Hòa đàm Paris: VN và các cường quốc
Cập nhật: 11:48 GMT - thứ ba, 22 tháng 1, 2013
Bốn mươi năm sau khi
Hòa đàm Paris nhằm 'chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam' được ký kết (27/1/1973-2013), giới chuyên gia tiếp tục đánh giá
ý nghĩa, diễn biến, cũng như các hệ quả của hiệp định.
Sử gia Vũ Minh Giang, chuyên gia khu
vực học và nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam cho rằng 'hiệp định Paris chỉ
là một cách thức để kết thúc chiến tranh' nhưng không nhất thiết 'mang
lại hòa bình.'
Ông nói: "Tôi nói đây là một cách thức kết thúc chiến tranh, nhưng không ai ảo tưởng rằng có một hiệp định đem lại sự vui vẻ cho hai bên tham chiến. Điều ấy là không bao giờ có.
"Đấy là một phản ánh tương quan lực lượng và vì vậy cho nên ký như thế, vì người ta không thể làm khác, nhưng trong thâm tâm, cả mấy bên tham chiến, trong thâm tâm đều muốn mình giành một thắng lợi trọn vẹn hơn.
"Cái đó là đương nhiên và tôi cho đó là quy luật của chiến tranh. Cái ký kết ấy không phải là quy luật của hòa bình. Cái đó là cách thức kết thúc chiến tranh và vì vậy nó vẫn nằm trong sự điều hành, tác động của quy luật chiến tranh.
"Có nghĩa là ký thì ký như vậy, nhưng để đạt được mục tiêu của mình, mỗi bên đều có một cố gắng nào đó để đạt được kết quả cao nhất như mình mong muốn. Và vì vậy ở đây như thể là một tình trạng tạm dừng cuộc chiến ở đó..."
Một sử gia khác từ trong nước, ông Vũ Quang Hiển, Phó Giáo sư lịch sử Đảng thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, giữ quan điểm nhấn mạnh rằng Hiệp định Paris năm 1973 là 'một thắng lợi của quân và dân Việt Nam' với mục đích 'đánh cho Mỹ cút' để tiến tới làm cho 'Ngụy nhào', như cách ông trả lời BBC nhân dịp 40 năm Hòa đàm Paris.
Ông nói: "Tôi nói đây là một cách thức kết thúc chiến tranh, nhưng không ai ảo tưởng rằng có một hiệp định đem lại sự vui vẻ cho hai bên tham chiến. Điều ấy là không bao giờ có.
"Đấy là một phản ánh tương quan lực lượng và vì vậy cho nên ký như thế, vì người ta không thể làm khác, nhưng trong thâm tâm, cả mấy bên tham chiến, trong thâm tâm đều muốn mình giành một thắng lợi trọn vẹn hơn.
"Cái đó là đương nhiên và tôi cho đó là quy luật của chiến tranh. Cái ký kết ấy không phải là quy luật của hòa bình. Cái đó là cách thức kết thúc chiến tranh và vì vậy nó vẫn nằm trong sự điều hành, tác động của quy luật chiến tranh.
"Có nghĩa là ký thì ký như vậy, nhưng để đạt được mục tiêu của mình, mỗi bên đều có một cố gắng nào đó để đạt được kết quả cao nhất như mình mong muốn. Và vì vậy ở đây như thể là một tình trạng tạm dừng cuộc chiến ở đó..."
Một sử gia khác từ trong nước, ông Vũ Quang Hiển, Phó Giáo sư lịch sử Đảng thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, giữ quan điểm nhấn mạnh rằng Hiệp định Paris năm 1973 là 'một thắng lợi của quân và dân Việt Nam' với mục đích 'đánh cho Mỹ cút' để tiến tới làm cho 'Ngụy nhào', như cách ông trả lời BBC nhân dịp 40 năm Hòa đàm Paris.
Cựu đại sứ Việt Nam Công Hòa, ông Bùi Diễm, hiện định cư tại Hoa Kỳ phản bác một số ý kiến nói chính Chính quyền Sài Gòn đã 'vi phạm hiệp định'.
Người từng là quan sát viên do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định tại Hòa đàm Paris, ông Bùi Diễm nói với BBC vào tháng 1/2013:
"Nếu nói chính quyền ở miền Nam Việt Nam đã vi phạm hiệp định Ba-Lê là quá đáng là bởi vì sự thực ra những người ở miền Bắc đã chủ trương rõ rệt là để lại, mà họ đã làm được việc đó qua Hiệp định Ba-Lê, là giữ lại một số quân của họ ở trong miền Nam."
Còn nhà báo Harish Mehta, cựu phóng viên Đông Nam Á cho Busines Times (1987 - 2003) nêu ra đánh giá về vị thế của Sài Gòn sau Hòa đàm Paris:
"Hiệp định hòa bình tạo ra người thắng, kẻ thua rõ ràng. Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến và lấy lại tù binh. Hà Nội thôi bị đánh bom, nhưng ông Thiệu chẳng được gì. Tháng Sáu 1973, Quốc hội Mỹ thông qua luật ngay lập tức ngừng đánh bom Campuchia, và chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở Đông Dương,"
"Tháng 11 năm đó, Quốc hội Mỹ thông qua luật buộc tổng thống báo cho Quốc hội trong vòng 48 tiếng quyết định điều quân Mỹ trong chiến tranh, và triệt thoái trong vòng 60 ngày nếu không có phép của Quốc hội. Hai biện pháp này đã khiến Nixon không còn khả năng can thiệp ở Đông Dương."
"...Bị cô lập, chính thể Sài Gòn ở trên bờ vực sụp đổ kinh tế..."
"Sau chót, chiến lược kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở miền Bắc của Mỹ thất bại thảm hại, vì đa phần nông thôn miền Nam đã do cách mạng nắm giữ, và năm 1975 thì cả nước nằm dưới sự kiểm soát của người cộng sản."
Sử gia thiên tả người Canana, ông Gabriel Kolko đặt vấn đề:
"Đối với Tổng thống Hoa Kỳ, ông Richard Nixon, và cố vấn an ninh quốc gia của ông, ông Henry Kissinger, thì Hiệp định Paris đem lại cho họ thời gian mà họ hy vọng sẽ thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam bằng cách nói với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đang bắt đầu chia rẽ sâu sắc, rằng nếu họ không hợp tác với Hoa Kỳ bằng cách cắt viện trợ quân sự cho phe Cộng Sản Việt Nam, thì Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp tăng cường cho kẻ thù Cộng Sản của họ, và như vậy đe dọa sẽ dùng chính hai quốc gia cộng sản lớn này đối chọi lẫn vào nhau - được gọi là "đòn tay ba".
Nhưng Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Hà Nội cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng minh Mặt trận Dân tộc hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam đã 'rút kinh nghiệm' từ Hiệp định Geneve và 'chủ động hơn', cũng như không chịu tác động của các cường quốc.
Tuy nhiên sử gia Vũ Minh Giang, từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói 'các sự kiện có liên quan tới nhau' khi nói về các đợt không kích của không quân Mỹ trong quá trình hai bên đàm phán, kể cả tới sự kiện Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa một năm sau Hiệp định. Ông cũng cho rằng 'các nước lớn' đều có toan tính riêng của họ.
Giáo sư gốc Trung Quốc Lý Hiểu Binh từ Hoa Kỳ cho rằng trong giai đoạn 1968-1973 đã có sự dịch chuyển lớn trong quan hệ Trung - Xô và tác động của nó đến cuộc chiến tại Việt Nam khi đó và rộng hơn là Chiến tranh Lạnh.
Theo ông, giao ước Mỹ – Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai cường quốc là Liên Xô và Hoa Kỳ thời Chiến tranh Lạnh.
Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng, theo ý kiến ông Lý Hiểu Binh nói với BBC.
Ông cũng xác nhận rằng một năm sau Hòa đàm Paris ký kết, sau khi xảy ra trận Hải chiến Hoàng Sa (Tây Sa), các lãnh đạo quân sự Trung Quốc Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130118_paris_1973_today_views.shtml
"Đối với Tổng thống Hoa Kỳ, ông Richard Nixon, và cố vấn an ninh quốc gia của ông, ông Henry Kissinger, thì Hiệp định Paris đem lại cho họ thời gian mà họ hy vọng sẽ thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam bằng cách nói với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đang bắt đầu chia rẽ sâu sắc, rằng nếu họ không hợp tác với Hoa Kỳ bằng cách cắt viện trợ quân sự cho phe Cộng Sản Việt Nam, thì Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp tăng cường cho kẻ thù Cộng Sản của họ, và như vậy đe dọa sẽ dùng chính hai quốc gia cộng sản lớn này đối chọi lẫn vào nhau - được gọi là "đòn tay ba".
Nhưng Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Hà Nội cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng minh Mặt trận Dân tộc hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam đã 'rút kinh nghiệm' từ Hiệp định Geneve và 'chủ động hơn', cũng như không chịu tác động của các cường quốc.
Tuy nhiên sử gia Vũ Minh Giang, từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói 'các sự kiện có liên quan tới nhau' khi nói về các đợt không kích của không quân Mỹ trong quá trình hai bên đàm phán, kể cả tới sự kiện Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa một năm sau Hiệp định. Ông cũng cho rằng 'các nước lớn' đều có toan tính riêng của họ.
Giáo sư gốc Trung Quốc Lý Hiểu Binh từ Hoa Kỳ cho rằng trong giai đoạn 1968-1973 đã có sự dịch chuyển lớn trong quan hệ Trung - Xô và tác động của nó đến cuộc chiến tại Việt Nam khi đó và rộng hơn là Chiến tranh Lạnh.
Theo ông, giao ước Mỹ – Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai cường quốc là Liên Xô và Hoa Kỳ thời Chiến tranh Lạnh.
Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng, theo ý kiến ông Lý Hiểu Binh nói với BBC.
Ông cũng xác nhận rằng một năm sau Hòa đàm Paris ký kết, sau khi xảy ra trận Hải chiến Hoàng Sa (Tây Sa), các lãnh đạo quân sự Trung Quốc Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130118_paris_1973_today_views.shtml
Hòa đàm Paris: VN và các cường quốc
Trả lờiXóa"Hiệp định hòa bình tạo ra người thắng, kẻ thua rõ ràng. Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến và lấy lại tù binh. Hà Nội thôi bị đánh bom, nhưng ông Thiệu chẳng được gì. Tháng Sáu 1973, Quốc hội Mỹ thông qua luật ngay lập tức ngừng đánh bom Campuchia, và chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở Đông Dương,"
"...Bị cô lập, chính thể Sài Gòn ở trên bờ vực sụp đổ kinh tế..."
"Sau chót, chiến lược kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở miền Bắc của Mỹ thất bại thảm hại, vì đa phần nông thôn miền Nam đã do cách mạng nắm giữ, và năm 1975 thì cả nước nằm dưới sự kiểm soát của người cộng sản."