Phó TT NGUYỄN LƯU VIÊN :
" Ðáp (một phút trầm ngâm) Vụ rút lui ở Ban Mê Thuột làm tan hoang hết! Nội các không hề được hỏi ý kiến. Pas un mot! Một ngày sau khi bỏ Pleiku,
có nhóm Hội đồng Nội các. Sau ordre du jour đã xong, Tổng trưởng Ngô
Khắc Tỉnh dơ tay lên, nói : Thưa Thủ tướng, tôi xin Thủ tướng một
faveur: Dầu sao, chúng tôi cũng là nhân viên Hội đồng Nội các, bà xã
tôi vừa nghe tin Pleiku mất trên đài BBC và VOA, mới nói lại cho tôi
biết. Vậy xin Thủ tướng - nếu có tin gì - thông báo chúng tôi, chớ không kỳ quá! Lúc đó. trên bàn chủ tọa, Thủ
tường Khiêm xoay qua tôi ngồi bên phiá trái, nói nhỏ: - Moa cũng vậy!
(sic). Tôi ngạc nhiên trả lời: - Bộ nói giả ngộ hay sao? anh là Thủ
tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng,
Ðại tướng bốn sao mà!. Ông Khiêm gật đầu: - Thật chớ! (nguyên văn)."
Câu hỏi 1 (của người post bài): Phải
chăng ông cựu Phó Thủ Tướng vẫn còn ấm ức về vụ bỏ Pleiku (1975) ,
cho nên 26 năm sau ( 2001) Ông mới công khai câu chuyện thầm kín này
cho dư luận cùng biết nhằm gián tiếp yêu cầu ông cựu Thủ Tướng Trần
Thiện Khiêm một lần công khai giải tỏa cho xong ? - Câu hỏi 2 : Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, có mặt hay không có mặt trong ngày President Thieu's Briefing 11 March 1975 ? ( Coi tiếp photo họa đồ phiá dưới )
~~~~~o0o~~~~~
Mạn Ðạm với BS NGUYỄN LƯU VIÊN:
TỪ HỘI NGHỊ LA CELLE-SAINT CLOUD
ÐẾN NHỮNG NGÀY VNCH HẤP HỐI
Lâm Lễ Trinh
Muà
hè năm nay, Bs Nguyễn Lưu Viên từ Virginia về thăm gia đình ở
Californie và lần đầu tiên sau trên bốn thập niên xa cách, chúng tôi mới
có dịp tái ngộ để nhắc lại nhiều kỷ niệm chung thời xa xưa Hànội, khi
anh là một sinh viên Y khoa, ngụ tại 135 đường Charon, sau Nhà Diêm, với
Lê Quang Thuận, Khổng Toán, Ngô Thiện Khai... còn tôi thì học Luật, trú
tại Ðông dương Học xá, phố Huế, với Trần Công Dung, Xuân Diệu, Cù Huy
Cận, Dương Ðức Hiền, Lâm Trọng Thức.. Sẵn dịp, anh đồng ý để tôi ghi âm
cuộc nói chuyện thân mật về những năm dài anh họat động chính trị, đặc
biệt với tư cách Trưởng đoàn tại Hội nghị Hiệp thương La
Celle Saint- Cloud và trong chức vụ Phó Thủ tướng của ba nội các Trần
Văn Hương (năm 1964, kiêm Tổng trưởng Nội vụ), Nguyễn Cao Kỳ (năm 1965.
kiêm Tổng ủy phụ trách khối Văn hóa - Giáo dục và Xã-Lao) và Trần Thiện
Khiêm (năm 1968, kiêm bộ Văn hóa- Giáo dục cho tới 1972. Từ 1973, hành
nghề bác sĩ tại Viện Pasteur Saigon cho đến khi miền Nam thất thủ vào
tháng tư 1975.
Bs
Nguyễn Lưu Viên (NLV), sanh năm 1919, tại Trà Vinh, sức khoẻ còn tốt và
trí nhớ vẫn sắc bén. Anh vui tính như xưa, nói năng cười đùa lớn tiếng.
Thoát ra khỏi Sàigòn ngày 29.4.1975 trên một tàu Hải quân Việt Nam,
(gia đình cho xuất ngoại trước), anh qua Guam, rồi Pendleton, tu nghiệp ở
Oklahoma và hành nghề bác sĩ 11 năm tại Baptist Hospital, Union City,
tiểu bang Tennessee. Về hưu ở Virginia năm 1988, anh sống ẩn dật, ít
tiếp xúc bên ngoài nhưng không ngớt ưu tư về đất nước.
Cuộc
mạn đàm gồm có ba phần: Giai đọan tập kết theo Kháng chiến, dự Hội nghị
La Celle Saint Cloud và nhận xét về những ngày tháng cuối cùng của Việt
Nam Cọng hoà.
Giai đoạn theo Kháng chiến ra Bắc (1946- 1951)
Nhật
lật đổ chính quyền Pháp của Decoux đêm 9.3.1945, trong khi NLV đang gác
tại Nhà thương Phủ Doãn. Tiếp theo là nạn đói khủng khiếp Bắc Việt. Lúc
đó, NLV học chưa xong năm thứ năm trường thuốc Hànội. Tổng hội Sinh
viên Việt Nam hăng hái phát động phong trào cứu đói và lăn xả vào công
cuộc chống Nhật, chống Pháp theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh được xem
như lãnh tụ có uy thế nhất. Tân Dân Chủ Ðảng ra đời, thu hút sinh viên
các trường Ðại học Hànội. Một số như Dương Ðức Hiền (Tổng trưởng Thanh
niên trong Chính phủ Liên
hiệp đầu tiên) Ðinh Gia Trinh, Phan Anh, Phan Mỹ, Ðổ Xuân Soạn, Trần
Bửu
Kiếm, Mai Văn Bộ, Phạm Thành Vinh, Lưu Hữu Phước Nguyễn Việt Nam, Trần
Văn Khê, Nguyễn Tấn Gi Trọng...lần hồi trở thành những con mồi ngon của
Mặt trận Việt Minh. Một số khác, vài tháng sau, tổ chức về Nam bằng xe
đạp vì con đuờng hoả xa xuyên Việt bị bom của Lực lượng Ðồng Minh tiêu
hủy nhiều đọan. Vừa hồi hương, tất cả - trong đó có NLV, Nguyễn Tôn
Hoàn, Nguyễn Tú Vinh, Lê Văn Tài.... - bị cuốn vào cơn lốc kháng chiến.
Ba sinh viên từ Bắc về: Ðặng Ngọc Tốt, Huỳnh Bá Nhung và Ngô Tấn Nhơn
thành lập chi nhánh Tân Dân Chủ Miền Nam và tuyển nạp Huỳnh Tấn Phát,
Nguyễn Văn Hiếu, Mã Thị Chu và Nguyễn Thị Bình vào hàng ngũ. Theo NLV,
sách gối đầu của nhóm này là quyển Tân Dân chủ nghiã Luận của Mao Trạch
Ðông viết vào lối năm 1938, chỉ đề
cập đến việc quốc hữu hoá các kỹ nghệ quốc phòng và chưa đá động đến
quyền tư hữu. Chính vì vậy mà Ngọai trưởng Marshall của Tổng thống
Roosevelt mới bị lầm và đã thúc Tưởng Giới Thạch liên minh với Mao chống
Nhật.
Tháng
9.1945, NLV, đang phụ tá cho y sĩ trưởng Trà Vinh là Bs Nguyễn An
Trạch, rể của đốc phủ sứ Nguyễn Văn Tâm, con hùm xám Cai lậy, (sau này
Thủ tướng thời Bảo Ðại) được lệnh của Ủy ban kháng chiến đưa dưỡng đường
vào bưng, sau đó di tản theo hai phiá, Bs Trạch về Cà mau để tập kết ra
Bắc, còn NLV thì qua Mỏ Cày, Bến tre, tìm cách vào Khu 7 của tướng
Nguyễn Bình đóng trong vùng Lộc Ninh. Tại đây, NLV gặp Bs Nguyễn Thị Lợi
(sau này là vợ của Bs Lương Phán, cả hai bị kẹt ở Phước Hải mấy tháng
vì quân Pháp chiếm Bà rịa. Cuối cùng họ dùng ghe bầu vượt đến Tam Quan,
Trung Việt, từ đó lấy tàu hoả ra Bắc vào tháng 6.1946. trước ngày Hồ Chí
Minh dự hội nghị
Fontainebleau. NLV tập sự tại nhà thương Bạch Mai cùng với vợ chồng
Trần Vỹ - Nguyễn Thị Vinh,, cả ba chưa kịp trình luận án bác sĩ thì vào
tháng chạp 1946, toàn quốc kháng chiến chống Pháp. NLV làm phó cho Bs
Phạm Văn Hải, quân y trưởng, tại trung đoàn 48 Thăng Long. Bs Nghiêm
Xuân Thọ (em của Nghiêm Xuân Thiện) thay thế khi Bs Hải lên Việt Bắc.
Sau ngày Bs Thọ dinh tê về Hànội, NLV đôn lên làm quân y trưởng.
Năm
1948, Bảo Ðại ký hiệp ước Hạ Long và thành lập chính phủ. Sự kiện này
thúc đẩy NLV và một số đồng nghiệp tìm cách rời bưng. Lối năm 1949,
Trung cộng chiếm lục địa. Chính phủ quốc gia Việt Nam được công nhận. Sư
đoàn 320, do Văn Tiến Dũng làm ủy viên chính trị và quân sự, được thành
lập với sự kết hợp của ba trung đoàn 48 (dặt dưới quyền chỉ huy của
Phùng Thế Tài), 32 và 64. NLV trở thành quân y trưởng của sư đoàn.
NLV
kể lại một câu chuyện khá lý thú: Có lần, Văn Tiến Dũng nói cợt với
NLV: Bố vợ anh - tức Tuần vũ Bắc Ninh Nguyễn Khánh Ðắc - thời Pháp, đã
từng xử tử tôi về tội phá rối trị an! (nhưng Dũng, may thay, vượt ngục
được).
Một
kỷ niệm khác, còn nhớ mãi: Cuối 1947, trước Ðiện Biên Phủ, Võ Nguyên
Giáp đến trung đoàn 48 thanh tra và ủy lạo thương binh. Lúc đó, người
chết như rạ vì kiết lỵ và thương hàn, thuốc men không có. Ðể tinh thần
quân đội không suy sụp, các y sĩ mỗi ngày pha chất teinture d'opium và 5
viên quinacrine vàng trong một lít nước, phát cho mỗi con bịnh một ly
để uống cầm hơi. Một cách trị bịnh... tâm lý! Quân y trưởng trình bày
tình trạng thê thảm đó và xin giúp đỡ. Giáp khen các cấp có cố gắng và -
thay vì hứa cấp thuốc - Giáp hỏi tại sao không gắp tổ chức... trường y
tá (!). Các y sĩ ngó nhau ngẩn ngơ. Giáp tiếp: - Hãy nhớ cán bộ giải
quyết tất cả mọi vấn đề: Tổ chức,
tổ chức, và tổ chức!. Vì có lệnh, trung đoàn không dám cãi, ráng quơ
quào tổ chức lớp đào tạo y tá. Ba tháng sau, NLV gởi người lên Trung
ương, quả nhận được thuốc đủ dùng, do kế hoạch CS nhập thành mua hay xin
các dược phòng và tư nhân tiếp tế thuốc. CS còn dùng mỹ nhân kế dụ lính
Lê dương trộm nhiều lọai dụng cụ y tế và dược phẩm hiếm trong binh đội
Pháp. Trở thành Quân y trưởng Sư đoàn 320, NLV thực hành kinh nghiệm cán
bộ nói trên khi cho tải thương binh từ mặt trận về các bệnh xá hậu
phương bằng những toán người khiêng võng luân phiên.
Vấn: Vì sao anh trở về thành? năm nào? bằng con đường nào? Có gặp khó khăn gì không?
Ðáp:
Năm 1951, Sư đoàn 320 chịu trách nhiệm bên hữu ngạn Hồng Hà, gồm có
vùng Hoà bình, Sơn Tây, Phủ lý, Nam Ðịnh và Ninh bình. Tôi về Hànội để
học xong y khoa và vào Sàigòn trình luận án. Tôi thoát khỏi Chiến khu
Ba, đến Phát Diệm, viện cớ đi kinh lý vùng sát bên tề nghiã là giáp ranh
phần đất Pháp cai trị. Tôi không gặp trở ngại nhờ vợ tôi. lúc đó ở
Hànội, bố trí sẵn. Vả chăng, tôi đã thủ chất độc arsenic, phòng khi bị
CS bắt, tôi xử dụng ngay. Khi thấy cờ Vatican tung bay trên cổng Phát
Diệm, lòng mừng vô hạn! Muốn sống còn trong tay CS, cần giả dại để qua
ải. Tôi còn nhớ: trong một đêm họp kín ở một dưỡng đường sau tiền tuyến
tại làng Lệ Xá, tỉnh
Thanh Hóa, thuộc Khu 4, Bs Phạm Phú Khai, Nguyễn Ðức Khang và tôi đang
bàn tính kế hoạch chuồn êm theo gót đồng nghiệp Nguyễn Tuấn Phát trốn an
toàn về Hànội thì Bs Dư Thế Bảo, Quân y trưởng Liên khu 3, một đảng
viên CS và là xếp của chúng tội, bất chợt xuất hiện, y giận dữ báo tin:
Phát dinh tê rồi!. Do một phản ứng tự vệ, ba chúng tôi đồng
thanh mạt sát Phát: "Quả là thằng ngu! kháng chiến sắp thắng lợi, phí
bao công lao!" . Cuối cùng, tôi thoát đi được, một thời gian sau tới
phiên Khai, nhưng Khang - tội nghiệp! - bị kẹt lại. Năm 1951, trên mười
đồng nghiệp của tôi trở về thành. Anh biết vì sao không? Muà hè năm đó,
trong Ðai hội Quân Y Liên khu 3 và 4 tại Thanh hoá, Bs chủ tịch
Hoàng Ðình Cầu - sau này là Thứ trưởng Y tế và Viện trưởng Ðại học Y
khoa Bắc Việt - dõng dạc chỉ thị: "Khi bạn vào một gia đình chăm sóc
bịnh mà biết được gia đình này có tư tưởng phản cách mạng thì bạn phải
tức khắc báo cho trạm công an gần nhất hay biết. Các y sĩ có mặt trong
buổi họp nêu rằng hành động này trái với lời tuyên thệ Hippocrate của họ
khi ra trường, theo đó họ đã long trọng cam kết gạt bỏ mọi thành kiến
khi chữa bịnh. Hoàng Ðình Cầu liền phản pháo gay gắt: "Lời thề
Hippocrate là một sự bịa đặt của tư bản phản động để gạt các anh!." Nghe
câu này - NLV nói -comme la goutte qui fait déborder le vase, chúng tôi
ngó nhau, lắc đầu ngao ngán. Mỗi người từ đó tìm mọi cách thoát thân.
Riêng tôi, nếu ở lại, sẽ bị chúng đày
lên Việt Bắc như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Ðức Thảo... Một cơn ác mộng!.
Vấn đề Nam Việt Nam giải quyết trên chiến trường không phải tại Hội nghị La Celle Saint Cloud!
Vấn:
Hoà đàm tại Paris bắt đầu ngày 13.5.1968 tại khách sạn Majestic, đại lộ
Kléber, và kết thúc ngày 27.1.1973 bằng một Hiệp ưóc ký tại Trung tâm
Hội nghị Quốc tế Paris. Với tư cách Phó Thủ tướng, anh đóng vai trò gì
và có theo dõi mọi diễn tiến hay không?
Ðáp:
Khi qua Paris để quan sát trong phái đoàn VNCH, Phó Tổng thống Nguyễn
Cao Kỳ có đề nghị tôi tham gia bên cạnh Trưởng đoàn Phạm Ðăng Lâm. Tôi
từ chối, vì trong nước, lúc đó, tôi kiêm thêm Bộ Văn hoá- Giáo dục, công
việc bề bộn. Trong thời gian hoà đàm, có những Bộ chuyên môn phụ trách.
Tổng trưởng Ngoại giao là Trần Chánh Thành, rồi Trần Văn Lắm, rồi
Nguyễn Phú Ðức, em vợ tôi.
Vấn:
Trong trường hợp nào, anh được chọn làm trưởng đoàn tại Hội nghị Hiệp
thương La Celle Saint Cloud? Phái đoàn VNCH gồm có ai? ngụ ở đâu? Phiá
Chính phủ lâm thời Mặt trận Giải phóng miền Nam có ai? Ai cố vấn cho anh
nhiều nhất trong thời gian nhóm họp?
Ðáp:
Tôi nghĩ tôi được chọn vì quá khứ kháng chiến của tôi, chớ không phải
vì tôi có tài ăn nóí miệng lưỡi. Phái đoàn Saigon gồm có Nguyễn Xuân
Phong (phó trưởng đoàn), Trần Văn Ân, Trần Văn Ðỗ, Nguyễn Quốc Ðịnh,
Nguyễn Ðắc Khê, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc An, Ls Nguyễn Thị Vui (bà
con với Huỳnh Tấn Phát và từng quen Nguyễn Thị Bình) và Nguyễn Triệu Ðan
(phát ngôn viên báo chí). Chúng tôi ngụ trong biệt thự mướn tại đại lộ
Mayot, trong vườn Luxembourg, trước đây do vợ chồng ông Kỳ xử dụng.
Nguyễn Ngọc Huy - cùng với Nguyễn Ðắc Khê - giúp tôi đắc lực để đối đáp
với phái đoàn Mặt trận do Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu. Họ có hai thành viên
phái nữ gốc miền Nam,
Thật sự, phó trưởng đoàn Ðinh Bá Thi giựt dây, thấy rõ.
Vấn:
Theo lời trình bày của Ngoại trường Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Văn Hiếu
trong quyển Hồi ức về Hội nghị Paris (nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Hànội,2001) thì, để trả lời đề nghị 6 điểm ngày 25.4.1973 của Mặt trận,
phái đoàn VNCH có đưa ra dự thảo thoả ước gồm 4 vấn đề: tổng tuyển cử,
lập hội đồng, các lực lượng vũ trang và tự do dân chủ nhưng lập trường
của Sàigòn thực chất là chống lại hoà giải, hoà hợp dân tộc theo nguyện
vọng của đại đa số nhân dân. Vì thế cuộc hiệp thương lâm vào bế tắc..
Anh nghĩ sao?
Ðáp:
Theo điều 12 của Hiệp định 4 bên ký tại Paris thì trong thời hạn 90
ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực bắn - kể từ 24 giờ GMT ngày
27.1.1973,- hai bên miền Nam Việt Nam làm hết sức mình để thực hiện việc
ký kết một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam. Tổng
thống Thiệu không có chỉ thị đặc biệt gì cho chúng tôi vì biết trước hội
nghị La Celle Saint Cloud không đi đến đâu, chỉ có tác dụng câu giờ,
mọi vấn đề sẽ giải quyết trên chiến trường. Ðúng như Nguyễn Văn Hiếu kể
lại, cuộc đàm phán diễn ra tẻ nhạt, mỗi tuần hai bên gặp nhau một lần,
mỗi phiá đọc bài phát biểu chuẩn bị sẵn, sau đó tranh luận một lúc và
chấm dứt để hẹn
kỳ họp sau. Sau lối trên mười phiên họp vài tháng đầu, tôi trở về
Sàigòn, để cho Nguyễn Xuân Phong thay thế. Mặt trận GPMN dùng Hội nghị
như một diễn đàn tuyên truyền.
Vấn:
Vì sao ngày 13.6.1973, Kissinger (Hoa Kỳ), Lê Ðức Thọ (Việt Nam DCCH),
anh (thay mặt VNCH) và Nguyễn Văn Hiếu (MTGPMN) lại ký tại Kléber một
thông cáo chung chuẩn bị vài giờ trước cùng ngày bởi sự ký kết một văn
bản thoả thuận giữa Kissinger và Lê Ðức Thọ tại Gif-sur-Yvette? Phải
chăng để gỡ một thế bí? Thông cáo chung này nội dung ra sao? Lý do nào
thúc đẩy anh trở lại Paris?
Ðáp:
Vì quá lâu, tôi không nhớ thông cáo này nói gì nhưng rốt cuộc, cũng
chẳng đi đến đâu. Tôi trở lại Hội nghị để phản đối mạnh vụ MTGPMN và Bắc
kinh ký kết cho dân Hoa và Việt vô ra Trung quốc và miền Nam Việt Nam
khỏi cần chiếu khán. Quyết định này tai hại vì mở ngỏ miền Nam Việt Nam
cho Tàu cộng tràn vào.
Vấn:
Theo Nguyễn Văn Hiếu, sau đó anh có trở qua tái họp tại La Celle-Saint
Cloud, mời phái đoàn Mặt trận dùng cơm chung, họ từ chối. Và anh rời bỏ
hội nghị luôn.
Ðáp:
Ðúng vậy, tôi có đề nghị phái đoàn của Hiếu dùng cơm chung, vì cùng là
dân miền Nam cả, nhưng họ tránh né. Phó trưởng đoàn Nguyễn Xuân Phong
thay tôi tại Hội nghị cho đến ngày 15.5.1974 thì hai bên ngưng hẳn cuộc
đàm phán. Có tất cả 47 phiên họp. Sau tháng 4.1975, Nguyễn Xuân Phong ở
lại Việt Nam và nghe nói y cộng tác với CS.
Những ngày tháng hấp hối của Việt Nam Cọng hoà.
Sau
đây, xin tóm tắt câu chuyện vấn đáp thân tình giữa bác sĩ Nguyễn Lưu
Viên và chúng tôi về giai đọan dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam:
Vấn: Lúc còn ở trong chính quyền, bắt đầu từ lúc nào anh cảm nghĩ Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH? Trước hay sau hoà đàm Paris?
Ðáp
(suy nghĩ một lúc): Sau hoà đàm Paris. Khi quân ta rút khỏi Ban Mê
Thuột. Trước đó, nói thật, Chính phủ không biết gi hết về việc điều đình
giữa TT Thiệu và Kissinger. Ông Thiệu cho đây là chuyện riêng, đôi khi
bàn với Hoàng Ðức Nhã (Thông tin) và Nguyễn Phú Ðức (Ngoại giao). Tôi có
cảm tưởng TT Thiệu và Thủ tướng Khiêm đều tin Mỹ sẽ không bỏ rơi vì
miền Nam có dầu lửa. Chính tôi đã đích thân dùng máy bay trực thăng ra
ngoài khơi đảo Poulo Condore viếng một giàn khoan Hoa Kỳ. Họ có tặng cho
tôi một échantillon dầu trong một cái tube và giải thích rằng loại dầu
này rất tốt, và vùng này của Việt Nam nằm trên một nappe dầu vĩ đại -
như trên lưng một con voi - trải dài tới
Nam Dương. Thiệu lẫn Khiêm đều hy vọng Việt Nam sẽ tham gia OPEC (sic)
Vấn:
Ở đọan trên, anh có nói: khi đi nhóm tại La Celle Saint Cloud, anh
không tin hội nghị đem lại kết quả vì vấn đề sẽ giải quyết trên chiến
trường miền Nam. Xin vui lòng cho biết rõ: Ai giải quyết? MTGPMN? Hoa
Kỳ? hay Chính phủ Sàigòn?
Ðáp:
Nhiều người trong phái đoàn VNCH - luôn cả Bs Trần Văn Ðổ - cũng tin Mỹ
sẽ giúp Sàigòn giải quyết. Ðặc biệt, với oanh tạc cơ B52. Trước Ban Mê
Thuột, tôi có cảm tưởng (TT) Thiệu nghĩ đến giải pháp Việt Nam có thể
chia thành ba vùng: CS phía Bắc, MTGPMN từ vỹ tuyến 17 đến vỹ tuyến 13,
và Việt Nam Cọng hoà, phần đất còn lại. Ðúng vậy, tôi còn nhớ một buổi
chiều, - trước vụ bỏ Ban Mê Thuột - ông Thiệu họp với (Phó Tổng thống)
Trần Văn Hương, (Thủ tướng) Trần Thiện Khiêm, tôi (Nguyễn Lưu Viên),
Nguyễn Văn Hảo (Phó thủ tướng, kiêm khối Kinh tế- Tài chính), (Trung
tướng) Ðặng Văn Quang và (Thiếu tướng CA) Nguyễn Khắc Bình tại Dinh Ðộc
Lập. Hảo nói, với giọng
bỡn cợt,: Trời ơi! Thưa Tổng thống, sao mà đánh đâu chạy đó vậy?( hì
hì), mình phải làm gì chớ?. Ông Thiệu liền chỉ vào một bản đồ quân sự
lớn treo trong Văn phòng: Ðây! - ông trả lòi - đây Ðà Nẵng, sẽ là
Stalingrad và ông vẽ một đường từ Ðèo Cả xuyên tới Ðà Lạt. Liền sau đó,
có lệnh cho Quân đội quốc gia tử thủ, không được rút xa hơn nữa. Cụ
Hương sửa vài chữ trong thông cáo và trao cho Ðại tá Cầm điện cho các
ông tướng liên hệ.
Về
giả thuyết chia Việt Nam làm ba, tôi nhớ sự việc diễn ra như sau: Bữa
đó, Phó Thủ tướng Trần Văn Ðôn vưà đi quan sát ở Mỹ và Âu châu về. TT
Thiệu tiếp Ðôn để nghe báo cáo và cùng chúng tôi lên Dinh Ðộc Lập ăn
cơm. Khi đi ngang chỗ đang sửa chữa vì vừa bị dội bom, ông Thiệu thấy có
treo một lá cờ vàng ba sọc đỏ, ông liền nói: Không biết các anh có tin
dị đoan hay không, chớ còn tôi, tôi nghĩ ba gạch tượng trưng cho đất
nước mình sẽ chia ra làm ba!. Có lẽ ý kiến này đã thoáng qua tâm trí của
ông Thiệu lúc đó. Không ai phản ứng hay bình phẩm gì. Trong số quan
khách, có cả Bs Phan Quang Ðán.
Vấn : Khi bỏ Ban Mê Thuột, Ông Thiệu có bàn trước với Nội các hay cá nhân anh hay không?
Ðáp: Không có! Không biết ông Thiệu có tính với Cao Văn Viên hay không?
Vấn:
Theo anh, vì sao Thiệu bỏ Pleiku sau Ban Mê Thuột? Có người cho rằng
ông Thiệu muốn thấu cáy Hoa Kỳ? Ðể mặc cả' với Mỹ? Tướng Ngô Quang
Trưởng từng thố lộ với tôi rằng QÐQG vẫn còn khả năng cầm cự. Anh nghĩ
sao?
Ðáp
(một phút trầm ngâm) Vụ rút lui ở Ban Mê Thuột làm tan hoang hết! Nội
các không hề được hỏi ý kiến. Pas un mot! Một ngày sau khi bỏ Pleiku, có
nhóm Hội đồng Nội các. Sau ordre du jour đã xong, Tổng trưởng Ngô Khắc
Tỉnh dơ tay lên, nói : Thưa Thủ tướng, tôi xin Thủ tướng một faveur: Dầu
sao, chúng tôi cũng là nhân viên Hội đồng Nội các, bà xã tôi vừa nghe
tin Pleiku mất trên đài BBC và VOA, mới nói lại cho tôi biết. Vậy xin
Thủ tướng - nếu có tin gì - thông báo chúng tôi, chớ không kỳ quá! Lúc
đó. trên bàn chủ tọa, Thủ tường Khiêm xoay qua tôi ngồi bên phiá trái,
nói nhỏ: - Moa cũng vậy! (sic). Tôi ngạc nhiên trả lời: - Bộ nói giả ngộ
hay sao? anh là Thủ tướng kiêm Tổng
trưởng Quốc phòng, Ðại tướng bốn sao mà!. Ông Khiêm gật đầu: - Thật
chớ! (nguyên văn).
Vấn: Không lẽ ông Thiệu lại quyết định một mình chuyện quá nghiêm trọng như vậy?
Ðáp:
Tôi có nghe hình như Tổng thống Thiệu có hội ý với hai tướng Cao Văn
Viên và Phạm Văn Phú. Tuy nhiên, sau tháng tư 1975, tôi thoát được qua
đảo Guam, có gặp một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Tổng Tham mưu, họ quả
quyết ông Viên chỉ biết sau khi việc này xảy đến. Phủ Tổng thống ra lệnh
thẳng cho các Tư lệnh vùng, không qua Tổng Tham mưu, bằng một hệ thống
trực tiếp. Vậy, ông Thiệu đã chỉ thị ngay cho tướng Phú? Ðiểm này, nghĩ
nên duyệt lại.
Vấn: Tại sao Thủ tướng Khiêm và anh (Phó Thủ tướng) không phản đối?
Ðáp: Phản đối cách nào và vì sao? Có biết đâu mà protester?... Ðây là vấn đề quân sự! (sic)
Vấn:
Anh từng từ chức Phó Tổng ủy Di cư thời Ngô Ðình Diệm và đã tham gia
nhóm Caravelle thập niên 50 để phản đối độc tài gia đình trị nhà Ngô,
tại sao anh lại có thể chấp nhận hành động đơn phương của TT Thiệu như
vậy trong khi anh giữ chức vụ Phó Thủ tướng?
Ðáp:
Bởi vì... lúc đó, không thấy gì bề ngoài. Bởi vì... ông Thiệu rất khôn.
Bởi vì..., về quân sự, có Ủy ban tướng lãnh ở phiá sau. Tôi không có
chân trong Hội đồng An ninh Quốc gia.
Vấn:
Nguyễn Phú Ðức đóng vai trò hệ trọng trong HÐANQG, tương đương với
Kissinger bên Mỹ. Là em vợ của anh, Ðức không cho anh biết hay sao?
Ðáp:
Khi nào cần, Ðức mới được TT Thiệu vấn ý, Ðức không phải là hội viên
thường trực. Trong Hội đồng, còn có Thủ tướng, có Tổng Tham mưu trưởng
Cao Văn Viên, Cố vấn quân sự Ðặng Văn Quang), Tổng giám đốc Công an
Nguyễn Khắc Bình, các Tư lệnh Quân khu.
Vấn: Nhưng trong vụ bỏ Cao Nguyên và Miền Trung, TT Thiệu đã qua mặt các nhân vật vừa kể?
Ðáp:
Có thể! Trong vụ Ban Mê Thuột, có lẽ tướng Viên biết, vì - theo Nguyễn
Phú Ðức viết trong hồi ký "Pourquoi les Etats Unis ont-ils perdu la
guerre au Việt Nam?" - chính ông Viên chỉ con đường số 19 để rút quân
(thay vì liên tỉnh lộ số 7) nhưng lộ trình triệt thoái này quá xấu. Tôi
không biết rõ ai đã lấy quyết định trong nội vụ, tướng Phú hay tướng
Tất.
Vấn:
Trong bài tôi phỏng vấn trước đây Ngoại trưởng Trần Văn Lắm, ông Lắm có
kể lại câu phê bình của tướng Westmoreland: "Ðây là một sự triệt thoái
hỗn lọan nhất mà tôi chưa từng thấy! ". Anh đồng ý hay không?
Ðáp:
Ðồng ý! Cuộc triệt thoái chỉ được quyết định trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Các đơn vị của ta không thể vừa rút lui, vừa mang theo cả gia đình đùm
đề của họ mà họ phải bảo vệ. Cho lập các trại gia binh nơi đồn trú của
binh sĩ là một thất sách. Chủ trương người lính, tay súng, tay cày -
chiến đấu vừa bảo vệ tổ quốc, vừa chu toàn an ninh cho thân nhân - không
dễ thực hiện. Trong khi đó, người lính Bắc Việt bị Ðảng CS ép "sinh
Bắc, tử Nam," ra đi không có ngày về, họ không có những bận bịu của
người lính quốc gia. Mặt khác, về binh thuật, triệt thoái lắm khi khó
hơn tấn công.
Vấn:
Một vấn đề khác: Anh có liên hệ gì đến đảng Dân chủ của TT Thiệu hay
không? Ðảng này ảnh hưởng đến tinh thần Quân đội ra sao? Tệ hại như đảng
Cần lao thời TT Diệm chăng?
Ðáp:
Tôi không liên hệ. Ông Thiệu cũng không hề bàn với tôi. Ông Thiệu cho
ra đời đảng Dân chủ để ủng hộ ông tái ứng cử và đắc cử Tổng thống. Không
có mục tiêu nào khác. Ông Thiệu có cho lập một Mặt trận gồm vài đảng
phái nhưng tồn tại không bao lâu. Thành thật, tôi không biết ảnh hưởng
của đảng Dân chủ trong Quân đội. Không thể so sánh đảng Dân chủ với đảng
Cần lao vì đảng Cần lao có đường lối, lãnh đạo và hệ thống tổ chức khá
hơn nhiều. Ðảng Cần lao nguy hiểm hơn.
Vấn: Anh còn nhớ phong trào tố tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh chớ? Thời Thiệu có nạn tham nhũng không?
Ðáp:
Chắc là có. Tôi hỏi lại anh: Trong tất cả các chính phủ Việt Nam, hiện
tại và tương lai, vấn đề gì khó khăn nhất?.. Anh vừa trả lời: "Cần nâng
cao dân trí để dân có thể chọn lựa sáng suốt và trực tiếp cấp lãnh đạo
của mình." Vous avez le gouvernement que vous méritez. Tôi xin bổ túc
với ba điểm:
1) Tách Nhà nước khỏi Tôn giáo, séparation de l'E¨tat et de l'E¨glise.
2)
Quân đội luôn luôn phải ủng hộ và tuân lệnh Chính phủ hợp hiến, hợp
pháp. L'Armée est la Grande Muette có nghĩa là công dân có quyền tham
gia đảng phái nhưng khi vào quân đội, không được tuyên truyền chính trị.
3) Các đảng phái phải hợp pháp, hợp hiến, ôn hòa và công khai.
Vấn:
Ba điểm anh vừa trình bày đúng là ba cột trụ của chế dộ pháp trị, Etat
de droit. Nên phân biệt luật Nhà nước (loi) và quyền dân (droit). Trong
các chế độ chuyên chế, lắm khi Luật bất chấp Quyền. Trong chế độ pháp
trị, luật chính phủ phải lấy quyền của dân chúng làm gốc. Xin phép hỏi
thêm anh vài câu chót, ngắn gọn: Lúc tại chức, anh thường tiếp xúc với
hai phụ tá chính trị của TT Thiệu là Huỳnh Văn Trọng và Nguyễn Văn Ngân
hay không (cả hai đều kết thúc sự nghiệp trong tù)? Anh nghĩ sao về vụ
Ngân đả kích Thủ tướng Khiêm trên báo? Anh có liên hệ gia đình gì với
Tướng Nguyễn Khánh, Trần Văn Văn và cụ Bùi Quang Chiêu?
Trong nhóm Caravelle trước đây, bao nhiều người còn sống? Ai giết Trần
Văn Văn? Khi bốn Tổng trưởng gốc Nam trong chính phủ Nguyễn Cao Kỳ như
Âu Trường Thanh, Trần Ngọc Liễng... từ chức để phản đối kỳ thị, tại sao
anh - lúc đó Phó Thủ tướng - lại không ủng hộ họ? Anh nghĩ sao về chuyện
Nguyễn Thị Bình viết hồi ức tiết lộ nhóm Dương Văn Minh đi đêm với
MTGPMN từ lâu, trước hoà đàm Paris? Xin cho biết ý kiến về vụ tướng
Nguyễn Khánh dùng bức thơ của Huỳnh Tấn Phát để liên lạc, trong lúc lưu
vong, với Chính phủ lâm thời Giải phóng Miền Nam (chuyện này cũng do
MTGPMN xác nhận trong quyển hồi ức về Hiệp định Paris, xuất bản gần
đây)?
Ðáp:
Tôi không giao thiệp nhiều với hai ông Trọng và Ngân. Tôi nghĩ ông
Khiêm là người tốt. Tôi là cậu của Nguyễn Khánh, chị thứ tư của tôi lấy
Nguyễn Bửu, thân phụ của Khánh. Kế mẫu của nhà tôi là bà con của cụ Bùi
Quang Chiêu; Trần Văn Văn với tôi là cousins. Nhóm Caravelle chúng tôi
gồm có 18 nhân sĩ, phần đông đã qua đời. Hiện Trần Văn Ân sống tại Rouen
(Pháp), Bs Nguyễn Tiến Hỹ và linh mục Hồ Văn Vui tại Việt Nam. Chúng
tôi chống chương trình Khu Trù mật, không chống kế hoạch Ấp chiến lược
của ông Diệm. Vài hôm sau vụ Vương Văn Ðông - Nguyễn Chánh Thi đảo chính
hụt Ngô Ðình Diệm cuối năm 1959, Ðại tá Công an Nguyễn Văn Y, thời Bộ
trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương,
tóm giam nhóm Caravelle tại trại Võ Tánh, Sàigòn, cho đến tháng 2.1960
mới thả. Có hai giả thuyết về vụ ám sát Trần Văn Văn: Một số người nghi
nhóm Bắc kỳ ghét người Nam tổ chức nhưng về sau, CS xác nhận chính họ
chủ mưu, để chia rẽ phiá quốc gia. Khi Văn bị hạ sát, tướng Nguyễn Ngọc
Loan, Công an, điện thoại dọa tôi. Việc nhóm Thanh - Liễng và hai tổng
trưởng Nam cờ trong Nội các Kỳ từ chức là một hành động không đúng, do
Thanh sắp xếp. Trần Văn Văn cho tôi biết Âu Trường Thanh là rể của Giáo
Cái, Bến Tre, một cán bộ cao cấp phiá bên kia. Còn Liễng thì, sau khi ôm
chân Ấn Quang, y hoạt động cho Hànội trong Lực lượng thứ ba, làm quân
sư cho tướng Minh, và lúc CS chiếm Sàigòn, Liễng chạy chọt ghế dân biểu
Quốc hội. Dương Văn Minh có người em
CS là Dương Văn Nhựt, một sĩ quan, lén lút liên lạc với Minh từ lâu.
Lúc sanh tiền, Trần Văn Văn từng nói với tôi: - không thể tin Dương Văn
Minh được!- Tôi không đồng ý về lập trường của Nguyễn Khánh. Sau 1975,
qua Mỹ, Khánh mới cho tôi biết chuyện liên lạc với Huỳnh Tấn Phát và
MTGPMN. Trong lúc tại chức, Khánh cũng đã dùng Quốc vụ khanh Bs Lê Văn
Hoạch (Cao Ðài, cựu Thủ tướng, đời Bảo Ðại) để tiếp xúc. Ông Hoạch có
người em, giáo sư tại trường Pétrus Ký, tập kết ra Bắc từ lâu.
Vấn:
Xin thành thật cám ơn Anh đã chia xẻ bộc trực một số ký ức độc đáo tuy
chưa nói hết. Rất mong những sử liệu khác từ những nhân vật còn sống như
các ông Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Ngô Quang
Trưởng..vv.. sẽ làm sáng tỏ vụ bỏ ngỏ Miền Trung, một vấn đề vẫn đè nặng
đến nay trên tâm tư người Việt lưu vong. Cuối một cuộc đời tranh đấu
chính trị cam go, anh hy vọng gì về tương lai của đất nước?
Ðáp:
Thiển nghĩ, muốn đất nước phát triển vững, cần dứt khoát dẹp bỏ thành
kiến và óc bè phái địa phương. Cần nghiêm túc đoàn kết. Không tuyên
truyền bịp bợm.. Tự do phải là mục tiêu tối thượng. Tự do phải được bảo
đảm bởi một chính phủ của dân, bởi dân và vì dân. Dân Việt Nam, không
hướng ngoại, không lai căng.
i)
Trong quyển hồi ức thứ ba "Tổng Hành Dinh trong Mùa Xuân Toàn thắng" do
Nhà xuất bản Quân Ðội Nhân dân Hànội phát hành tháng 5.2000, Võ Nguyên
Giáp ghi rằng, sau khi mất Ban Mê Thuột ngày 11.3.1975, TT Thiệu nhóm
với Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh vùng 2, trưa ngày 14.3.1975 tại Cam Ranh
để quyết định rút khỏi toàn Cao nguyên. Quân đội VNCH bỏ Pleiku ngày 16
tháng 3 và Kontum ngày 17.3.1975.
ii)
Báo Công An Thành phố HCM, số ngày 30.4.1998, có đăng bài "Trận đánh
ngoạn mục giữa lòng thành phố (kèm theo ảnh của cán bộ Trần Hoàng Sinh
thuộc lực lượng an ninh CS T4) ) kể lại trường hợp Sinh, với sự trợ giúp
của đồng lõa Tám Em, ngày 17.12.1966 hạ sát bằng súng Dân biểu Trần Văn
Văn (lúc đó là Chủ tịch Quốc hội Lập hiến, chớ không phải Nghị sĩ, như
bài ghi trật) tại ngã ba đường Phan Kế Bính - Phan Ðình Phùng, Sàigòn và
vu khống rằng đây là một sự thanh toán nội bộ vì quyền lợi giữa các phe
phái quốc gia. Cũng theo bài vừa nêu, trong ba ứng cử viên Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Văn tại miền Nam Việt Nam
năm 1966, Hànội xem Văn là người
đáng bị khai trừ ưu tiên vì là một con bài của Mỹ, nếu đắc cử tổng
thống, sẽ rất nguy hại cho Cách mạng. Trần Hoàng Sinh thoát được, còn
Tám Em thì bị bắt và đày ra Côn đảo. Sau tháng 4.1975., Tám Em được tự
do.
Vụ
ám sát tại Sàigòn, bằng cách đặt chất nổ, Viện trưởng Học viện Quốc gia
Hành chánh Nguyễn Văn Bông, một chính khách khác gốc miền Nam, lãnh tụ
đảng Tân Ðại Việt, sau đổi tên thành đảng Cấp tiến, (có tin đồn vài hôm
trước, Bông có hy vọng được chọn làm Thủ tướng), xảy ra sau vụ Trần Văn
Văn và gây thắc mắc không ít, liên hệ đến vấn đề kỳ thị Nam-Bắc. CS
Hànội cũng đã lên tiếng chính họ chủ mưu giết Gs Bông.
iii)
Một thân nhân của Huỳnh Tấn Phát, hiện ở Paris, cho tác giả bài này
biết: Sau 1975, Phát bất mãn vì bị thất sủng. Sau 1980, CS cảnh cáo Phát
bằng một vụ mưu sát hụt. Phát bị thương tích và được đi trị bịnh tại
Nga. Vài năm sau, Phát qua đời tại Saigon trong sự lãng quên của quần
chúng.
LÂM LE‚ TRINH
Ngày 1.9.2001
----------------
Câu hỏi 2 : Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, có mặt hay không có mặt trong ngày 11 March 1975 President Thieu's Briefing ? Để trả lời câu hỏi này email tới người post bài sẽ nêu ra các tin tức liên quan đến vấn đề dựa vào cuốn The Final Collapse để rộng đường dư luận.
Ghi chú : Photo
sau người post bài lấy ra từ cuốn sách The Final Collapse mà tác giả
là cựu Đại Tướng Cao Văn Viên , cuốn sách được Quân Đội Mỹ bầy trong U.S. Army Center Of Military History từ năm 1983 đến nay , có nghiã là đã 30 năm qua.
Trong photo này có ghi hàng chữ : President Thieu's Briefing Map - 11 March 1975 -- và hàng sau cùng ghi chữ : Area of South Vietnam to be defended.
Kèm photo trích trong cuốn The Final Collapse :
Câu hỏi 3 : Các lần ông Trần Thiện Khiêm xuất hiện tại Cali
và có hai cuộc phỏng vấn trên 2 đài TV vào ngày 30.4.2013 vưà qua ( video clip TTK-1 , TTK-2 ) và ngày 13.10.2010 ( video clip : TTK-1 ,TTK-2 , TTK-3 )
ông Cựu Thủ Tướng không trả lời vấn đề ( bỏ Pleiku ) cuả ông cựu Phó
Thủ Tương Nguyễn Luu Viên nêu ra từ 2001 ? ( Đề nghị bạn đọc nếu đồng ý
với câu hỏi trên xin fwd/chuyển tiêp để vấn đề được lan rộng - Cám ơn
- ĐV)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét