Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

HÒA HỢP & HÒA GIẢI DÂN TỘC- NỖI BUỒN XUYÊN CUỘC CHIẾN...!!!

 

 HÒA HỢP & HÒA GIẢI DÂN TỘC- NỖI BUỒN XUYÊN CUỘC CHIẾN...!!!

Huỳnh Mai St.8872

May 03, 2013-  12:45 AM 

Cả thế giới này, ai còn xa lạ gì với chiến tranh VN! Khi thế giới chiến tranh thừ2 chấm dứt, Nhật bị giải giới, đầu hàng  phe đồng minh, Anh-Pháp- Nga- Mỹ. Vừa chấm dứt độc tài quân phiệt, phát xít phe trục: Đức -Ý- Nhật- thì bắt đầu hình thành một thế lực siêu cường Quốc tế Cộng sản Nga- Tàu và các nước Cộng Sản Đông- Bắc Âu  dần dần chiếm đóng các vị trí của Nhật thất trận rút quân, cùng với  phong trào trả lại Chủ quyền, lãnh thổ chiếm đóng, về với quyền độc lập tự do cho các nước thuộc địa, như Anh-Pháp-Mỹ- Bồ Đào Nha...cho các nước Đông Dương- Việt Nam-Campuchia-Lào-Thái Lan và các nước Đông Nam Á- Philippines- Malaisia-Indonesia v.v...Và kể từ đó, thế giới Cộng Sản,dứng dâu là Nga Tàu bành trướng và thay thế vị trí các siêu cường thuộc địa Anh- Pháp -Mỹ...Rút bỏ đi.Tạo thành một thế giới lưỡng cực tranh hùng ý thức hệ Cộng Sản & Tư Bản Tự Do.
   Việt Nam thì không may mắn hưởng quyền tự do, độc lập khi Pháp trao trả lại chủ quyền bản địa Việt nam, đồng thời như các nước khu vực lân bang. Trái lại Việt Nam phải gánh thêm một vấn nạn...làm tiền đồn chống cộng Sản Nga Tàu ở Đông Dương,Việt- Miên- Lào của 6 nước Tiể Vùng Sông Mé-Kong. Đồng thời be bờ Cộng Sản tràn xuống biển Đông Á/TBD. Không những thế, khi QL.VNCH của Miền Nam VN bị Mỹ bỏ rơi và bán đứng Miền Nam VNCH cho Tàu Cộng TQ, để đổi lấy thị trường đông dân tiêu thụ hàng hóa Mỹ. Vì quyền lợi riêng tư nước Mỹ, Miền Nam VNCH phải đành tất thủ và bị CSBV, tay sai Nga Tàu chiếm đóng và Cộng Sản hóa Miền nam VN kể từ 30-4-1975. Và mất luôn cả Hoàng Sa & Trường Sa là của VNCH, theo qui ước Công Pháp quốc tế hội nghị: San- Francissco, thời Pháp- Thanh, Hiệp ước Genève/ 54 và HĐ Paris/73 đã rõ ràng như chưa ráo mực!?

   Hoàng Sa & Trường Sa là của VNCH,
  Còn có minh chứng xác thực hùng hồn, 6 nước còn tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa của VNCH, mà lý lẽ của CSVN không đủ sức thuyết phục chứng minh chủ quyền Hoàng Sa & Trường Sa là của CSVN, vì đã bán đứng hai quần đảo này cho Trung Quốc Cộng Sản của T Tg Phạm Vănn Đồng, năm 1958. Còn với các nước Việt Nam CS- Đài Loan- Philippines-Malaisia- Runey, chỉ là các giành giật nhau chia phần trên xác chết của Miền nam VNCH. Các nước này là Tổ Chức Lực Lượng Liên Phòng Đông Nam Á, là một tổ chức chống cộng toàn khu vực ĐNÁ, đứng đầu là VNCH tổ chức phòng thủ quân sự tại quần đảo Trường Sa phân bổ làm nhiều căn cứ chốt chặn cho mỗi nước trên có trách nhiệm chống xâm nhập Cộng Sản chiếm lãnh Trường Sa, làm bàn đạp xâm nhập lực lượng mỗi nước trong khu vực an ninh trật tự ĐNÁ.Nhưng Miền Nam VNCH thất thủ 30-4- 1975, là cơ hội bằng vàng chiếm đảo tự xưng chủ quyền nước mình trên xác chết người bạn đồng Minh VNCH!!!

 Hòa hợp Hòa giải Dân tộc- Nỗi Đau còn đó...!!!

Với những sự kiện chiến tranh VN như trên, nó không đơn thuần là một cuộc nội chiến Nam Bắc Việt Nam, như thời Trịnh Nguyễn phân tranh; hay cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ năm 1865. Đây là một cuộc chiến ý thức hệ giũa Cộng Sản và Tư Bản Tự Do, giũa Nga- Tàu và Pháp MỸ của các siêu cường Quốc tế, nên nó bị Quốc Tế Hóa chiến tranh mất rồi!. Chiến tranh VN mất kiểm soát, vuột ra khỏi tầm tay và lòng yêu nước, dân tộc Việt Nam. Ông Lê Duẫn- CSBV- tự than: Chiến thắng 30/4/75 là thắng cho Nga Xô và Tàu Cộng!? Và nhân dân chí là kẻ chiến bại mà thôi...!!!

Chính vì vậy, cái của hiện tại bây giờ...Chế độ cầm quyền của Đảng Cộng Sản VN không thoát khỏi bàn tay lông lá của thiên triều Cộng Sản Trung Quốc, là sân sau lãnh thổ nới rộng của Trung Quốc về phương Nam, là ao nhà Hoàng Sa & Trường Sa là của Trung Quốc, thì còn gì đâu và tình nghĩa, lương tâm dân tộc nữa đâu để " Hòa hợp hòa giải dân tộc " với nhau trong cuộc chiến quốc cộng này!?.

   Cộng Sản VN,."HHHG " với ai!? mà đứng trong tư thế kẻ thù phản bội dân tộc của chính mình.Dùng quyền lực sức mạnh của đảng Thái Thú CSVN bắt ép bắt ép người dân phải hòa giả, hòa hợp với chúng, coi dân Việt Nam như đứa con nít: "Vừa đánh, vừa xoa đầu cho kẹo " Phải chăng đây là sách lược Tàu Cộng, đã đến lúc Đồng Hóa Đại Hán và tiếp thu Việt Nam trước thời hạn 2020, Việt Nam trở thành khu tự trị Tây tạng thứ hai của Trung Quốc!?
   Việt Cộng Bắc Việt của Hà Nội ra nghị quyết 36 TW/ĐCS, đánh phá cộng đồng Người Việt Hải Ngoại, chia rẽ,mất đoàn kết cộng đồng để về Việt nam chia ghế quyền lực với CSVN trong kế sách " HHHG " của V.C Bắc Việt đề ra, phỉnh lừa Dân Miền Nam nhẹ dạ nghe theo.
   Hòa Hợp & Hòa Giải nếu có được là giữa dân tộc cùng huyết thống nhau trong cuộc xung đột Nội Chiến có tinh cách bất đồng, cướp ngôi cai trị cũa các lãnh chúa trong nước mà thôi, không có một sự tiêu diệt nào thuộc ý thức hệ ngoại bang quốc tế để chiếm đoạt Việt Nam và thống trị toàn cầu của Đại Hán Trung Hoa....Dân tộc Việt Nam xưa nay là một dân tộc hiếu hòa, bên cạnh một Trung Hoa vĩ đại, hiếu chiến xsa8m lăng. và chúng ta không bị đồng hóa Hán Cộng là nhờ tính kết đoàn, thống nhất dân tộc cùng một khối chống  giặcTàu phương bắc TQ tự ngàn xưa mới còn một Việt Nam CS biết hèn với giặc và ác với dân, cho Trung Quốc ăn hiếp và xăm lăng Việt Nam Chúng ta.

"HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC KHÔNG!?"
 
Ngày Quốc Hận 30-4-2013, Người dân trong nước lẫn nước ngoài- Cộng đồng Người Việt Quốc Gia, tỵ nạn cộng sản bớt tính gây gắt, xung đột ý thức hệ Cộng Sản & Tự Do sau 38 năm đổ nát quê hương; chia rẻ, hận thù dân tộc và trở thành mộ tổ quốc cộng sản ngoại lai mất tính dân tộc. gây nên biết bao oán hờn, hận thù ...!!!
Người ta nghĩ đến " Hòa hợp hòa giải dân tộc" là liệu pháp chữa lành bệnh chiến tranh. Nhưng không thể nào, vì Việt Nam là con bệnh trầm kha, hết thuốc trị, chỉ chờ chết, mà thôi!, không muốn từ bỏ; cố bám quyền lực và địa vị thuộc quyền Tàu Cộng, là tay sai thái thú Đảng CSVN.
Hòa hợp hòa giải dân tộc, là tự tính, sẵn có của dân tộc Việt từ ngàn xưa cùng huyết thống Lạc Hông. Nay thì không có gì phải HHHG với nhau, nếu thực tâm Đảng CSVN biết hối lỗi và đã sai lầm yêu nước là yêu CNXH VN, do Đệ Tam Quốc Tế HCM đề ra, dể đi theo chủ thuyết ngoại lai Cộng Sản Mac-Lenin.
Đảng cầm quyền độc tài CSVN hãy biết tự xử, và hành xử có trách nhiệm với lương tri dân tộc quá khổ đau và sắp bị Tàu Cộng nô lệ hóa Việt Nam, của kẻ thù truyền thống xâm- Giặc Tàu phương Bắc- và Hãy dẹp bỏ điều 4 hiến pháp- Bỏ ngay độc tài Đảng trị- tức là trao trả lại quyền tự quyết; tự chủ cho nhân dân, để người dân được quyền lập hiến, lập pháp, chọn cho mình một thể chế Tự Do- Dân Chủ có quốc tế LHQ giám sát công bằng. Không cần phải Hòa Hợp Giãi Hòa dân tộc, thì tự bản chất sinh tồn dân tộc phải kết đoàn lại với nhau, để chạy theo và đuổi kịp nền văn minh phát triển, tiến bộ thế giới..

" Hòa Hợp Hòa Giải " là kết quả Năng Lựợng của thời gian, nó được hình thành bởi Động Năng của tích lũy hành động; việc làm sai trái trong quá khứ của thời gian. Năng lượng này tồn động trong không gian và thời gian, và mãi không thay đổi hay tan biến, và luôn luôn tìm cách giải phóng năng lượng này vào thời gian, không gian thích hợp.
Có thể 38 năm sau 1975- 2013 , hành động " Giải Phóng " biến thành Động Năng " Chiếm Đóng " Tùy theo tâm thức và ý thức trách nhiệm với dân với nước của người Cộng Sản " Tự Diễn Biến Hòa Bình " đạp đổ lẫn nhau...Không thể nào lấy ' Hòa Hợp Hòa Giải " mà đánh lừa quá khứ của thời gian vì nó hàm chứa Động Năng của hành động bán nước hại dân; hèn với giặc, ác với dân của CSVN.
   Và vì thế,
KHÔNG BAO GIỜ HÒA HỢP- HÒA GIẢI VỚI CSBV VÀ VC.MTGPMN
 
Giải pháp cho HÒA BÌNH THỐNG NHẤT DÂN TỘC VIỆT NAM.!

 1 - Cộng Sản VN phải trưng cầu dân ý và bải bỏ điều 4 hiến pháp Đảng CSVN .
 2 -Tự rút lui khỏi quyền lực  chính phủ trong các bộ ngành và các cấp chính quyền CSVN.
 3 - Giải thể Đảng cầm quyền độc tài CSVN và giải tán Quốc Hội CSVN

 4-Tổ chức Tổng Tuyển Cữ toàn quốc Việt Nam và mời giám sát Quốc Tế LHQ đến Việt Nam giải giới vũ    trang quân đôi CSVN để thi hành giải pháp hòa bình theo H Đ Paris/73 mà CSBV vi phạm trắng trơn công ước quốc tế LHQ trả lại công bằng, tự do, dân chủ Việt Nam.

5-Nhân dân Việt Nam được đảm bảo quyền tự do, tự quyết dân tộc và có quyền chọn lựa thể chế tự do cho chích dân tộc mình trước hội đồng quốc tế LHQ giám sát và cả thế giới chấp nhận, đồng tình ủng hộ hòa bình Việt Nam Tự DO!!!

  * CỘNG SẢN VN CẦN PHẢI THAY THẾ, VÀ KHÔNG CẦN PHẢI THAY ĐỔI NÓ...!

      {Đó là lời nói đầy kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo chóp bu Cộng Sản- CSVN củng không là ngoại   lệ..!?.}

Giải Pháp nào cho CSVN!?

Giải pháp "Dân Chủ Định Hướng Xã hôi Đen -Mafia Putin Nga Xô.?

   Cũng còn có giải pháp phụ- Phòng hờ cho Cộng Sản sống, để mà núp bóng Tự Do dân chủ, theo giải pháp Dân Chủ Xã Hội Đen của chính quyền Mafia Putin của Nga Xô. Đó là giải pháp " Dân chủ định hướng XHCN /VN " Hay là "Con Đường Việt Nam" của Trần Quỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn T
iến Trung. Là con nhà Cộng Sản Cấp Tiến, đưa Việt Nam vào trạng thái " Bình Cũ rượu mới " cứ là cộng sản hoài ngàn năm...!??

Giải pháp sau cùng cho CSVN!?- 

   Giải pháp táo bạo của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn Hoa Kỳ, muốm đưa VNCS vòa cửa tử của tỰ Do dân chủ,triệt tiêu Cộng Sản.


“Tôi e ngại rằng nhiều đảng phái quá sẽ không xây dựng được đất nước, nên tôi cho rằng hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đem áp dụng cho Việt Nam là tốt nhất, và đó cũng là sự “hợp nguyên”. Suy cho cùng, hệ thống lưỡng đảng là tương đối ổn thỏa nhất để xây dựng và phát triển Việt Nam” - ông Hoàng Duy Hùng đã nêu ra “cái nhìn hết sức tích cực” khi trả lời BBC tiếng Việt cũng vào ng30/4/2013 - thời điểm mà Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn hé cửa “hòa hợp dân tộc” trong trả lời phỏng vấn báo Thanh niên.

Nghị viên Houston Hoàng Duy Hùng còn đề nghị một phương án hết sức táo bạo: nếu Đảng cộng sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ và tách thành hai đảng, thí dụ Đảng cộng hòa (bảo thủ) và Đảng xã hội hay Đảng dân chủ (cấp tiến), thì đó chính là đột phá của lịch sử để giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ở ngay trong nội bộ Đảng cộng sản cũng như của chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.
Khá bất ngờ là chính trường Việt Nam, với những ẩn dụ chưa định hình, đang lần đầu tiên tạm chấp nhận sự hiện diện và cả phát ngôn của một nhân vật “khét tiếng chống cộng”.- Hết trích đoạn RFA

   Xin mời các Độc Giả tham cứu tài liêu sau:

  Việt Nam có thực tâm hòa hợp và cả hòa giải dân tộc?


Phạm Chí Dũng gửi RFA
2013-05-01
 
000_Hkg8513609-305.jpg
Những công nhân kết hoa trang trí xcho nàgy 30 tháng 4 năm 2013 tại Hà Nội.
AFP photo
Vẫn còn “tài nguyên nhân quyền” đặt lên bàn đàm phán quốc tế, chủ đề hòa hợp và có thể cả hòa giải dân tộc lại đang được Hà Nội nhắc đến. Chỉ có điều, bối cảnh hiện thời khác xa so với gần một thập niên trước.

Biến đổi quan niệm

Dường như đã thấm thía ý nghĩa của mối quan hệ “song phương” và có thể cả đa phương hóa, gần mười năm sau nghị quyết số 36 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, giới chức lãnh đạo của quốc gia này mới hé cửa về triển vọng “hòa hợp dân tộc”.
Cũng tràn ngập ý nghĩa và không kém ấn tượng, bài phỏng vấn Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn do báo Thanh niên thực hiện với tiêu đề “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc” đúng vào ngày 30/4 - kỷ niệm năm thứ 38 của “Bên thắng cuộc”, đã phác họa những nội dung chưa từng có tiền lệ kể từ năm 2004.
2004 - thời điểm mà nghị quyết 36 của Bộ chính trị ra đời, cũng là một “thời kỳ quá độ” mà Việt Nam tích cực vận động để “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được tô điểm thêm một sắc thái mới: thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Vào thời kỳ quá độ trên, chủ đề hòa hợp hòa giải dân tộc cũng đã được nêu ra, nhưng thể hiện một cách đầy chắt lọc chứ không phổ cập đại chúng trên báo chí trong nước như những ngày qua.
Độ lượng hơn trong ít nhất việc chọn lọc “đối tượng”, hòa hợp dân tộc đang biến diễn trong bối cảnh Việt Nam nhiệt thành xúc tiến cho một cuộc thương thuyết mới sau “phong trào” WTO: gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tất nhiên, kinh tế có thể đóng vai vế làm biến đổi cả quan niệm chính trị.

“Cái nhìn hết sức tích cực”

Sau gần mười năm từ năm 2004, một quan chức có trọng trách về ngoại giao và cũng là chủ nhiệm của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - ông Nguyễn Thanh Sơn, đã lần đầu tiên dẫn ra một quan niệm mới “Do hoàn cảnh lịch sử mà kiều bào ta vẫn còn một bộ phận mà ngày xưa chúng ta vẫn gọi là “phản động”. Quan điểm của tôi là không nên gọi như thế”.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Thanh niên, nhân vật số hai của Bộ ngoại giao Việt Nam đã “giải mật” một nội dung mà vẫn thường mang nặng dấu ấn cơ mật vào “ngày xưa”, khi ông tiết lộ việc thông qua Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Mỹ, vào tháng 10/2012 ông đã có những cuộc tiếp xúc tại Washington, Houston, California, quận Cam với “các cá nhân, tổ chức còn chống đối, có tư tưởng hận thù với đất nước”, trong đó có những thủ lĩnh, nhân vật “chống cộng khét tiếng’” như Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Thành Quang, Võ Đức Quang, Đức Nguyễn, Thôn Thất Chiếu, Đông Duy, Nguyễn Á Độc Lập, Hoàng Duy Hùng…
Riêng đối với nhân vật Hoàng Duy Hùng, ông Sơn khen ngợi: “Vấn đề mà chúng ta từng lo ngại là các thành phần chống cộng cực đoan đã ngày càng giảm đi. Một trong những người cực đoan nhất như ông Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng) vừa qua cũng đã được về nước và ông ấy đã có những cái nhìn hết sức tích cực như các anh (phóng viên) đã biết”.
Người được khen tặng - Hoàng Duy Hùng, một nghị viên của Thành phố Houston đặc trách về châu Á - đã có chuyến về thăm Việt Nam vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2013 qua lời mời của Bộ ngoại giao Việt Nam và của thành phố Đà Nẵng - đô thị được xem là “nơi đáng sống nhất Việt Nam” và đang có mối quan hệ kết nghĩa với Houston.
ày “Tôi e ngại rằng nhiều đảng phái quá sẽ không xây dựng được đất nước, nên tôi cho rằng hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đem áp dụng cho Việt Nam là tốt nhất, và đó cũng là sự “hợp nguyên”. Suy cho cùng, hệ thống lưỡng đảng là tương đối ổn thỏa nhất để xây dựng và phát triển Việt Nam” - ông Hoàng Duy Hùng đã nêu ra “cái nhìn hết sức tích cực” khi trả lời BBC tiếng Việt cũng vào ng30/4/2013 - thời điểm mà Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn hé cửa “hòa hợp dân tộc” trong trả lời phỏng vấn báo Thanh niên.
Nghị viên Houston Hoàng Duy Hùng còn đề nghị một phương án hết sức táo bạo: nếu Đảng cộng sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ và tách thành hai đảng, thí dụ Đảng cộng hòa (bảo thủ) và Đảng xã hội hay Đảng dân chủ (cấp tiến), thì đó chính là đột phá của lịch sử để giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ở ngay trong nội bộ Đảng cộng sản cũng như của chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.
Khá bất ngờ là chính trường Việt Nam, với những ẩn dụ chưa định hình, đang lần đầu tiên tạm chấp nhận sự hiện diện và cả phát ngôn của một nhân vật “khét tiếng chống cộng”.

Việt Nam dân chủ cộng hòa?

Cũng khá bất ngờ đối với người dân trong nước và còn đột ngột hơn với giới trí thức hải ngoại, tháng 4/2013 lại khởi đầu cho một “đột phá lịch sử” nào đó giữa Nhà nước với thành phần trí thức “bất đồng” ở Việt Nam, nhưng không được kích hoạt một cách trực tiếp, mà bằng vào sự hồi tưởng lịch sử năm 1946: Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Quay về tên nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa” cũng là một trong những nội dung cải cách chính trị của nhóm “Kiến nghị 72”.
Điều đáng ngạc nhiên là trong bối cảnh chỉ mới từ tháng 3/2013 trở về trước, khi việc sửa đổi Hiến pháp vẫn không chấp nhận các ý kiến trái chiều, thì trong một buổi tọa đàm lấy ý kiến Hiến pháp tại TP.HCM diễn ra sau đó không lâu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cho rằng “cần phải tiếp thu ý kiến nhiều chiều”.
Ý kiến đề xuất của một số nhân sĩ và cả giới chức mặt trận về việc đổi tên nước cũng vì thế được lưu tâm hơn. Trong số nhân sĩ này, có cả những người bất đồng chính kiến và những người mà “ngày xưa” còn bị cơ quan an ninh xem là “đối tượng chống đối”.
Nhưng chỉ mới đây thôi, có vẻ cách nhìn và thái độ của các cơ quan “đặc vụ” đã trở nên dịu dàng hơn nhiều. “Tôi cũng có quan hệ rất tốt với các cơ quan quốc phòng, công an và các anh ấy cũng rất ủng hộ tôi khi có đột phá vào những chuyện vẫn bị coi là nhạy cảm” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn trần tình trong trả lời báo Thanh niên.
Ông Sơn cũng gián tiếp khơi gợi về một sự kiện không kém ẩn ý trong thời gian qua: “Tại sao năm 1946 khi Bác (ông Hồ Chí Minh) đi thăm Pháp trong bối cảnh đất nước thù trong, giặc ngoài mà Bác không chọn bác Phạm Văn Đồng hay bác Võ Nguyên Giáp là quyền chủ tịch nước, mà lại ủy nhiệm cho cụ Huỳnh Thúc Kháng vị trí đó? Trong những lúc đất nước lâm nguy, khó khăn thì hơn bao giờ hết tinh thần đại đoàn kết dân tộc được thể hiện qua sức mạnh dân tộc trong các thành phần dân tộc, các tầng lớp trong xã hội. Người được lựa chọn không phải là người ở trong chính đảng mà Bác thành lập, mà là một chí sĩ yêu nước có uy tín lớn, đủ khả năng lãnh đạo đất nước”.
Vào trung tuần tháng 4/2013, sau khi đề xuất đổi tên nước được bất thường khởi xướng và có dấu hiệu lan rộng, một buổi lễ truy tặng huân chương Sao vàng cho chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã được tổ chức tại huyện ủy Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Thực ra, tình cảm tri ân lịch sử của ông Sang đã được thể hiện qua bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” của ông vào tháng 8/2012, trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 6 đầy sôi động.

Hòa giải?

Hướng về lịch sử chiến tranh Nam - Bắc cũng đang là tinh thần nổi trội sau gần mười năm mà nghị quyết 36 của Bộ chính trị vẫn bị nhiều nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước xem là “chưa đi vào thực tiễn”. Một trong những chủ trương có tính lịch sử như thế liên quan đến nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa ở tỉnh Bình Dương.
“Hai quân đội từng đối địch nhau, để như vậy càng tạo thêm sự xung đột sau này, cho nên chuyển thành nghĩa trang dân sự là rất đúng” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn giải đáp một cách không quá thiên về thói quen ngoại giao.
“Lần đầu tiên một quan chức Việt Nam bày tỏ nghĩa cử tưởng nhớ đối với tử sĩ Việt Nam cộng hòa, những chiến binh của phía thua cuộc” - báo chí phương Tây bình luận về sự hiện diện “đến thăm và thắp hương” của Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn tại đài tưởng niệm bằng đá đen mới được dựng lên trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ ở tỉnh Bình Dương, nơi chôn cất 16.000 binh lính Việt Nam cộng hòa đã tử trận.
Sự kiện đáng nhớ trên lại diễn ra vào tháng 3/2013, ngay trước khi xuất hiện một sự kiện khó quên khác: giáo sư Michael Dukakis - cựu ứng viên tổng thống Mỹ năm 1988, hiện là Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Boston - đã phát biểu đầy sôi nổi tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: “Các bạn là một dân tộc điển hình về hòa giải, hòa hợp sau chiến tranh, nỗ lực xây dựng một thế giới tránh xung đột”.
Dù vẫn thận trọng và chỉ dùng từ “hòa hợp” mà không có phụ ngữ “hòa giải”, nhưng lời lẽ trong nội dung trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn lại như toát lên một hàm ý nào đó về cả sự hòa giải dân tộc - điều chưa từng hiện diện một cách thực tâm và thực chất trong gần bốn chục năm qua giữa Nhà nước Việt Nam với “các thế lực thù địch”.
Cho tới giờ, người ta đã có thể giải thích vì sao trong không khí nhang khói tại nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa vào tháng 3/2013, lại có mặt một trong những đại diện của “thế lực thù địch ấy” - ông Nguyễn Đạc Thành, nguyên thiếu tá quân lực Việt Nam cộng hòa, cựu tù cải tạo và hiện là Chủ tịch Hội Vietnamese American Foundation, bên cạnh “Người thắng cuộc” Nguyễn Thanh Sơn.
Nếu kinh tế có thể làm biến đổi quan niệm chính trị, thì quan niệm ấy cũng có thể khiến đổi khác những hành động về ý thức hệ.
Đó cũng là lý do giải thích cho một hành động rất mới mẻ là chính vào bối cảnh “rất nhạy cảm” như hiện nay, tờ báo Thanh niên của Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lại có đủ can đảm để nêu ra một câu hỏi đặc biệt đối với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Bài học lịch sử ấy (thời kỳ đầu xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa), theo ông, có thể áp dụng thế này vào hiện tại để tập hợp những con người có thể có quan điểm, chính kiến khác nhau vì mục tiêu phát triển của đất nước?”.
Rất có thể đây là lần đầu tiên từ rất nhiều năm qua, một tờ báo “quốc doanh” lộ ra mối quan tâm với những người bất đồng chính kiến mà không bị Ban tuyên giáo trung ương “tuýt còi”.
Tài nguyên nhân quyền!
Trong Việt Nam đương đại, chủ đề “Phát triển đất nước” là một bài toán quá nhiều ẩn số với xuất phát điểm của quá nhiều nguyên nhân, mâu thuẫn và xung đột thuộc về nội tại.
Chìm trong suy thoái và gần như cạn kiệt về sức hồi sinh, nền kinh tế Việt Nam và những người điều hành nó đang phải bằng nhiều cách tìm ra lối thoát.
Nếu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn dường như đang cố gắng thể hiện “gương mặt ôn hòa” với kỳ vọng có thể thu hút từ 10 đến 20 tỷ USD kiều hối từ 4,5 triệu “kiều bào ta”, thì sau gần mười năm, nghị quyết số 36 của Bộ chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn rất xa mới đạt được ý nghĩa trọn vẹn về hình thể và nhân cách của nó.
Cũng gần như cạn kiệt tài nguyên, ngoài dầu khí ở khu vực biển Đông, Việt Nam đang tụt hậu quá xa so với Myanmar trong nhãn quan lợi nhuận của giới tư bản quốc tế.
Trong bối cảnh đầy ám ảnh như thế, hiển nhiên lời đánh đố về tính hấp dẫn mang tính cứu cánh của TPP như “Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất”, cũng như kết quả đàm phán gia nhập tổ chức này của Việt Nam, vẫn là một cái gì đó không thể không liên đới với khuyến cáo mới đây của tiến sỹ Jonathan London của Trường đại học tổng hợp Hồng Kông, trong một cuộc hội thảo tại Trường đại học Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi): “Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để chọn con đường cải cách, đẩy mạnh cải cách chính trị để thu hút hậu thuẫn cho chủ quyền của mình ở biển Đông”.
Ứng với những động thái khá cấp tập “vừa tranh thủ vừa đấu tranh” nảy ra trong các mối quan hệ Việt - Mỹ và Việt Nam - Liên minh châu Âu, vào lần này hình như chủ quyền lại đồng nghĩa với quyền con người.
Thường được mô tả như “một thị trường tiêu thụ tiềm năng với hơn 80 triệu người”, Việt Nam cũng còn một thứ tài nguyên đặc chủng để đặt lên bàn đàm phán quốc tế: tài nguyên nhân quyền.
Một lần nữa từ nhiều năm qua và sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ tái lập ở Hà Nội vào giữa tháng 4/2013, chủ đề hòa hợp và có thể cả hòa giải dân tộc được Hà Nội nhắc đến.
Chỉ có điều, bối cảnh hiện thời đang khác xa so với gần một thập niên trước.


Nguồn:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-concor-recon-onl-solu-pcd-05012013122753.html

1 nhận xét :

  1. Giải pháp cho HÒA BÌNH THỐNG NHẤT DÂN TỘC VIỆT NAM.!
    “Tôi e ngại rằng nhiều đảng phái quá sẽ không xây dựng được đất nước, nên tôi cho rằng hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đem áp dụng cho Việt Nam là tốt nhất, và đó cũng là sự “hợp nguyên”. Suy cho cùng, hệ thống lưỡng đảng là tương đối ổn thỏa nhất để xây dựng và phát triển Việt Nam” - ông Hoàng Duy Hùng đã nêu ra “cái nhìn hết sức tích cực” khi trả lời BBC tiếng Việt cũng vào ng30/4/2013 - thời điểm mà Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn hé cửa “hòa hợp dân tộc” trong trả lời phỏng vấn báo Thanh niên.
    Nghị viên Houston Hoàng Duy Hùng còn đề nghị một phương án hết sức táo bạo: nếu Đảng cộng sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ và tách thành hai đảng, thí dụ Đảng cộng hòa (bảo thủ) và Đảng xã hội hay Đảng dân chủ (cấp tiến), thì đó chính là đột phá của lịch sử để giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ở ngay trong nội bộ Đảng cộng sản cũng như của chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.
    Khá bất ngờ là chính trường Việt Nam, với những ẩn dụ chưa định hình, đang lần đầu tiên tạm chấp nhận sự hiện diện và cả phát ngôn của một nhân vật “khét tiếng chống cộng”.- Hết trích đoạn RFA

    Trả lờiXóa