VẤN ĐỀ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
Khoảng
giữa tháng 3, 2013 đồng bào Việt hải ngoại nghe được tin tức về việc
trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH) ở Việt Nam, việc di dời
nấm mộ tập thể của khoảng 200 tử sĩ VNCH từ bên ngoài vào trong Nghĩa
Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An (NTNDHDA), việc chỉnh trang khu vực bên trong
nghĩa trang, sửa sang các ngôi mộ hoang phế… Người phụ trách công việc
đặc biệt này là ông Nguyễn Đạc Thành
(NĐT). Ông Thành cho biết ông thực hiện việc này vì lý do nhân đạo, vì
tình chiến hữu đối với các đồng đội cũ của ông… Tháng 3, 2013, một số
hình ảnh được phổ biến trên internet: hình ông Thành thắp nhang ở đài
tưởng niệm của nghĩa trang cùng thứ trưởng VC
Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch Ủy Ban phụ trách Người Việt ở nước ngoài,
cũng là người chịu trách nhiệm thực thi Nghị Quyết 36 tại hải ngoại;
hình ông Thành thắp nhang cùng ông Lê Thành Ân, tổng lãnh sự Hoa kỳ tại
Saigon. Vậy là tin tức “Việt Cộng trùng tu NTQĐBH” (?) trở thành 1 đề
tài khiến rất nhiều người quan tâm. Tôi xin có một số ý kiến về vấn đề
này như sau:
1-Ông Nguyễn Đạc Thành là ai?
Ông
Nguyễn Đạc Thành là 1 cựu thiếu tá thiết giáp của QLVNCH, cũng
là 1 cưụ tù nhân chính trị sang Mỹ theo chương trình HO, và hiện là 1
cư dân của thành phố Houston, tiểu bang Texas. Qua các tin tức phổ biến
trên truyền thanh (BBC), truyền hình (SBTN), hay báo chí ( Người Việt ,
Nam California )…, chúng ta được biết ông Thành là người điều hành tổ
chức Vietnamese American Foundation (VAF) do ông thành lập. Trước đây,
tổ chức này phát động chương trình The Returning Casualty (TRC), tức là
“Đưa Người Tử Sĩ Trở Về”, còn được biết dưới tên là “Bông Hồng Trên Nấm
Mộ Hoang”. Chương trình này được sự yểm trợ tinh thần, tài chánh của
một số đồng hương, của một số anh em cựu quân nhân, và đã thực hiện
được việc di dời hài cốt của một số tù nhân chết trong trại cải tạo.
Theo ông phó chủ
tịch VAF (2012) tại Làng Đá, tỉnh Yên Bái, TRC đã thực hiện được việc
di dời 20 ngôi mộ. Sau đó, Hội dự tính di dời một số mộ tại tỉnh Phú
Yên, nhưng sau 3 lần liên tiếp bị trì hoãn vẫn không xin được phép của
nhà cầm quyền nên công việc không thành. Cuối cùng, vị phó chủ tịch
của VAF đã quyết định rút lui khỏi chức vụ này. Tại thời điểm này
(2012), những người biết chuyện vẫn tin rằng ông NĐT là người có thiện
chí, và ông làm những việc di dời, bốc mộ tù nhân cải tạo, hay mộ của tử
sĩ VNCH vì lý do nhân đạo, vì tình chiến hữu… Sau khi ông phó chủ tịch
và một số thành viên rút khỏi VAF, chúng tôi được biết một số bạn trẻ
trong nước, tự nhận là thân nhân của tử sĩ VNCH(?) đã cùng ông Thành
điều
hành VAF.
2- Công việc “di dời mộ tử sĩ VNCH” của ông NĐT năm 2013:
Ngày
21 tháng 3, 2013, VAF ra thông báo về việc bốc dỡ hài cốt trong 1 ngôi
mộ tập thể ở bên ngoài (?) vào trong khuôn viên Nghĩa Trang Nhân Dân
Huyện Dĩ An. Ông Thành cho biết “Ngày
1 tháng 3, 2013, Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn thông báo rằng:
lời yêu cầu của VAF xin bốc dỡ và di chuyển hài cốt trong ngôi mộ tập
thể của khoảng 200 tử
sĩ VNCH vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đã được chấp thuận…. Đây là
những chiến sĩ đã hy sinh khi phòng thủ Saigon trong khoảng thời gian trước và trong ngày 30/4/1975.
Những thi hài này trước khi chôn cất, được bỏ trong bọc nylon, nên dự
đoán có thẻ bài căn cước kèm theo. Theo lời Thứ Trưởng Ngoại Giao
Nguyễn Thanh Sơn, việc bốc dỡ và di dời tùy theo quyết định của VAF…”
Ông Thành xin ý kiến
đồng hương và cựu quân nhân QLVNCH về việc bốc dỡ: nên hay không nên
(lý do nên, lý do không nên). Hội VAF chỉ thu nhận ý kiến đóng góp
trong thời hạn 60 ngày, rồi sẽ ra quyết định cuối cùng. Nếu có quyết
định bốc dỡ, VAF “kêu gọi đồng bào cùng các chiến hữu bảo trợ công việc này”.
3- Ý kiến của đồng hương Việt hải ngoại về việc bốc dỡ ngôi mộ tập thể nói trên:
Một
số tán thành công
việc này, cho đây là một việc đáng làm, giúp tử sĩ VNCH được “an nghỉ
trong nghĩa trang”, tức là được “về nhà của họ, khỏi phải vất vưởng ở
ngoài nghĩa trang, trong khu vực của Trường Cao Đẳng Nghề Đồng An, nơi
không phải nhà của họ…” Có người viết bài ca tụng việc làm của ông Thành
là “đầy nhân đạo, đầy tình chiến hữu, nặng đạo lý con người”…
Rất
đông đồng hương Việt, kể cả giới dân sự và cựu quân nhân đã lên tiếng
phản đối việc làm này của ông Thành trên các diễn đàn điện tử. Chúng ta
thử tìm hiểu tại sao việc làm mà ông Thành cho là “nhân đạo”, cũng được
một số người tán thành là “nhân
đạo” lại bị nhiều người phản đối như vậy?
4- Các việc làm của ông NĐT có nhiều điểm không minh bạch nên gây sự nghi ngờ của đồng hương Việt tại hải ngoại:
Thứ nhất:
Cách đây nhiều năm, ông NĐT đã đứng ra thành lập 1 tổ chức cho các cựu
tù nhân chính trị mang tên là Tổng Hội HO, nhưng không được hưởng ứng.
Trong thời gian này, tại hải ngoại đã có Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị
Việt
Nam (THCTNCTVN), hoạt động cùng với nhiều thành viên là các khu hội Cựu
Tù Nhân Chính Trị tại các tiểu bang của Hoa Kỳ, và Canada. Đồng bào
hải ngoại không rõ đường lối hoạt động của Tổng Hội HO này, không rõ hội
này có thể hiện lập trường quốc gia, giữ lằn ranh Quốc-Cộng như
THCTNCTVN hay không. Việc lập thêm 1 Tổng Hội HO như vậy không thể hiện
tình đoàn kết giữa các chiến hữu đã cùng nhau chiến đấu, và cùng chung
số phận bị CS đầy đọa nhiều năm trong các trại tù.
Thứ hai:
Một thời gian sau, ông Thành đã lập hội VAF để thực hiện chương trình
“Bông
Hồng Trên Nấm Mộ Hoang”. Ông là 1 cư dân tại Mỹ, muốn thực hiện 1
chương trình có tầm vóc to lớn liên quan đến các tử sĩ VNCH, liên quan
đến nhiều gia đình có thân nhân là tử sĩ VNCH, có thân nhân là tù cải
tạo chết trong các trại tù CS, có thể với hy vọng sẽ được chính quyền Mỹ
yểm trợ. Thế mà ông không tham khảo rộng rãi ý kiến của đồng hương tại
Mỹ, và cũng không tổ chức gây quỹ tại Mỹ. Trái lại, ông Thành cho thực
hiện 3 buổi gây quỹ ở Úc (năm 2010).
Thứ ba:
Sau việc gây quỹ bốc mộ được tổ chức tại Brisbane, Melbourne (Úc) vào
tháng 6, 2010, tổ
chức cựu quân nhân Queensland mời ông Thành đến để trả lời một số thắc
mắc liên quan đến việc bốc mộ tử sĩ VNCH thì ông đã không đến dự như
ông đã hứa.
Thứ tư: Trong
Thông Báo ngày 21-3-2013, ông cho đồng hương biết ông sẽ tiến hành việc
di dời ngôi mộ tập thể cạnh nghĩa trang vào trong khuôn viên “Nghĩa
Trang Quân Đội Biên Hòa” (?). Ở đây chúng ta cần phải xác định rõ một
điều: Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An (NTNDHDA) hiện nay là của CSVN;
còn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH) ngày xưa là của chính quyền
VNCH. Hiện nay, NTNDHDA chỉ gồm
1 phần đất của NTQĐBH ngày xưa; còn NTQĐBH thì bao gồm cả NTNDHDA, và
khuôn viên của Trường Cao Đẳng Nghề Đồng An (TCĐNĐA) hiện tại. Nói rõ
hơn, ngôi mộ tập thể của 200 tử sĩ VNCH hiện đang nằm trong khuôn viên
của TCĐNĐA vốn dĩ nằm trong phần đất của NTQĐBH ngày xưa. Nay ông Thành
muốn di dời 200 ngôi mộ này vào trong khuôn viên của NTNDHDA của CS thì
có khác gì giúp nhà cầm quyền CS hoàn tất việc cướp đất của NTQĐBH một
cách “danh chánh ngôn thuận” (theo lời yêu cầu của thân nhân tử sĩ mà!)
Thứ năm: Về ngôi mộ tập thể của 200 tử sĩ VNCH cạnh khu nghĩa trang, ông
Thành cho biết đó là nơi chôn cất “những chiến sĩ đã hy sinh khi phòng thủ Saigon trong khoảng thời gian trước và trong ngày 30/4/1975”.
Ngày 30/4/1975, Saigon đang trong cơn hỗn loạn. Mọi người đang lo chạy
giặc Cộng tràn về thủ đô, ai có thì giờ đi thu gom xác tử sĩ VNCH khắp
nơi trong Saigon để đem về chôn tại cạnh nghĩa trang?! Tôi nghĩ đây
phải là di hài của các tử sĩ từ các mặt trận đã được đem về nghĩa trang
trước đó. Việc hậu sự cho các tử sĩ chưa được hoàn tất thì Saigon thất
thủ nên có thể các di hài này đã bị VC chôn chung trong một nấm mồ tập
thể tại NTQĐBH. Ngày
30-4-1975, đạo quân xâm lược miền Bắc đã giật đổ pho tượng Thương Tiếc
tại cổng Nghĩa Trang, và kể từ đó chúng quản lý rất nghiêm ngặt toàn thể
khu nghĩa trang. Một thời gian sau, một phần đất nghĩa trang được
chuyển thành khu vực của Trường Cao Đẳng Nghề Đồng An, một bức tường
ngăn cách nghĩa trang và trường dạy nghề được xây lên, và ngôi mộ tập
thể của 200 tử sĩ VNCH trước nằm trong khu đất của nghĩa trang, nay
thành ra nằm bên ngoài nghĩa trang. Vậy CSVN chính là thủ phạm “xâm
phạm nơi an nghỉ của tử sĩ VNCH”. Nay ông Thành lại hô hào đồng bào hải
ngoại góp tiền cho ông làm việc “nhân đạo” là đưa “tử sĩ VNCH về nhà
của họ”, trong Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An (!)
Thứ sáu: Cũng trong Thông Báo của VAF ngày 21-3-2013, ông Thành cho biết “Ngôi mộ
tập thể này đã được Ban Giám Đốc Trường Cao Đẳng Nghề Đồng An tu bổ,
chăm sóc, và trân trọng đèn nhang hàng ngày. Mỗi tháng đều có lễ vật
cúng kiến vào ngày mùng HAI và 16 âm lịch”.
Nay theo kế hoạch của ông Thành, khi được di dời vào trong khu vực
nghĩa trang, dưới sự quản lý chặt chẽ của CS, các ngôi mộ
này sẽ được ai chăm sóc, đèn nhang hàng ngày? Như vậy việc di chuyển
từ ngoài khu nghĩa trang vào trong khuôn viên nghĩa trang là tốt hơn,
hay tệ hơn? Một người bạn ở cùng tiểu bang với tôi, cũng là một cựu tù
nhân chính trị, kể cho tôi nghe chuyện anh đến thăm khu nghĩa trang Biên
Hòa năm 2011, mục đích chỉ là thắp nhang cho chiến hữu ngày xưa. Khi
anh đến, người canh gác nghĩa trang chặn anh lại hỏi “ anh là ai, ở đâu
đến, đến nghĩa trang làm gì, thăm ai, người chết tên gì, cấp bậc gì, đơn
vị nào…” Tóm lại, VC kiểm soát việc ra vào nghĩa trang rất nghiêm ngặt,
không phải ai cũng có thể ra vào thăm viếng mộ tử sĩ dễ dàng. Chỉ một
việc đơn giản là viếng mộ người chết, thắp nhang trước mộ phần họ còn bị
VC gây khó
dễ. Nay một việc trọng đại như bốc dỡ và di dời mộ của 200 tử sĩ VNCH
do ông Thành dự định thực hiện lại được VC ưu ái, dành cho mọi sự dễ
dàng (trích Thông Báo VAF: việc bốc dỡ và di dời tùy theo quyết định của VAF), làm sao mọi người không đặt một dấu hỏi.
Trong
thời gian VC còn giam tù các quân, dân, cán, chính VNCH, rất nhiều anh
em bị thiệt mạng tại các trại tù miền Bắc, và đã bị chôn vùi dập ở khu
vực quanh trại. Nếu gia đình biết tin, tìm đến trại, sẽ được yêu cầu
làm đơn xin phép Bộ Nội Vụ, và có thể tiến hành việc bốc mộ thân
nhân. Chương trình TRC tuyên bố đã tìm được 240 ngôi mộ, và giúp
khoảng 50 gia đình di dời hài cốt của thân nhân chết trong các trại tù.
Không rõ 240 ngôi mộ nêu trên có thân nhân đến nhận không; và trường
hợp nếu không tìm được thân nhân thì TRC có kế hoạch đưa họ về nhà
không, và sẽ đưa về đâu?
Thứ bảy: Về
việc di dời ngôi mộ của 200 tử sĩ VNCH, ông Thành cho biết sẽ lấy ý
kiến của đồng bào và cựu quân nhân QLVNCH trong vòng 60 ngày kể từ ngày
ra Thông Báo (21-3-2013). Sau đó, hội VAF của ông sẽ “thông
báo đến đồng bào quyết định cuối cùng”. Ông lấy tư cách gì để
quyết định về việc di dời ngôi mộ tập thể nói trên? Ông Thành không
phải là người quản lý có thẩm quyền của 200 di hài này; ông cũng chẳng
là thân nhân của bất cứ tử sĩ nào nằm trong nấm mộ trên; ông cũng chẳng
phải là người có trách nhiệm đối với các tử sĩ của QLVNCH (quốc gia
VNCH đã không còn nữa). Vậy rõ ràng ông đang nhận công tác “hợp thức
hóa” việc dời ngôi mộ tập thể của 200 tử sĩ VNCH từ Nghĩa Trang Quân Đội
Biên Hòa của VNCH vào Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An của CSVN. Chính
ông thú nhận “chính phủ Việt Nam không cho phép thì không
thể làm được bất cứ điều gì”. Đồng bào hải ngoại nghĩ thế nào về
việc làm thiếu trong sáng này, một việc làm đã được CS mưu tính, và sẽ
gây ra rất nhiều hệ lụy cho người Việt Tỵ Nạn CS chúng ta tại hải ngoại.
Thứ tám:
Ông Thành kêu gọi người Việt hải ngoại tiếp tay với ông trong việc
“trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” (?). Chúng ta nên tự đặt câu
hỏi “Hiện nay “ai là chủ của khu đất này?” “Nghĩa Trang Quân Đội Biên
Hòa” là tài sản của quốc gia VNCH. Công dân của VNCH chỉ có trách
nhiệm, và có thể tu bổ 1 thứ là tài
sản của VNCH, chứ không có trách nhiệm và cũng không có quyền tu bổ 1
thứ không phải là tài sản của mình. Lấy 1 thí dụ đơn giản như sau: bạn
có thể tu bổ nhà cửa, vườn tược của bạn, chứ bạn có quyền tu bổ nhà cửa
hay vườn của ông hàng xóm hay không? Ông hàng xóm nào của bạn mà lại tử
tế (hay ngu xuẩn) đến độ cho phép bạn “tùy ý tu bổ, sửa sang” nhà của
ông ấy như vậy? Vì thế công việc mà ông Thành muốn thực hiện không
“chính danh”, và vì không chính danh nên lời tuyên bố của ông “không
thuận” tai người nghe.
Thứ chín:
Ông Thành nghĩ việc di
dời ngôi mộ tập thể của 200 tử sĩ VNCH vào khuôn viên nghĩa trang là
“bảo vệ” di cốt của các chiến hữu. Điều này có chắc không? Chúng ta đã
chứng kiến biết bao vụ “quy hoạch” đất đai dưới chế độ CS, thực chất là
chiếm nhà, chiếm đất, chiếm ruộng vườn của người dân. Nạn nhân không
chỉ là những “ngụy quân, ngụy dân”, mà còn là “gia đình có công với cách
mạng, là bộ đội, là mẹ chiến sĩ”… Cả ngàn người trở thành dân oan phải
nhọc nhằn đi khiếu kiện nhiều năm với quốc hội CSVN, với chính quyền
trung ương về các chiếm dụng đất đai bất hợp lệ của các cán bộ địa
phương. “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” của chúng ta nay đã được cải
danh thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An”, tức tài sản
của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý của
nhà nước CSVN. Ai cấm VC, một ngày xấu trời nào đó, chúng quy hoạch lại
khu đất này, bán cho 1 công ty nào đó (vì nhu cầu phát triển của địa
phương chẳng hạn)? Đồng bào hải ngoại sẽ có trở thành “Việt Kiều oan”
phải đi khiếu kiện với nhà nước CS để chống việc di dời nghĩa trang
không?
5- Việc làm của ông NĐT gây ra những hệ lụy nào cho cộng đồng người Việt Tỵ Nạn CS tại hải ngoại:
Thứ nhất:
Khi muốn thực hiện việc di dời ngôi mộ tập thể của 200 tử sĩ VNCH, ông
phải “được sự cho phép của VC”. Tất nhiên ông phải đi đi, về về, họp
hành với chúng nhiều lần, phải chờ đợi chúng xem xét, cân nhắc, quyết
định… Một cựu thành viên của VAF cho biết việc bốc dỡ 200 ngôi mộ này
mới đầu được cấp phép, nhưng chỉ vài ngày sau lại có quyết định hủy bỏ
giấy phép; nay lại thấy ông Thành thông báo là thứ trưởng VC Nguyễn
Thanh Sơn đã đồng ý cho VAF làm (?). Các cựu quân nhân QLVNCH rất phẫn-
nộ khi sự việc này được bạch hóa. Họ cho việc phải “xin phép” kẻ thù
CSVN để “được di dời mộ phần các chiến hữu, đồng đội
của họ tại quê nhà” là một việc làm xúc phạm đến danh dự của người
chiến sĩ QLVNCH. Người chiến sĩ VNCH “vì dân mà chiến đấu”, và chấp
nhận “vì nước mà hy sinh”. 6 chữ Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm, họ luôn
khắc cốt ghi tâm. Họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ “tổ quốc” VNCH,
hoàn thành “trách nhiệm” của 1 người lính, bảo toàn “danh dự” của người
chiến sĩ, của người công dân lúc quốc gia gặp nguy biến. Vậy mà 38 năm
sau, đồng đội của họ tính “đi đêm” với kẻ thù, lạy lục kẻ thù chỉ để xin
“một nơi an nghỉ” cho nắm xương tàn của họ hay sao? Chúng ta hẳn không
quên các chiến sĩ ngày xưa ngoài chiến trường còn chấp nhận “da ngựa
bọc thây”, người chiến sĩ ra đi là chấp nhận
“không có ngày trở về”. Các chiến sĩ của QLVNCH, vì lý tưởng bảo quốc,
an dân, đã hy sinh trên khắp 4 vùng chiến thuật; thân xác họ đã hòa lẫn
trong lòng đất mẹ. Họ cần chi một nấm mồ đẹp đẽ (?) trong khu nghĩa
trang do kẻ thù quản lý. Cải táng cho họ trong hoàn cảnh này chỉ làm
tủi hổ thêm cho vong linh người quá cố, và làm nhục các đồng đội của họ
đang sống đời lưu vong khắp nơi trên thế giới.
Chúng
ta có thể tiếp tay cho việc làm này của ông NĐT và hội VAF hay không?
Ông cựu đại tá Vũ Văn Lộc (nhà văn Giao Chỉ) trong 1 bài có viết đại ý
“chúng ta đang được phát biểu ý kiến, chỉ có người chết
thì không nói được (nên không biết họ muốn gì)?! Lý luận của ông thiếu
tính thuyết phục. Ông và họ cùng chiến đấu nhiều năm chống cùng một kẻ
thù, cùng chung 1 lý tưởng; chẳng lẽ ông không biết họ ước muốn điều gì
hay sao? Họ sống, chiến đấu cho lý tưởng tự do của miền Nam VN, ngã
xuống trước họng súng của kẻ thù CS, và hy sinh cho lý tưởng của họ. Là
người hiểu biết nhiều về lịch sử NTQĐBH, lẽ ra ông phải tìm cách “bảo
vệ” danh dự cho họ, cố vấn cho đàn em làm những chuyện hợp lý, chứ có
đâu lại tiếp tay với đàn em làm những chuyện sai trái như hiện nay.
Thứ hai: Chúng
ta thừa biết VC chẳng bao giờ xóa bỏ mối hận đối với kẻ thù đã từng
chiến đấu chống lại chúng. Nay ông NĐT, một cựu tù nhân chính trị đang
sống tại hải ngoại, một cựu sĩ quan cấp tá của QLVNCH, một Tổng Hội
Trưởng Tổng Hội HO tại Mỹ, chủ tịch Hội VAF… lại “nhũn nhặn” bắt tay làm
việc với kẻ thù đang thi hành Nghị Quyết 36, cùng xuất hiện với chúng
tại nhiều nơi. Còn hình ảnh nào tốt hơn về việc “hòa hợp, hòa giải”
giữa 2 kẻ cựu thù? Còn cách nào tốt hơn để dẹp sự chống đối của các
cộng đồng người Việt tại hải ngoại?
Chúng ta nên
suy nghĩ sâu xa hơn một chút để thấy việc hòa hợp, hòa giải này chỉ là
giả tạo. Có bao giờ VC thực tâm hòa giải với dân chúng miền Nam hay
chưa? Sau 30-4-1975, người sống thì bị chúng đầy ải cho chết tại các
vùng kinh tế mới, tại các trại tù tập trung cải tạo; thương bệnh binh
VNCH bị đuổi ra khỏi các quân y viện, tử sĩ miền Nam bị đào mồ, xới mả
(biết bao nhiêu nghĩa trang quân đội ở miền Nam đã bị san thành bình địa
để chúng lấy đất xây nhà máy, nhà ở…), thậm chí đồng bào vượt biên bị
chết trên biển cả được những người sống sót xây tấm bia tưởng niệm tại
các đảo ở Mã Lai, Nam Dương cũng bị chúng vận động chính quyền địa
phương đục phá… Nay bảo chúng ta tin ở chủ trương hòa giải dân tộc của
VC
ư? Không hề có chuyện VC thực tâm hòa giải với nhân dân miền Nam .
Ngày
17-2-2013, một số người dân Hà Nội muốn đến đặt vòng hoa tưởng niệm các
người lính của quân đội VC chết trong cuộc chiến tranh biên giới với
Tàu năm 1979 cũng bị nhà cầm quyền cấm cản. Đến tháng 3, 2013, thứ
trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn lại cùng 1 cựu thiếu tá VNCH đến thắp nhang
tại đài tưởng niệm tử sĩ VNCH! Hai hình ảnh tương phản, và nói lên rất
nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ về thiện chí “hòa giải” của VC
đối với cựu thù của chúng.
Thứ ba: Một
trong các phương cách VC “bình định” các cộng đồng Việt hải ngoại là
gây chia rẽ, xào xáo, đánh phá lẫn nhau trong cùng cộng đồng, hay thậm
chí trong cùng một tổ chức. Nơi nào tổ chức cộng đồng có lập trường
quốc gia rõ rệt, chúng sẽ hỗ trợ việc lập ra 1 tổ chức cộng đồng không
có thái độ chính trị rõ ràng, chỉ chú trọng đến công tác xã hội, văn
hóa, giáo dục…hay thậm chí còn chịu làm những việc có lợi cho chúng
nữa. Đoàn thể nào chống cộng quyết liệt, chúng tìm cách lập ra một đoàn
thể khác mà chúng có thể lợi dụng được… Việc tạo mầm mống chia rẽ trong
khối người Việt quốc gia chống cộng này quả đã làm
suy yếu lực lượng của chúng ta không ít trong nhiều năm qua. Sự kiện
ông NĐT bắt tay với VC trong dự án “trùng tu NTQĐBH” (?) đang làm cộng
đồng xào xáo, người bênh, kẻ chống, cùng là người tỵ nạn CS nay chỉ
trích, kết án lẫn nhau… Kẻ thủ lợi trong việc này chính là kẻ thù của
chúng ta, CSVN.
Thứ tư:
Tuy CSVN đang nắm trọn quyền hành trong nước, chúng gặp không ít khó
khăn trong việc đối phó với các nhà tranh đấu đòi hỏi dân chủ và nhân
quyền trong nước. Những chiến sĩ dân chủ này rất cần sự hỗ trợ của
người Việt hải ngoại, về vật chất cũng như
về tinh thần. Nay họ nhìn thấy chúng ta bỏ công sức, tiền bạc đóng góp
cho 1 công trình do VC đạo diễn, thử hỏi họ có còn tin vào sự tranh đấu
dân chủ hóa nước nhà, vào nỗ lực quang phục quê hương của chúng ta hay
không? Cộng tác với VC để làm công việc gọi là “trùng tu NTQĐBH” (?)
vào thời điểm này là một bước lùi lớn về mặt sách lược đối phó với kẻ
thù chung của dân tộc, làm nản lòng các lực lượng tranh đấu cho dân chủ
trong nước. Cái lợi nhỏ tức thời chúng ta thấy trước mắt không thể bù
đắp được những tai hại lớn lâu dài mà công việc này sẽ gây ra.
Thứ
năm: Tuy bị bắt buộc buông súng sau ngày 30-4-1975, bị kẻ thù hỗn
láo gọi là “kẻ thua cuộc”, các chiến sĩ VNCH vẫn không đầu hàng kẻ thù
CS. Họ tiếp tục tranh đấu trên nhiều mặt trận khác: chính trị, văn
hóa, giáo dục, văn nghệ, xã hội, truyền thông… Họ còn phải tranh đấu
chống kẻ nội thù ngay trong cộng đồng, thậm chí ngay trong tổ chức đoàn
thể của mình, những kẻ nhiều khi mang danh nghĩa đồng hương, chiến hữu,
nhưng không ngại phản bội chúng ta. Cuộc chiến còn tiếp diễn thì chúng
ta không thể hành xử như khi cuộc chiến đã thực sự chấm dứt (cựu thù có
thể bắt tay cùng nhau hàn gắn những vết thương chiến tranh, bên thắng
vực người thua đứng dậy trong tình đồng hương hay đồng loại). Cuộc
chiến còn tiếp diễn thì chúng ta dứt khoát không thể tiếp tay nuôi
dưỡng kẻ thù, không thể giúp chúng xóa bỏ tội ác với đồng bào, không thể
giúp chúng khoác bộ áo nhân đạo, mang bộ mặt nhân nghĩa giả dối…
Thứ sáu:
Việc các chiến sĩ trong quân đội VNCH hy sinh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ
nếp sống tự do, dân chủ cho nhân dân miền Nam là một hy sinh tối
thượng. Chúng ta thương yêu, kính trọng họ, và tổ quốc VNCH ghi ơn họ.
Họ đã hy sinh thân mạng, gia đình họ phải chịu thiệt thòi để cho bản
thân chúng ta và con cháu chúng ta được sống còn sau cuộc chiến, và có
cơ hội xây dựng cuộc sống mới tại các nước tự do. Tình cảm của chúng
ta đối với họ hẳn là chân thật, đáng tin hơn tình cảm của VC đối với kẻ
thù chống lại chúng, tình cảm của “mèo khóc chuột” đầy giả dối. Chúng
ta không phải là những kẻ vô nhân đạo, thiếu lương tâm khi chống đối
việc làm của ông NĐT và hội VAF của ông ta trong dự án bốc mộ tử sĩ VNCH
vào khu nghĩa trang của VC, Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An!
Kết
luận, chúng ta không thể tin tưởng CSVN trong bất cứ điều gì chúng làm,
vì không bao giờ chúng làm mà không có tính toán, không có ý trục lợi.
Cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng nhắc
nhở chúng ta: “Đừng tin những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì
Cộng sản làm”. CSVN là một tên đại bịp, chúng đánh lừa tất cả mọi
người, những người dám tranh đấu chống lại chúng, thậm chí chúng lừa cả
nhân dân, và đồng chí của chúng nữa. Chủ nghĩa Mác-Lê dạy người CS “cứu
cánh biện minh cho phương tiện”, nên phương tiện nào đối với CS cũng
đều tốt miễn giúp họ đạt mục đích. Phương cách hành động của CS có thể
thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng mục tiêu của họ thì không. Là nạn
nhân của CS trong nhiều thập kỷ, bị CS lừa bịp nhiều phen, chúng ta cần
hết sức thận trọng.
Việc
hậu sự cho tử
sĩ VNCH, lo cho họ được mồ yên, mả đẹp có nơi an nghỉ bình yên là
“trách nhiệm nặng nề” của chúng ta đối với họ, chứ không phải là một
việc làm “nhân đạo”, một công tác “từ thiện”. Trách nhiệm này chúng ta
chưa thực hiện được vào thời điểm này, vì kẻ thù còn thống trị đất nước,
di hài của tử sĩ VNCH còn nằm trong tay giặc, và chúng ta vẫn còn đang
sống đời lưu vong khắp nơi trên thế giới. Chúng ta sẽ hoàn thành trách
nhiệm này đối với đồng đội, chiến hữu của chúng ta khi hoàn cảnh thuận
lợi hơn, khi mọi việc được “danh chánh”, và nhất là khi “danh dự” người
tử sĩ VNCH không bị lợi dụng cho mưu đồ bất chánh của kẻ thù CS.
Nguyễn Quốc Đống
Cựu SVSQ K.13, TVBQGVN
Ngày 2 tháng 4, 2013
Monday, May 6, 2013
Phóng tuyến đường xuyên qua Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Ai nói đúng?? Ai nói sai ??
*************
Khoảng lặng nơi Nghĩa trang
Nhân dân Bình An
“Đoàn tụ”
Một gia đình đang tiến hành bốc mộ người thân về quê
Nghĩa trang Nhân dân Bình An từ mấy năm qua đã được giao cho
chính quyền địa phương quản lý
(TNO) - Sau 38 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc, chúng tôi đến nghĩa trang Nhân dân Bình An ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương hay còn được biết đến với tên gọi nghĩa trang quân đội Biên Hòa thời Việt Nam Cộng hòa. Gần hai vạn ngôi mộ, chỉ một số là có người thân thăm viếng.
Một buổi sáng tháng 4.2013, theo xa lộ Hà Nội chúng tôi đến thăm Nghĩa trang Nhân dân Bình An. Ngã ba đường vào nghĩa trang mang tên: Thống Nhất - 30 Tháng 4 như gợi lên một bước ngoặt của lịch sử dân tộc. Nghĩa trang rộng khoảng 25 ha, ít người viếng nên càng trở nên mênh mông.“Đoàn tụ”
Tại
khu I, mộ phần trung sĩ Trần Văn Tám vừa được xây mới. Đây là khu đất
dành cho những quân nhân tử trận năm 1970. Khi đó, chị Trần Hồng Nga
(ngụ Q.4, TP.HCM) chỉ mới 3 tuổi. Hình ảnh về người cha đã mất của chị
chỉ còn loáng thoáng
trong ký ức;
lúc đó chị còn quá nhỏ để hiểu hết nỗi đau mất cha.
Nghe
mẹ kể lại, khi cha mất được vài ngày thì gia đình mới nhận được giấy
báo tử. Rồi chiến tranh, loạn lạc, cả nhà chỉ còn biết cách lập bàn thờ,
thắp nén nhang cúng giỗ ông hằng năm mà không ai biết được thân xác ông
nằm đâu.
Chị Trần Hồng Nga bên mộ phần của người cha Trần Văn Tám sau nhiều năm thất lạc |
Cậu
chị Nga, cũng là một quân nhân, khi tử trận thì được thông báo chôn cất
tại nghĩa trang này. Hằng năm, thỉnh thoảng chị cùng gia đình người cậu
vẫn lên đây tảo mộ. Một điều chị không ngờ đến đó là mộ phần của cha
chị cũng đang nằm đây, cách ngôi mộ người cậu không xa.
Thời gian đằng đẵng trôi để rồi trước Tết Quý Tỵ 2013, một cách tình cờ,
chị gặp ông Đỗ Ngọc Ẩn (hay còn gọi là chú Út, 73 tuổi), người coi sóc
mộ phần trong nghĩa trang.
Chú
Út từng là một người lính thuộc
Tiểu đoàn 6, Thủy quân lục chiến (VNCH) đóng tại rừng Sác, Cần Giờ. Khi
đất nước thống nhất, khoảng năm 1977-1978 về nhà không việc gì làm, chú
Út “bén duyên” với nghĩa trang này. Ông dọn dẹp mộ phần, hương khói,
rồi hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Công việc gắn với ông suốt từ đó đến
nay.
|
Trong cuộc gặp gỡ tình cờ, chị Nga đã nói tên tuổi, năm mất của cha mình
cho chú Út để ông tìm giúp. Thông thạo, quen thuộc đường đi nước bước
tại đây, mỗi ngày chú Út ra dò tìm từng hàng mộ nhỏ để rồi
trước
Tết, ông có tin cho chị Nga. Sau bao năm, chị Nga cảm thấy an ủi phần
nào khi làm tròn chữ hiếu. Hôm đó, cả nhà sau khi hỏi han kỹ ban quản
trang về chuyện có giải tỏa, di dời gì hay không, đã quyết định lập mộ,
dựng bia.
Hôm
chúng tôi đến, vợ chồng chị Nga cùng hai đứa con gái đang đứng bên mộ
phần khang trang của cha mình. Đó là ngày đầu tiên gia đình chị lên nhận
bàn giao ngôi mộ mới. Tròn 43 năm ngày trung sĩ Trần Văn Tám tử trận,
gia đình ông đã được “đoàn tụ”. Không chỉ thắp nhang cúng lễ cho cha,
chị Nga còn phân công các con thắp nhang, đặt lễ vật lên những phần bia
mộ không người viếng xung quanh.
“Nhiều
người không biết đến nghĩa trang này đâu chú ơi. Ai cũng nghĩ đã bị
giải tỏa hoặc chuyển đến nơi nào rồi. Gia đình tôi là số ít tìm được mộ
người thân. Mọi chuyện đã qua rồi, tất cả đã nằm xuống, các chú có viết
báo thì viết cụ thể rõ ràng để người thân họ biết mà tìm đến”, chị Nga
nhắn nhủ.
Đã bớt hoang vắng
Hôm
đó, ngoài gia đình chị Nga, người vui nhất có lẽ là chị Phan Kim Liên
(51 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM). Là hàng xóm và nghe chị Nga chỉ dẫn, chị
Liên cũng nhờ chú Út tìm mộ. Chính hôm đó, chú Út đã dẫn chị Liên đến
đúng mộ phần
của người anh hai tên Phan Văn Thành (tử trận ngày 24.4.1973).
Mộ
phần ông Thành hoang tàn, tấm bia phai mờ theo thời gian, chỉ còn lại
vài dòng tên tuổi, ngày tháng mất và tên thánh. So sánh từng cái đều
trùng khớp, chị Liên rưng rưng gọi điện về báo tin cho gia đình.
Ông Đỗ Ngọc Ẩn (chú Út) nói rằng: “người đã nằm xuống thì không còn phân biệt bên này bên kia” Một góc Nghĩa trang Nhân dân Bình An |
Ở
phía xa, một gia đình từ Nha Trang đang bốc mộ người thân đưa về quê.
“Nhiều người ở Quảng Trị vào đây bốc mộ đem về quê. Ở xa quá, nếu không
cải táng thì phải 10-15 năm họ mới có dịp vào đây thăm viếng cha chú
họ”, chú Út kể. Ngoài
chị Liên, chị Nga cũng đã giới
thiệu và giúp cho nhiều gia đình cùng xóm với mình biết đến nghĩa trang
này và tìm được mộ phần người thân. Theo lời chú Út thì hơn 30 năm gắn
bó ở đây, ông đã giúp cho hàng ngàn trường hợp tìm được mộ phần người
thân.
Theo
trí nhớ của chú Út, nghĩa trang được lập vào ngày 17.6.1968 khi mộ phần
của một người lính vô danh ở Gò Vấp được chuyển về đây. Đến tháng
3.1975, những mộ phần cuối cùng được lập và tồn tại đến bây giờ. “Mộ nào
xây trước đó thì còn có bia ghi tên họ rõ ràng, càng gần 1975 thì đa số
được dựng vội, chỉ là một nấm đất lạnh lẽo”, chú Út cho biết.
Theo
thống kê trước đây của chế độ VNCH thì toàn bộ nghĩa trang có khoảng
16.000 ngôi mộ, nhưng theo lời chú Út thì phải có đến khoảng 25.000 -
26.000 và trong đó số mộ vô chủ chiếm rất nhiều.
Tại đây, còn có khu mộ dành cho các tướng lĩnh của VNCH ngày trước, đa
phần đều đã được bốc. Theo lời chú Út, thì cách đây chừng 5-6 năm, vợ
của Đại tướng VNCH Đỗ Cao Trí cũng đã tìm đến đây để bốc mộ của ông. Tại
nơi đây, có một ngôi mộ được chỉnh trang, cải tạo tươm tất, nhưng bia
mộ đã không còn ghi cấp hàm trong quân đội VNCH của người chết.
Một gia đình đang tiến hành bốc mộ người thân về quê
Nghĩa trang Nhân dân Bình An từ mấy năm qua đã được giao cho
chính quyền địa phương quản lý
Trong
ký ức của chú Út, trước đây khu này gần như bị bỏ hoang và rất ít bóng
người. Khoảng 5-6 năm nay, nghĩa trang được xây lại, dựng tường bao bọc,
trồng cây
phủ bóng mát, tình hình an ninh trật tự ổn định và người thân của những
người nằm xuống tại đây đã bắt đầu tìm đến. “Có nhiều người tìm đến
cũng là mong mỏi lớn nhất của tôi”, chú Út nói.
Trời trưa, hửng nắng. Nghĩa trang như bớt âm u, hoang vắng khi có thêm
nhiều toán thợ hồ vào để xây cất, làm mộ mới. Hàng ngàn ngôi mộ vô chủ
không biết chừng nào sẽ có thân nhân tìm đến? Chúng tôi lại nhớ đến lời
nhắn nhủ của chị Nga.
Kể
từ sau ngày 30.4.1975, nghĩa trang quân đội Biên Hòa được giao cho Quân
khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Tháng 11.2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng ký Quyết định số 1568/QĐ - TTg chuyển khu nghĩa trang sang sử dụng
vào mục đích dân sự. Hiện nay nghĩa trang được đổi tên thành Nghĩa trang
Nhân dân Bình An do Công ty Công trình công cộng thị xã Dĩ An quản lý
(trực thuộc UBND thị xã Dĩ An). Quyết định "dân sự hóa" nghĩa trang quân
đội Biên Hòa này khi đó được dư luận đánh giá như một bước đi đầy ý
nghĩa của công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc.
Ở bài viết sắp tới, chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời rõ ràng: Có hay không việc giải tỏa một phần Nghĩa trang Nhân dân Bình An?
|
Nghĩa trang Nhân dân
Bình An có bị giải tỏa?
(TNO)
- Thông tin về việc mở đường ảnh hưởng tới một phần nghĩa trang Bình An,
trước đây là nghĩa trang Biên Hòa thuộc Quân đội VNCH, khiến nhiều người lo ngại. Thanh Niên Online đã gặp những người có quyền quyết định để làm rõ vấn đề.
Ông
Phạm Tấn Phát - Trưởng ban Quản lý Nghĩa trang Nhân dân Bình An - cho
biết nghĩa trang này có từ năm 1968 với diện tích khoảng 25 ha. Hiện
nay, còn khoảng 18.000 ngôi mộ hiện
hữu.
Do
thời gian sau 1975, nhiều ngôi mộ đã được người thân bốc cốt mang về
quê nhà an táng, nên theo ông Phát, số ngôi mộ thực chất có cốt vào
khoảng 16.000. Trong đó, có khoảng trên 5.000 ngôi mộ có bia, tên nhưng
không thấy người đến nhận, thăm viếng. Số ngôi mộ bị mất bia, tên cũng
khá nhiều, khoảng
6.000.
Người dân đến viếng mộ người thân tại Nghĩa trang Nhân dân Bình An - Ảnh: Đỗ Trường |
Giải
thích về số ngôi mộ hiện hữu, ông Lê Ngọc Thuận, Phó trưởng ban quản lý
nghĩa trang, cho biết sau ngày 30.4.1975, nghĩa trang được giao lại cho
một đơn vị quân đội quản lý. Đến năm 2007, nghĩa trang được giao lại
cho địa phương là UBND thị xã Dĩ An. UBND thị xã Dĩ An giao lại cho Công
ty công trình công cộng Dĩ An quản lý, công
việc chủ yếu
là bảo vệ, cắt tỉa cây xanh,
diệt cỏ, vệ sinh…
“Trong
quá trình chuyển giao và sau ngày thống nhất, có những ngôi mộ được
người dân mang cốt về quê hương chôn cất, khi đào đất lên thì tạo thành
những ụ đất bên cạnh ngôi mộ cũ. Thời gian và mưa nắng xói mòn, những ụ
đất này có hình thù giống như ngôi mộ. Do đó, khi tiếp nhận rà soát,
thống kê để tu bổ, quản lý thì chúng tôi không thể thống kê hết vì không
dám chắc dưới những ụ đất đó có cốt hay không”, ông Thuận nói.
|
Ông
Nguyễn Hữu Trí - Giám đốc xí nghiệp công trình công cộng nghĩa trang
thị xã Dĩ An - cho biết hiện nay nghĩa trang đã được quy hoạch lại, phân
ra thành 8 khu được đánh dấu theo thứ tự chữ cái A, B, C để thuận tiện
cho thân nhân đến tìm kiếm,
tôn tạo,
chăm sóc mộ. Ở mỗi khu mộ đã
được xây dựng một bàn thờ chung và ở tượng đài chính cũng được xây một
bàn
thờ mới.
Phía bên trong và xung quang tượng đài, phóng viên nhận thấy chính quyền đã cho trồng hoa, cây kiểng
theo hình thức công viên.
“Không có quy hoạch con đường đó”
Thời gian qua,
nhiều gia đình có mộ người thân nằm trong Nghĩa trang Nhân dân Bình An
lo ngại việc chính quyền địa phương quy hoạch tuyến đường đi ngang qua một phần Nghĩa trang Nhân dân Bình An. Nếu
tuyến đường này được thực hiện sẽ phá vỡ một phần khuôn viên nghĩa trang, ảnh hưởng đến hàng trăm ngôi mộ.
Một
số thông tin cũng cho rằng quy hoạch tổng thể của UBND thị xã Dĩ An đến
năm 2020 có quy hoạch tuyến đường vành đai đi qua nghĩa trang nối
thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) hiện nay với tuyến metro Suối Tiên -
TP.HCM. Tuyến đường có chiều dài khoảng trên 1 km (theo hình cong) đi
qua một phần Nghĩa trang Nhân dân Bình An. Ở đoạn đầu và cuối, tuyến
đường đi vòng vào một phần nghĩa trang ôm vòng sát với tuyến đường hiện
có. Ở đoạn cong nhất thì tuyến đường băng ngang qua một phần nghĩa
trang.
Từ những lo ngại của người có mộ người thân nằm trong Nghĩa trang Nhân dân Bình An, phóng viên Thanh Niên Online đã
phản ánh với chính quyền địa phương. Làm rõ vấn đề này, theo tìm hiểu
của phóng viên, vào năm 2009, UBND huyện Dĩ An (hiện nay thị xã Dĩ An)
thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội chung của Dĩ An
(quy hoạch tổng thể theo định kỳ 5 năm một lần, nếu quy hoạch tiếp theo
sẽ được điều chỉnh tiếp). Trong quy hoạch tổng thể đó, UBND huyện Dĩ An
có đề xuất quy hoạch tuyến đường vành đai đi qua Nghĩa trang Nhân dân
Bình An. Một vị lãnh đạo ở Bình Dương cho biết: “Đến nay, đã hơn 5 năm,
có nghĩa là quy hoạch đã đến thời hạn điều chỉnh, quy hoạch lại và trong
quy hoạch mới thì không có tuyến đường này. Vấn đề là một số việc đo
vẽ, cắm mốc trước đây của quy hoạch cũ mà còn để đến nay là thiếu sót
của địa phương”.
Nhiều ngôi mộ có bia ghi rõ thông tin về người chết - Ảnh: Đỗ Trường
Chiều
27.4, trả lời phóng viên qua điện thoại, ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Dương - cho biết: “UBND tỉnh Bình Dương không quy hoạch
tuyến đường đi qua Nghĩa trang Nhân dân Bình An. Việc đo vẽ, cắm mốc
trước đây là do ở địa phương (huyện Dĩ An cũ - PV) thực hiện là không
đúng. Tôi đã chỉ đạo UBND thị xã Dĩ An dẹp bỏ hết những cái đó.
Vấn đề
này tôi cũng đã trả lời Thông tấn
xã Việt Nam, Bình Dương không có quy hoạch con đường đó”, ông Lê Thanh
Cung
khẳng định.
Thực
tế, ngày
23.4, phóng viên có mặt tại Nghĩa trang Nhân dân Bình An thì các công
nhân đã dọn dẹp hết những cọc mốc được cắm trong quá trình đo vẽ trước
đây, trả lại hiện trạng nguyên vẹn cho khuôn viên nghĩa trang.
Thuộc thẩm quyền địa phương
Trao đổi với Thanh Niên Online,
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Nguyễn Hồng Trường cho biết, dự án đại lộ Đông Tây do Bộ phê duyệt quy
hoạch tổng thể tỷ lệ 1/2.000. Tuy nhiên, quy hoạch chi tiết 1/500 do địa
phương chịu trách nhiệm phê duyệt. Liên quan đến tuyến đường vành đai
Đông Tây nối thành phố mới Bình Dương với tuyến Metro Suối Tiên - TP.HCM
đi qua khu vực có nghĩa trang nói trên, ông Trường cho biết không nắm
được thông tin chi tiết, vì Bộ chỉ chịu trách nhiệm phê duyệt quy hoạch
tổng thể. “Khi triển khai thực hiện cụ thể, cắm mốc giải phóng mặt bằng
địa phương vẫn có thể được điều chỉnh, miễn là đảm bảo quy hoạch tổng
thể chung”, ông Trường nói.
Mai Hà
|
Monday, April 29, 2013
CHIỀU 30 THÁNG TƯ
Chiều ba mười tháng Tư ở NGHIÃ TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HOÀ
NGƯỜI LÍNH GÁC VẪN CHƯA CHỊU BÀN GIAO
VÌ MỚI NGHE TIN SÀIGON THẤT THỦ
Anh, người lính DÙ, NGỒI BẤT ĐỘNG
Mắt đăm chiêu hướng về SÀIGON
LỆNH TAN HÀNG.... NHƯNG CÁC ANH TỬ THỦ
Bởi nơi đây là mảnh đất Quê Hương
Chiều ba mươi tháng Tư Ở NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
Những người Lính trên Bốn Vùng Chiến Thuật
Tập họp, điểm danh rồi xếp hàng xung trận
Đánh để đời, trận cuối rồi thôi
Chiều ba mươi tháng Tư ở NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HOÀ
Có tiếng kèn xung phong của Anh Hùng Tử Sĩ
Thì ra cuộc chiến vẫn chưa tàn
Hãy đợi đấy NIỀM TIN
Wednesday, April 24, 2013
Tháng tư đi tão mộ .
Người ấy chết trong tháng tư năm ấy
Hồn chưa tan phiêu dạt mải bây giờ
Cơn sóng nước muôn đời sóng vẫn vổ
Quay lại nhìn nấm mộ cố hương xưa ?
Ngày đột mất không tiển đưa nhang khói
Không di thư không lời trối cuối cùng
Gục đầu xuống lệ rơi không ngừng chảy
Đau xót nầy vĩnh viễn mải không phai .
Tháng TƯ SAU cùng nhau về tão mộ
Dựng lại bia dãy sạch cỏ nấm mồ
Cầu kinh xin cho tịnh độ siêu thăng
Cho lệ khô đang chảy mấy chục năm
Cho Tổ Quốc lật qua trang sữ mới .
72 Ngôn Nguyễn .
Wednesday, April 17, 2013
Tuesday, April 16, 2013
LỜI TỬ SĨ
Dâng lên anh linh tử sĩ đã có lúc an nghỉ tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa
Mẹ chớ đắp cho con ngôi mộ mới
Để xương con rữa nát với thời gian
Làm phân bón cây nhân quyền sai trái
Cho ngày sau con cháu sống huy hoàng
Em chớ buồn nhìn mộ anh xiêu tán
Thấy bia anh đầy dấu đạn căm thù
Ngay cả núi sông giặc còn rao bán
thì hồn nào yên được giấc ngàn thu!
Con hãy để xác cha hòa với đất
Ba chết rồi, cải táng được gì đâu!
Đồng đội ba biết bao người bỏ xác
Dưới truông hào, trên núi thẳm, rừng sâu
Chị hãy để cho em vào phiêu lãng
cho em quên mối hận tháng Tư buồn
Hai mươi năm đất miền Nam tươi sáng
chỉ một ngày mưa thấm lệ trào tuôn
Bạn hãy để cho tôi tròn tiết tháo
Sống anh hùng thì chết cũng quang vinh
Chớ xin xỏ bọn cường quyền vô đạo
Thêm tủi lòng người đã quyết hy sinh
Nếu bạn muốn tôi ngàn thu yên giấc
xin hãy thay tôi dựng lại cờ vàng
Tôi không muốn được mồ tươm mả tất
Khi nước nhà mây vẫn trắng màu tang
Vũ Đình Trường
Saturday, April 13, 2013
Xẻ Dọc Nghĩa Trang Biên Hòa
Để Xây Xa Lộ Xuyên Khu D3
SAIGON
(VB) -- Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa gặp nguy: nhà nước CSVN bắt đầu
cắm các cọc xi măng có ghi chữ “Cọc GPMB” (nghĩa là: “Cọc Giải Phóng Mặt
Bằng”) để sẽ làm một dự án xây xa lộ xuyên tâm nghĩa trang này ở khu
D3.
Nhà blogger Lê Tùng Châu viết một bản tin tựa đề “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy” hôm Thuư Sáu 12-4-2013, trong đò kèm nhiều hình ảnh cho thấy các Cọc GPMB đã cắm nhiều nơi, và nhiều nơi sơn vạch đỏ vào nhiều chân mộ của tử sĩ VNCH để định hướng làm xa lộ xẻ dọc xuyên tâm.
Trang blog Lê Tùng Châu (http://letungchau.blogspot.com/) viết bản tin đau lòng này như sau.
Nhà blogger Lê Tùng Châu viết một bản tin tựa đề “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy” hôm Thuư Sáu 12-4-2013, trong đò kèm nhiều hình ảnh cho thấy các Cọc GPMB đã cắm nhiều nơi, và nhiều nơi sơn vạch đỏ vào nhiều chân mộ của tử sĩ VNCH để định hướng làm xa lộ xẻ dọc xuyên tâm.
Trang blog Lê Tùng Châu (http://letungchau.blogspot.com/) viết bản tin đau lòng này như sau.
Thứ sáu, ngày 12 tháng tư năm 2013
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
đang lâm nguy
Nhân Đạo?
Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)
Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.
Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:
- Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong thời điểm nói trên.
- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường, vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.
- Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ (nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa để đựng lễ vật trang nghiêm.
Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)
Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.
Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:
- Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong thời điểm nói trên.
- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường, vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.
- Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ (nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa để đựng lễ vật trang nghiêm.
Các cọc "GPMB" vừa được cắm mấy ngày đầu tháng 4/2013.
Với
phần lớn người Việt miền Nam dù trong hay ngoài nước khi hay tin này,
dẫu là thân nhân hay khách thăm viếng hương hồn tử sỹ quốc gia cũng
không khỏi thấy tạm yên lòng khi đến viếng Nghĩa Trang, một hiện tượng
kỳ lạ của "bên thắng cuộc" lần đầu sau 37 năm thù hận dai dẳng.
Niềm Vui Chưa Trọn
Nhưng niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng, Nghĩa Trang đang lâm nguy:
- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).
- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.
- Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.
Niềm Vui Chưa Trọn
Nhưng niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng, Nghĩa Trang đang lâm nguy:
- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).
- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.
- Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.
Vạch đỏ ghi dấu “Giaỉ Phóng Mặt Bằng” sẽ xây xa lộ.
Nhận Định
Có thể đây chỉ là 1 "Dự Án", chưa xảy ra ngay vì nhiều lý do như thường thấy tại VN nhưng điều này chứng tỏ nhà nước CS Hanoi đã ngang nhiên coi thường nơi yên nghỉ của tử sỹ quốc gia VNCH. Họ ngang nhiên phóng đường xâm hại Nghĩa Trang, đâm xuyên qua phần đất Khu D3.
Nếu việc này không được báo động cho đồng bào hải ngoại biết kịp thời để các hội đoàn quốc gia hải ngoại nhanh chóng vận động mạnh bằng nhiều cách, tỉ như thông tin cho các thế lực dân cử Mỹ ủng hộ VNCH (như TNS Jim Webb chẳng hạn) thì chẳng ai dám chắc Hanoi có chùng tay hay không khi ngang nhiên phá hủy mộ phần chiến sĩ quốc gia để làm đường đi!!!
Càng chứng tỏ chính quyền CS hiện tại vẫn giữ nguyên 1 não trạng vô nhân đạo như xưa: không coi trọng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Đây là Nghĩa Trang chớ có phải là đất trống đâu mà họ ngang nhiên phóng đường đi rộng 22 met, không đếm xỉa gì tới phần mộ của bao người quá cố 40 năm qua??????
Người ta không thể không đặt câu hỏi: nếu một ngày mai đây, chế độ CS Hanoi bị sụp đổ, thì họ có nghĩ tới việc hàng hàng lớp lớp người từng là nạn nhân của các chính sách độc ác của họ 6, 7 chục năm qua xông vào phá tan Nghĩa trang Mai Dịch??? Việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào những gì họ toan tính làm hôm nay!
Những ai quá dễ dãi và vội tin cái gọi là "nhân đạo" của CS hãy tự rút lại những gì đã tung hô vừa qua vẫn còn kịp!
Có thể đây chỉ là 1 "Dự Án", chưa xảy ra ngay vì nhiều lý do như thường thấy tại VN nhưng điều này chứng tỏ nhà nước CS Hanoi đã ngang nhiên coi thường nơi yên nghỉ của tử sỹ quốc gia VNCH. Họ ngang nhiên phóng đường xâm hại Nghĩa Trang, đâm xuyên qua phần đất Khu D3.
Nếu việc này không được báo động cho đồng bào hải ngoại biết kịp thời để các hội đoàn quốc gia hải ngoại nhanh chóng vận động mạnh bằng nhiều cách, tỉ như thông tin cho các thế lực dân cử Mỹ ủng hộ VNCH (như TNS Jim Webb chẳng hạn) thì chẳng ai dám chắc Hanoi có chùng tay hay không khi ngang nhiên phá hủy mộ phần chiến sĩ quốc gia để làm đường đi!!!
Càng chứng tỏ chính quyền CS hiện tại vẫn giữ nguyên 1 não trạng vô nhân đạo như xưa: không coi trọng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Đây là Nghĩa Trang chớ có phải là đất trống đâu mà họ ngang nhiên phóng đường đi rộng 22 met, không đếm xỉa gì tới phần mộ của bao người quá cố 40 năm qua??????
Người ta không thể không đặt câu hỏi: nếu một ngày mai đây, chế độ CS Hanoi bị sụp đổ, thì họ có nghĩ tới việc hàng hàng lớp lớp người từng là nạn nhân của các chính sách độc ác của họ 6, 7 chục năm qua xông vào phá tan Nghĩa trang Mai Dịch??? Việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào những gì họ toan tính làm hôm nay!
Những ai quá dễ dãi và vội tin cái gọi là "nhân đạo" của CS hãy tự rút lại những gì đã tung hô vừa qua vẫn còn kịp!
Saturday, April 6, 2013
Lời xin lỗi tướng Phạm Duy Tất
LTS:
Trong vụ Trùng Tu NTQĐBH đã tạo ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi,
ngay trong binh chủng BĐQ/QLVNCH, một binh chủng nổi tiếng đánh giặc
giỏi và giữ quân phong quân kỷ chặt chẽ, nhất là những người lính Mũ Nâu
lúc nào cũng thể hiện tình Huynh Đệ Chi Binh thật nồng thắm giữa các
cấp, thế mà qua việc nói lên quan điểm của mỗi cá nhân, đã vô tình làm
cho cái tình binh chủng bị “vẩn đục”, nhưng may thay đến ngày hôm nay,
tất cả anh em BĐQ đã nhận thức được sự việc và “tự chế”…dưới đây là
những lời bộc bạch của một nguyên Đại Úy ĐĐT với một vị Tướng cùng binh
chủng, xin được gởi đến toàn thể đồng bào và các chiến hữu QLVNCH trong
cũng như ngoài nước…Quân nhân các cấp thuộc binh chủng Mũ Nâu không bao
giờ để lọt vào “ổ phục kích” của Vẹm dù đang sống lưu vong…(TCDV)
--------------------------------------------------------------
Von: bietdong@yahoogroups.com [mailto:bietdong@yahoogroups.com] Im Auftrag von Hieu Doan
Gesendet: Samstag, 6. April 2013 09:04
An: bietdong
Betreff: [bietdong] Lời xin lỗi tướng Phạm Duy Tất
Gesendet: Samstag, 6. April 2013 09:04
An: bietdong
Betreff: [bietdong] Lời xin lỗi tướng Phạm Duy Tất
Lời xin lỗi tướng Phạm Duy Tất
Kính thưa tướng Phạm Duy Tất
Kính thưa quý niên, huynh trưởng và quý chiến hữu.
Trong
những ngày qua vấn đề trùng tu NTQĐBH đã làm hoà khí trong binh chủng
chúng ta sứt mẻ trầm trọng. Riêng cá nhân tôi có những lời gây tổn
thương và làm buồn lòng tướng Tất mà đáng lý ra tôi không nên có đối với
những vị cao niên , đặc biệt là những vị niên huynh trưởng trong cùng
một binh chủng.
Lời
nói đã thốt ra thì không bao giờ lấy lại được, nó đã gây tổn hại tinh
thần đến tướng Tất. Tuy nhiên đạo làm người bắt tôi phải lên tiếng xin
lỗi đã làm buồn lòng ông gạt bỏ vấn đề đúng sai sang một bên.
Thưa
tướng Phạm Duy Tất. Trước mặt toàn thể chiến hữu trên diễn đàn này tôi
Đoàn Trọng Hiếu xin thành thật xin lỗi đã gây tổn thương về mặt tinh
thần đối với ông, mong rằng lời xin lỗi chân thành của tôi sẽ hàn gắn
được một phần nhỏ nhoi nào trong sự tổn thương tôi đã gây ra cho ông.
Kính chúc ông và gia đình luôn an bình hạnh phúc.
Đoàn Trọng Hiếu
Quan điểm của tôi về vấn đề trùng tu NTQĐBH
Kính thưa quý chiến hữu.
Trong vấn đề trùng tu NTQĐBH, tôi xin phép được trình bày quan điểm của tôi.
1- Về sự ủng hộ của ông TNS Jim Webb
Hẳn
mọi người còn nhớ khi ông Jim Webb chưa là TNS ông đã viết bài “ Chăn
gối với kẻ thù” trong đó ông chỉ trích TNS Mc Govern đã đi đến với kẻ
thù bằng hai cái đầu gối. Nhưng khi ông là TNS ông đã khuyến khích người
Việt hải ngoại và đặc biệt là giới trẻ hãy tiếp xúc với nhà cầm quyền
Vc để cùng họ xây dựng đất nước, tức là ông lại khuyến khích chúng ta
hãy đến với Vc bằng hai cái đầu gối, tại sao vậy? vì ông là TNS Hoa Kỳ
ông phải nói theo chủ trương của Hoa Kỳ, mà chủ trương của Hoa Kỳ thì
thường đi ngược lại nguyện vọng của Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản.
2- Về đại tá Tôn Thất Tuấn
Ông
là người Mỹ gốc Việt, cái nhìn của ông về vấn đề trùng tu NTQĐBH chỉ
thuần tuý trên phương diện nhân đạo, ông không thấy được cái âm mưu
chính trị đứng ở phía sau, ông không có được cái kinh nghiệm xương máu
về sự lừa lọc gian xảo của con người cộng sản, ông cũng là một viên chức
Hoa Kỳ
3- Về ông Nguyễn Đạc Thành
NTQĐBH là một di sản tinh thần của quân dân VNCH, mọi thay đổi về mặt
cấu trúc sẽ làm tổn hại nghiêm trong đến tính chất lịch sử của nghĩa
trang, ông đã tuỳ tiện thêm 8 cái bàn thờ vào chung quanh cái vành khăn,
ông coi đây như sân nhà của ông, thử hỏi có một ai biết cái kế hoạch
trùng tu của ông ra sao? Hay chỉ có nhà cầm quyền Hà Nội chỉ thị cho ông
phải làm theo ý đồ của họ là xoá bỏ mọi dấu tích của NTQĐBH để thay vào
đó là một nghĩa địa nhân dân khang trang hơn sạch sẽ hơn.
Khi
ông Nguyễn Đạc Thành gởi ra thông báo cải táng ngôi mộ tập thể 200
người chính tôi là người yêu cầu ông Thành cung cấp văn bản ông yêu cầu
và văn bản được nhà cầm quyền việt cộng chấp thuận, ông đã trả lời là
việc này là của chính quyền và của hội VAF của ông, tôi có tư cách gì mà
yêu cầu ông cung cấp(đính kèm hai email bên dưới).
Ông
không cung cấp một kế hoạch trùng tu, trùng tu như thế nào mà chỉ lên
tiếng là trùng tu, trong khi đó thì nhà cầm quyền việt cộng đã biến
NTQĐBH của chúng ta thành Nghĩa trang nhân dân Bình An từ năm 2006. Hơn
nữa ông nói có được phép rồi mà bây giờ lại hỏi nên hay không nên là
nghĩa làm sao???
Ủng
hộ việc làm của ông Thành có khác nào chúng ta vỗ tay hoan nghênh việc
làm của việt cộng là xoá bỏ NTQĐBH qua bàn tay của ông Nguyễn Đạc Thành,
sau này chúng ta phản đối nó sẽ nói là người của các ông làm chứ chúng
tôi vô can rồi đi rửa tay như Philato ngày xưa
NTQĐBH
của chúng ta nằm trong tay chúng, chúng muốn làm gì là quyền của chúng,
nhưng đừng vô tình tiếp tay cho chúng xóa bỏ dấu tích NTQĐBH. Công việc
của chúng ta là tiếp tục duy trì làm cỏ, sơn phết lại nếu có thể được
cũng như thăm viếng nhang khói . 5 năm trước đây tôi đã nhờ làm cỏ 300
ngôi mộ và thay vì đặt cục gạch ống lên để đánh dấu, tôi đã đặt đúc 300
cái bia trơn nhưng khi vừa gắn hơn hai chục cái chúng đã bắt gỡ đi. Như
vậy làm sao chúng cho ông Nguyễn Đạc Thành trùng tu mà vẫn giữ được nét
nguyên thuỷ của Nghĩa Trang, còn nếu trùng tu mà mất hết tinh chất lịch
sử của NTQĐBH thì trùng tu làm gì mà mang tội với người đã khuất.
Riêng
đối với anh Trần Công có so sánh việc trùng tu NTQĐBH với việc cải táng
anh em LĐ3BĐQ tại An Lộc. Anh Phạm Trung Du cũng đã nói lên một số khác
biệt, tôi chỉ xin tường trình sự việc để quý anh hiểu thêm.
Thưa
quý anh, tôi là một trong ít đại đội trưởng của ngày tử thủ An Lộc còn
sống đến ngày hôm nay, được sự uỷ thác của anh em LĐ3 đứng ra làm công
việc này.
Ngày
chiến sự An Lộc bùng nổ, sau hơn hai tháng tử thủ, một phần trong số
anh em hy sinh đã được chôn tại miếng đất cạnh BCH /HQ của liên đoàn (
khoảng trên 80 tử sĩ). Ngày trở lại An Lộc vào tháng 10/1972 liên đoàn
đã cho làm những tấm bia bằng Xi măng cũng như làm rào chung quanh để
biến nơi đây thành Nghĩa Trang LĐ3BĐQ một di tích lịch sử của Bình Long
Anh Dũng. Sau năm 1975 một số ít gia đình đã lên cải táng mang về quê,
đến năm 2007 Nghĩa Trang này đã bị giải toả, tất cả hài cốt đã được bỏ
vào từng cái quách bằng sứ và đem đặt trong một căn nhà nhỏ 1.5mx2m bên
trong một nghĩa địa vắng vẻ cách Bình Long hơn 10km. Khi được tin và
được sự uỷ thác của anh em LĐ3, tôi đã tìm hiểu một cách rất cặn kẽ cũng
như đặt ra nhiều phương cách thực hiện nhưng tất cả đều không khả thi
vì không được họ đồng ý, sau cùng vì không thể để anh em trong ngôi nhà
mà mái đã dột nát hư hỏng và không biết sẽ xụp đổ lúc nào cũng như nếu
họ di dời thì biết đâu mà tìm, vì thế sau khi xin ý kiến của các anh em
và được sự đồng tình, tôi đã thực hiện giải pháp tạm thời để anh em có
tạm một nơi an nghỉ. Bây giờ bên cạnh đã có thêm ngôi mộ của 4 tử sĩ
TĐ31BĐQ và 46 tử sĩ TrĐ48/SĐ18, vaì ngày sắp tới đây hy vọng sẽ có thêm
ngôi mộ của 16 tử sĩ TrĐ 48/SĐ18. Công việc này sẽ vẫn còn được những
người anh em thiện chí tiếp tục thực hiện.
Nhân
đây tôi cũng xin thay mặt anh em tử sĩ cũng như anh em LĐ3BĐQ cám ơn
toàn thể quý chiến hữu trong toàn binh chủng đã giúp đỡ chúng tôi thực
hiện công việc này.
BĐQ Đoàn Trọng Hiếu
(Đính kèm)2 email
Thưa ông Nguyễn Đạc Thành
Việc
cải táng anh em Tử sĩ QLVNCH từ một nơi chôn vội vàng tại mặt trận đến
một nghĩa trang tươm tất đàng hoàng là một điều đáng ca ngợi. Tuy nhiên
trong thông báo ông gởi ra lồng trong việc làm đó là một lời thách đố
đối với Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản và anh em quân nhân trong
QLVNCH. Ông viết như sau:
A - Nên bốc dỡ và rời ngôi mộ tập thể vào NTQĐBH : Xin cho biết lý do
B - Không nên bốc dỡ và không dời ngôi mộ tập thể vào NTQĐBH : Xin cho biết lý do
Như
ở trên tôi đã viết, đó là việc làm nhân đạo đáng trân quý, tuy nhiên
việc ông lập đi lập lại NTQĐBH khiến chúng tôi phải có ý kiến đối với
ông
Như
ngay trong đầu thông báo ông viết " Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh
Sơn thông báo rằng: " lời yêu cầu của VAF xin bốc dỡ và di chuyển hài
cốt trong ngôi mộ tập thể của khoảng 200 tử sĩ VNCH vào Nghĩa Trang Quân
Đội Biên Hoà đã được chấp thuận".
Chúng tôi muốn được ông cho chúng tôi biết
1- Nguyên văn cái văn bản mà VAF đã yêu cầu như thế nào ?
2- Nguyên văn cái văn bản trả lời mà ông Nguyễn Thanh Sơn đã thông báo cho ông.
3- Nơi NTQĐBH ngày xưa, nay là Nghĩa địa nhân dân Bình An có cái bảng nào gọi đây là NTQĐBH hay không?
4-
Nếu nơi đây như ông nói là NTQĐBH, chúng tôi đề nghị ông hãy dựng một
cái cổng lớn có ghi hàng chữ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HOÀ ngay cái bệ
tượng đài Thương Tiếc trước đây để mọi người đi trên Xa lộ Saigon Biên
Hoà có thể trông thấy.Toàn bộ chi phí và trách nhiệm thi công sẽ do Cộng
Đồng Người Việt Tỵ nạn Cộng sản trách nhiệm.
Nếu ông đáp ứng 4 yêu cầu trên của chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng trả lời hai câu thách đố nêu trên của ông.
Đoàn Trọng Hiếu
1120 Indiana st, SE
Albuquerque, NM 87108
(505) 990 - 3476
Trả lời ông Đoàn
Thưa ông Đoàn,
Xin ông Đoàn vui lòng lấy ra trong bãn thông báo chúng tôi gỡi ra, có ĐOẠN NÀO HAY CÂU NÀO, HOẶC CHỬ NÀO
có ý nghĩa THÁCH THỨC như ông viết. Mời ông Đoàn đọc lại kỹ lần nữa, chúng tôi viết như sau:
*.- Vì tình trạng rất đặc biệt của ngôi mộ tập thể, VAF xin THAM KHÃO Ý KIẾN của ...
Chúng tôi XIN Ý KIẾN mọi người,, vì sao mà 03 chử XIN Ý KIẾN trở thành hai chữ THÁCH THỨC? Chúng tôi không vô lễ, không thách thức nên miễn trã lời ông Hiếu.
Tại sao là TÌNH TRẠNG ĐẶC BIỆT, chúng tôi xin giãi thích:
1-. Hiện nay, ngôi mộ được Ban Giám Đốc Trường Cao Đẵng Nghề Đồng An chăm sóc,nhang khói mỗi ngày và cúng vào mùng 2, và 16 âm lịch mỗi tháng. Có thễ thân nhân không muốn di dời
vì người nằm trong ngôi mộ được chăm sóc nhang khói - Khi đưa vào trong Nghĩa Trang, chưa chắc được chăm sóc nhang khóio như hiện nay.
2.- Nếu mộ không còn mộ bia, không biết tên người chết thì VAF không phãi hỏi ý kiến và chỉ thông báo đễ mọi người biết. Và nếu có thân nhân thì sẽ giúp người thân thử DNA như VAF đã thực hiện tại Làng Đá.
3.- Vì hài cốt sẽ có thẽ bài, biết tên người chết, vì vậy VAF phãi lên tiếng đễ hỏi ý thân nhân. Đây cũng là yêu cầu của chánh quyền địa phương. Và đó cũng là MỘT TRONG các thủ tục pháp lý
Khi hỏi ý kiến, chúng tôi cần biết người cho ý kiến, cho biết lý do đễ chúng tôi trã lời chánh quyền VN - trả lời cho thân nhân về sau, nếu không có gia đình nào lên tiếng. Đồng thời căn cứ thực tế đễ có quyết định..
Chúng tôi muốn dời hài cốt anh em vào trong Nghĩa trang vì họ là Đồng Đội của chúng tôi.. Và Nghĩa Trang vẫn là Nghĩa Trang Quân Đội muôn đời trong lòng của chúng tôi.mặc dù bãng đề Nghĩa Trang thay đỗi..
Về câu hỏi 1 và 2,:Việc cho phép là do chánh phũ Việtnam. và thực hiện việc bốc mộ do VAF, ông Hiếu có liên quan gì đễ điều tra có hay không có Giấy Phép? VAF vì người đã hi sinh
và thân nhân người qúa cố mà hành xữ trong Tình Đồng Đội..
Câu 3: Trong lòng chúng tôi Nghĩa Trang vẫn là NTQDBH, cho dù bãng đã thay tên như thành phố Saigon đã đỗi tên..
Câu 4: Thưa ông Hiếu, tôi không có khã năng như ông đề nghị. Tôi chỉ là một hạt các trong sa mạc, còn kém hiễu biết hơn ông rất xa, do đó, nếu ông Hiếu thưc hiện được
những gì ông thách thức thì tôi và bạn bè của tôi sẽ đội ông lên và xin đài thọ chi phí, không cần phãi nhọc công Cộng Đồng như ông viết.
Thưa ông Hiếu,
Tôi chấm dứt ỡ đây và không tiếp tục.
Nguyễn Đạc Thành
Xin ông Đoàn vui lòng lấy ra trong bãn thông báo chúng tôi gỡi ra, có ĐOẠN NÀO HAY CÂU NÀO, HOẶC CHỬ NÀO
có ý nghĩa THÁCH THỨC như ông viết. Mời ông Đoàn đọc lại kỹ lần nữa, chúng tôi viết như sau:
*.- Vì tình trạng rất đặc biệt của ngôi mộ tập thể, VAF xin THAM KHÃO Ý KIẾN của ...
Chúng tôi XIN Ý KIẾN mọi người,, vì sao mà 03 chử XIN Ý KIẾN trở thành hai chữ THÁCH THỨC? Chúng tôi không vô lễ, không thách thức nên miễn trã lời ông Hiếu.
Tại sao là TÌNH TRẠNG ĐẶC BIỆT, chúng tôi xin giãi thích:
1-. Hiện nay, ngôi mộ được Ban Giám Đốc Trường Cao Đẵng Nghề Đồng An chăm sóc,nhang khói mỗi ngày và cúng vào mùng 2, và 16 âm lịch mỗi tháng. Có thễ thân nhân không muốn di dời
vì người nằm trong ngôi mộ được chăm sóc nhang khói - Khi đưa vào trong Nghĩa Trang, chưa chắc được chăm sóc nhang khóio như hiện nay.
2.- Nếu mộ không còn mộ bia, không biết tên người chết thì VAF không phãi hỏi ý kiến và chỉ thông báo đễ mọi người biết. Và nếu có thân nhân thì sẽ giúp người thân thử DNA như VAF đã thực hiện tại Làng Đá.
3.- Vì hài cốt sẽ có thẽ bài, biết tên người chết, vì vậy VAF phãi lên tiếng đễ hỏi ý thân nhân. Đây cũng là yêu cầu của chánh quyền địa phương. Và đó cũng là MỘT TRONG các thủ tục pháp lý
Khi hỏi ý kiến, chúng tôi cần biết người cho ý kiến, cho biết lý do đễ chúng tôi trã lời chánh quyền VN - trả lời cho thân nhân về sau, nếu không có gia đình nào lên tiếng. Đồng thời căn cứ thực tế đễ có quyết định..
Chúng tôi muốn dời hài cốt anh em vào trong Nghĩa trang vì họ là Đồng Đội của chúng tôi.. Và Nghĩa Trang vẫn là Nghĩa Trang Quân Đội muôn đời trong lòng của chúng tôi.mặc dù bãng đề Nghĩa Trang thay đỗi..
Về câu hỏi 1 và 2,:Việc cho phép là do chánh phũ Việtnam. và thực hiện việc bốc mộ do VAF, ông Hiếu có liên quan gì đễ điều tra có hay không có Giấy Phép? VAF vì người đã hi sinh
và thân nhân người qúa cố mà hành xữ trong Tình Đồng Đội..
Câu 3: Trong lòng chúng tôi Nghĩa Trang vẫn là NTQDBH, cho dù bãng đã thay tên như thành phố Saigon đã đỗi tên..
Câu 4: Thưa ông Hiếu, tôi không có khã năng như ông đề nghị. Tôi chỉ là một hạt các trong sa mạc, còn kém hiễu biết hơn ông rất xa, do đó, nếu ông Hiếu thưc hiện được
những gì ông thách thức thì tôi và bạn bè của tôi sẽ đội ông lên và xin đài thọ chi phí, không cần phãi nhọc công Cộng Đồng như ông viết.
Thưa ông Hiếu,
Tôi chấm dứt ỡ đây và không tiếp tục.
Nguyễn Đạc Thành
Nguồn: http://ntqdbh.blogspot.com/
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét