Chuyện thật ở thủ đô Hà Nội
Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé.
Niềm tin & quốc tịch
Chồng
chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc.
Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà,
rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng
ngay quả đó.
Một
hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.”
Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể
rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ,
bangCali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà
cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong
thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh
lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi
thì mua thêm ở Sing làm gì?”
Chị
bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay
tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn.
Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất
thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn đâu
cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút
là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay
quaSingapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái
siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng
không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu
không ngộ độc thì cũng ung thư.”
Chị
lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày
xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải
kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất
nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân
mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai
cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ
có chuyện gì... thì... bay hơn 1 tiếng đã đến Singapore.”
Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?
Tôi
tình thật hỏi tiếp luôn, “Vậy anh chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của
mình chứ? Đảng viên mà còn tính như thế thì dân đen như em phải làm sao?
Niềm tin đặt vào chỗ nào đây?” Chị đáp, “Chị có còn sinh hoạt đảng gì
nữa đâu, có cái thẻ thì giữ cho có để khỏi bị chúng hà hiếp. Ngó tới
thêm nhục! Còn ông ấy thì phải giữ vì còn phải làm việc trong bộ. Rồi
cũng tới lúc phải vất
thôi. Chị còn nghe thằng bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở nước ngoài các
chính phủ họ căng với đảng viên lắm. Thậm chí khi thi quốc tịch ở Mỹ nó
còn hỏi người ta khai ra có phải là đảng viên Phát-xít và Cộng sản hay
không, nếu có là phăng-teo luôn.”
Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải. Thường thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện gì thì làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.
Cái gì cũng “đéo”
Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?
Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải. Thường thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện gì thì làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.
Cái gì cũng “đéo”
Ngày
nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”,
mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ,
nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có
khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà
trường. Cái gì cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”. Giả
dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân
Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!
Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!
Xem
ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn
dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên,
không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8
tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như
muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng
chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà
nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành
lang chung cư, cho nó lành.
“Sĩ”
Ra đây
một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi
gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên
hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có
niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ
Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu không
khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói
ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh
tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình
chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho rằng
như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn
sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi
nhiều đời trước
Cao Thị Uyên
Khi niềm tin đã mất
“Tháng
giêng là tháng ăn chơi”, đó là chuyện đáng nói nhất ở VN vào lúc này.
Trong đó lễ hội ở khắp các đình chùa miếu mạo là những nét chính, một
phong tục từ ngàn xưa cha ông ta đã để lại. Nhưng không phải người dân
VN nào cũng có cơ hội được đi lễ hội. Cuộc sống vô cùng khó khăn chật
vật, hầu hết những người lao động chưa hết tết đã phải lao vào kiếm
sống. Chỉ những người dư giả chút đỉnh hoặc nhà khá giả, nhà giàu mới đủ
khả năng đi lễ hội. Một dòng người chảy xuôi ngược từ tỉnh này qua tỉnh
khác, từ Nam ra Bắc rồi lại từ Bắc vô Nam đến với lễ hội.
Theo
thống kê, hiện nay ở VN có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó phần lớn là lễ
hội dân gian. Có ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của số đông người dân.
Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng thu hút khách thập phương đến
với hội làng mình.
Ước
tính năm nay số người đi lễ hội tăng hơn nhiều so với mọi năm. Như số
khách đi chùa Hương năm nay so với năm 2012 tăng khoảng 8%, khoảng 1,5
triệu lượt và kéo dài tới 3 tháng. Còn rất nhiều các lễ hội khác số
khách cũng đều tăng đáng kể.
Vì sao số người đi lễ hội ngày càng nhiều?
Một sự
thật hiển nhiên là con người khi chẳng còn biết tin vào cái gì thì chỉ
còn biết gửi hết niềm tin vào những giấc mơ hư ảo. Từ tiền tài, bổng
lộc, bằng cấp, sức khỏe cho đến tình duyên, đều trông cậy vào “một phép
lạ nhiệm màu” từ trên trời rơi xuống. Mục đích vật chất, vị lợi, cầu xin
thánh thần phù hộ cho đủ thứ cần thiết thực dụng đã biến cửa đền chùa
thành một nơi phàm tục nhất. Nơi con người mong có thật nhiều lợi lộc mà
chẳng cần làm gì.
Tôi
cần phải xác định ngay đây không phải là vấn đề tín ngưỡng và cũng không
phải tất cả mọi người đến lễ hội đều có một mục đích như nhau. Cũng có
người đến lễ hội nhân dịp du xuân theo đúng ý nghĩa nhớ về nguồn cội
hoặc chỉ để vui chơi “xem cho biết”.
Nhưng
cũng có những người chen lấn, giành giật cành lộc, giẫm đạp xin ấn đền
Trần; trèo tường, chui cửa chùa Bái Đính; hay ăn xin, rải tiền, cướp
chiếu, xin nước thánh... đang khiến nhiều lễ hội không còn là lễ hội mà
là nơi người ta cố chen lấn để mua thần bán thánh. Bởi trong cuộc đời
thường họ đã quá vất vả cũng không thể nào khá hơn được nữa.
Bao
nhiêu lợi lộc trong cuộc sống thực tế đã bị đánh cắp hay đúng hơn bị ăn
cướp mất rồi. Từ thằng du côn, dân anh chị có số má đến anh có một tí
quyền lực cũng có thể vơ vét hết công việc kiếm ăn ngay từ trong ngõ hẹp
của người lương thiện. Vậy thần thánh tượng trưng cho quyền lực mơ hồ
hư ảo chính là nơi cho họ cái hy vọng cuối cùng.
Du khách nhét tiền thật vào bất cứ chỗ nào trên pho tượng Phật.
Còn
anh giàu muốn giữ của hay muốn giàu hơn, quan nhỏ muốn làm quan lớn. Đi
lễ chùa, cầu Trời khấn Phật chính là cái “điểm tựa” thứ hai của họ.
Ngoài đời có đàn anh, có phe nhóm che chắn, nhưng để “bảo đảm an toàn”
hơn, họ cần có thêm một điểm tựa tâm linh mà họ nghĩ rằng không ai có
thể phá đám được. Vì thế họ sẵn sàng lao vào các nghi thức trời ơi, các
trò mê tín giữa lễ hội, giành giựt bằng được dịp may hiếm có này. Họ sẵn
sàng nhét tiền thật, “tiền tươi” vào bất cứ chỗ nào trong pho tượng
Phật, cùng lắm thì nhét dưới cái bệ gạch Phật đang ngồi. Chẳng biết Phật
có thể xài tiền dương gian hay không, họ vẫn
cứ hối lộ. Dường như hối lộ đã biến thành một thói quen bởi lâu nay,
muốn làm bất cứ cái gì cũng phải có tiền đi trước. Không tiền thì đến
bệnh viện cũng chỉ nằm ngoài hành lang chứ đừng hòng cấp cứu. Thế nên
hối lộ thần thánh biến thành “chuyện tự nhiên như người Hà Nội”. Họ làm
với tất cả cái gọi là “lòng thành”, nhưng chính “lòng thành” dúi tiền
vào tay Phật đã phản bội giá trị đích thực của Thần Thánh.
Văn hóa dân tộc hay kinh doanh?
Lễ và
hội ở khắp các vùng quê xưa kia là đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh vui
chơi giải trí của dân cư sống bằng nông nghiệp là chính, theo thời vụ
mùa màng và gắn với đất đai tự nhiên. Vui chơi ngày xuân để đền bù suốt
12 tháng làm lụng vất vả. Cúng bái đầu năm là để nhớ ơn tổ tiện, nhớ
công đức người dựng làng, dựng nước nên mới có Bàn Thờ Tổ, có Thánh
Hoàng Làng, chứ không phải cứ có lễ hội Thánh Hoàng Làng mới được ăn
xôi, ăn “oản”. Tiếc rằng cái ý nghĩa đáng trân tọng đó đã bị người đời
nay phản bội. Một số nơi tổ chức lễ hội là để kiếm thêm tiền cho địa
phương hay cho chính các quan chức địa
phương. Rồi các con buôn ở khắp nơi cũng nhào đến lễ hội để kiếm ăn,
chặt chém, bói toán lừa bịp đủ kiểu, kể cả ăn cắp vặt. Người đi lễ hội
cứ ngay ngáy đề phòng đủ chuyện từ ăn uống, di chuyển đến mua sắm lễ và…
chuẩn bị “xung phong” vào nơi nào được coi là linh ứng nhất. Cho nên
không chỉ người tổ chức lễ hội phản bội cha ông mà nhiều du khách cũng
tham gia trò chơi này. Mượn danh nghĩa “Văn hóa dân tộc”, “Uống nước nhớ
nguồn”...nhiều nơi tổ chức lễ hội rầm rộ thật ra là để “kinh doanh” hơn
là “truyền thống” làm cho ý nghĩa thực của lễ hội dần dần bị mai một!
Ở đây tôi chỉ điểm lại vài lễ hội chính đã và đang diễn ra tại VN trong tháng giêng này.
Những cảnh chướng tai gai mắt ở lễ hội
Lễ hội
lớn nhất và lâu nhất, phải kể đến lễ hội chùa Hương. Đã từ nhiều năm lễ
hội này đã để lại nhiều điều tai tiếng. Từ sáng ngày15-2, đã có hàng
ngàn du khách từ khắp nơi đổ về dự lễ khai hội chùa Hương năm 2013. Ngay
trong sáng ngày khai hội, một số hình ảnh chưa được đẹp mắt vẫn còn tồn
tại như tình trạng ứ đọng gần như vô tổ chức tại khu vực cáp treo khiến
du khách chật vật chen lấn. Các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày
bán đủ các loại thịt động vật cho khách hành hương về đất Phật, trông
thật chướng mắt. Trong động Hương Tích; tiền lẻ, gạo, muối trắng bị rải ở
nhiều nơi.
Một
điểm đáng nói là hiện tượng các chủ đò “chặt chém” du khách đi đò trên
suối Yến đã giảm đáng kể. Một du khách phải trả 85.000 đồng (gồm 35.000
đồng tiền xuống đò, 50.000 đồng tiền vé thắng cảnh) thì người chèo đò
chỉ “xin” thêm 15.000 đồng gọi là “tiền bồi dưỡng” – một từ ngữ rất quen
ở VN. Tuy nhiên, rất đông du khách phàn nàn về việc bị các quán, hàng
ăn “chém đẹp”. Như một bát mì tôm trứng, hay một bát phở bò tái (thực
chất là thịt heo) có giá từ 55.000 - 60.000 đồng, một chai nước C2 cũng
có giá từ 15.000 - 18.000 đồng, một hột vịt lộn cũng có giá 15.000
đồng…Thật ra hiện tượng chặt chém trong những
ngày lễ tết đã trở thành một “thói quen” ở khắp nơi. Ngay như ở sân bay
Nội Bài - Hà Nội, giá cũng tăng vô tội vạ. Du khách đành “chịu trận”.
Khai ấn đền Trần, lễ hội của quan
Cách
đây năm bảy năm, hầu như người ta chỉ biết đến lễ khai ấn đền Trần,
nhưng nay thì huyện Hưng Hà, Thái Bình cũng phát ấn, rồi Yên Tử, Quảng
Ninh cũng đóng dấu khai ấn, và cả đền thờ ở tuốt Thanh Hóa cũng phát ấn
nhà Trần.
Xưa
kia lễ hội là việc của cộng đồng, người dân địa phương đến chơi hội,
cùng nhau tổ chức những trò chơi thú vị đầy tính cách dân gian, không
tốn kém như đu dây, ném vịt, bịt mắt đập nồi đất hoặc nam nữ ca hát đối
đáp chung vui. Nhưng nay chính quyền nhiều địa phương muốn nâng lễ hội
lên “tầm cao mới”, họ phân công cán bộ, lập ban tổ chức rồi cố gắng mời
thật nhiều quan chức, càng có vị trí cao càng tốt về dự lễ. Người ta
truyền tai nhau là nơi nào linh thiêng thì lãnh đạo mới về! Lãnh đạo
được đón tiếp rất long trọng, hầu hạ chu đáo.
Trước
khi lễ hội đền Trần diễn ra, ban tổ chức khẳng định sẽ trả lại lễ hội
cho cộng đồng, nhưng đáng tiếc, trong số 1.000 người được cấp thẻ vào
đền trong giờ thiêng, quan chức và người nhà chính quyền địa phương
chiếm nhiều nhất.
Các vị
lãnh đạo chính quyền cũng có tín ngưỡng, cũng có quyền được đi lễ.
Nhưng Lễ làng thì có dính dáng gì các quan chức nhà nước mà họ phải làm
đình đám. Nếu các quan muốn tham dự thì nên đến với tư cách cá nhân,
đừng lạm dụng quyền quan chức mà đến lễ hội để thể hiện mình, ăn nhậu
rồi lại bắt nghệ sĩ phục vụ. Điều này không thể chấp nhận được!
Trong
đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), không chỉ đua nhau ném tiền vào kiệu
rước, hàng ngàn người còn chen nhau chui vào đền, giành giật hoa và cành
lộc trên ban thờ mang ra ngoài khiến buổi lễ trở nên hỗn loạn.
Khi
đền Trần bắt đầu phát ấn, để có được một lá ấn, người dân phải trả ít
nhất 15.000 đồng và theo quy định mỗi người chỉ được mua 1 - 2 lá. Tuy
nhiên, những người vô tổ chức cũng nhiều không kém. Người ta không ngần
ngại trèo qua đầu người khác để xông vào đòi mua ấn trước.
Nhiều người chui vào mua tuồn ra cho “anh em” bên ngoài rồi lại chui vào mua tiếp.
Từ đó,
tình trạng lộn xộn liên tiếp diễn bởi trong số này có nhiều người vào
lấy ấn với mục đích ra cửa bán lại cho người ngại xếp hàng. Hàng ngàn
người cứ hùng hục xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật cơ hội mua
bằng được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức. Trong khi bổng lộc, may mắn
chưa thấy đâu, nhiều người bị xô ngã, mất trộm, rạch túi.
Những cảnh nhếc nhác ở lễ hội khác
Tương
tự, hàng ngàn người đổ về xin lộc bà Chúa Kho ngày đầu năm khiến nơi này
đông nghẹt. Đâu đâu cũng thấy những mâm lễ đầy ắp tiền, vàng mã ghi đầy
đủ tên tuổi, địa chỉ, sao chiếu mạng của chủ nhân. Cảnh khấn thuê, cò
mồi đốt vàng hương, lấy tiền công đức... vẫn diễn ra.
Dọc
đường dẫn vào đền bà Chúa Kho, người già, trẻ em, người khuyết tật nằm
bất động hay lê lết xin tiền du khách. Nhiều trẻ em bị ép buộc, lạm dụng
để kiếm tiền, trước sự bất lực của Ban quản lý di tích.
Tình
trạng lộn xộn, ý thức kém còn diễn ra ngay tại di tích Văn Miếu - Quốc
Tử Giám (Hà Nội). Mặc dù Ban quản lý di tích đã căng hàng rào không cho
khách sờ đầu rùa đội bia đá nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn cố tình bế con
qua hàng rào để vào sờ đầu rùa mong học giỏi. Con cứ việc chơi, chuyện
học hành đỗ đạt đã có Thánh lo!
Du
khách còn bắt chước, đua nhau ném tiền lẻ vào khu vực bia đá. Thậm chí,
nhiều người còn gấp nhỏ tiền nhét vào miệng rùa đá cầu may.
Với
mong muốn sinh con trai, hàng ngàn thanh niên đã đổ về huyện Tam Dương
(Vĩnh Phúc) để cướp chiếu trong lễ “đúc Bụt”. Nhiều người cướp được một
sợi chiếu cói cũng cảm thấy may mắn.
Còn
Hội làng Lim - Bắc Ninh, xưa nay vốn nổi tiếng về hát quan họ. Một thứ
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với các “liền anh liền chị chân quê”
trình diễn cho khách thập phương vui hội rất đặc sắc, không nơi nào có.
Nhưng năm nay lại có nhiều dư luận ì xèo về cách nhận tiền “boa” của
khách.
Bạn
NVM cho biết: Hành động của các “liền anh, liền chị” ở hội Lim giống như
mấy ca sĩ nghiệp dư phòng trà nhận tiền boa. Nếu có khác là ở các phòng
trà, khán giả có thể nhét tiền boa vào áo lót, khe ngực của ca sĩ. Còn
các “liền anh, liền chị” ở đây thì ngửa tay ra để nhận tiền.
Lễ hội ở Sài Gòn
Trở
lại với TP Sài Gòn, ngày 24-2, người Sài Gòn tấp nập đổ về các ngôi
chùa. Các ngôi chùa lớn như Giác Lâm (Q.Tân Bình), Vĩnh Nghiêm (Q.3), Xá
Lợi (Q.3),... từ sớm đã đông người lễ Phật, cầu an, cầu siêu, cầu lộc
năm mới.
Ngày
rằm, các vật phẩm cúng được bán với giá cao gấp ba lần ngày thường. Gặp
khách nơi xa đến, người bán cứ ấn đồ cúng vào tay khách bảo cứ vào chùa
cúng cho kịp giờ tốt rồi ra tính tiền, nhiều người cả tin mang vào cúng
xong khi trở ra bị tính tiền giá... trên trời. Bà Lê Thị Mành từ Bình
Dương đến núi Sam viếng chùa than vãn: “Chỉ chục ký gạo, chục ký muối
với hai ốp nhang, hai bó hoa mà bị chặt tới 2 triệu đồng”.
Dòng người chờ rước kiệu Bà đông nghẹt tại khu vực vòng xoay trung tâm TP Thủ Dầu Một- Bình Dương
Quanh
các ngôi chùa, có đội “cò” luôn bám theo khách gạ gẫm đến các am miếu
trên núi xem bói, mua chim thả phóng sinh, mua bùa chú, cúng giải hạn
cầu may. May chưa thấy đã thấy khá nhiều trường hợp bị kẻ gian móc túi,
lừa gạt...
Văn hóa hỏng mất rồi
- Đôc
giả Phạm Xuân Nguyên sau khi đi lễ hội chùa Hương về đã cay đắng thốt
lên: “Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh đền chùa, di tích trong những
ngày lễ hội: một bãi rác khổng lồ, một đống chen chúc, xô đẩy, một
phòng trưng bày lộ thiên tạp pí lù của tham vọng kỳ quặc của con người.
Đem bạc dán dắt đầy mình tượng là một trong những hành động khó chịu
điển hình nhất của lễ hội không chỉ xuân này.
Thịt động vật được bán tràn lan ở bến Thiên Trù tại chùa Hương
Đi hội
tội người, tội cả thánh thần tiên Phật, tội cả văn hóa tâm linh tinh
thần. Văn hóa lễ hội của chúng ta hỏng mất rồi. Nó hỏng trong cái hỏng
chung của văn hóa tinh thần của người Việt ta lâu nay. Bây giờ có ai đi
hội để ngắm nhìn thưởng lãm cái đẹp, cái hay của những di tích đình chùa
nữa đâu. Người ta cứ đi cứ đến cứ vái cứ cúng nhưng về hỏi là đi đâu,
nơi đó sự tích thế nào, kiến trúc ra sao, có gì hay gì đẹp thì lại chẳng
biết, chẳng thèm biết.
Tiếc
rằng hết năm này qua năm khác, vẫn không thấy chính quyền địa phương có
được các biện pháp quản lý cụ thể và hữu hiệu nào để ngăn chặn những
điều bát nháo cứ xảy ra ngang nhiên tại những nơi thiêng liêng của người
Việt!
Nhìn
những điều tồi tệ vẫn xảy ra ngay ở lễ hội chùa Hương và một số nơi khác
mà thấy buồn cho sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa và nếp sống của
nhiều người Việt ngày nay....”
Lễ hội
văn hóa bát nháo, nhạt nhòa bản sắc, còn lễ hội tâm linh thì lôm côm,
sặc mùi thực dụng. Tưởng đâu năm nay, vấn nạn này bớt được phần nào
nhưng lại có phần tồi tệ hơn. Mùa lễ hội vẫn còn tiếp tục diễn ra sôi
nổi đến hết “tháng ăn chơi” trên khắp cả nước.
Cần phải loại bỏ tổ chức phi văn hóa
Giẫm đạp lên nhau để mua ấn đến Trần
Để kết luận cho bài này, xin mượn lời bàn của một ông già có tên Yamaha
- “Hãy
loại bỏ vĩnh viễn những lễ hội khuyến khích văn hóa cướp giựt, không
khuyến khích con người cố tâm rèn tài luyện đức, chỉ mong muốn thu gặt
mà không bỏ công sức. Về nhân cách, những con người đó đang tự biến bản
thân mình thành một loại ăn mày, một loại cái bang.
Ở Mỹ,
hàng năm người ta tổ chức những lễ hội tôn vinh những cố gắng của con
người là chính. VN ta trong những năm qua tệ nạn cướp giật ngày càng
nhiều, các vụ tranh cướp khai thác trộm tài nguyên phát triển, tham
nhũng, giả dối, ngày càng có khuynh hướng tăng lên , cẩu tặc, đinh tặc,
mua quan bán chức, chạy băng cấp, chạy chức quyền và bao nhiêu chuyện tệ
hại khác gia tăng. Có lẽ xuất phát từ những mơ mộng mông lung, muốn
không làm mà có ăn như những lễ hội vay tiền bà chúa Kho, cướp ấn đền
Trần... mà ra. Theo tôi những nhà lãnh đạo hãy mạnh dạn dẹp bỏ những lễ
hội không văn hóa như thế. Tương lai một dân tộc không thể dựa vào sự
xin xỏ, sự cướp bóc hay mộng mơ đánh quả. Mà phải từ sự miệt mài phấn
đấu của từng cá nhân. Ngay cả tương lai một con người, một gia đình cũng
vậy. Đó là những hiện tượng báo trước sự suy vong của con người, gia
đình và đất nước. Cần phải quyết liệt ngăn chặn ngay. Cần phải kỷ luật
những người tổ chức các lễ hội phi văn hóa ấy”.
Ăn xin vây kín đền Củi - Hà Tĩnh. Đây là “đặc sản” ở bất kỳ lễ hội nào. Có nơi, một người ăn xin kiếm được tới cả triệu đồng mỗi ngày.
- Bạn Quang Hòa đưa ra kết luận gọn hơn:
“Mấy
ngày sau Tết, mỗi lẫn xem TV, tôi không hiểu vì sao thay vì cổ vũ cho
đồng bào cố gắng lao động sản xuất, dường như các phương tiện truyền
thông cố tình kéo Tết thật dài ra và quảng cáo ghê gớm cho lễ hội. Ngưới
ta cứ nói “đậm đà bản sắc dân tộc”. Tôi nói, muốn biết văn hóa nước ta
giờ đây nó bát nháo, xuống cấp như thế nào, cứ đến lễ hội mà xem”.
Chắc
chắn tôi không phải bình luận gì thêm khi niềm tin đã bị đánh cắp thì
tất cả cùng theo nhau xuống dốc. Nhưng cách đi tìm niềm tin đích thực
không phải là dựa vào người khác hoặc bất cứ một thế lực hư ảo nào,
không phải ngồi đó mà than vãn, chờ đợi trong mơ hồ mà phải do chính con
người tạo nên bằng chính nghị lực, sự kiên trì và dũng cảm của mình.
Văn Quang
01-3-2013
Nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/13d3e9493e77e03f
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét