Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

PHONG TRÀO PHẢN CHIẾN HOA KỲ!


PHONG TRÀO PHẢN CHIẾN HOA KỲ!
 Huỳnh Mai St.8872
  May 25, 2013
                                      John Kerry-3
                                     Hiệp định Paris/73- Nhìn từ người Mỹ phản chi

Hiệp định Paris, nhìn từ người Mỹ phản chiến

Jerry Elmer, người Mỹ phản chiến nổi tiếng thế giới và là tác giả cuốn "Tội phạm vì hòa bình" kể vể bầu không khí cực kỳ căng thẳng ở Mỹ những ngày trước khi Hiệp định Paris được ký kết.
> Ảnh chấn động về chiến tranh ở Việt Nam

Elmer là nghiên cứu viên thuộc Quỹ Hòa giải của Mỹ, thành lập từ năm 1915 với mục tiêu hành động vì hòa bình, công lý và phi bạo lực. Cuốn sách "Tội phạm vì hòa bình" của ông được nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2005, và tái bản lần thứ ba vào tháng 1/2013, nhân kỷ niệm 40 năm ngày Hiệp định Paris được ký kết
Cuộc chạy đua vào chiếc ghế tổng thống năm 1972 diễn ra giữa ứng cử viên chủ trương hoà bình, thượng nghị sĩ George McGovern, và đương kim tổng thống Richard Nixon, người đã duy trì và leo thang cuộc chiến tại Việt Nam trong 4 năm tại nhiệm.
Ngày 30/4/1970, Mỹ xâm lược Campuchia. Tháng 2/1971, Mỹ tấn công Lào. Cuộc đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh ở bán đảo Đông Dương, bắt đầu từ tháng 5/1968, đã qua hàng trăm phiên kín và công khai, vẫn tiếp tục tại Paris nhưng có vẻ chưa đi đến đâu.
Chiều ngày thứ năm 26/10, 11 ngày trước cuộc bầu cử, Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ khi đó, (sau là Ngoại trưởng Mỹ) tổ chức cuộc họp báo tại Nhà Trắng tuyên bố một tin chấn động về cuộc đàm phán hòa bình. "Hòa bình trong tầm tay", Kissinger tuyên bố. Ngày hôm sau, những từ này thành tiêu đề cho mọi trang nhất của các tờ báo của Mỹ: "Hòa bình trong tầm tay".
Tuyên bố đầy bất ngờ của Kissinger sau đó trở thành cảm hứng cho một "thành ngữ", vẫn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay ở Mỹ - "bất ngờ tháng 10". Bất ngờ tháng 10 là tuyên bố đột ngột về một tin tức hết sức tốt lành, xuất hiện ngay trước cuộc bầu cử. Tin này không sai, chỉ có điều nó bao hàm dụng ý khi được công bố vào thời điểm chiến lược ngay trước cuộc bầu cử.
Thực tế, Kissinger không nói dối. Một tuần trước đó, ngày 20/10, Kissinger và người đàm phán của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ đã hoàn tất thỏa thuận về việc chấm dứt sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ tại Việt Nam, thực hiện lệnh ngừng bắn và trao trả tất cả tù nhân chiến tranh của cả hai bên.
Video: Lễ ký kết hiệp đinh Paris năm 1973
Trong những tháng trước cuộc bầu cử, để đáp lại những cuộc biểu tình đòi hỏi hòa bình từ bên trong Mỹ, ít nhất 35 dự án luật về nội dung chống chiến tranh được đệ trình lên quốc hội Mỹ. Một số chỉ là những nghị quyết không ràng buộc, nhưng một số khác mang tính quyết định khi cắt kinh phí cho chiến tranh. Ví dụ ngày 24/7, Thượng nghị viện đã phê chuẩn Phụ lục Cooper-Brooke thi hành việc rút hoàn toàn quân khỏi Việt Nam để đổi lấy việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phóng thích các tù binh chiến tranh.
Trong cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ vào mùa thu, Nixon xem xét đến tinh thần phản đối chiến tranh đang dâng cao trong Thượng viện, và nói: "Mỹ đã đi trước một bước, chỉ còn thiếu việc cắt giảm ngân sách".
Ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger tại Paris năm 1973. Ảnh: AFP
Bận rộn với tình hình chính trị trong nước, Nixon và Kissinger đã không thông báo cho đồng minh của mình ở Việt Nam - chính quyền Sài Gòn và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, về thỏa thuận đạt được giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Vì vậy, cấp phó của Kissinger, tướng Alexander Haig, được phái đi Sài Gòn để xoa dịu Thiệu và thuyết phục Thiệu ủng hộ thỏa thuận này. Nhưng hẳn nhiên là Thiệu nhận ra chính quyền của ông ta, vốn đã không được lòng dân nay lại không được sự hỗ trợ quân sự của Mỹ, thì sẽ sụp đổ. Thiệu không đồng tình với thỏa thuận ngày 20/10 và đưa cho Haig một danh sách dài những phản đối cụ thể của mình.
Kết quả là đến ngày 20/11, lần gặp tiếp theo của Kissinger và ông Lê Đức Thọ tại Paris, Kissinger yêu cầu thay đổi 69 điểm trong văn bản ngày 20/10, nhằm xoa dịu Thiệu. Lập trường của Mỹ là hoàn toàn không hợp lý, chính Kissinger thừa nhận việc này trong cuốn hồi ký "Những năm tháng ở Nhà Trắng", trang 1459.
Đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tất nhiên là tức giận với hành động của chính quyền Nixon: thống nhất về một hiệp ước hòa bình hoàn chỉnh vào ngày 20/10 để rồi thất hứa chỉ trong một tháng sau đó. Ngày 24/11, tại Paris, Kissinger và Haig đe dọa đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về một cuộc leo thang chiến tranh nếu đoàn không đồng ý với những thay đổi.
Đến ngày 16/12, đàm phán hoàn toàn thất bại và ngày 18/12, Mỹ bắt đầu chiến dịch ném bom hai thành phố đông dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng.
Trong 12 ngày đêm ném bom, 200 máy bay B-52 đã bay hơn 700 chuyến và các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom nhỏ hơn đã bay hơn 1.200 chuyến bổ sung. Những máy bay này thả xuống 20.000 tấn bom. B-52 rải thảm hai thành phố, san bằng mọi thứ trên mặt đất. Xét trên cả ba khía cạnh pháp luật, đạo đức và thực tiến, việc ném bom hai thành phố kể trên đều là bất hợp pháp. Đánh bom dân thường là vi phạm luật quốc tế và là tội ác chống lại loài người.
Ngoài ra, phong trào vì hòa bình nổi lên mạnh mẽ sau vụ ném bom Giáng sinh và các cuộc biểu tình nổ ra khắp đất nước Mỹ cũng như tại các nước khác.
Quốc hội Mỹ nhanh chóng có những hồi đáp với phong trào hòa bình. Ngày 2/1/1973, Hạ viện quyết định cắt kinh phí cho cuộc chiến và ngày 4/1, Thượng viện cũng ra quyết định tương tự. Nixon và Kissinger lâm vào tình cảnh không mong muốn.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ lập luận rằng cần phải có những hành động mạnh mẽ mới có hòa bình, rằng chính cuộc đánh bom đã xúc tiến sự ký kết Hiệp định Paris. Cuối tháng 1/1973, trong bản ghi nhớ bí mật của tổng thống Nixon cho tổng tham mưu trưởng liên quân khi đó là Bob Haldeman, Nixon viết: "Chỉ có hành động cứng rắn mà chúng ta đã thực hiện hồi tháng 12 mới có thể thuyết phục đối phương, và chúng ta không lâm vào cảnh phải nhượng bộ Quốc hội hơn nữa"
Nhưng quan điểm này thực ra không đúng với sự thật. Trên thực tế, các điều khoản và quy định định trong Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 là hoàn toàn trùng khớp với bản thỏa thuận 20/10/1972.
Người dân Mỹ tổ chức nhiều cuộc biểu tình trong những năm 1970 để phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Biểu ngữ của người biểu tình viết: "Chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và Đông Dương ngay bây giờ". Ảnh: Linzik
Cụ thể, trong biên bản tháng 10, nguyên văn Điều 1, Chương I, như sau: "Mỹ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được công nhận trong Hiệp định Geneva năm 1954". Các từ ngữ trong phiên bản tháng 1 không sai một chữ.
Một điểm gây chú ý nữa trong Hiệp định Paris là Điều II, Mục 3, Phần b, yêu cầu lệnh ngừng bắn trên thực địa tại miền nam Việt Nam, không giống như Hiệp định Geneva năm 1954, cho phép tái vũ trang ở miền bắc và nam lấy vĩ tuyến 17 làm căn cứ. Trong biên bản tháng 10 có viết: "Các lực lượng vũ trang của hai đảng ở miền nam Việt Nam được duy trì tại chỗ". Phiên bản tháng 1 cũng giống hệt như vậy. Từng phần, từng phần của hai biên bản cũng giống nhau như đúc.
Thật đáng buồn! Vụ ném bom Giáng sinh không hề "cần thiết" và không có một chút tác động nào đến Hiệp định. Mục đích duy nhất của cuộc ném bom chỉ là tàn phá nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đó tìm cách kéo dài thời gian tồn tại cho chính phủ mà Mỹ hậu thuẫn ở Sài Gòn mà thôi.
Tôi hy vọng những nỗi buồn sẽ nguôi ngoai, như trong một bài thơ của Hồ Chí Minh viết trong tập Nhật ký trong tù:
Sự vật vần xoay đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi!
... Người cùng vạn vật đều phơi phới
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
  Nguồn: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2013/01/hiep-dinh-paris-nhin-tu-nguoi-my-phan-chien/

Thứ bảy, 25/05/2013

Tin tức

Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào

Một quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield vừa được ra mắt ở Mỹ đã đưa ra một cái nhìn khác, khá thú vị, về kết cục của chiến tranh Việt Nam.
Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào
Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 35 năm nay, nhưng cho tới giờ nó vẫn còn làm hao tốn biết bao giấy mực của giới cầm bút, những nhà văn, nhà nghiên cứu, cũng như các cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước. Sách vở tại Việt Nam miêu tả kết quả cuộc chiến rằng quân đội Mỹ đã bị quân Bắc Việt đánh bại hoàn toàn. Trong khi đó, một số sách báo bên ngoài lại viết rằng do tình hình thời cuộc, Mỹ đã quyết định triệt thoái ra khỏi chiến trường Việt Nam vào tháng 4 năm 1975.

Một quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield vừa được ra mắt ở Mỹ hơn một tháng trước thời khắc kỷ niệm đúng 35 năm ngày kết thúc cuộc chiến đã đưa ra một cái nhìn khác, khá thú vị, về kết cục của chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm có nhan đề “Comrades in arms: How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America”, tạm dịch ngắn gọn là “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”.

Tiến sĩ Canfield là một ký giả và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ. Ông đã mất 22 năm nghiên cứu kể từ năm 1988 để hoàn thành tác phẩm này. Tác giả cho biết ba chương sách dày tổng cộng 1600 trang được ông đúc kết từ rất nhiều tư liệu sách báo-lịch sử, các cuộc phỏng vấn, hồi ký, các tài liệu của CIA, FBI, cũng như của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Điều thú vị đầu tiên đập vào mắt người đọc có lẽ xuất phát từ tựa đề quyển sách, với từ “Ameri-cong”. Trước nay, người ta thường nhắc nhiều tới các từ như Việt cộng hay Trung cộng, nhưng dường như ít ai dùng, hoặc nghe tới hai từ “Mỹ-cộng”. Và đó cũng là điểm nhấn chính của tác phẩm này. Tác giả Canfield giải thích:
“Ameri-cong là vì một số những người hoạt động phản chiến và kêu gọi hòa bình họ tự xưng như thế. 'Mỹ-cộng'” có nghĩa là những người Mỹ đồng quan điểm với Việt cộng, với công cuộc đấu tranh của cộng sản. 'Mỹ-cộng' và Việt cộng đều xem chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung.”

Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Boston, 1970
Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Boston, 1970
Theo tiến sĩ Canfield, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến chính trị, chứ không phải là một cuộc chiến quân sự, và sở dĩ Mỹ can dự là vì đây là một phần của cuộc chiến tranh lạnh, mà Trung Quốc và Liên Xô lúc bấy giờ cũng can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam. Tác giả cho rằng kết quả cuộc chiến là do người Mỹ thua mặt trận chính trị ngay tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1975 vì ảnh hưởng của truyền thông và các phong trào hòa bình-phản chiến, chứ quân Mỹ không thua trận do bị cộng sản Việt Nam đánh bại:

“Vào thời điểm cuối của cuộc chiến, phong trào phản chiến đã thuyết phục được Quốc hội ngưng viện trợ cho miền Nam. Đó là thực tế, nhưng trước đó, chúng tôi đã đánh bại Việt cộng nhiều lần trong các cuộc tấn công lớn của họ hồi những năm 1968 và 1972. Không đúng khi nói rằng Hoa Kỳ thua trận trên chiến trường mà phải nói là thua tại sân nhà, tại các làn sóng phản chiến trên các đường phố New York và Washington lúc bấy giờ. Đó là thông điệp chính của tôi.”
Và thông điệp ấy đã được tiến sĩ Canfield trình bày cặn kẽ trong cuốn sách vừa phát hành. Ông nói tiếp:

“Nội dung của quyển sách là tìm hiểu cách thức mà cộng sản Việt Nam đã thắng lợi trong cuộc chiến nhờ vào việc sử dụng các phong trào phản chiến và các phong trào kêu gọi hòa bình tại Mỹ. Đây là một cuộc chiến chính trị hơn là một cuộc chiến quân sự. Người cộng sản lúc bấy giờ hiểu rõ điều đó trong khi người dân Mỹ thì không. Thông điệp chính mà tôi muốn gửi gắm qua tác phẩm này là hầu hết những gì người Mỹ hiểu về cuộc chiến Việt Nam là sai lầm, bởi vì phần lớn những gì được ghi lại trong sách vở là sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Khác biệt giữa quyển sách này với hàng ngàn cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam là ở chỗ chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu chi tiết các cuộc tiếp xúc và thăm viếng qua lại giữa chính quyền Hà Nội với phe phản chiến tại Mỹ lúc bấy giờ.

Chiến tranh là điều không nên vì chiến tranh thật khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, nó là một cuộc chiến nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một chiến trường quan trọng trong chiến tranh lạnh. Các chiến sĩ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam không đánh bại được lính cộng sản miền Bắc vì quân đội Mỹ đã phản bội họ. Theo tôi, phản bội đồng minh của mình là điều đáng xấu hổ.”


Anh Dũng Nguyễn, một độc giả trẻ tại miền Tây Hoa Kỳ đã tham gia buổi ra mắt sách hôm 3/3 vừa qua ở Viện Bảo tàng Quân sự của bang California đặt tại Sacramento, cho biết cảm tưởng sau khi đọc qua quyển sách của tiến sĩ Canfield:

“Đầu tiên mình thấy rất tội cho người Việt Nam của mình khi thấy tương lai của dân tộc bị ảnh hưởng bởi phong trào phản chiến. Từ đó dẫn tới phong trào thuyền nhân, với biết bao nhiêu người đã chết trên biển. Càng đọc càng thấy đau đớn nhiều hơn. Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, và Liên Xô dùng những chiến lược và chiến thuật về tuyên truyền. Họ đã dùng các phong trào phản chiến làm ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.”

Một câu hỏi được đặt ra có nên không khi lên án phong trào phản chiến vì nếu không có nó e rằng cuộc chiến Việt Nam sẽ còn kéo dài hơn nữa. Vì vậy có người cho rằng nhờ nó mà chiến tranh sớm kết thúc, giảm bớt đau thương mất mát?

Độc giả trẻ tên Dũng lập luận:

“Chiến tranh càng dài càng hại cho dân tộc Việt Nam, nhưng nếu chỉ vì nước Mỹ họ vì quyền lợi của họ mà làm ảnh hưởng đến sinh tồn của một quốc gia Việt Nam thì điều đó thật là không công bằng.”

Một bạn đọc khác tên Ngọc Giao từ miền Đông Bắc nước Mỹ nói về quyển sách của tiến sĩ Canfield sau khi đã xem trọn tác phẩm này:

Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Memorial Bridge, Washington, D.C., 10/1967
Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Memorial Bridge, Washington, D.C., 10/1967
“Ngọc Giao cũng tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, thấy rằng có nhiều chi tiết trong tác phẩm này hoàn toàn trái ngược với các sách giáo khoa. Tác giả dẫn chứng rất rõ ràng những nỗ lực của các nhân vật như Tom Hayden hay Jane Fonda có những hội hỗ trợ tiếp tay cộng sản Việt Nam làm các chương trình phản chiến. Cho nên các chương trình phản chiến có sự hỗ trợ và tài trợ rất mạnh mẽ. Một câu kết của ông rất rõ ràng, nói rằng dù cho phong trào phản chiến có làm gì đi nữa thì trách nhiệm chính vẫn là tại Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đã có quyết định sai lầm nhưng trong đó có ảnh hưởng của phong trào phản chiến tạo dư luận quần chúng.

Tác giả là một người Mỹ, ông ta đã nói lên sự phẫn uất của người Mỹ trước sự sai lạc của truyền thông Hoa Kỳ, nhưng ông ta quên không nhắc tới vai trò của chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông có nhắc tới một phần thôi, nhưng tôi nghĩ vai trò của chính quyền miền Nam Việt Nam cần phải được đặt mạnh hơn nữa và rõ ràng hơn nữa.”


Một chuyên gia giảng dạy lớp nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm và cũng từng có bài viết nói về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này phản đối quan điểm của tiến sĩ Canfield. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quân sự cao cấp thuộc Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia, không đồng ý với lập luận của tiến sĩ Canfield cho rằng phong trào phản chiến ở Mỹ đã cấu kết với phe cộng sản để lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Giáo sư Thayer phát biểu:

“Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến cách mạng kéo dài. Và hiểu theo cách cộng sản đó là cuộc chiến kết hợp giữa quân sự và chính trị. Đó là cuộc đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng Hoa Kỳ thua tại mặt trận ở nhà. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này nhưng không có kết quả nào ủng hộ ý kiến cho rằng phong trào phản chiến tại Mỹ đã thành công trong việc dẫn tới việc Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam.

Tôi cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Hoa Kỳ thua trận. Cuộc chiến mà Hoa Kỳ đương đầu là một cuộc chiến cách mạng kéo dài và vì thế nói thắng hay thua là không hợp lý vì theo thời gian, mục tiêu của nước Mỹ thay đổi. Mỹ đã không thành công duy trì độc lập cho phe cộng hòa ở Việt Nam. Đây không phải là cuộc chiến tranh hiểu theo nghĩa thông thường là 1 quốc gia xâm lược một nước khác, mà đây là một cuộc chiến cách mạng, một cuộc chiến cách tân Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản.”


Trà Mi vừa gửi đến quý vị một số ý kiến của tác giả, độc giả, và giới chuyên gia nghiên cứu về quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield nhan đề: “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”. Đây là một cuốn sách điện tử, nghĩa là tác phẩm được phát hành dưới dạng đĩa CD để độc giả có thể đọc qua màn hình máy tính. Muốn tìm đọc tham khảo, quý vị và các bạn có thể email cho tác giả Canfield về địa chỉ rogercan@pacbell.net. Sau khi đọc qua tác phẩm này, các bạn có suy nghĩ như thế nào, hoặc quan điểm của các bạn về cuộc chiến Việt Nam có gì thay đổi, xin hãy chia sẻ với Trà Mi tại địa chỉ email vietnamese@voatiengviet.com, hoặc điền vào mục ý kiến trên trang web của đài VOA www.voatiengviet.com, các bạn nhé.
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/comrades-in-arms-how-the-ameri-cong-won-the-vietnam-war-against-the-co

 Huỳnh Mai St.8872

Jane Fonda, cô đào phản chiến Hoa Kỳ trong tập đoàn quan chức quốc hội Mỹ thời chiến tranh VN. Trong đó hiện tại bây giờ, là Ngoại trưởng John Kerry và Phó TT Joe Bidden đã gây nên hệ quả mất tự do- dân chủ và quyền sống 23 triệu người dân Miền Nam VN bị cộng Sả Bắc Việt hóa, chiếm đóng Sài Gòn- Miền Nam, vì hành động thân cộng sản,của phong trào phản chiến cho quyền lợi riêng tư của xứ sở Hoa Kỳ.
Jane Fonda đã hối hận và phản tỉnh thiếu tin thần trách nhiệm vì an ninh hòa bình thế giới, bị cộng sản Hà Nội lợi dụng chiến tranh để tuyên truyền. Còn Ngoại Trưởng John Kerry và Joe Bidden, vẫn bám bíu vào lòng kiêu ngạo tự hào tự do dân tộc truyền thống lập quốc Hoa Kỳ, mà bỏ rơi quyền sống tự do của đồng minh chiến hữu QL.VNCH- Be bờ Cộng Sản hóa quốc tê ĐNÁ/TBD...
Nguyễn Chính- Trên Facebook 
 Tuần này, nữ tài tử Jane Fonda, nay đã 76 tuổi, đã 3 lần nói về cuốn sách mới của bà "Jane Fonda: My Life So Far" sẽ được phát hành vào tháng 10/2013. Jane Fonda đã nhiều lần lên tiếng xin lỗi về chuyến đến Hà Nội kéo dài 2 tuần lễ vào năm 1972, trong đó nổi bật nhất là những bức ảnh ngồi trên mâm pháo của bộ đội phòng không Bắc Việt. Vì những tấm hình này, Fonda đã bị mang một cái tên mỉa mai “Hanoi Jane”.

Phát biểu trong chương trình truyền hình của Ophrah Winfrey, Jane Fonda tuyên bố:
“Tôi phạm một sai lầm không thể nào tha thứ được khi tôi đến Bắc Việt và tôi sẽ mang theo lỗi lầm đó đi xuống mồ.” Fonda nói rằng khi đó bà nhận biết ngay tức khắc là đã phạm sai lầm và đã nhiều lần xin lỗi trước công chúng.

Theo Fonda, việc chụp hình trên mâm pháo xảy ra vào ngày cuối cùng tại Hà Nội khi đó bà đã thấm mệt: "Hình ảnh Jane Fonda, Barbarella, con gái của Henry Fonda... ngồi trên súng cao xạ của đối phương là một sự phản bội. Hành động này là sự thiếu suy xét nhất mà tôi có thể tưởng tượng… Tôi không biết có bị dàn cảnh hay không nhưng khi đó tôi đã trưởng thành. Tôi nhận lãnh mọi trách nhiệm về những hành động của mình”.

Tuy vậy, Fonda nói không hối tiếc khi đã thăm Hà Nội cũng như chụp hình chung với các tù binh Mỹ tại đó: "Có hàng trăm đoàn Mỹ đã gặp các tù binh chiến tranh [POW]. Cả hai phía đều dùng vấn đề POW làm tuyên truyền. Đây không phải là điều mà tôi phải xin lỗi."

Về cuộc gặp gỡ POW có một chi tiết thú vị. Tù binh Mỹ tại “Hanoi Hilton” đã nghĩ ra một kế hoạch cho thế giới biết họ vẫn còn sống. Từng người giấu kín một mẫu giấy tí xíu trong lòng bàn tay, với số An sinh Xã hội của mình ghi trên đó. Khi diễu qua trước Fonda và một người quay phim, từng người đưa vào lòng bàn tay Fonda mẩu giấy của họ.

Bà ta nhận hết chẳng bỏ sót ai.... Đến cuối hàng và khi máy ngưng quay, trước cú sốc không tin được của các tù binh, Fonda quay sang viên sĩ quan chỉ huy và đưa cho hắn ta tất cả các mẫu giấy....

Kết quả là ba người chết vì bị đánh đập. Đại tá Larry Carrigan suýt là người thứ tư nhưng ông đã sống sót, đó là nguyên do duy nhất chúng ta biết đến hành động của Fonda vào ngày đó.

Jane Fonda sắp được vinh danh như là một trong "100 người Đàn bà của Thế kỉ."

Jane Fonda- Ngồi trên pháo tháp cao xạ, tuyên truyền cho Cộng Sản Hà Nội.

MỸ CỘNG, VIỆT CỘNG BẮT TAY!
HAI THẰNG ĐỐI TÁC...VIỆT NAM ĂN MÀY!?

             Huỳnh Mai St.8872

{Tổng hợp nguồn tin PTPC/Hoa Kỳ}

1 nhận xét :

  1. PHONG TRÀO PHẢN CHIẾN HOA KỲ.
    Jane Fonda, cô đào phản chiến Hoa Kỳ trong tập đoàn quan chức quốc hội Mỹ thời chiến tranh VN. Trong đó hiện tại bây giờ, là Ngoại trưởng John Kerry và Phó TT Joe Bidden đã gây nên hệ quả mất tự do- dân chủ và quyền sống 23 triệu người dân Miền Nam VN bị cộng Sả Bắc Việt hóa, chiếm đóng Sài Gòn- Miền Nam, vì hành động thân cộng sản,của phong trào phản chiến cho quyền lợi riêng tư của xứ sở Hoa Kỳ.
    Jane Fonda đã hối hận và phản tỉnh thiếu tin thần trách nhiệm vì an ninh hòa bình thế giới, bị cộng sản Hà Nội lợi dụng chiến tranh để tuyên truyền. Còn Ngoại Trưởng John Kerry và Joe Bidden, vẫn bám bíu vào lòng kiêu ngạo tự hào tự do dân tộc truyền thống lập quốc Hoa Kỳ, mà bỏ rơi quyền sống tự do của đồng minh chiến hữu QL.VNCH- Be bờ Cộng Sản hóa quốc tê ĐNÁ/TBD..

    Huỳnh Mai St..8872.

    Trả lờiXóa