NGHĨA TRANG BIÊN HOÀ 38 NĂM SAU :
Những Nén Hương Lịch Sử :
Đầu tháng 4, 1975 phái đoàn quốc hội Hoa kỳ qua thăm Việt Nam để ước lượng tình hình lần cuối.
Bộ tổng tham mưu VNCH đem vũ khí tối tân chiến lợi phẩm của cộng sản ra trưng bày. Chuẩn bị buổi thuyết trình qua đề tài yêu cầu quân viện. Đoàn xe của dân biểu Mỹ chạy ngang qua nhưng không ghé lại theo chương trình. Phái đoàn Mỹ cũng chạy ngang qua nghĩa trang Biên Hòa nhưng chẳng ai quan tâm hỏi han. Lên bộ tư lệnh quân đoàn III để hỏi tin tức chiến trường. Họ có ý lấy thành tích ra tận mặt trận nghe tiếng pháo của Bắc quân. Không kèn, không trống rồi các ông bà dân biểu về Mỹ, đó là lần sau cùng lập pháp Hoa Kỳ quay lưng lại Việt Nam.
Nhưng có 1 người dừng lại.
Đại tướng Frederick C. Weyand, nguyên tư lệnh quân lực Mỹ cuối cùng tại Việt Nam lúc đó là tham mưu trưởng lục quân. Ông được tổng thống Mỹ ủy nhiệm qua Việt Nam lượng định tình hình quân sự vào giờ chót. Trên đường thăm quân đoàn III, trực thăng của đại tướng đã bất ngờ đáp xuống nghĩa trang Biên Hòa. Cuộc viếng thăm hoàn toàn ngoài chương trình. Toàn thể liên đội chung sự lúc đó chỉ có 1 chuẩn úy Thủ Đức mới ra trường là sĩ quan trực.
Là giáo sư bị động viên, anh sĩ quan có đủ chữ nghĩa để hướng dẫn ông đại tướng từ Ngũ Giác Đài và phái đoàn đến thăm. Mộ sơn trắng là tử sĩ chết từ 1968. Mộ đắp đất có bia là chết từ 72, 73. Mộ chưa có bia là vừa hy sinh trong tháng qua. Mộ có cắm cờ là mới đem về. Thi hài các chiến binh Xuân Lộc thuộc sư đoàn 18 còn nằm trong nhà xác. Ông tướng hỏi tổng số bao nhiêu mộ. Thưa hơn 16 ngàn. Tiếp theo, anh chuẩn úy đã theo đúng nguyên tắc nên chỉ dẫn cho đại tướng làm theo thủ tục. Đưa đại tướng ra phần mộ chiến sĩ vô danh. Đưa hương cho ông tướng tưởng niệm. Đại tướng làm đúng theo lời hướng dẫn. Ông chắp tay rồi quỳ gối trước phần mộ và cắm hương. Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn III đứng yên lặng phía sau.
Đại tướng Weyand đã làm một cử chỉ đẹp nhất của người chiến binh Hoa Kỳ đối với tử sĩ Việt Nam vào ngày giờ sau cùng. Bắt tay anh chuẩn úy bằng cả 2 tay, đại tướng từ giã nghĩa trang quân đội VNCH. Anh phóng viên của AP chụp hình, nhiếp ảnh gia của Stars and Tripes đi theo đã quay được những thước phim vô cùng xúc động.
Đại tướng về Mỹ báo cáo tình hình cho tổng thống. Dù biết rằng bất khả nhưng ông vẫn ghi rằng muốn chặn đứng Bắc quân cần có ngay lời tuyên bố quyết liệt của Hoa Kỳ và B52. Nhưng chuyện nghĩa trang Biên Hòa ông giữ cho riêng ông. Lúc còn tại chức ở Việt Nam, tướng Weyand luôn luôn tin tưởng rằng nếu được yểm trợ đầy đủ về tinh thần và vật chất, QLVNCH sẽ chiến thắng. Chuyến đi Việt Nam lần cuối vào tháng 4-75, ông tướng thấy lòng tan nát. Ông đã mất tháng 2-2010, thọ 93 tuổi. Mong rằng sau này có người chiến binh Cộng Hòa ghé lại nghĩa trang quốc gia vùng Thái Bình Dương tại Honolulu, tìm mộ đại tướng và thắp một nén hương.
Những nén hương sau 75 :
Cuối tháng 4-75 cơn hồng thủy ập đến, chẳng còn ai quan tâm đến nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Đơn vị công binh phụ trách công trường nghĩa dũng đài vẫn tiếp tục công tác. Những tấm ciment cuối cùng đã đổ xong và kéo lên đỉnh ngọn kiếm. Anh lính công binh đứng trên đỉnh kiếm của Nghĩa dũng đài ngó về Saigon thấy trực thăng Mỹ lần lượt bốc người đi. Ngó ra xa lộ thấy quân dân từ Long Khánh tất tả rút về.
Bên dưới liên đội chung sự tràn ngập xác đưa về bằng các loại phương tiện. Cả dân lẫn quân, tất cả các binh chủng. Nhiều gia đình có thân nhân tự lo tẩm liệm, nhận quan tài và đào huyệt chôn cất lấy. Chiều 30 tháng tư qua ngày 1 tháng 5-1975 hàng trăm xác còn lại đã được chôn tập thể. Không còn nén hương nào dành cho người nằm dưới lòng đất quê hương. Phải đến đầu thập niên 80 các gia đình tại Việt Nam mới tìm lên thăm mộ. Có nhà cải táng về quê, có gia đình tu sửa tại chỗ.
Những nén hương thời sự :
Trong suốt 38 năm qua nghĩa trang Biên Hòa đã trải qua những giai đoạn hết sức đau thương nhưng đặc biệt là vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Mười năm đầu nghĩa trang bị tàn phá, phế bỏ và xâm lấn chung quanh trên các phần đất chưa có mộ và người ta vô tình chiếm dụng cả những nơi nhiều xác vô danh chôn tập thể bên dưới. Một đơn vị huấn luyện tân binh trồng cây và xây tường chung quanh để làm nơi tập lính. Vẫn còn có tử sĩ và mồ tập thể bên ngoài bức tường. Khi đơn vị rút đi, nghĩa trang được giao cho dân sự với tên mới là Bình An.
Tuy gọi là nghĩa địa nhân dân nhưng thực sự không có dân sự nào được chôn tại đây. Các công trình chung xuống cấp, hư hỏng và hoang phế. Đồng hương và chiến hữu về tảo mộ chui nên làm được đến đâu hay đến đó. Chính quyền địa phương quản trị nghĩa trang không có lệnh chính thức từ trung ương nên quyết định rất tùy tiện.
Cho đến cuối tháng 2 vừa qua, những hình ảnh phổ biến đã cho những tin tức mới về một nghĩa trang xưa đầy kỷ niệm.
Mục tiêu đơn giản :
Năm 1975 chúng ta mất cả miền Nam. 50 thành phố, thủ đô Saigon, bộ tổng tham mưu và dinh tổng thống. Riêng nghĩa trang quân đội dường như 16 ngàn chiến hữu vẫn nằm yên dưới lòng đất. Các công trình kiến trúc tuy hoang phế và chịu đầy thương tích nhưng vẫn còn đó.
Bây giờ 38 năm sau, ông cựu thiếu tá thiết giáp QLVNCH 72 tuổi, quê Bến Tre, nguyên chỉ huy trưởng trung tâm hành quân tiểu khu Châu Đốc, tóc bạc, quần áo chững chạc, phong thái điềm đạm lại là người dướng dẫn cho các viên chức cao cấp cộng sản Việt Nam và tư bản Hoa Kỳ viếng thăm nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Chúng ta không thể có được hình ảnh như vậy từ 10, 20 hay 30 năm trước.
Khỏi phải đoán già đoán non, chẳng phải nghe cộng sản nói hay nhìn cộng sản làm. Ai cũng biết với Hà Nội đây là thủ đoạn chính trị. Cộng sản bày tỏ tinh thần hòa giải muộn màng qua hình ảnh nghĩa trang. Phía Hoa Kỳ dù có thiện chí nhân đạo nhưng cũng có nhu cầu ngoại giao. Phía chúng ta đơn thuần là tình chiến hữu. Ông già Bến Tre Nguyễn Đạc Thành chỉ có mục đích lo cho xác anh em, lo chỗ anh em ta nằm được sạch sẽ. Tìm cách đưa anh em dưới mộ tập thể vùi dập bên ngoài vào bên trong gần kề các chiến hữu. Ngày xưa đất nghĩa trang trên 120 mẫu, 16 ngàn tử sĩ an táng trên lưng con ong theo vòng cung từ tâm điểm Nghĩa dũng Đài ra phía ngoài.
Năm 75 quân dân chánh phe cộng sản mặc sức chiếm ngụ chung quanh phần đất chưa xử dụng. Nhìn vào bản đồ không ảnh, ta thấy việc chiếm đóng vô tội vạ lấn cả vào khu có mộ chính thức cũng như khu mồ tập thể. Bức tường xây quanh hiện chỉ còn 60 mẫu. Biết rõ chuyện xẩy ra như thế, không tìm cách cấp cứu, các công trình xây cất quy mô bên ngoài sẽ đè lên xương cốt chiến hữu, làm ngơ sao đành?
Chuyện tao, tao tính :
Ở San Jose có một góa phụ của tù cải tạo, quê Cần Thơ. Bà tả lại chuyện ra Bắc thăm chồng. Dẫn các con nhỏ dưới trời mưa tầm tã đứng bên hai bờ rào nhìn thấy chồng trong trại đau ốm gần chết. Cộng sản không cho thăm. Hai bên rào cùng khóc dưới trời mưa. Người tù miền Nam biết đây là lần cuối nên ra dấu cho vợ tìm đường nuôi con. Bà vợ ông trung tá vùng 4 nói rằng:
_ " Tụi cộng sản này vô nhân đạo, không có lương tri, không nói được. Việc mày mày tính, việc tao tao tính "
Bà về lại Sài Gòn đóng tàu đem con vượt biển. Sau khi định cư ở Mỹ, bà trở về tìm xác chồng ở miền Bắc đem chôn tại miền Nam.
Việc mày mày tính, việc tao tao tính. Đó chính là con đường đấu tranh của chúng ta đối với chiến dịch nghĩa trang Biên Hòa.
Sau 38 năm tảo mộ chui, 16 ngàn chiến sĩ nằm trong lòng đất lại bị bưng bít không có khói hương tưởng niệm. Nay là lúc nghĩa trang Biên Hòa phải đưa ra ánh sáng. Giữa thanh thiên bạch nhật, hình ảnh nghĩa trang phải được thân nhân biết đến, 80 triệu dân trong nước biết đến. Đồng minh Hoa Kỳ phải biết đến. Toàn thể đồng bào hải ngoại phải biết đến. Và sau cùng chính quyền cộng sản phải biết đến
— cùng với Hoàng Nhật Thơ, Van Thieu Nguyen, Quang Duy Hà và 44 người khácNhững Nén Hương Lịch Sử :
Đầu tháng 4, 1975 phái đoàn quốc hội Hoa kỳ qua thăm Việt Nam để ước lượng tình hình lần cuối.
Bộ tổng tham mưu VNCH đem vũ khí tối tân chiến lợi phẩm của cộng sản ra trưng bày. Chuẩn bị buổi thuyết trình qua đề tài yêu cầu quân viện. Đoàn xe của dân biểu Mỹ chạy ngang qua nhưng không ghé lại theo chương trình. Phái đoàn Mỹ cũng chạy ngang qua nghĩa trang Biên Hòa nhưng chẳng ai quan tâm hỏi han. Lên bộ tư lệnh quân đoàn III để hỏi tin tức chiến trường. Họ có ý lấy thành tích ra tận mặt trận nghe tiếng pháo của Bắc quân. Không kèn, không trống rồi các ông bà dân biểu về Mỹ, đó là lần sau cùng lập pháp Hoa Kỳ quay lưng lại Việt Nam.
Nhưng có 1 người dừng lại.
Đại tướng Frederick C. Weyand, nguyên tư lệnh quân lực Mỹ cuối cùng tại Việt Nam lúc đó là tham mưu trưởng lục quân. Ông được tổng thống Mỹ ủy nhiệm qua Việt Nam lượng định tình hình quân sự vào giờ chót. Trên đường thăm quân đoàn III, trực thăng của đại tướng đã bất ngờ đáp xuống nghĩa trang Biên Hòa. Cuộc viếng thăm hoàn toàn ngoài chương trình. Toàn thể liên đội chung sự lúc đó chỉ có 1 chuẩn úy Thủ Đức mới ra trường là sĩ quan trực.
Là giáo sư bị động viên, anh sĩ quan có đủ chữ nghĩa để hướng dẫn ông đại tướng từ Ngũ Giác Đài và phái đoàn đến thăm. Mộ sơn trắng là tử sĩ chết từ 1968. Mộ đắp đất có bia là chết từ 72, 73. Mộ chưa có bia là vừa hy sinh trong tháng qua. Mộ có cắm cờ là mới đem về. Thi hài các chiến binh Xuân Lộc thuộc sư đoàn 18 còn nằm trong nhà xác. Ông tướng hỏi tổng số bao nhiêu mộ. Thưa hơn 16 ngàn. Tiếp theo, anh chuẩn úy đã theo đúng nguyên tắc nên chỉ dẫn cho đại tướng làm theo thủ tục. Đưa đại tướng ra phần mộ chiến sĩ vô danh. Đưa hương cho ông tướng tưởng niệm. Đại tướng làm đúng theo lời hướng dẫn. Ông chắp tay rồi quỳ gối trước phần mộ và cắm hương. Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn III đứng yên lặng phía sau.
Đại tướng Weyand đã làm một cử chỉ đẹp nhất của người chiến binh Hoa Kỳ đối với tử sĩ Việt Nam vào ngày giờ sau cùng. Bắt tay anh chuẩn úy bằng cả 2 tay, đại tướng từ giã nghĩa trang quân đội VNCH. Anh phóng viên của AP chụp hình, nhiếp ảnh gia của Stars and Tripes đi theo đã quay được những thước phim vô cùng xúc động.
Đại tướng về Mỹ báo cáo tình hình cho tổng thống. Dù biết rằng bất khả nhưng ông vẫn ghi rằng muốn chặn đứng Bắc quân cần có ngay lời tuyên bố quyết liệt của Hoa Kỳ và B52. Nhưng chuyện nghĩa trang Biên Hòa ông giữ cho riêng ông. Lúc còn tại chức ở Việt Nam, tướng Weyand luôn luôn tin tưởng rằng nếu được yểm trợ đầy đủ về tinh thần và vật chất, QLVNCH sẽ chiến thắng. Chuyến đi Việt Nam lần cuối vào tháng 4-75, ông tướng thấy lòng tan nát. Ông đã mất tháng 2-2010, thọ 93 tuổi. Mong rằng sau này có người chiến binh Cộng Hòa ghé lại nghĩa trang quốc gia vùng Thái Bình Dương tại Honolulu, tìm mộ đại tướng và thắp một nén hương.
Những nén hương sau 75 :
Cuối tháng 4-75 cơn hồng thủy ập đến, chẳng còn ai quan tâm đến nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Đơn vị công binh phụ trách công trường nghĩa dũng đài vẫn tiếp tục công tác. Những tấm ciment cuối cùng đã đổ xong và kéo lên đỉnh ngọn kiếm. Anh lính công binh đứng trên đỉnh kiếm của Nghĩa dũng đài ngó về Saigon thấy trực thăng Mỹ lần lượt bốc người đi. Ngó ra xa lộ thấy quân dân từ Long Khánh tất tả rút về.
Bên dưới liên đội chung sự tràn ngập xác đưa về bằng các loại phương tiện. Cả dân lẫn quân, tất cả các binh chủng. Nhiều gia đình có thân nhân tự lo tẩm liệm, nhận quan tài và đào huyệt chôn cất lấy. Chiều 30 tháng tư qua ngày 1 tháng 5-1975 hàng trăm xác còn lại đã được chôn tập thể. Không còn nén hương nào dành cho người nằm dưới lòng đất quê hương. Phải đến đầu thập niên 80 các gia đình tại Việt Nam mới tìm lên thăm mộ. Có nhà cải táng về quê, có gia đình tu sửa tại chỗ.
Những nén hương thời sự :
Trong suốt 38 năm qua nghĩa trang Biên Hòa đã trải qua những giai đoạn hết sức đau thương nhưng đặc biệt là vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Mười năm đầu nghĩa trang bị tàn phá, phế bỏ và xâm lấn chung quanh trên các phần đất chưa có mộ và người ta vô tình chiếm dụng cả những nơi nhiều xác vô danh chôn tập thể bên dưới. Một đơn vị huấn luyện tân binh trồng cây và xây tường chung quanh để làm nơi tập lính. Vẫn còn có tử sĩ và mồ tập thể bên ngoài bức tường. Khi đơn vị rút đi, nghĩa trang được giao cho dân sự với tên mới là Bình An.
Tuy gọi là nghĩa địa nhân dân nhưng thực sự không có dân sự nào được chôn tại đây. Các công trình chung xuống cấp, hư hỏng và hoang phế. Đồng hương và chiến hữu về tảo mộ chui nên làm được đến đâu hay đến đó. Chính quyền địa phương quản trị nghĩa trang không có lệnh chính thức từ trung ương nên quyết định rất tùy tiện.
Cho đến cuối tháng 2 vừa qua, những hình ảnh phổ biến đã cho những tin tức mới về một nghĩa trang xưa đầy kỷ niệm.
Mục tiêu đơn giản :
Năm 1975 chúng ta mất cả miền Nam. 50 thành phố, thủ đô Saigon, bộ tổng tham mưu và dinh tổng thống. Riêng nghĩa trang quân đội dường như 16 ngàn chiến hữu vẫn nằm yên dưới lòng đất. Các công trình kiến trúc tuy hoang phế và chịu đầy thương tích nhưng vẫn còn đó.
Bây giờ 38 năm sau, ông cựu thiếu tá thiết giáp QLVNCH 72 tuổi, quê Bến Tre, nguyên chỉ huy trưởng trung tâm hành quân tiểu khu Châu Đốc, tóc bạc, quần áo chững chạc, phong thái điềm đạm lại là người dướng dẫn cho các viên chức cao cấp cộng sản Việt Nam và tư bản Hoa Kỳ viếng thăm nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Chúng ta không thể có được hình ảnh như vậy từ 10, 20 hay 30 năm trước.
Khỏi phải đoán già đoán non, chẳng phải nghe cộng sản nói hay nhìn cộng sản làm. Ai cũng biết với Hà Nội đây là thủ đoạn chính trị. Cộng sản bày tỏ tinh thần hòa giải muộn màng qua hình ảnh nghĩa trang. Phía Hoa Kỳ dù có thiện chí nhân đạo nhưng cũng có nhu cầu ngoại giao. Phía chúng ta đơn thuần là tình chiến hữu. Ông già Bến Tre Nguyễn Đạc Thành chỉ có mục đích lo cho xác anh em, lo chỗ anh em ta nằm được sạch sẽ. Tìm cách đưa anh em dưới mộ tập thể vùi dập bên ngoài vào bên trong gần kề các chiến hữu. Ngày xưa đất nghĩa trang trên 120 mẫu, 16 ngàn tử sĩ an táng trên lưng con ong theo vòng cung từ tâm điểm Nghĩa dũng Đài ra phía ngoài.
Năm 75 quân dân chánh phe cộng sản mặc sức chiếm ngụ chung quanh phần đất chưa xử dụng. Nhìn vào bản đồ không ảnh, ta thấy việc chiếm đóng vô tội vạ lấn cả vào khu có mộ chính thức cũng như khu mồ tập thể. Bức tường xây quanh hiện chỉ còn 60 mẫu. Biết rõ chuyện xẩy ra như thế, không tìm cách cấp cứu, các công trình xây cất quy mô bên ngoài sẽ đè lên xương cốt chiến hữu, làm ngơ sao đành?
Chuyện tao, tao tính :
Ở San Jose có một góa phụ của tù cải tạo, quê Cần Thơ. Bà tả lại chuyện ra Bắc thăm chồng. Dẫn các con nhỏ dưới trời mưa tầm tã đứng bên hai bờ rào nhìn thấy chồng trong trại đau ốm gần chết. Cộng sản không cho thăm. Hai bên rào cùng khóc dưới trời mưa. Người tù miền Nam biết đây là lần cuối nên ra dấu cho vợ tìm đường nuôi con. Bà vợ ông trung tá vùng 4 nói rằng:
_ " Tụi cộng sản này vô nhân đạo, không có lương tri, không nói được. Việc mày mày tính, việc tao tao tính "
Bà về lại Sài Gòn đóng tàu đem con vượt biển. Sau khi định cư ở Mỹ, bà trở về tìm xác chồng ở miền Bắc đem chôn tại miền Nam.
Việc mày mày tính, việc tao tao tính. Đó chính là con đường đấu tranh của chúng ta đối với chiến dịch nghĩa trang Biên Hòa.
Sau 38 năm tảo mộ chui, 16 ngàn chiến sĩ nằm trong lòng đất lại bị bưng bít không có khói hương tưởng niệm. Nay là lúc nghĩa trang Biên Hòa phải đưa ra ánh sáng. Giữa thanh thiên bạch nhật, hình ảnh nghĩa trang phải được thân nhân biết đến, 80 triệu dân trong nước biết đến. Đồng minh Hoa Kỳ phải biết đến. Toàn thể đồng bào hải ngoại phải biết đến. Và sau cùng chính quyền cộng sản phải biết đến
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=511336415640803&set=a.483314618442983.1073741894.100002933470057&type=1&theater
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét