Sư Đoàn 22 BB tham chiến trận đánh Lam Sơn 719- Ngả 3 biên giới Nam Hạ Lào
Sư Đoàn 22 Bộ Binh | Trở Lại Những Ngọn Đồi Vô Danh
Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)
11 giờ sáng ngày
31/03/1975, tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22
Bộ Binh nhận được lệnh «điều động» Sư Đoàn về phòng thủ Quy Nhơn.
11 giờ 01 phút,
trên hệ thống truyền tin chỉ huy giữa Sư đoàn với Trung đoàn; và sau đó, Trung
đoàn- Tiểu đoàn, các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều nghẹn ngào khi
nghe tin này. Cả 3 Trung đoàn 41, 42, 47 lúc đó đều đang giao tranh với địch.
Trung đoàn 41 và 42 Bộ Binh tại các mặt trận Quốc lộ 19, cách Quy Nhơn hơn 30
cây số, và Trung đoàn 47 ở phía Bắc Bình Định.
Có những quân nhân
nhà nghề đã chiến đấu trong đại đơn vị này suốt 2 thập niên, ngay từ khi Sư
đoàn mới thành lập. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, vinh quang, bi
hùng trong suốt 20 năm dòng dã. «Những người lính già của chiến trường», tưởng
không bao giờ gục ngã. Nhưng, với cái lệnh rút khỏi vùng hành quân hôm nay, họ
biết ngay, đây là giai đoạn chót cuối đời binh nghiệp!!
Sư đoàn đã từng bị đánh
tan tành, và tưởng rằng bị xóa tên, trong Mùa Hè 72. Họ đã rút lui, đã tan
hàng, chạy bộ suốt cả chục cây số đường rừng, núi để về tới «điểm tập trung».
Nhưng họ không sờn
lòng, nản chí. Họ vẫn giữ vững tinh thần, tin tưởng rằng sẽ có ngày Sư Đoàn hồi
sinh, trở lại phong độ.
Một cuộc «rút lui»
khác nữa mà họ cũng không bao giờ quên. Đó là cuộc chuyển quân thần tốc của một
Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm
đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong
năm 1974. Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku,
trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình
Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày.
Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng
bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp.
Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 đã tiêu diệt gần
1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».
Trước khi mặt trận
Ban Mê Thuột bùng nổ, lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh lại biến 2 ngọn đồi vô
danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình
Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng
phi thường của người quân nhân QLVNCH.
Hai ngọn đồi vô
danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết
lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định – cũng tại hai
cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên
tạc về chiến tranh Việt Nam, đã ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của
QLVNCH. Một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến
trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi
chuyện đã quá muộn!
22 giờ đêm, Tướng
Phạm Văn Phú, Tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2 và chiến trường Cao Nguyên, bay
trên đầu những cánh quân Sư đoàn 22 Bộ Binh. Với phương tiện và Hải pháo yểm
trợ của Hải Quân vùng 2. Ông hy vọng sẽ cứu được 50% lực lượng của Sư đoàn. Tuy
nhiên, điều mong ước của Ông không bao
giờ đến!
Giờ phút này, trước
đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng
đường rút quân và cũng là một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục
kích, bị đánh tan tác, bị «chặt đứt» ra từng khúc nhỏ.
Đây là một cuộc trả
thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam.
Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản
thương. «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.
Trước mặt, sau
lưng, đều là địch.
«Đối thủ» tuy vẫn
là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế
thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ, và một «hậu phương lớn nổi dậy». Những
người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay
tàn sát «kẻ thù» trong đơn vị, mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn
lao, những thất bại đau đớn.
Trên 30 cây số
đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt
vọng, nhưng dũng cảm, anh hùng.
Họ đã bắn đến viên
đạn cuối cùng rồi, gục xuống, có những hành động thật hào hùng, thật phi
thường.
Một cấp chỉ huy
Trung đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương, rồi bật khóc. Người
lính chỉ còn thoi thóp, nhưng ngón tay vẫn để trên cò súng. Hình ảnh này làm
Ông đau đớn. Ông đứng dậy bỏ đi. Nhưng rồi trở lại. Và thật bình tĩnh. Ông rút
súng…kết liễu đời đứa em thân yêu, sau đó, bắn vào đầu mình.
Có một «Người Anh
Lớn» khác, đợi cho các chiến hữu của mình lên tầu hết, rồi lững thững bỏ đi.
Trời bừng sáng, nhưng Anh không đi về hướng mặt trời. Anh trở lại con đường cũ.
Trở lại phía có «Những Ngọn Đồi Vô Danh». Nơi đó, anh sẽ gặp «Dũng sĩ» Mai Hồng
Bướm – người Binh Nhất Trung Đội Trưởng anh hùng Sư Đoàn 22 Bộ Binh – «người
Trung Đội Trưởng thứ…sáu» của Trung Đội, đã chỉ huy đơn vị đánh bật kẻ thù khỏi
đỉnh Du Tự, Hoài Ân trước khi gục ngã. Và, gặp lại rất nhiều những anh hùng vô
danh khác của Sư Đoàn, những người đã lấy máu mình tô thắm cho mầu cờ đơn vị,
trong những năm sau cùng!!!
…
Có một hy sinh của
người anh hùng – một đại anh hùng – sáng ngày 1/4/1975, cũng bị rơi vào quên
lãng. Và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho đất nước! Đó là trường hợp Đại tá
Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 Bộ Binh.
Tôi có thể quả
quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không một tướng
lãnh nào khi chỉ huy cấp trung đoàn và lữ đoàn, đã tạo dựng những chiến công to
lớn như người anh hùng Nguyễn Hữu Thông. Những Tướng CSBV chỉ huy Sư đoàn 320
Điện Biên Phủ, Sư đoàn 3 Sao Vàng trong
những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến
thảm bại nhục nhả. Những thảm bại bởi Trung đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn
Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, đèo Nhông, và «Những Ngọn Đồi Vô Danh» (Cao điểm
chiến lược 82 và 174) tại Tây Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.
«Nhân vật và hình
ảnh» Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa «những chiến hữu anh em còn lại» về vùng an
toàn; đã một mình lững thững…trở lại con đường cũ, về phía «Những Ngọn đồi vô
danh»…thật phi thường, thật hào hùng.
Ngày 1/4/1975, nếu
người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, chắc chắn cái
chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. «Trận cuồng phong» từ vùng đất
linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự
tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng!
Hai năm trước đây,
tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có
thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ quan các khóa 16, 17, 18…Đà Lạt.
Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị
của Mỹ, Anh, Pháp.
Trong trận chiến
sau cùng, các Sĩ quan này giữ những chức vụ Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng
đa số đều tự tử chết; hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút
cuối cùng. Như các Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Thủy Quân Lục Chiến, ngoài vùng
I; Nguyễn Hữu Thông, Lê Cầu, tại mặt trận Bình Định; Bùi Quyền, Lữ đoàn 3 Nhảy
Dù…
Nếu Hiệp Định Paris
27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào
tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi
những Tướng Lãnh anh hùng, có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ
Trí, Đức, Dũng.
Vị tiền bối thở dài
nói:
- Đó là một chuyện
đáng tiếc, và cũng là vận nước đã hết!! Khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nhìn
thấy cái «chu kỳ quân nhân cầm quyền» tại Việt Nam, tại những quốc gia chậm
tiến, có chiến tranh, và trong «tay» của Mỹ. Ông đã bổ nhiệm một người có
gần…đầy đủ những đức tính đó về «dạy» Trường Võ Bị Đà Lạt. Nhưng, Ông Diệm đã
«để trể» mất 1 năm, nên «người đó» chỉ đào tạo được những «De Gaulle,
Eisenhower …cấp Đại Tá» cho Việt Nam!!
Nghe lời vị tiền
bối, tôi đã nhớ lại một, vài sự việc đã xẩy ra cách đây hơn 20 năm. Năm 1965,
Tướng Moshe Dayan của Do Thái, với tư cách một chuyên gia quân sự, và sang
«hành nghề» phóng viên chiến tranh tại
Việt Nam. Trong một cuộc gặp gỡ thân mật với nhóm phóng viên quân đội, Ông cho
biết tinh thần chiến đấu dũng cảm của những chiến sĩ QLVNCH rất đáng ca ngợi.
Những Sĩ quan cấp Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều là những anh hùng. «Chắc
chắn họ sẽ là những nhà Lãnh Đạo, những Tướng Lãnh tài ba của Việt Nam trong
tương lai!»
Một sự việc khác,
liên quan đến một Cấp Chỉ Huy, và cũng là người có công rất lớn trong việc đào
tạo cán bộ trẻ trong Quân Đội, kể từ đầu thập niên 1960, đồng thời, nói lên tin
thần «cao ngạo anh hùng» của người Sĩ Quan này, đó là trường hợp Đại tá Trần
Ngọc Huyến, Cựu Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt. Thời Tướng Nguyễn Khánh là
Quốc Trưởng, Ông đã cải lệnh Tướng Khánh, bỏ chức Thứ Trưởng Thông Tin, bỏ lên
Tướng, bỏ Sài Gòn, bỏ người yêu (!), mang lon Đại tá đi hành quân cùng với 1
Tiểu đoàn Bộ Binh, Sư đoàn 22 tại Dakto, Kontum.
Trong gần 30 năm
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng là
Sĩ quan Trừ Bị duy nhất (tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Thủ Đức), được đề cử chỉ huy
Trường này.
Và với tài ba, kiến
thức sâu rộng, Ông đã cho áp dụng đúng theo những phương châm «Tự Thắng Để Chỉ
Huy» , «Chỉ Huy và Lãnh Đạo» để huấn luyện, đào tạo những Sĩ quan ư tú, và anh
hùng của QLVNCH trong gần 2 thập niên sau cùng của chiến tranh Việt Nam.
Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)
@ Quân-Sử Việt-Nam
Follow @quansuvnTweet
Nguồn: http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-62_4-4626_15-2/
Sư Đoàn 22 Bộ Binh | Trở Lại Những Ngọn Đồi Vô Danh
Trả lờiXóaMột cấp chỉ huy Trung đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương, rồi bật khóc. Người lính chỉ còn thoi thóp, nhưng ngón tay vẫn để trên cò súng. Hình ảnh này làm Ông đau đớn. Ông đứng dậy bỏ đi. Nhưng rồi trở lại. Và thật bình tĩnh. Ông rút súng…kết liễu đời đứa em thân yêu, sau đó, bắn vào đầu mình...
Với phù hiệu- HẮC TAM SƠN BẠCH NHỊ HÀ. Cuộc sống hải hồ tứ chiến dọc ngang sông núi.Tình thương nhờ gái giang hồ thương sót. Khi chết nhờ phát súng ân huệ cuối cùng tình chiến hữu...!!!
Trả lờiXóaĐời lính chiến trong thời loạn, không biết có ai thương mình...! Nên,trai thời tứ chiến, gái thời giang hồ.Tứ hải đồng bào giai huynh đệ.
" Gái quốc sắc thiên hương "Dũ Đệ"
Trai anh hùng tứ hải " Đại Du "
{ Cũng vì loạn nước đã đến nơi! }