Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Hiệp định Paris: Cú lừa có thưởng

Hiệp định Paris: Cú lừa có thưởng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Ông Alfred Nobel ở bên kia thế giới có động... (não) mả gì không, khi nhìn hai tên đại bịp Kissinger và Thọ được hậu duệ Na Uy của ông trao cho cái giải thưởng Nobel Hòa Bình, tiếng Việt trong sáng gọi là “giải thưởng Con Cu”?
Thọ của Bắc Việt cộng sản bịp cả loài người thế giới kể cả Vatican, trừ Mỹ biết nó bịp nhưng làm bộ giả điếc để “rút lui trong danh dự”. 
Nhìn thấy Thọ đặt bút ký vào bản Hiệp định Paris để “chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình”, người “nhân chi sơ vốn bản thiện” có ai lại không thán phục tay đồ tể buông dao. Nhưng người ta thực tình không thấy, hay thấy mà lờ đi việc Thọ không chịu rút quân xâm nhập từ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Thọ ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam Cộng hòa, trong khi Hiệp định có điều khoản “phải rút hết quân ngoại nhập khỏi Miền Nam”.
Hành động đó là gì nếu không phải là ý đồ “si vis bellum, para pacem”; thay vì thiên hạ “muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh- Si vis pacem, para bellum”, Thọ lại muốn chiến tranh thôn tính nước VNCH, phải giả đò ký hiệp ước hòa bình.
Đó là Thọ, được phân nửa giải Con Cu Nobel năm 1973.
Còn phân nửa Con Cu kia dành cho Kissinger, người Việt miền Nam gọi là Kít. Tên bịp này ỷ gốc mình là Do Thái chăng, nên đã tưởng dư cốt cách ma mãnh ăn trùm thiên hạ, hí hửng mang cái bản Hiệp định “nháp” viết bằng tiếng Anh cho Tổng thống VNCH ký, đã không ngờ bị ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ cho con lừa nằm chình ình trong đó.” Hãy đưa cho tôi bản tiếng Việt”, Kít bị lộ tẩy ú ớ câu giờ; cuối cùng phải phòi ra. Bị bắt quả tang, con lừa Kít bầm gan rời Sài Gòn (13 Comments).
Kít không bị lừa, vì Kít thừa biết VNCH sẽ mất vào tay CSBV nên đã cam kết với Chu Ân Lai, đại khái “Miền Nam sau này cho dẫu thế nào, Mỹ sẽ không can thiệp”.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cả nước VNCH lâm vào cảnh thân cô thế cô không biết làm sao hơn trước sức ép của Cáo cùng Chiên (Vatican), buộc lòng phải ký vào “bản án tử hình” cho chính mình, nhưng chỉ chịu ký với điều kiện Mỹ sẽ trở lại can thiệp khi Miền Nam bị xâm lăng; TT Mỹ Nixon mà Kít làm cố vấn đã cam kết với TT Thiệu bằng... mấy lá thư!
Thế là Hiệp định Paris nhằm “vãn hồi hoàn bình” tại VN đã được ký giữa 4 bên với những hứa hẹn bằng giấy trắng mực đen đã được 40 năm.
Bốn mươi năm qua, trước việc vi phạm trắng trợn cái gọi là “Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh vãn hồi hòa bình cho Miền Nam Việt Nam” của CSBV, sự dửng dưng vô can của “đồng minh” Mỹ, thái độ vô can của thế giới với một quốc gia nạn nhân của sự phản bội và bỏ rơi là VNCH, và trước biết bao tài liệu mật được giải mã, chẳng hạn như mới đây Trung tướng Vernon Walters, người từng tham dự các cuộc hòa đàm giữa Kít và Thọ đã kể lại lời Thọ với Kít trong một mật đàm với ý định của Thọ về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: 
"Các ông biết nên làm cái gì... phải trừ khử hắn." 
Kissinger hỏi lại: "Ý ông muốn nói chúng tôi phải giết ông ta?" 
Và Lê Đức Thọ đáp: "Đúng, nhưng các ông không viết ra trong hiệp ước"
Ai mà không tội nghiệp, xót xa thay cho ông Alfred Nobel nơi chín suối. Ông đâu ngờ được giải thưởng quý giá của ông đặt ra với hoài bão xây dựng hòa bình thế giới lại lọt vào tay một tên đồ tể chiến tranh là Lê Đức Thọ, và tên kia là tên đại bịp, lái buôn chính trị Henry Kissinger.
Chia sẻ bài viết:

Mỹ Nhờ Cậy Vatican Những Gì Trong Chiến Tranh Việt Nam - Trần Viết Ðại Hưng

Tuần rồi chính phủ Hoa Kỳ vừa cho công bố những tài liệu mật có liên quan đến chuyện chính phủ Hoa Kỳ có nhờ cậy Vatican một số chuyện trong chiến tranh Việt Nam. Trong đó Hoa Kỳ chủ yếu nhờ Vatican làm trung gian để chấm dứt cuộc xung đột ở Việt Nam, nhất là ở vào giai đoạn Hoa Kỳ bắt đầu cảm thấy mất máu và mệt mỏi nhiều vì cuộc chiến Việt Nam dưới thời Tổng thống Johnson ở thập niên 1960.
Khi phải đối diện với những sự bất mãn và tức giận của dân chúng Mỹ ngày càng lớn mạnh về vai trò can thiệp ngày càng tăng của chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc chiến ở Việt Nam, cựu Tổng
thống Lyndon Johnson đã liên tiếp nhiều lần tìm kiếm sự giúp đỡ từ tòa thánh Vatican để mong Vatican làm trung gian điều đình cho cuộc xung đột giữa Mỹ và Miền Bắc. Những tài liệu mật được công bố trong tuần lễ này đã nói lên điều đó.
Dù thiếu sự quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Vatican, trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1968, Tổng thống Johnson đã hai lần gặp gỡ Giáo Hoàng Paul 6, đã gửi cho ngài ít nhất 3 lá thư riêng và sai phái nhiều phái đoàn Mỹ đi Vatican, trong đó bao gồm cả vị Phó tổng thống, để vận động và khuyến khích Giáo Hoàng ra tay can thiệp tích cực vào chuyện chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam.
Những lá thư này, bao gồm những công hàm ngoại giao và văn thư lưu trữ, được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho công bố ra trong tuần này, đã tô vẽ nên một hình ảnh tuyệt vọng của chính phủ
Mỹ nhắm đến chuyện tranh thủ quyền uy đạo đức của Giáo Hoàng trong nỗ lực muốn chấm dứt cuộc xung đột ngày càng sâu đậm.
Johnson yêu cầu Giáo Hoàng công khai lên án Miền Bắc Việt Nam, mong can thiệp của Vatican với Hà Nội về chuyện đối xử với những tù binh chiến tranh Hoa Kỳ và vận động những chức
sắc Thiên chúa giáo ở Sài Gòn để mở ra một cuộc đối thoại với những người có cảm tình với Cộng sản ở Nam Việt Nam.
Giáo Hoàng Paul 6 vốn là một người chống Cộng quyết liệt trên bề diện bên ngoài, nhưng bên trong ngài thông cảm với vị trí hiện tại cũng như những mục đích của Tổng thống Johnson ở Việt Nam nên ngài công khai lên tiếng kêu gọi hòa bình và đối thoại, và có vẻ như ngài sẵn sàng làm bất cứ gì có thể làm được để giúp cho sự kết thúc cuộc
xung đột một cách chắc chắn, và ngài đã tính đến chuyện tổ chức lễ Giáng Sinh ở Sài Gòn vào năm 1968.
Tuy ủng hộ Tổng thống Johnson nhưng ngài muốn giữ một bộ mặt khách quan và không muốn bị coi như người ủng hộ cuộc chiến, đặc biệt đối với chuyện Mỹ ném bom ở Miền Bắc. Những
tài liệu được công bố ra vừa rồi đã cho thấy rõ điều đó.
Ước muốn của Giáo Hoàng Paul 6 về nền hòa bình được phản ảnh rõ trong văn thư của Vatican gửi cho tòa Ðại sứ Mỹ ở Rome và điều đó đã làm cho Tổng thống Johnson vui sướng muốn liên
lạc với Giáo Hoàng.
Bức văn thư nói rõ, "Ðức Thánh Cha quan tâm lo lắng nhiều đến những sự phát triển ở Ðông Nam
Á. Ngài hiểu được sức nặng cũng như sự tế nhị của hoàn cảnh và quan tâm sâu xa cũng như e ngại nó sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện."
Tám tháng sau, Johnson và Giáo Hoàng gặp nhau tại văn phòng tổng thống nằm trong khách sạn Waldorf-Astoria ở New York. Ðây là nơi mà họ thảo luận lần đầu tiên thảo luận về "chuyện tìm kiếm hòa bình."
Vào tháng 5 năm 1966, trong khi gặp Giáo Hoàng, Ðại sứ Mỹ ở Việt Nam là Henry Cabot Lodge giải thích cho Giáo Hoàng nghe về chính sách của Washington về Việt Nam và sự tiến thoái lưỡng nan của Mỹ trong khi đàm phán với Miền Bắc. Ðại sứ Lodge phê phán Miền Bắc không thích gì đến chuyện đàm phán để giảm bớt sự thù địch căng thẳng.
Ðại sứ Lodge cho biết Giáo Hoàng quan tâm đến chuyện không có sự liên lạc giữa hai bên, ngài có vẻ hiểu " vấn đề thật sự là Hà Nội thiếu sự ước mong muốn có hòa bình hơn là chuyện không có đường dây liên lạc."
Johnson phấn khởi ra mặt nên trong tháng 7, ông viết thư cho Giáo Hoàng nói lên sự bực bội của ông về chuyện khước từ, cự tuyệt của Miền Bắc đối với sự đề nghị đàm phán của Mỹ. Tổng thống Johnson than vãn trong thư như thế này, "Những cố gắng của chúng tôi cho đến hôm nay đều không có kết quả."
Vào tháng 11, Johnson lại viết thư cho Giáo Hoàng nói rõ sự miễn cưỡng của Washington để có thể chấp nhận lời đề nghị của phía Bắc Việt Nam trong chuyện ngưng bắn vào dịp lễ Giáng
Sinh.
Bức thư có đoạn viết, "Tôi cảm thấy rằng... thật là điều tốt đẹp hơn cho mục đích của nền hòa
bình thế giới khi Mỹ có thể thông báo rằng Mỹ sẽ chấp nhận chuyện ngưng bắn nhân lễ Giáng Sinh như là một sự đáp ứng lời yêu cầu của Ðức thánh cha."
Vào đầu năm 1967, có lẽ như thông cảm nhiều với sự bất mãn của Tổng thống Johnson nên khi gặp Phó tổng thống Hubert Humphrey tại Florence, Giáo Hoàng Paul 6 đưa ra những lời đề nghị về cách thức làm thế nào để cải tiến bộ mặt của Mỹ ở Việt Nam và liên tiếp lập lại ý muốn của ngài là muốn tự nguyện làm nhiều chuyện cho Mỹ. Phó tổng thống Humprey sau này có kể lại như vậy.
Giáo Hoàng đề nghị là nên dùng những viên chức Miền Nam như là những phát ngôn viên quân sự thay vì dùng người Mỹ vì một người bình thường nhìn vào sẽ cho rằng " người Mỹ to lớn, mạnh mẽ là loại người độc ác và tàn nhẫn" với sự hiện diện đông đảo của người Mỹ trong quần chúng ở Sài Gòn. Humprey sau này đã viết lên điều đó.
Một thời gian ngắn trước lễ Giáng Sinh 1967, khi Tổng thống Johnson trở về Mỹ từ Úc, ông đã dừng chân ở Vatican để gặp gỡ Giáo Hoàng Paul 6 lần thứ hai.
Một lần nữa, Giáo Hoàng minh định sự ủng hộ của ngài đối với những mục đích của Hoa Kỳ trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của thế đứng trung lập của ngài, nhưng đồng thời ngài cũng
cảnh cáo Tổng thống Johnson là những chính sách của ông có nhiều rủi ro dẫn đến chuyện thất bại.
Giáo Hoàng nói, "Tôi phải tách rời vị trí của tôi với ông dù tôi rất hiểu ước mong tốt đẹp cũng như những hy vọng đẹp đẽ của ông." Tài liệu ghi lại cuộc đối thoại này mới công bố cho biết như thế.
"Tôi muốn xác định sự ủng hộ vững chắc của sự đồng ý của tôi với những ý hướng tốt lành của ông nhưng ông phải hiểu rằng tôi không bao giờ có thể đồng ý với chuyện chiến tranh," Giáo Hoàng nói như vậy với Tổng thống Johnson và hỏi ý kiến ông Johnson về chuyện ngài có thể nói với chế độ Hà Nội đang được Liên Xô bảo trợ
rằng Washington thật sự muốn hòa bình.
Johnson yêu cầu được giúp đỡ về một chiến thuật mới để khuyến khích Sài Gòn nói chuyện với những người thân cộng ở Miền Nam, với nỗ lực nhằm cắt đứt Hà Nội ra khỏi cuộc chiến, và rồi Giáo Hoàng nhận lời đáp ứng bằng cách gửi một đại diện để hỏi phía Bắc Việt Nam hãy tôn trọng những thỏa hiệp quốc tế về chuyện đối xử tù nhân Mỹ đang bị Bắc Việt giam giữ.
Giáo Hoàng Paul 6 còn nói thêm là ngài sẽ vận động những cấp lãnh đạo Thiên chúa giáo ở Sài Gòn để có được một cuộc đối thoại.
Vào đầu năm 1968, Johnson thông báo là ông không muốn tái tranh cử cho chức vụ Tổng thống nữa và cuộc xung đột Việt Nam bước sang một khúc rẽ mới tệ hại hơn cho Mỹ khi có sự thâm nhập của quân nổi dậy Cộng sản vào tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn trong cuộc chiến Tết Mậu Thân.
Trận chiến Mậu Thân đã phần nào dẫn đến chuyện khai mở Hòa Ðàm Paris vào tháng 5, nhưng Washington vẫn hướng đến Giáo Hoàng để tìm kiếm sự giúp đỡ trong chuyện muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Giáo Hoàng Paul 6 hy vọng được đi thăm viếng cả Miền Bắc và Nam vào tháng 12 năm 1968 coi như bị dập tắt bởi sự từ khước của Hà Nội trước lời yêu cầu đi thăm của Giáo Hoàng, do đó dẫn đến chuyện hủy bỏ chuyến đi thăm viếng của Ðức thánh cha trong vị thế trung lập.
Vào cuối tháng 8, khi cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ giữa hai ứng cử viên Humprey và Richard Nixon đến hồi gay cấn nhất, những người phụ tá của Tổng thống Johnson quyết định bỏ đi vai trò dàn xếp của tòa thánh Vatican vì e ngại chuyện này sẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến những cuộc đàm phán ở Paris.
Chính vì nhận lời của Mỹ để làm trung gian liên lạc với Cộng Sản Bắc Việt nên Giáo Hoàng Paul 6 đã có những hành động thân thiện với Bắc Việt và những hành động này làm những người chống Cộng bất bình và khó chịu. Khi đi thăm viếng Á Châu trong thời gian này, Giáo Hoàng Paul 6 đã không đến Việt Nam và Ðài Loan là hai quốc gia chống Cộng, có điều đau đớn hơn nữa là Việt Nam có tỷ lệ giáo dân Thiên chúa giáo đông thứ
nhì ở Châu Á, chỉ sau Phi luật Tân. Thêm vào đó, Giáo Hoàng đã tiếp đón Xuân Thủy là trưởng phái đoàn Cộng Sản tại Hòa đàm Paris trong khi từ chối không tiếp kiến Tổng thống Nguyễn văn Thiệu của miền Nam khi ông Thiệu công du Âu
Châu trong thời gian này, hơn nữa Thiệu lại là tín đồ Thiên chúa giáo nữa, thế mà Giáo Hoàng lại làm lơ với con chiên Nguyễn văn Thiệu dù Thiệu hết sức ao ước được triều kiến với Giáo Hoàng. (Có điều trớ trêu là sau 1975, Giáo Hoàng Paul
2 muốn công du Việt Nam nhưng lại bị Cộng Sản Việt Nam từ chối). Tất cả những chuyện làm như không viếng Ðài Loan và Việt Nam trong chuyến công du Ðông nam Á cũng như không tiếp Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu mà lại tiếp Xuân Thủy phía Việt Cộng của Giáo Hoàng Paul 6 chứng tỏ ngài muốn ve vuốt Cộng Sản Bắc Việt để làm tròn vai trò trung gian thương thảo mà người Mỹ đã nhờ cậy ngài.
Nhà văn Phan nhật Nam đã nhạy bén nhìn thấy chuyện trái khoáy này và ông đã bày tỏ những nhận xét phê phán trong cuốn sách " Tù Binh và Hòa Bình" xuất bản trước năm 1975 của ông như sau:
"Trong cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng Paul 6 vào Á Châu, cuộc viếng thăm Á Châu đầu tiên của một vị Giáo Hoàng Hội Thánh Công Giáo. Hội Thánh có một quá trình chống Cộng tích cực, hữu hiệu nhất. Ðức Thánh Cha đã không ghé thăm Ðài Loan và Việt Nam là nơi có tập thể giáo dân đông đảo với một hoàn cảnh bi thiết, nơi đất nước bị tàn phá khốc liệt bởi chiến tranh – Một xung đột hệ quả của những tư tưởng chính trị đối nghịch Tây phương, trong đó Giáo hội Công giáo mặc nhiên có ảnh hưởng lớn lên một phe. Ngài không vào hai nơi này để chứng tỏ tinh thần mới của Giáo hội, khai phóng từ đời cố Giáo Hoàng Gioan 23, sau Công Ðồng Vaticano 2, Công Ðồng mở màn cho kỷ nguyên tiến bộ, canh tân và hòa giải. Và người Cộng Sản là một trong những đối tượng lớn của cuộc hòa giải vĩ đại này... Vì "Chỉ
sau hơn năm mươi năm chế độ Cộng Sản đã chi phối và tác động lên trên 1500 triệu người của toàn cầu, trong khi đó Giáo Hội Công giáo sau gần 2000 năm truyền đạo cũng chỉ mới có 613 triệu tín đồ " (Báo Ðối Diện), thế nên vấn đề hòa giải với người Cộng sản không chỉ là một ý niệm canh tân trong phạm vi Thần học, Triết học mà còn là một hướng đi chiến lược của giáo hội...
("Tù Binh và Hòa Bình " trang 408 và 409)
Phan Nhật Nam cũng thẳng thắn phê phán Giáo Hoàng Paul 6 như sau: "Tại sao cả thế giới, tại sao cả những bậc đại trí đạo hạnh như Ðức Thánh Cha cũng vẫn bị nhầm lẫn.. Phải chăng đây là thời của hiểm độc và ngụy tín – Kẻ thành công là kẻ thực hiện hết cỡ xảo quyệt và gian dối – Ðúng, đây là thời đại của gian dối. Chỉ có thể hiệu như vậy."
("Tù Binh và Hòa Bình " trang 115)
Ðó là chuyện ngày xưa nhưng ngày nay thì Ðức Giáo Hoàng Paul 2 và tòa thánh Vatican cũng làm mất lòng những người Việt Nam chống Cộng khi không lên tiếng ủng hộ cuộc tranh đấu hào hùng và đầy chính nghĩa của Linh mục Nguyễn văn Lý ở Nguyệt Biều và An Truyền ở Huế. Cũng chỉ vì theo đuổi một chính sách hòa hoãn với bạo quyền Cộng Sản Việt Nam sau 1975 nên Tòa thánh đã ngần ngại không dám công khai lên tiếng hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của Linh mục Lý. Làm như thế Tòa Thánh được cái lợi nhất thời là không làm mất lòng bạo quyền Cộng Sản trong thời gian hiện tại nhưng về lâu về dài lại cho mọi người thấy rõ chính sách hòa hoãn và dung dưỡng những chế độ tàn bạo, độc ác như chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay. Ðúng như cố Tổng
giám mục Huế Nguyễn kim Ðiền có nói là Cộng Sản Việt Nam đang dùng chính sách thắt dây thòng lọng để siết cổ tôn giáo thì một thái độ hợp tác và hòa hoãn của Tòa Thánh với Cộng Sản Việt Nam có phải là một thái độ đáng phê phán và lên án hay không? Lịch sử sẽ phê phán nghiêm khắc những hành vi nhu nhược và đáng trách này của Tòa Thánh và người dân Việt Nam, lương cũng như giáo, sẽ mất nhiều thiện cảm với Tòa Thánh nhiều nếu trong lúc này Tòa Thánh không lên tiếng biểu đồng tình với tranh đấu cho tự do tôn giáo và quyền làm người của Linh mục Nguyễn văn Lý. Phận sự của Giáo Hội nói chung là truyền bá tôn giáo của mình nhưng cũng phải can đảm đứng về phía lẽ phải để lên tiếng phản đối các thế lực tàn ác, phi nhân đang từng giờ phút hủy hoại nhân phẩm và quyền tự do làm người của con người. Xiển dương cái tốt và phê phán cái xấu phải là con đường mà Giáo Hội Thiên chúa giáo Việt Nam và Tòa Thánh Vatican để phải đi kể từ hôm nay để tạo được sự kính nể không những đối với người dân Việt Nam mà cả toàn thế giới.
Ðã có nhiều dư luận đòi tách rời tôn giáo và chính trị nhưng tôn giáo và chính trị đều có những liên
đới đến cuộc đời nên cũng khó mà tách rời được. Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ ngày xưa cũng đã từng đưa ra lời nhận xét chí lý:
Ðời không đạo đời vô liêm sỉ
Ðạo không đời đạo biết dạy ai
Vấn đề của tôn giáo trong cuộc đời là dấn thân cho cuộc đời để cứu nước, cứu dân tốt hơn mà không bao giờ sa lầy trong cái chính trị bá đạo mà những chính trị gia chuyên nghiệp vẫn thường đeo đuổi. Ðức Phật ngày xưa cũng đã từng dạy, "Phật pháp bất ly thế gian pháp." cũng đã nói lên đạo pháp không thể xa lánh cuộc đời. Tôn giáo phải dấn thân tranh đấu cho đời nhưng không để cho bụi đời làm vẩn đục hướng đi hướng thượng giải thoát tâm linh của mình.
Cái khó là ở chỗ đó.
Lawndale, một chiều se lạnh đìu hiu đầu tháng 5-2001
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Theo nguồn:
 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/hiep-inh-paris-cu-lua-co-thuong.html#more

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét