. Hải quân tiên tiến nhất có thể coi việc này như "cơm bữa", tức là chuyện thường ngày, nhưng Hải quân Trung Quốc lại học từng tí một, từng bước nắm lấy các kỹ năng tiếp tế trên biển xa. Tiếp dầu và bảo đảm đầy đủ nước ngọt có chất lượng, bảo đảm thức ăn và thuốc men là một thách thức.
Tốp biên đội hộ tống thứ 6, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng biển Somalia (ảnh tư liệu)
Đến nay, xu thế quan trọng bảo đảm hậu cần của Hải quân Trung Quốc là ngày càng lệ thuộc vào các cảng biển của nước ngoài. Chẳng hạn, khi bắt đầu tiến hành nhiệm vụ chống khủng bố, chỉ có tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ hai lần dừng lại, cập bến trong thời gian ngắn ở vịnh Aden để bổ sung vật tư, còn tàu khu trục Hải Khẩu và Vũ Hán chỉ tiến hành tiếp tế trên biển, không dừng lại ở các cảng.
Rõ ràng là, Trung Quốc lo ngại sẽ gây ra sự phản đối của địa phương. Cách làm không bình thường này từng khiến cho các nhà quan sát Hải quân Mỹ kinh ngạc. Đến nay, tàu thuyền biên đội hộ tống của Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào cập cảng tiếp tế ở nước ngoài.
Mặc dù chống cướp biển ở biển xa đã đem lại cơ hội mới cho hành động và bảo đảm hậu cần, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rõ việc duy trì chi phí khổng lồ cho nhiệm vụ này. Như một quan chức cấp cao quân đội từng nói, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với hoàn cảnh khó khăn.
Ban đầu, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ tiền vượt quá định mức, điều tàu chiến đến vịnh Aden, là do nhiệm vụ chống cướp biển sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế quý giá. Dù sao nếu không có những hoạt động này, trong ngắn hạn, Trung Quốc hầu như không có cơ hội khác để điều động lực lượng quân sự ra ngoài duyên hải.
Nhưng Quân đội trung Quốc tiến bộ nhanh chóng. Sĩ quan cấp cao nắm rất nhanh ngoại giao trên biển, Hải quân Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập và hành động liên hợp với hải quân các nước ngày càng nhiều, rất nhiều tàu chiến mặt nước hiện đại của Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm biển xa...
Điều này làm nảy sinh vấn đề lớn hơn: Trong tương lai, chi phí hộ tống và thu lợi của Hải quân sẽ đánh giá thế nào? Các chi phí trực tiếp gồm xăng dầu, thực phẩm và thuốc men, hao tổn thiết bị và đạn dược, trang bị dùng cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập.
Ngoài ra, Bắc Kinh khẳng định đã xem xét chi phí cơ hội khi điều tàu tiếp tế và tàu đổ bộ đến vịnh Aden, bởi vì, những tàu chiến này có thể tác chiến mang tính khu vực nhiều hơn - như làm công tác chuẩn bị cho sự leo thang ở eo biển Đài Loan, leo thang tranh chấp ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.
Điều này có lẽ giúp cho Bắc Kinh có góc nhìn rất khác nhau về chi phí cho các hoạt động biển xa. Quân đội Trung Quốc rất có thể muốn mở rộng "thu hoạch" ở vịnh Aden. Rõ ràng, hiện nay, Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để có được kinh nghiệm cho tàu chiến tiên tiến nhất.
Thứ ba, 29 Tháng 10 2013 16:21
Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để thu hoạch được kinh nghiệm chiến đấu thực tế, có năng lực tác chiến ngoài duyên hải.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" dẫn tờ "China in Brief" của Quỹ Jamestown Mỹ ngày 24 tháng 10 có bài viết nhan đề "Vừa làm vừa sáng tạo hành động của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden".
Bài viết cho rằng, trước khi Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu chiến đến vùng biển Somalia, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh đã rất quan tâm đến việc bảo đảm hậu cần và thách thức hành động có liên quan đến nhiệm vụ chống cướp biển. Nhìn vào các biểu hiện như hỗ trợ hậu cần biển xa của Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc đang từng bước cải thiện cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động chống cướp biển của họ.
Việc triển khai lâu dài ở nước ngoài hoàn toàn không phải là việc dễ dàng, các loại kỹ năng cần thiết đều chưa nắm chắc trước khi Quân đội Trung Quốc tiến hành hoạt động ở vịnh Aden. Hải quân tiên tiến nhất có thể coi việc này như "cơm bữa", tức là chuyện thường ngày, nhưng Hải quân Trung Quốc lại học từng tí một, từng bước nắm lấy các kỹ năng tiếp tế trên biển xa. Tiếp dầu và bảo đảm đầy đủ nước ngọt có chất lượng, bảo đảm thức ăn và thuốc men là một thách thức.
Tốp biên đội hộ tống thứ 6, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng biển Somalia (ảnh tư liệu)
Đến nay, xu thế quan trọng bảo đảm hậu cần của Hải quân Trung Quốc là ngày càng lệ thuộc vào các cảng biển của nước ngoài. Chẳng hạn, khi bắt đầu tiến hành nhiệm vụ chống khủng bố, chỉ có tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ hai lần dừng lại, cập bến trong thời gian ngắn ở vịnh Aden để bổ sung vật tư, còn tàu khu trục Hải Khẩu và Vũ Hán chỉ tiến hành tiếp tế trên biển, không dừng lại ở các cảng.
Rõ ràng là, Trung Quốc lo ngại sẽ gây ra sự phản đối của địa phương. Cách làm không bình thường này từng khiến cho các nhà quan sát Hải quân Mỹ kinh ngạc. Đến nay, tàu thuyền biên đội hộ tống của Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào cập cảng tiếp tế ở nước ngoài.
Mặc dù chống cướp biển ở biển xa đã đem lại cơ hội mới cho hành động và bảo đảm hậu cần, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rõ việc duy trì chi phí khổng lồ cho nhiệm vụ này. Như một quan chức cấp cao quân đội từng nói, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với hoàn cảnh khó khăn.
Ban đầu, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ tiền vượt quá định mức, điều tàu chiến đến vịnh Aden, là do nhiệm vụ chống cướp biển sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế quý giá. Dù sao nếu không có những hoạt động này, trong ngắn hạn, Trung Quốc hầu như không có cơ hội khác để điều động lực lượng quân sự ra ngoài duyên hải.
Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc (Hạm đội Nam Hải) làm nhiệm vụ hộ tống ở vùng biển Somalia, vịnh Aden (ảnh tư liệu)
Nhưng Quân đội trung Quốc tiến bộ nhanh chóng. Sĩ quan cấp cao nắm rất nhanh ngoại giao trên biển, Hải quân Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập và hành động liên hợp với hải quân các nước ngày càng nhiều, rất nhiều tàu chiến mặt nước hiện đại của Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm biển xa...
Điều này làm nảy sinh vấn đề lớn hơn: Trong tương lai, chi phí hộ tống và thu lợi của Hải quân sẽ đánh giá thế nào? Các chi phí trực tiếp gồm xăng dầu, thực phẩm và thuốc men, hao tổn thiết bị và đạn dược, trang bị dùng cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập.
Ngoài ra, Bắc Kinh khẳng định đã xem xét chi phí cơ hội khi điều tàu tiếp tế và tàu đổ bộ đến vịnh Aden, bởi vì, những tàu chiến này có thể tác chiến mang tính khu vực nhiều hơn - như làm công tác chuẩn bị cho sự leo thang ở eo biển Đài Loan, leo thang tranh chấp ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.
Điều này có lẽ giúp cho Bắc Kinh có góc nhìn rất khác nhau về chi phí cho các hoạt động biển xa. Quân đội Trung Quốc rất có thể muốn mở rộng "thu hoạch" ở vịnh Aden. Rõ ràng, hiện nay, Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để có được kinh nghiệm cho tàu chiến tiên tiến nhất.
Biên đội tàu chiến hộ tống Trung Quốc
Theo: Giaoduc.net.vn
Soi ‘mắt thần’ của Mỹ - Philippines giám sát TQ trên Biển Đông
Thứ sáu, 15 Tháng 11 2013 08:39
Theo Asia Times, căn cứ Oyster đang được xây dựng cách quần đảo Trường Sa 150 km sẽ là "mắt thần" của Mỹ, Philippines để giám sát Trung Quốc trên Biển Đông.
Căn cứ trên vịnh Oyster mà Philippines đang xây dựng cách quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam khoảng 150km.
Subic thứ hai
Nằm cách thủ đô Manila của Philippines về phía tây nam 600km, các công nhân Philippine đang xây dựng một con đường nối liền giữa bán đảo Luzon tới vịnh Oyster trên quần đảo Palawan.
Theo tìm hiểu, hòn đảo hoang sơ này là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng dự án này không có ý định thu hút khách du lịch nước ngoài mà hơn thế là các nhà chức trách Philippines muốn biến nơi đây thành một “vịnh Subic thứ hai” - tương tự như vịnh Cam Ranh của Việt Nam - có vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi từng là căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ tại khu vực này.
Tương tự như căn cứ Subic, căn cứ Oyster bao gồm các cảng nước sâu tự nhiên có khả năng lưu đậu các tàu có trọng tải lớn, kể cả tàu chiến. Nhưng không giống Subic, căn cứ Oyster hướng trực tiếp ra biển Đông, nằm ở vị trí chiến lược cách khu vực tranh chấp là quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ 150 km.
Chính quyền Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã phân bổ khoảng 500 triệu peso (tương đương với 12 triệu USD) để nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng ở căn cứ Oyster, với cầu cảng, ụ tàu và xưởng sửa chữa tàu hiện đại. Bên cạnh đó, Phillipines cũng đang xây dựng cảng hải quân nằm trong kế hoạch hiện đại hóa diện rộng lực lượng vũ trang của Philippines, dự kiến hoàn thành vào năm 2016, trùng với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ sáu năm của Tổng thống Aquino.
Căng thẳng leo thang trước Trung Quốc đã giúp ông Aquino nhận được sự ủng hộ trong việc phê chuẩn chương trình hiện đại hóa quân đội 1,8 tỷ USD, bao gồm cả kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ Hải-Không quân và nâng cấp căn cứ Hải quân ở Subic. Đồng thời, chính phủ Philippines cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận chiến lược song phương với Washington rằng, nếu hoàn thành sẽ cho phép Mỹ triển khai trên cơ sở luân phiên một số lượng lớn các lực lượng an ninh trên đất Philippines, trong đó có căn cứ Oyster. Washington cho biết, đã cam kết một chương trình tài chính hạn chế cho dự án này từ nguồn vốn dự phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Kế hoạch phát triển vịnh Oyster của Manila được thúc đẩy nhờ giao thông tăng đột biến tại quân cảng Subic. Trung bình trong 6 tháng đầu năm, có 72 tàu chiến và tàu ngầm Mỹ ghé cảng Subic, trong khi đó cả năm 2012 mới có 88 tàu chiến, và 51 tàu trong năm 2010.
Để mắt tới Trung Quốc
Sự phát triển của căn cứ Oyster là nhằm phục vụ cho kế hoạch chiến lược chống tranh chấp lãnh thổ mà thời gian gần đây Trung Quốc luôn nhòm ngó, đặc biệt là trên biển Đông của Philippines bao gồm các bãi cạn Scarborough, nơi các tàu Trung Quốc và Philippines tham gia giao tranh một lần vào giữa năm ngoái.
Một số nhà quan sát cho rằng, với việc thúc đẩy xây dựng căn cứ quân sự trên vịnh Oyster, Mỹ đang thiết lập “con mắt thần” để giám sát Biển Đông.
Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới trên vịnh Oysster đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là từ các nhà hoạt động môi trường. Các nhóm hoạt động vì môi trường đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch xây dựng cảng nước sâu phục vụ cho các tàu chiến hạng nặng tại đây vì sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, phá hủy các rặng đá ngầm và san hô quý hiếm của khu vực này.
Hải quân Mỹ đã từng gặp phải một vụ tai tiếng khi tàu quét mìn USS Guardian, bị mắc cạn gần Tubbataha – một di sản thế giới của UNESCO và phá hủy khoảng 2.300 mét vuông các rặng san hô cao tới 10 mét tuyệt đẹp. Chính phủ Mỹ sau đó phải chịu khoản phạt lên tới 1,4 triệu USD nhưng với các nhà môi trường, đó chỉ là một giá rẻ mạt so với những thiệt hại về môi trường và giá trị sinh thái của khu vực.
Nếu kế hoạch căn cứ Oyster thành công, Mỹ sẽ giúp lắp đặt hệ thống radar công suất lớn dành riêng cho khu vực Biển Đông. Các hệ thống radar được thiết kế đặc biệt để giám sát các hoạt động hải quân của Trung Quốc và cho phép quân đội Mỹ, các tàu và máy bay dễ dàng thâm nhậm các cứ điểm quân đội của Bắc Kinh trên các vùng biển này.
Thứ sáu, 15 Tháng 11 2013 08:39
Theo Asia Times, căn cứ Oyster đang được xây dựng cách quần đảo Trường Sa 150 km sẽ là "mắt thần" của Mỹ, Philippines để giám sát Trung Quốc trên Biển Đông.
Căn cứ trên vịnh Oyster mà Philippines đang xây dựng cách quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam khoảng 150km.
Subic thứ hai
Nằm cách thủ đô Manila của Philippines về phía tây nam 600km, các công nhân Philippine đang xây dựng một con đường nối liền giữa bán đảo Luzon tới vịnh Oyster trên quần đảo Palawan.
Theo tìm hiểu, hòn đảo hoang sơ này là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng dự án này không có ý định thu hút khách du lịch nước ngoài mà hơn thế là các nhà chức trách Philippines muốn biến nơi đây thành một “vịnh Subic thứ hai” - tương tự như vịnh Cam Ranh của Việt Nam - có vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi từng là căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ tại khu vực này.
Tương tự như căn cứ Subic, căn cứ Oyster bao gồm các cảng nước sâu tự nhiên có khả năng lưu đậu các tàu có trọng tải lớn, kể cả tàu chiến. Nhưng không giống Subic, căn cứ Oyster hướng trực tiếp ra biển Đông, nằm ở vị trí chiến lược cách khu vực tranh chấp là quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chỉ 150 km.
Chính quyền Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã phân bổ khoảng 500 triệu peso (tương đương với 12 triệu USD) để nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng ở căn cứ Oyster, với cầu cảng, ụ tàu và xưởng sửa chữa tàu hiện đại. Bên cạnh đó, Phillipines cũng đang xây dựng cảng hải quân nằm trong kế hoạch hiện đại hóa diện rộng lực lượng vũ trang của Philippines, dự kiến hoàn thành vào năm 2016, trùng với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ sáu năm của Tổng thống Aquino.
Căng thẳng leo thang trước Trung Quốc đã giúp ông Aquino nhận được sự ủng hộ trong việc phê chuẩn chương trình hiện đại hóa quân đội 1,8 tỷ USD, bao gồm cả kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ Hải-Không quân và nâng cấp căn cứ Hải quân ở Subic. Đồng thời, chính phủ Philippines cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận chiến lược song phương với Washington rằng, nếu hoàn thành sẽ cho phép Mỹ triển khai trên cơ sở luân phiên một số lượng lớn các lực lượng an ninh trên đất Philippines, trong đó có căn cứ Oyster. Washington cho biết, đã cam kết một chương trình tài chính hạn chế cho dự án này từ nguồn vốn dự phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Kế hoạch phát triển vịnh Oyster của Manila được thúc đẩy nhờ giao thông tăng đột biến tại quân cảng Subic. Trung bình trong 6 tháng đầu năm, có 72 tàu chiến và tàu ngầm Mỹ ghé cảng Subic, trong khi đó cả năm 2012 mới có 88 tàu chiến, và 51 tàu trong năm 2010.
Để mắt tới Trung Quốc
Sự phát triển của căn cứ Oyster là nhằm phục vụ cho kế hoạch chiến lược chống tranh chấp lãnh thổ mà thời gian gần đây Trung Quốc luôn nhòm ngó, đặc biệt là trên biển Đông của Philippines bao gồm các bãi cạn Scarborough, nơi các tàu Trung Quốc và Philippines tham gia giao tranh một lần vào giữa năm ngoái.
Một số nhà quan sát cho rằng, với việc thúc đẩy xây dựng căn cứ quân sự trên vịnh Oyster, Mỹ đang thiết lập “con mắt thần” để giám sát Biển Đông.
Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới trên vịnh Oysster đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là từ các nhà hoạt động môi trường. Các nhóm hoạt động vì môi trường đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch xây dựng cảng nước sâu phục vụ cho các tàu chiến hạng nặng tại đây vì sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, phá hủy các rặng đá ngầm và san hô quý hiếm của khu vực này.
Hải quân Mỹ đã từng gặp phải một vụ tai tiếng khi tàu quét mìn USS Guardian, bị mắc cạn gần Tubbataha – một di sản thế giới của UNESCO và phá hủy khoảng 2.300 mét vuông các rặng san hô cao tới 10 mét tuyệt đẹp. Chính phủ Mỹ sau đó phải chịu khoản phạt lên tới 1,4 triệu USD nhưng với các nhà môi trường, đó chỉ là một giá rẻ mạt so với những thiệt hại về môi trường và giá trị sinh thái của khu vực.
Nếu kế hoạch căn cứ Oyster thành công, Mỹ sẽ giúp lắp đặt hệ thống radar công suất lớn dành riêng cho khu vực Biển Đông. Các hệ thống radar được thiết kế đặc biệt để giám sát các hoạt động hải quân của Trung Quốc và cho phép quân đội Mỹ, các tàu và máy bay dễ dàng thâm nhậm các cứ điểm quân đội của Bắc Kinh trên các vùng biển này.
Hải quân Phippines đang trong quá trình hiện đại hóa
Trong khi đó hải quân Philippines cũng đang trong quá trình hiện đại hóa khi gần đây liên tục mua sắm thêm các vũ khí mới bao gồm hai tàu tàu tuần duyên lớp Hamilton mua lại của Mỹ. Mới đây, Philippines đã mở thầu cho các tàu khu trục mới trị giá 18 tỷ peso. Đấu thầu đã thu hút được sự quan tâm từ 11 nhà cung cấp từ Ý, Pháp, Hàn Quốc và Ấn Độ... Manila cũng đã công bố kế hoạch mua 5 tàu tuần tra từ Pháp khoảng 90 triệu euro (116 triệu USD), cũng như các tàu hải quân đa chức năng từ Hàn Quốc. Họ sẽ hỗ trợ các hạm đội của 10 tàu tuần tra, mỗi cái nặng 1.000 tấn.
Hiện nay, Nhật Bản cam kết đẩy nhanh tiến độ bàn giao 10 tàu tuần tiễu thế hệ mới cho Philippines. Như vậy, cùng với 2 khinh hạm lớp Maestrale của Italia, 8 tàu rà quét lôi mua của Hàn Quốc, 1 tàu tuần tiễu cỡ 56m, 1 tàu cỡ 82m và 4 tàu tuần tiễu loại 24m, Hải quân Philippines sẽ có những bổ sung vượt bậc về chất.
Theo: Kienthuc.net
Nguy cơ xung đột từ “đường lưỡi bò trên không”
17:38 | 30/11/2013
(PetroTimes) - Việc 2 máy bay B-52 của Mỹ bay qua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 26/11 mà không thông báo trước với Bắc Kinh sau khi Trung Quốc thiết lập Khu vực Xác định Phòng không (Vùng nhận dạng phòng không - ADIZ) trên biển Hoa Đông (có hiệu lực kể từ 10 giờ ngày 23/11/2013) được coi là thách thức trực tiếp tới quốc gia hơn 1,34 tỉ người.
Trung Quốc quyết không từ bỏ ADIZ
Ngày 26/11, Giáo sư Thời Ân Hoằng, cố vấn cấp cao của Chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại khi trao đổi với Hãng AFP đã tuyên bố: Quyết định của Bắc Kinh về ADIZ đã được xem xét trong một thời gian và căng thẳng với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là cớ tốt để Bắc Kinh thực hiện kế hoạch và điều này sẽ không bao giờ bị hủy bỏ. Giáo sư Thời Ân Hoằng cũng thừa nhận, Bắc Kinh không tham khảo ý kiến Washington, Tokyo và Seoul trước, do đó những rủi ro đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đủ tự tin xử lý mọi tình huống phát sinh. Ông Thời Ân Hoằng còn lý giải vì sao Bắc Kinh chưa thiết lập ADIZ tại Biển Đông. Thiếu tướng quân đội Trung Quốc La Viện cũng cho biết, ý định thành lập ADIZ có từ lâu và sau khi cân nhắc, Bắc Kinh mới quyết định công bố.
Ngày 26/11, tờ USA Today cho rằng, đằng sau lập trường của Trung Quốc có sự ủng hộ mạnh mẽ của tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Bởi khi Trung Quốc thiết lập ADIZ, những người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đã lập tức hoan nghênh. Một số người thậm chí còn yêu cầu tấn công không thương tiếc đối với Nhật Bản. Ngày 25/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu thậm chí còn viết: “Nếu Nhật Bản muốn đấu với Trung Quốc, hãy để ông Shinzo Abe dẫn quốc gia này đến đây!”.
Trong khi đó, ngay sau khi thiết lập ADIZ hôm 23/11, máy bay quân sự Tu-154 và Y-8 của Trung Quốc đã tiến vào không phận phía nam biển Hoa Đông để thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên. Khi chiếc Tu-154 bay cách khu vực Nhật Bản coi là không phận của mình 40km, Tokyo lập tức điều 2 máy bay chiến đấu F-15 để ngăn chặn. Chuẩn đô đốc Hải quân Trung Quốc Doãn Trác nhấn mạnh: Máy bay chiến đấu được phép bắn hạ mọi máy bay nước ngoài xâm phạm không phận Trung Quốc (khu vực ADIZ mới được thành lập trên biển Hoa Đông), nếu từ chối tuân theo những cảnh báo của không quân Trung Quốc. Ông Doãn Trác cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ giám sát, cảnh báo, chỉ dẫn cho máy bay khi bay vào ADIZ và sẽ có biện pháp đánh chặn nếu cảm thấy đối phương đe dọa, tuy nhiên không thể bắn hạ trong khu vực không phận quốc tế.
Trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/11 đã dẫn lời Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân trước phản đối của Nhật Bản về ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông là “vô căn cứ và Bắc Kinh quyết không chấp nhận”. Bắc Kinh cũng bất ngờ điều tàu sân bay Liêu Ninh, cùng 2 khu trục hạm (Thẩm Dương và Thạch Gia Trang) và 2 tàu hộ vệ (Yên Đài và Duy Phường) ra Biển Đông diễn tập (từ sáng 26/11). Tuy đã tiến hành hơn 100 cuộc diễn tập và tập trận kể từ khi hạ thủy, nhưng hầu hết đều diễn ra tại Hoàng Hải, gần căn cứ Thanh Đảo nên lần xuất hiện đầu tiên của tàu Liêu Ninh tại Biển Đông khiến giới chuyên môn và dư luận quan tâm. Học giả Rommel Banlaoi, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Bạo lực và khủng bố Philippines cho rằng, phải nhiều năm nữa tàu Liêu Ninh mới có thể tạo ra mối đe dọa thực sự.
Quan điểm của Nhật Bản
Ngày 27/11, Chính phủ Nhật Bản ban hành quyết định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) theo mô hình của Mỹ sau khi được Ủy ban đặc biệt về an ninh quốc gia thuộc Thượng viện thông qua hôm 25/11. Dự kiến NSC có thể đi vào hoạt động từ 4/12. Thượng viện cũng coi việc thiết lập ADIZ là cực kỳ nguy hiểm, tạo ra bất ổn cho khu vực và yêu cầu Trung Quốc nên tự kiềm chế đối với hành vi của mình. Trước đó (26/11), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nhật Bản Akihiro Ota tuyên bố, ADIZ của Trung Quốc là vô giá trị và đề nghị các hãng hàng không Nhật Bản không nên thực hiện theo các yêu cầu của Bắc Kinh.
Về phần mình, ngày 25/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh thiết lập ADIZ, đồng thời coi đây là hành động hết sức nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ông Shinzo Abe đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Washington khẳng định sẽ sát cánh với Tokyo trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ xảy ra “những rủi ro không thể lường trước” sau khi Bắc Kinh thiết lập ADIZ, đồng thời nhấn mạnh: Tokyo không chấp nhận vì đó là hành động đơn phương.
Ngày 26/11, 2 hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản là All Nippon Airlines và Japan Airlines đã tuyên bố không nộp kế hoạch bay theo yêu cầu của Bắc Kinh khi bay qua ADIZ do Trung Quốc tự ý thành lập. Điều đáng nói là trước đó 2 hãng hàng không này đã thông báo cho cơ quan hàng không Trung Quốc về lịch trình bay qua ADIZ, nhưng sau đó tuyên bố việc này kết thúc kể từ ngày 27/11. Trong động thái tương tự, 2 hãng hàng không lớn của Hàn Quốc là Korean Air và Asiana Airlines cũng tuyên bố không báo cáo bất kỳ thông tin gì về chuyến bay nào của họ cho Trung Quốc khi bay qua ADIZ.
Phản ứng của các nước hữu quan
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố, Trung Quốc kích động không cần thiết khi yêu cầu các hãng hàng không nước ngoài phải thông báo kế hoạch bay khi bay qua ADIZ của Trung Quốc, đồng thời coi vấn đề khu vực cần được giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. Còn người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steven Warren khẳng định: Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động bay trong khu vực và khi bay vào ADIZ của Trung Quốc, Mỹ sẽ không đăng ký kế hoạch bay và sẽ không nhận dạng bằng bộ phát đáp, sóng vô tuyến hay biểu trưng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng coi đây là hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và hành động leo thang này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng khu vực và tạo nguy cơ xung đột. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hối thúc Mỹ không đứng về bên nào trong vấn đề này, đồng thời cho biết: Bắc Kinh đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke liên quan tới phản ứng của Washington về việc Bắc Kinh thiết lập ADIZ.
Ngày 26/11, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết, đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Canberra đến để phản đối ADIZ. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhấn mạnh, thời điểm và cách thức Trung Quốc thông báo ADIZ không góp phần ổn định khu vực và Canberra phản đối mọi hành động đơn phương và mang tính ép buộc nhằm thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông. Ông Mã Triều Húc mới nhậm chức Đại sứ Trung Quốc tại Australia (cuối tháng 8) đã tới Bộ Ngoại giao và Thương mại hôm 25/11 để giải trình về ADIZ. Cũng trong ngày 26/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin thông báo, sẽ thảo luận kế hoạch mở rộng ADIZ với các bộ, ngành khác của nước này. Bởi Bộ Quốc phòng bị chỉ trích vì không đưa không phận khu vực đảo đá chìm Ieodo/Tô Nham Tiêu tranh chấp với Trung Quốc vào ADIZ của Hàn Quốc.
Nhận định của giới chuyên môn
Giới bình luận coi quyết định thiết lập ADIZ của Trung Quốc là hành động thách thức đối với toàn bộ khu vực Thái Bình Dương. Việc thiết lập ADIZ còn được coi là bước đi tiếp theo trong chiến lược khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bởi thông qua ADIZ, Trung Quốc muốn tái khẳng định với Nhật Bản: phải thừa nhận đang có tranh chấp chủ quyền tại Senkaku/Điếu Ngư. Có người cho rằng, Bắc Kinh đang gia tăng áp lực nhằm thử thách quyết tâm của Tokyo trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Đây cũng là phép thử tiếp theo của Trung Quốc không chỉ đối với các nước hữu quan, mà cả các cường quốc trong và ngoài khu vực.
Có tin nói rằng, Trung Quốc đang chuẩn bị xung đột vũ trang với Nhật Bản để chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi Bắc Kinh thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Đã có không ít câu hỏi được đặt ra về khả năng không chiến tại biển Hoa Đông và khi đó ai sẽ giành chiến thắng. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu khai hỏa tại biển Hoa Đông, Nhật Bản tuy có lợi thế về chất lượng vũ khí và hệ thống chỉ huy trên không, nhưng Trung Quốc lại có lợi thế về số lượng và địa lý. Tuy bất lợi về khoảng cách địa lý tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng Nhật Bản có thể nhờ tới sự trợ giúp của Mỹ, ít nhất là thông tin tình báo. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tái khẳng định sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ: quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý nằm trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, và điều này có nghĩa Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu bị tấn công. Ông Chuck Hagel còn nhấn mạnh, hơn 70.000 binh sĩ đồn trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không tôn trọng tuyên bố thiết lập ADIZ của Trung Quốc.
Ngày 26/11, Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc thông báo, số lần máy bay giám sát biển Trung Quốc bay gần trạm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc ở bãi đá ngầm tranh chấp Ieodo/Tô Nham Tiêu tăng đáng kể trong năm nay. Tính từ đầu năm đến nay đã có 37 lượt máy bay giám sát biển Trung Quốc đến gần trạm nghiên cứu nói trên, so với con số 36 của năm 2012, 27 của năm 2011 và năm 2008 chỉ có một chuyến bayđến Ieodo/Tô Nham Tiêu. Nhưng số lần tàu Trung Quốc tuần tra vùng biển xung quanhIeodo/Tô Nham Tiêu lại giảm, từ 35 chuyến trong năm 2010 xuống còn 25 trong năm 2012 và 10 trong năm 2013. Trong khi đó Hàn Quốc đã triển khai một tàu lớn có khả năng hỗ trợ trực thăng gần Ieodo/Tô Nham Tiêu, với tần suất bay giám sát trên không 3-4 lần/tuần.
17:38 | 30/11/2013
(PetroTimes) - Việc 2 máy bay B-52 của Mỹ bay qua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 26/11 mà không thông báo trước với Bắc Kinh sau khi Trung Quốc thiết lập Khu vực Xác định Phòng không (Vùng nhận dạng phòng không - ADIZ) trên biển Hoa Đông (có hiệu lực kể từ 10 giờ ngày 23/11/2013) được coi là thách thức trực tiếp tới quốc gia hơn 1,34 tỉ người.
Năng lượng Mới số 278
Điều đáng nói là
Trung Quốc không liên lạc với 2 chiếc B-52 khi chúng bay qua khu vực kể
trên, cho dù giám sát chặt chẽ việc này. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc
phòng Nhật Bản Itsunori Onodera yêu cầu Bắc Kinh rút lại quyết định kể
trên sau khi họp khẩn với quan chức chỉ huy cấp cao về các biện pháp
phản ứng trước việc Trung Quốc thiết lập ADIZ. Ông Itsunori Onodera coi
hành động đơn phương của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Dư luận cảnh
báo những hiểm họa có thể xảy ra sau khi coi ADIZ là “đường lưỡi bò trên
không”, nhất là khi Trung Quốc có kế hoạch chi 5 tỉ USD cho 7 mỏ khí
mới ở biển Hoa Đông.Trung Quốc quyết không từ bỏ ADIZ
Ngày 26/11, Giáo sư Thời Ân Hoằng, cố vấn cấp cao của Chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại khi trao đổi với Hãng AFP đã tuyên bố: Quyết định của Bắc Kinh về ADIZ đã được xem xét trong một thời gian và căng thẳng với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là cớ tốt để Bắc Kinh thực hiện kế hoạch và điều này sẽ không bao giờ bị hủy bỏ. Giáo sư Thời Ân Hoằng cũng thừa nhận, Bắc Kinh không tham khảo ý kiến Washington, Tokyo và Seoul trước, do đó những rủi ro đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đủ tự tin xử lý mọi tình huống phát sinh. Ông Thời Ân Hoằng còn lý giải vì sao Bắc Kinh chưa thiết lập ADIZ tại Biển Đông. Thiếu tướng quân đội Trung Quốc La Viện cũng cho biết, ý định thành lập ADIZ có từ lâu và sau khi cân nhắc, Bắc Kinh mới quyết định công bố.
Ngày 26/11, tờ USA Today cho rằng, đằng sau lập trường của Trung Quốc có sự ủng hộ mạnh mẽ của tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Bởi khi Trung Quốc thiết lập ADIZ, những người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đã lập tức hoan nghênh. Một số người thậm chí còn yêu cầu tấn công không thương tiếc đối với Nhật Bản. Ngày 25/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu thậm chí còn viết: “Nếu Nhật Bản muốn đấu với Trung Quốc, hãy để ông Shinzo Abe dẫn quốc gia này đến đây!”.
Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Masato Kitera
Ngày
25/11, Tân Hoa xã dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần
Cương gọi các bình luận của Nhật Bản về ADIZ là “không có cơ sở và hoàn
toàn sai trái”. Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu cáo buộc Nhật Bản hai
mặt khi thiết lập ADIZ của mình: cách Nga 50km, nhưng cách Trung Quốc
130km. Được biết, Nhật Bản đang có ý định nới rộng ADIZ của mình.Trong khi đó, ngay sau khi thiết lập ADIZ hôm 23/11, máy bay quân sự Tu-154 và Y-8 của Trung Quốc đã tiến vào không phận phía nam biển Hoa Đông để thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên. Khi chiếc Tu-154 bay cách khu vực Nhật Bản coi là không phận của mình 40km, Tokyo lập tức điều 2 máy bay chiến đấu F-15 để ngăn chặn. Chuẩn đô đốc Hải quân Trung Quốc Doãn Trác nhấn mạnh: Máy bay chiến đấu được phép bắn hạ mọi máy bay nước ngoài xâm phạm không phận Trung Quốc (khu vực ADIZ mới được thành lập trên biển Hoa Đông), nếu từ chối tuân theo những cảnh báo của không quân Trung Quốc. Ông Doãn Trác cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ giám sát, cảnh báo, chỉ dẫn cho máy bay khi bay vào ADIZ và sẽ có biện pháp đánh chặn nếu cảm thấy đối phương đe dọa, tuy nhiên không thể bắn hạ trong khu vực không phận quốc tế.
Trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/11 đã dẫn lời Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân trước phản đối của Nhật Bản về ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông là “vô căn cứ và Bắc Kinh quyết không chấp nhận”. Bắc Kinh cũng bất ngờ điều tàu sân bay Liêu Ninh, cùng 2 khu trục hạm (Thẩm Dương và Thạch Gia Trang) và 2 tàu hộ vệ (Yên Đài và Duy Phường) ra Biển Đông diễn tập (từ sáng 26/11). Tuy đã tiến hành hơn 100 cuộc diễn tập và tập trận kể từ khi hạ thủy, nhưng hầu hết đều diễn ra tại Hoàng Hải, gần căn cứ Thanh Đảo nên lần xuất hiện đầu tiên của tàu Liêu Ninh tại Biển Đông khiến giới chuyên môn và dư luận quan tâm. Học giả Rommel Banlaoi, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Bạo lực và khủng bố Philippines cho rằng, phải nhiều năm nữa tàu Liêu Ninh mới có thể tạo ra mối đe dọa thực sự.
Quan điểm của Nhật Bản
Ngày 27/11, Chính phủ Nhật Bản ban hành quyết định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) theo mô hình của Mỹ sau khi được Ủy ban đặc biệt về an ninh quốc gia thuộc Thượng viện thông qua hôm 25/11. Dự kiến NSC có thể đi vào hoạt động từ 4/12. Thượng viện cũng coi việc thiết lập ADIZ là cực kỳ nguy hiểm, tạo ra bất ổn cho khu vực và yêu cầu Trung Quốc nên tự kiềm chế đối với hành vi của mình. Trước đó (26/11), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nhật Bản Akihiro Ota tuyên bố, ADIZ của Trung Quốc là vô giá trị và đề nghị các hãng hàng không Nhật Bản không nên thực hiện theo các yêu cầu của Bắc Kinh.
Tướng "diều hâu" Trung Quốc La Viện
Cũng
trong ngày 26/11, Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga tuyên bố, ADIZ
của Trung Quốc không có tác động đối với Nhật Bản và Tokyo đã thông báo
lập trường này với các hãng hàng không Nhật Bản và các hãng hàng không
không cần thông báo kế hoạch bay cho Trung Quốc. Cùng ngày 26/11, ông
Kawano Katsutoshi, Tư lệnh Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản
khẳng định, lực lượng này đang theo dõi vùng biển kể trên như thường lệ,
đồng thời coi động thái của Trung Quốc là hết sức nguy hiểm bởi có thể
dẫn tới những sự việc không lường trước được.Về phần mình, ngày 25/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh thiết lập ADIZ, đồng thời coi đây là hành động hết sức nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ông Shinzo Abe đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Washington khẳng định sẽ sát cánh với Tokyo trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng cảnh báo Trung Quốc về nguy cơ xảy ra “những rủi ro không thể lường trước” sau khi Bắc Kinh thiết lập ADIZ, đồng thời nhấn mạnh: Tokyo không chấp nhận vì đó là hành động đơn phương.
Ngày 26/11, 2 hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản là All Nippon Airlines và Japan Airlines đã tuyên bố không nộp kế hoạch bay theo yêu cầu của Bắc Kinh khi bay qua ADIZ do Trung Quốc tự ý thành lập. Điều đáng nói là trước đó 2 hãng hàng không này đã thông báo cho cơ quan hàng không Trung Quốc về lịch trình bay qua ADIZ, nhưng sau đó tuyên bố việc này kết thúc kể từ ngày 27/11. Trong động thái tương tự, 2 hãng hàng không lớn của Hàn Quốc là Korean Air và Asiana Airlines cũng tuyên bố không báo cáo bất kỳ thông tin gì về chuyến bay nào của họ cho Trung Quốc khi bay qua ADIZ.
Phản ứng của các nước hữu quan
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố, Trung Quốc kích động không cần thiết khi yêu cầu các hãng hàng không nước ngoài phải thông báo kế hoạch bay khi bay qua ADIZ của Trung Quốc, đồng thời coi vấn đề khu vực cần được giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. Còn người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steven Warren khẳng định: Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động bay trong khu vực và khi bay vào ADIZ của Trung Quốc, Mỹ sẽ không đăng ký kế hoạch bay và sẽ không nhận dạng bằng bộ phát đáp, sóng vô tuyến hay biểu trưng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng coi đây là hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và hành động leo thang này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng khu vực và tạo nguy cơ xung đột. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hối thúc Mỹ không đứng về bên nào trong vấn đề này, đồng thời cho biết: Bắc Kinh đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke liên quan tới phản ứng của Washington về việc Bắc Kinh thiết lập ADIZ.
Chuẩn tướng Đô đốc Hải quân Doãn Trác
Giới
truyền thông cho biết, Lầu Năm Góc đang khẩn trương củng cố các căn cứ
quân sự tại Thái Bình Dương và sửa chữa những căn cứ không quân từng sử
dụng trong Thế chiến II để ngăn chặn các cuộc tấn công của tên lửa Trung
Quốc nhằm vào những trụ sở quan trọng trên đảo Okinawa và nhiều khu vực
khác. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Michael
Lostumbo cho rằng, tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được đánh giá là một
trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với mọi căn cứ quân sự của Mỹ
tại Thái Bình Dương. Bởi có tới 90% căn cứ quân sự của Mỹ nằm trong phạm
vi 1.080 hải lý của Trung Quốc (khoảng cách được liệt vào mối đe dọa
nghiêm trọng).Ngày 26/11, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết, đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Canberra đến để phản đối ADIZ. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nhấn mạnh, thời điểm và cách thức Trung Quốc thông báo ADIZ không góp phần ổn định khu vực và Canberra phản đối mọi hành động đơn phương và mang tính ép buộc nhằm thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông. Ông Mã Triều Húc mới nhậm chức Đại sứ Trung Quốc tại Australia (cuối tháng 8) đã tới Bộ Ngoại giao và Thương mại hôm 25/11 để giải trình về ADIZ. Cũng trong ngày 26/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin thông báo, sẽ thảo luận kế hoạch mở rộng ADIZ với các bộ, ngành khác của nước này. Bởi Bộ Quốc phòng bị chỉ trích vì không đưa không phận khu vực đảo đá chìm Ieodo/Tô Nham Tiêu tranh chấp với Trung Quốc vào ADIZ của Hàn Quốc.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida
Trước
đó (25/11), Hàn Quốc cho biết, ADIZ của Trung Quốc đã chồng lấn lên
vùng phòng không của nước này. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc
Kim Min-seok khẳng định: Seoul có quyền kiểm soát lãnh thổ bất biến đối
với đảo đá chìm Ieodo/Tô Nham Tiêu và sẽ thảo luận với Bắc Kinh về ADIZ.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung-joo dự kiến thảo luận vấn đề
kể trên với người đồng cấp Trung Quốc tại Seoul hôm 28/11. Được biết,
Cục trưởng Cục Chính sách Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Ryu Jae-seung đã triệu
kiến Tùy viên Quân sự Trung Quốc tại Seoul Từ Kinh Minh để phản đối cái
gọi là ADIZ. Đài Loan cũng bày tỏ lo ngại sau khi Bắc Kinh thiết lập
ADIZ trên biển Hoa Đông.Nhận định của giới chuyên môn
Giới bình luận coi quyết định thiết lập ADIZ của Trung Quốc là hành động thách thức đối với toàn bộ khu vực Thái Bình Dương. Việc thiết lập ADIZ còn được coi là bước đi tiếp theo trong chiến lược khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bởi thông qua ADIZ, Trung Quốc muốn tái khẳng định với Nhật Bản: phải thừa nhận đang có tranh chấp chủ quyền tại Senkaku/Điếu Ngư. Có người cho rằng, Bắc Kinh đang gia tăng áp lực nhằm thử thách quyết tâm của Tokyo trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Đây cũng là phép thử tiếp theo của Trung Quốc không chỉ đối với các nước hữu quan, mà cả các cường quốc trong và ngoài khu vực.
Tàu khu trục Thẩm Dương mang tên lửa hộ tống tàu Liêu Ninh kéo xuống Biển Đông
Trước
đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khuyến cáo hơn 600.000 công dân nước
này ở Nhật nên đăng ký tình huống khẩn cấp đề phòng diễn biến xấu xảy
ra. Giới phân tích cho rằng, bây giờ không phải lúc Trung - Nhật so tài
về sức mạnh quân sự, mà là lúc để lãnh đạo hai bên so tài về trí khôn.Có tin nói rằng, Trung Quốc đang chuẩn bị xung đột vũ trang với Nhật Bản để chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi Bắc Kinh thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Đã có không ít câu hỏi được đặt ra về khả năng không chiến tại biển Hoa Đông và khi đó ai sẽ giành chiến thắng. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu khai hỏa tại biển Hoa Đông, Nhật Bản tuy có lợi thế về chất lượng vũ khí và hệ thống chỉ huy trên không, nhưng Trung Quốc lại có lợi thế về số lượng và địa lý. Tuy bất lợi về khoảng cách địa lý tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng Nhật Bản có thể nhờ tới sự trợ giúp của Mỹ, ít nhất là thông tin tình báo. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tái khẳng định sau khi Trung Quốc thiết lập ADIZ: quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý nằm trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, và điều này có nghĩa Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu bị tấn công. Ông Chuck Hagel còn nhấn mạnh, hơn 70.000 binh sĩ đồn trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không tôn trọng tuyên bố thiết lập ADIZ của Trung Quốc.
Ngày 26/11, Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc thông báo, số lần máy bay giám sát biển Trung Quốc bay gần trạm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc ở bãi đá ngầm tranh chấp Ieodo/Tô Nham Tiêu tăng đáng kể trong năm nay. Tính từ đầu năm đến nay đã có 37 lượt máy bay giám sát biển Trung Quốc đến gần trạm nghiên cứu nói trên, so với con số 36 của năm 2012, 27 của năm 2011 và năm 2008 chỉ có một chuyến bayđến Ieodo/Tô Nham Tiêu. Nhưng số lần tàu Trung Quốc tuần tra vùng biển xung quanhIeodo/Tô Nham Tiêu lại giảm, từ 35 chuyến trong năm 2010 xuống còn 25 trong năm 2012 và 10 trong năm 2013. Trong khi đó Hàn Quốc đã triển khai một tàu lớn có khả năng hỗ trợ trực thăng gần Ieodo/Tô Nham Tiêu, với tần suất bay giám sát trên không 3-4 lần/tuần.
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
China's 9-Dash Claim in South China Sea is Rubbish - 10 Reasons...
|
Bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng của Trung Quốc?
Trâm Anh
Theo blog Kim Dung
Lời dẫn của Kim Dung: Mình nhận được bài báo này với lời bình của Ts Phạm Gia Minh về tham vọng của anh láng giềng 04 tốt. Xin đăng nguyên văn, và xin đăng toàn văn bài báo lên Blog để bạn đọc theo dõi, chia xẻ: “Lịch sử đang lặp lại cái thời các nước tư bản Châu Âu kết hợp với chính quyền phong kiến nhiều nước nhược tiểu Châu Á làm đường xá cầu cống, khai thác khoáng sản, thâm nhập thị trường để vơ vét của cải tài nguyên của những nước bản xứ. Ở đây ta thấy: Quyền lợi trước mắt của chính quyền địa phương và quyền lợi lâu dài của các chính phủ thực dân gặp nhau. Thật chớ trêu: Người đã từng bị “làm nhục”, nay cố gắng “Lấy lại danh dự” bằng cách lặp lại gần như nguyên văn cái cách dãman tàn bạo mà trước đây hơn một thế kỷ họ đã từng hứng chịu !” Cảm ơn Ts Phạm Gia Minh.
.Vương Quân, ông chủ mới người Trung Quốc của một khách sạn ở thị trấn quê nằm sâu trong khu vực miền núi phía bắc Lào, đang hy vọng toán 20.000 lao động Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để khởi công xây dựng một tuyến đường sắt mới.
Tuyến đường do Trung Quốc tài trợ này như một con rắn bò qua hàng chục đường hầm và cây cầu, nối liền phía nam Trung Quốc với Bangkok, thủ đô Thái Lan, và sau đó đi tiếp tới vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể hoạt động thương mại vốn đã rất nhộn nhịp của Trung Quốc với Đông Nam Á.
Nhưng ông Vương có thể phải chờ đợi lâu hơn một chút để mong kiếm lợi từ số người Trung Quốc khổng lồ dự kiến sẽ đổ về góc khuất cách biên giới gần nhất với Trung Quốc 50 dặm này. Ngay cả khi dự án vấp phải một số sự phản đối nghiêm trọng của các tổ chức phát triển quốc tế, đa số các chuyên gia vẫn cho rằng dự án cuối cùng sẽ vẫn được thực hiện. Đó là bởi vì Trung Quốc coi đây là bộ phận quan trọng trong chiến lược lôi kéo Đông Nam Á tiến gần hơn vào quỹ đạo của mình và mở ra cho Bắc Kinh một tuyến đường mới vận chuyển dầu lửa từ Trung Đông.
Sợi dây kết nối quan trọng này sẽ chạy qua Oudom Xai, nằm giữa Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam ở phía nam Trung Quốc, với thủ đô Vientiane của Lào.
George Yeo, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, phát biểu trong bài diễn văn gần đây tại Hội doanh nghiệp Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á tại Bangkok: “Trung Quốc muốn đường sắt cao tốc từ Côn Minh đến Vientiante”.
Ông Yeo, đang giữ chức chủ tịch Kerry Logistics Network, một công ty vận tải và phân phối lớn của châu Á, được xem là một trong những chuyên gia thông thạo nhất về quá trình mở rộng các tuyến thương mại mới ở châu Á. “Mục tiêu lớn là Bangkok. Đây là thị trường khổng lồ, với nhiều cơ hội. Từ đó, Bangkok tới Dawei của Myanmar – nó sẽ cho phép Trung Quốc tránh phải đi qua Eo biển Malacca”, một chốt chặn nguy hiểm ở giữa Ấn Độ Dương và bờ biển phía đông Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc không thực sự quan tâm chia sẻ phần lớn khối lượng của cải mà tuyến đường sắt này sẽ mang lại. Phần lớn những lợi ích, theo các nhà phê bình, sẽ chảy về Trung Quốc trong khi các phí tổn sẽ chủ yếu do các quốc gia có tuyến đường đi qua phải gánh chịu. Chi phí dự án đường sắt 260 dặm là 7 tỷ USD, Lào sẽ phải vay mượn từ Trung Quốc, gần bằng con số 8 tỷ USD tổng sản phẩm kinh tế hằng năm tại Lào, quốc gia vẫn đang thiếu ngay cả một tuyến đường sắt thô sơ, còn hệ thống đường bộ cũ nát của nước này chủ yếu là phần còn sót lại từ thời Pháp thuộc.
Giữa tháng 11/2012, khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới thăm Vientiane dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Á – Âu, ông dự định sẽ tới dự lễ động thổ tuyến đường này. Nhưng buổi lễ đó đã không diễn ra.
Bản đánh gia dự án đường sắt trên của một nhà tư vấn thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nói rằng các điều khoản tài trợ mà Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đưa ra phức tạp đến mức có thể “đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô của Lào”. Trong khi đó, công trình xây dựng đi qua phía bắc Lào sẽ biến vùng nông thôn này trở thành “bãi rác”, báo cáo của nhà tư vấn này nêu. “Một sai lầm phải trả giá đắt”, nếu được ký với các điều khoản trên. Tài sản thế chấp cho khoản vay trên sẽ là những khoáng sản, bao gồm Kali và Đồng, cung cấp cho phía Trung Quốc.
Các nhà tài trợ khác cũng đồng ý với nhận định trên. Một nhà ngoại giao của châu Á thể hiện quan điểm lo ngại chung với chính phủ Lào: “Các đối tác, bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB), đều bày tỏ quan ngại, còn Quỹ Tiền tệ quốc tế tại đây nói rằng “‘Các bạn nên hết sức cẩn trọng’”.
Tuy nhiên, Quốc hội Lào đã phê duyệt dự án thuộc một phần trong thỏa thuận đường sắt xuyên châu Á lớn hơn nhiều đã được ký giữa gần 20 quốc gia châu Á vào năm 2006. Các nhà ngoại giao cho rằng dự án chủ yếu được ủng hộ mạnh mẽ nhất bởi Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, một người được cho là khá cởi mở với Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại nở rộ của Trung Quốc với Đông Nam Á đạt gần 370 tỷ USD trong năm 2011, gấp đôi con số trên của Mỹ với khu vực. Đến năm 2015, khi các quốc gia Đông Nam Á hướng tới hoàn thiện một cộng đồng kinh tế, Trung Quốc dự tính kim ngạch thương mại với khu vực sẽ đạt khoảng 500 tỷ USD.
Dù xuất khẩu phần lớn hàng hóa sang khu vực, Trung Quốc lại phải dựa vào nhập khẩu từ các nước láng giềng Đông Nam Á – gồm tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa trung gian – để phục vụ cho cỗ máy xuất khẩu của mình, Yolanda Fernandez Lommen, kinh tế gia trưởng của ADB tại Bắc Kinh, nhận xét.
Cộng đồng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vẫn là các đối tác thương mại chính của Trung Quốc, bà nói, nhưng “Đông Nam Á có tầm quan trọng địa chiến lược và kinh tế với Trung Quốc, một đối tác ngày càng quan trọng trên cả hai khía cạnh thương mại và đầu tư”.
Lào cung cấp bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng khu vực ngày một lớn của Trung Quốc. Trung Quốc vừa đổ những khoản đầu tư mới vào thủ đô nước này, bao gồm hàng chục biệt thự xa xỉ xây dựng bên bờ sông Mekong để làm nơi nghỉ ngơi của các nhà lãnh đạo châu Âu và châu Á trong dịp tham dự hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 11/2012.
Một tòa hội nghị mới lạ mắt, thuộc tổ hợp mới có tên Thế giới mới Vientiane, tạo cho thủ đô cũ kỹ này một cái vẻ ngoài của thế kỷ 21. Ở Luang Prabang, một địa điểm du lịch nổi tiếng mà tuyến đường sắt sẽ đi qua, Trung Quốc xây dựng nhiều bệnh viện và nâng cấp hệ thống sân bay.
Một số người Lào, không vui vẻ với sự hiện diện không thể nhầm lẫn của Trung Quốc, phàn nàn rằng đất nước họ đang trở thành còn hơn cả một tỉnh của Trung Quốc, hay nói một cách kín đáo hơn là, một chư hầu.
Các cựu chiến binh phong trào du kích Pathet Lào nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ muốn giữ khoảng cách với Washington. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã đến thăm Lào vào tháng 7/2012, chuyến thăm đầu tiên của nhà ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ kể từ những năm 1950. Động thái này là một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ kinh tế và quân sự trong khu vực như một đối trọng với Trung Quốc.
Bất chấp sự phản đối bất ngờ với đường sắt Trung Quốc, một giám đống của một công ty nhà nước Trung Quốc tại Vientiane (từ chối tiết lộ danh tính), nói, ông có mọi kỳ vọng rằng dự án sẽ vẫn diễn ra. Ông nói, Chủ tịch mãn nhiệm của Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, “nhất quyết xây dựng tuyến đường từ hai hay ba năm trước”.
Một nhà ngoại giao nước ngoài cũng đồng quan điểm, cho rằng Vientiane và Bắc Kinh sẽ tìm cách che đậy bất đồng về tài trợ giữa họ. Ông nói, “Trung Quốc sẽ có cách của họ”.
Tại vùng Oudom Xai này, nơi một trường dạy tiếng Trung Quốc do một doanh nhân Trung Quốc thành lập có 400 học viên và 28 giáo viên, được chính phủ Trung Quốc trả lương một phần. Ông Vương, chủ khách sạn, bày tỏ tin tưởng dự án sẽ khởi công trong vòng vài tuần tới. Kể từ khi đến Lào cách đây ba năm, ông Vương cũng đã kịp xây cho mình một nhà máy chế biến gỗ.
Dân nhập cư Trung Quốc đã thuê khoảng một nửa đất nông nghiệp xung quanh thị trấn này, ông nói.
“Bạn có thể thuê đất bao lâu tùy vào số tiền bạn có. Người dân ở đây chỉ cần nhận tiền, còn không quan tâm đến người mới đến là ai”.
Trâm Anh
Theo blog Kim Dung
Lời dẫn của Kim Dung: Mình nhận được bài báo này với lời bình của Ts Phạm Gia Minh về tham vọng của anh láng giềng 04 tốt. Xin đăng nguyên văn, và xin đăng toàn văn bài báo lên Blog để bạn đọc theo dõi, chia xẻ: “Lịch sử đang lặp lại cái thời các nước tư bản Châu Âu kết hợp với chính quyền phong kiến nhiều nước nhược tiểu Châu Á làm đường xá cầu cống, khai thác khoáng sản, thâm nhập thị trường để vơ vét của cải tài nguyên của những nước bản xứ. Ở đây ta thấy: Quyền lợi trước mắt của chính quyền địa phương và quyền lợi lâu dài của các chính phủ thực dân gặp nhau. Thật chớ trêu: Người đã từng bị “làm nhục”, nay cố gắng “Lấy lại danh dự” bằng cách lặp lại gần như nguyên văn cái cách dãman tàn bạo mà trước đây hơn một thế kỷ họ đã từng hứng chịu !” Cảm ơn Ts Phạm Gia Minh.
.Vương Quân, ông chủ mới người Trung Quốc của một khách sạn ở thị trấn quê nằm sâu trong khu vực miền núi phía bắc Lào, đang hy vọng toán 20.000 lao động Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để khởi công xây dựng một tuyến đường sắt mới.
Tuyến đường do Trung Quốc tài trợ này như một con rắn bò qua hàng chục đường hầm và cây cầu, nối liền phía nam Trung Quốc với Bangkok, thủ đô Thái Lan, và sau đó đi tiếp tới vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể hoạt động thương mại vốn đã rất nhộn nhịp của Trung Quốc với Đông Nam Á.
Nhưng ông Vương có thể phải chờ đợi lâu hơn một chút để mong kiếm lợi từ số người Trung Quốc khổng lồ dự kiến sẽ đổ về góc khuất cách biên giới gần nhất với Trung Quốc 50 dặm này. Ngay cả khi dự án vấp phải một số sự phản đối nghiêm trọng của các tổ chức phát triển quốc tế, đa số các chuyên gia vẫn cho rằng dự án cuối cùng sẽ vẫn được thực hiện. Đó là bởi vì Trung Quốc coi đây là bộ phận quan trọng trong chiến lược lôi kéo Đông Nam Á tiến gần hơn vào quỹ đạo của mình và mở ra cho Bắc Kinh một tuyến đường mới vận chuyển dầu lửa từ Trung Đông.
Sợi dây kết nối quan trọng này sẽ chạy qua Oudom Xai, nằm giữa Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam ở phía nam Trung Quốc, với thủ đô Vientiane của Lào.
George Yeo, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, phát biểu trong bài diễn văn gần đây tại Hội doanh nghiệp Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á tại Bangkok: “Trung Quốc muốn đường sắt cao tốc từ Côn Minh đến Vientiante”.
Ông Yeo, đang giữ chức chủ tịch Kerry Logistics Network, một công ty vận tải và phân phối lớn của châu Á, được xem là một trong những chuyên gia thông thạo nhất về quá trình mở rộng các tuyến thương mại mới ở châu Á. “Mục tiêu lớn là Bangkok. Đây là thị trường khổng lồ, với nhiều cơ hội. Từ đó, Bangkok tới Dawei của Myanmar – nó sẽ cho phép Trung Quốc tránh phải đi qua Eo biển Malacca”, một chốt chặn nguy hiểm ở giữa Ấn Độ Dương và bờ biển phía đông Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc không thực sự quan tâm chia sẻ phần lớn khối lượng của cải mà tuyến đường sắt này sẽ mang lại. Phần lớn những lợi ích, theo các nhà phê bình, sẽ chảy về Trung Quốc trong khi các phí tổn sẽ chủ yếu do các quốc gia có tuyến đường đi qua phải gánh chịu. Chi phí dự án đường sắt 260 dặm là 7 tỷ USD, Lào sẽ phải vay mượn từ Trung Quốc, gần bằng con số 8 tỷ USD tổng sản phẩm kinh tế hằng năm tại Lào, quốc gia vẫn đang thiếu ngay cả một tuyến đường sắt thô sơ, còn hệ thống đường bộ cũ nát của nước này chủ yếu là phần còn sót lại từ thời Pháp thuộc.
Giữa tháng 11/2012, khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới thăm Vientiane dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Á – Âu, ông dự định sẽ tới dự lễ động thổ tuyến đường này. Nhưng buổi lễ đó đã không diễn ra.
Bản đánh gia dự án đường sắt trên của một nhà tư vấn thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nói rằng các điều khoản tài trợ mà Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đưa ra phức tạp đến mức có thể “đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô của Lào”. Trong khi đó, công trình xây dựng đi qua phía bắc Lào sẽ biến vùng nông thôn này trở thành “bãi rác”, báo cáo của nhà tư vấn này nêu. “Một sai lầm phải trả giá đắt”, nếu được ký với các điều khoản trên. Tài sản thế chấp cho khoản vay trên sẽ là những khoáng sản, bao gồm Kali và Đồng, cung cấp cho phía Trung Quốc.
Các nhà tài trợ khác cũng đồng ý với nhận định trên. Một nhà ngoại giao của châu Á thể hiện quan điểm lo ngại chung với chính phủ Lào: “Các đối tác, bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB), đều bày tỏ quan ngại, còn Quỹ Tiền tệ quốc tế tại đây nói rằng “‘Các bạn nên hết sức cẩn trọng’”.
Tuy nhiên, Quốc hội Lào đã phê duyệt dự án thuộc một phần trong thỏa thuận đường sắt xuyên châu Á lớn hơn nhiều đã được ký giữa gần 20 quốc gia châu Á vào năm 2006. Các nhà ngoại giao cho rằng dự án chủ yếu được ủng hộ mạnh mẽ nhất bởi Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, một người được cho là khá cởi mở với Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại nở rộ của Trung Quốc với Đông Nam Á đạt gần 370 tỷ USD trong năm 2011, gấp đôi con số trên của Mỹ với khu vực. Đến năm 2015, khi các quốc gia Đông Nam Á hướng tới hoàn thiện một cộng đồng kinh tế, Trung Quốc dự tính kim ngạch thương mại với khu vực sẽ đạt khoảng 500 tỷ USD.
Dù xuất khẩu phần lớn hàng hóa sang khu vực, Trung Quốc lại phải dựa vào nhập khẩu từ các nước láng giềng Đông Nam Á – gồm tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa trung gian – để phục vụ cho cỗ máy xuất khẩu của mình, Yolanda Fernandez Lommen, kinh tế gia trưởng của ADB tại Bắc Kinh, nhận xét.
Cộng đồng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vẫn là các đối tác thương mại chính của Trung Quốc, bà nói, nhưng “Đông Nam Á có tầm quan trọng địa chiến lược và kinh tế với Trung Quốc, một đối tác ngày càng quan trọng trên cả hai khía cạnh thương mại và đầu tư”.
Lào cung cấp bệ phóng hoàn hảo cho tham vọng khu vực ngày một lớn của Trung Quốc. Trung Quốc vừa đổ những khoản đầu tư mới vào thủ đô nước này, bao gồm hàng chục biệt thự xa xỉ xây dựng bên bờ sông Mekong để làm nơi nghỉ ngơi của các nhà lãnh đạo châu Âu và châu Á trong dịp tham dự hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 11/2012.
Một tòa hội nghị mới lạ mắt, thuộc tổ hợp mới có tên Thế giới mới Vientiane, tạo cho thủ đô cũ kỹ này một cái vẻ ngoài của thế kỷ 21. Ở Luang Prabang, một địa điểm du lịch nổi tiếng mà tuyến đường sắt sẽ đi qua, Trung Quốc xây dựng nhiều bệnh viện và nâng cấp hệ thống sân bay.
Một số người Lào, không vui vẻ với sự hiện diện không thể nhầm lẫn của Trung Quốc, phàn nàn rằng đất nước họ đang trở thành còn hơn cả một tỉnh của Trung Quốc, hay nói một cách kín đáo hơn là, một chư hầu.
Các cựu chiến binh phong trào du kích Pathet Lào nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong chính phủ muốn giữ khoảng cách với Washington. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã đến thăm Lào vào tháng 7/2012, chuyến thăm đầu tiên của nhà ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ kể từ những năm 1950. Động thái này là một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ kinh tế và quân sự trong khu vực như một đối trọng với Trung Quốc.
Bất chấp sự phản đối bất ngờ với đường sắt Trung Quốc, một giám đống của một công ty nhà nước Trung Quốc tại Vientiane (từ chối tiết lộ danh tính), nói, ông có mọi kỳ vọng rằng dự án sẽ vẫn diễn ra. Ông nói, Chủ tịch mãn nhiệm của Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, “nhất quyết xây dựng tuyến đường từ hai hay ba năm trước”.
Một nhà ngoại giao nước ngoài cũng đồng quan điểm, cho rằng Vientiane và Bắc Kinh sẽ tìm cách che đậy bất đồng về tài trợ giữa họ. Ông nói, “Trung Quốc sẽ có cách của họ”.
Tại vùng Oudom Xai này, nơi một trường dạy tiếng Trung Quốc do một doanh nhân Trung Quốc thành lập có 400 học viên và 28 giáo viên, được chính phủ Trung Quốc trả lương một phần. Ông Vương, chủ khách sạn, bày tỏ tin tưởng dự án sẽ khởi công trong vòng vài tuần tới. Kể từ khi đến Lào cách đây ba năm, ông Vương cũng đã kịp xây cho mình một nhà máy chế biến gỗ.
Dân nhập cư Trung Quốc đã thuê khoảng một nửa đất nông nghiệp xung quanh thị trấn này, ông nói.
“Bạn có thể thuê đất bao lâu tùy vào số tiền bạn có. Người dân ở đây chỉ cần nhận tiền, còn không quan tâm đến người mới đến là ai”.
Tàu sân bay Liêu Ninh lộ 5 nhược điểm chết người
Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 17:27 08-12-2013
Sau khi đưa tàu sân bay đầu tiên của mình ra biển đông với mục đích trấn giữ tốt hơn các hòn đảo đang tranh chấp với các nước láng giềng, Bắc Kinh đã thú nhận rằng tàu sân bay của họ chỉ để “làm kiểng” vì đã để lộ 5 nhược điểm lớn không thể sánh được với tàu sân bay của Mỹ.
Như tin đã đưa trên tờ China Youth Daily, việc đưa Liêu Ninh ra Biển Đông vào ngày 26.11 vừa qua để kết hợp cùng các tàu thuyền khác tập luyện quen dần với môi trường biển cả và hy vọng Biển Đông sẽ là nơi đồn trú lâu dài của nó. Tuy nhiên sẽ phải mất thêm một thời gian nữa Liêu Ninh mới có thể sẵn sàng phục vụ vì nó đã để lộ 5 nhược điểm khó mà khắc phục.
Thứ nhất, Liêu Ninh được thiết kế dựa trên kỹ thuật của Nga, phạm vi hoạt động rất hạn chế và không hữu dụng ở môi trường biển cả.
Thứ hai, Liêu Ninh không sánh được với tàu sân bay Mỹ có thể phóng một chiếc máy bay chiến đấu không người lái xa tới 200 hải lý.
Thứ ba, hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử của Liêu Ninh liệt vào hàng “cổ đại”.
Thứ tư, các máy bay chiến đấu J-15, Kamov KA-31 trên tàu Liêu Ninh chỉ có thể hít khói các máy bay F/A-18 E/F Super Hornets và máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của tàu sân bay Mỹ với phạm vi hoạt động và tầm bắn vượt trội.
Và Cuối cùng, Liêu Ninh cũng không hề có một tổ hợp đông đúc các tàu chiến bao quanh để bảo vệ và dẫn đường. Có đi nữa thì khả năng phối hợp của các tàu chiến này còn quá non trẻ.
Vũ Kiều (defencenews)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 798x350. |
Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 17:27 08-12-2013
Sau khi đưa tàu sân bay đầu tiên của mình ra biển đông với mục đích trấn giữ tốt hơn các hòn đảo đang tranh chấp với các nước láng giềng, Bắc Kinh đã thú nhận rằng tàu sân bay của họ chỉ để “làm kiểng” vì đã để lộ 5 nhược điểm lớn không thể sánh được với tàu sân bay của Mỹ.
Như tin đã đưa trên tờ China Youth Daily, việc đưa Liêu Ninh ra Biển Đông vào ngày 26.11 vừa qua để kết hợp cùng các tàu thuyền khác tập luyện quen dần với môi trường biển cả và hy vọng Biển Đông sẽ là nơi đồn trú lâu dài của nó. Tuy nhiên sẽ phải mất thêm một thời gian nữa Liêu Ninh mới có thể sẵn sàng phục vụ vì nó đã để lộ 5 nhược điểm khó mà khắc phục.
Thứ nhất, Liêu Ninh được thiết kế dựa trên kỹ thuật của Nga, phạm vi hoạt động rất hạn chế và không hữu dụng ở môi trường biển cả.
Thứ hai, Liêu Ninh không sánh được với tàu sân bay Mỹ có thể phóng một chiếc máy bay chiến đấu không người lái xa tới 200 hải lý.
Thứ ba, hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử của Liêu Ninh liệt vào hàng “cổ đại”.
Thứ tư, các máy bay chiến đấu J-15, Kamov KA-31 trên tàu Liêu Ninh chỉ có thể hít khói các máy bay F/A-18 E/F Super Hornets và máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của tàu sân bay Mỹ với phạm vi hoạt động và tầm bắn vượt trội.
Và Cuối cùng, Liêu Ninh cũng không hề có một tổ hợp đông đúc các tàu chiến bao quanh để bảo vệ và dẫn đường. Có đi nữa thì khả năng phối hợp của các tàu chiến này còn quá non trẻ.
Vũ Kiều (defencenews)
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=25872
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét