Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

SỐNG ĐỂ CHIẾN TRANH...CHẾT CHO HÒA BINH!!!{10}



        Ảnh bìa sách:

   VÁ CƠ ĐỒ RÁCH
Ngày xưa Mẹ vá con manh áo,
Dành dụm đưa con đến học đường;
Ngày nay anh vá cơ đồ rách,
Em tiễn đưa anh tận chiến trường.
                          (vô danh)
SỐNG ĐỂ CHIẾN TRANH...CHẾT CHO HÒA BINH!!!{10}

Tiếp theo…



Lời tác giả:     
   Đây là một diễn đàn sách Tự Do-Dân Chủ, tập hợp những bài viết và đóng góp của các tác giả và ý kiến độc giả còn quan tâm,thiết tha đến Tự Do-Dân Chủ và Hòa Bình dân tộc. Và đã tạo nên một quyễn sách có nguồn sức mạnh thể hiện ý chí toàn dân góp phần xây dựng lại một quê hương,.đất nước Việt Nam giàu đẹp,thanh bình và hạnh phúc dân tộc. Nếu đạt thành sở nguyện mai sau cho dân tộc này,là có công đóng góp của qúy Tác giả và Độc giả trên Diễn Đàn sách này!
   Và thú vị rất tuyệt vời, khi đọc lại những dòng chữ,trang giấy viết có tên tuổi của chính mình, là niềm hãnh diện dân tộc: Chính là nền đá tảng góp sức kiến tạo lại một Quê Hương Hòa Bình và TỰ-DO Dân Tộc Việt Nam!!!.Xin trân trọng và biết ơn các Tác giả và Độc giả biết hy sinh cho đại cuộc Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc…!

 VI- NGUY CƠ MẤT NƯỚC!

Công Hàm Bán Nước, Phạm Văn Đồng


                   Báo Nhân Dân đề cập đến Công Hàm Bán Nước
CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC

Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

Thưa đồng chí Chu Ân-lai,
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,

Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
nước Việt-nam dân chủ cộng hoà

Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc về lãnh hải

Bấm vào hình để phóng lớn



DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)
The People's Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
(2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands.
(3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China.
(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
Trích từ nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) 
 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: 
 (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. 
 (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này.  Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc 
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc 
(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)
 Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
 
               Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands


Bản đồ tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc

Bấm vào hình để phóng lớn

Nghiên cứu của Todd Kelly đề cập đến Công Hàm Bán Nước       


On 15 June 1956, two weeks after the RVN reiterated the Vietnamese claims to the Truong Sa Islands, the DRV Second Foreign Minister told the PRC Charge d'Affaires that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory."[65] Two years later, the PRC made a declaration defining its territorial waters. This declaration delineated the extent of Chinese territory and included the Truong Sa. In response, the DRV Prime Minister, Pham Van Dong, sent a formal note to PRC Premier Zhou Enlai stating that "The Government of the Democratic Republic of Viet Nam respects this decision."[66]



Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam thì quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” . Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng cái khoảng khu vực của lãnh thổ Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa . Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này”.

Trích và lược dịch từ Vietnamese Claims to the Truong Sa Archipelago by Todd Kelly
A Journal of the Southeast Asian Studies Student Association

DRV = Democratic Republic of Vietnam - Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Nam)
PRC = People's Republic of China - Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung-quốc)
RVN = Republic of Vietnam - Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam)


Bản đồ quảng cáo du lịch của Trung Quốc

Bấm vào hình để phóng lớn

Bài viết của ký giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông đề cập đến Công Hàm Bán Nước
Vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa
Saigon - Hanoi - Paracels
Islands Dispute – 1974

Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

1) Tái thẩm định miền Nam Việt Nam
Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đã phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rõ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn

Khi nước CHXHCN Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, thì họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đã nói lên điều ngược lại.

Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đã được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xã hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Những trận đánh này đã đòi hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ý thức hệ chính trị. Cái ý thức hệ đó trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại thì không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ý thức hệ này đã gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào tình trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ðôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài Gòn .

Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.

Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, thì họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội - vừa mới thống nhất với miền Nam - lại tái tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đã thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.

Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rõ ràng là cương vị của phía Việt Nam đã bị yếu thế hơn vì sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối trước hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.

Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đã phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy thì một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn thì quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .

Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi vì sự im lặng đồng ý ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài Gòn - tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Chế độ Sài Gòn cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), thì chính phủ Sài Gòn vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đã bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”

Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhãn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải vì những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mãnh liệt của chính quyền Sài Gòn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.

Hồ Chí Minh đã có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đã trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nhìn nhận rằng đã có lúc khi mà chính quyền Sài Gòn đã ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.

2) Ðằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo

Những gì đã xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Ðông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút ký “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quý Ðôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đã đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh chìm 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Lý do chính để Trung Quốc làm như thế đã được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi vì tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Mãn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Ðể làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đã hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, thì cộng sản Việt Nam đã bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Ðức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ vì sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Ðức Anh?

3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn nói không.

Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa" của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), thì Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:

- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".

- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải".

Ðây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Ðồng ký gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:
Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính Phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa
Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.

Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách công bình"

Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.

Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:

Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".

Vì hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.

Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.

4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Ðại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản

Ngoài cái khoảng cách về địa lý, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lý hành chánh của chế độ Sài Gòn vốn không thân thiện gì. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).

Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)

5) Tại sao ?

Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] :

Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.

Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:

"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”

Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa" (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)

Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.

Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lược dịch từ: Paracels Islands Dispute by Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

Palawan Sun: Bắc Việt Nam ủng hộ Tuyên bố 1958 của Trung Quốc


When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group. Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.



Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà (chính quyền) Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, (chính quyền) Saigon lại chiếm giữ thêm đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được ủng hộ bởi (chính phủ) Bắc Việt Nam.
Trích và lược dịch từ A History of Three Warnings By Dr. Jose Antonio Socrates
Palawan Sun Online


Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (1974)
Nhiệm vụ cao cả và cần thiết của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cương quyết thi hành nhiệm vụ này, bất kể những khó khăn có thể sẽ gặp phải và bất kể những cáo buộc vô căn cứ có thể sẽ đến bất cứ từ đâu.
Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng: 
Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.
Chừng  nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.
Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ  hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.
Tuyên bố bởi  Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974
Trích và lược dịch từ nguồn:
Paracels Forum - The Discussion Proceeds For Peace

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (1979)

Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

1. Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

2. Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.

3. Năm 1965, Hoa Kỳ gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam Việt Nam và phát động một cuộc chiến huỷ diệt bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam. Họ đã tuyên bố rằng khu vực chiến trường của quân đội Hoa Kỳ bao gồm Việt Nam và vùng lân cận của khu vực khoảng 100 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam. Vào lúc đó, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong mọi tình huống để bảo vệ chủ quyền đất nước. Thêm nữa, Việt Nam và Trung Quốc lúc đó vẫn duy trì quan hệ hữu nghị. Bản tuyên bố ngày 9/5/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra lý do để tồn tại chỉ với quá trình lịch sử này.

4. Từ năm 1972, theo sau Bản Thông cáo chung Thượng Hải, những kẻ cai trị Trung Quốc đã âm mưu với bọn hiếu chiến Mỹ để phản bội nhân dân Việt Nam, gây ra biết bao nhiêu trở ngại cho cuộc chiến tranh tự vệ của Việt Nam. Ðầu Tháng Giêng 1974, chỉ trước khi nhân dân Việt Nam toàn thắng vào mùa Xuân 1975, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau đây:

- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.
- Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng.
- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.

5. Tại các cuộc thảo luận tổ chức vào ngày 24/9/1975 với phái đoàn Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong chuyến thăm viếng Trung Quốc, Phó Thủ tướng Ðặng Tiểu Bình đã thú nhận rằng có sự tranh chấp giữa hai bên về vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hai bên sau đó nên bàn thảo với nhau để giải quyết vấn đề
6. Chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa một cách bất hợp pháp bằng quân sự, Trung Quốc đã xâm phạm vào sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dẫm chân lên làm cản trở tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tất cả các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. Sau khi phát động một cuộc chiến xâm lược Việt Nam với tầm vóc to lớn, phía Trung Quốc lại nêu ra vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi tạo ra một tình trạng càng ngày càng căng thẳng dọc theo biên giới Việt Nam và từ chối việc thảo luận những giải pháp cấp thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước. Ðiều rõ ràng là những kẻ cai trị Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định tấn công Việt Nam một lần nữa. Hành động của họ là một sự đe doạ nghiêm trọng cho hoà bình và ổn định trong vùng Ðông Nam Á và làm lộ rõ hơn tham vọng bành trướng, với bản chất bá quyền hiếu chiến của một nước lớn,  bộ mặt xảo trá lật lọng và phản bội của họ.

Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 1979
Trích và lược dịch từ nguồn:
Paracels Forum - The Discussion Proceeds For Peace

Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn giải về Công Hàm Bán Nước


International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands
5. Viet Nam
a) Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."

b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."

c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China



Công nhận của thế giới về chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa
5. Việt Nam
 a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống"
 b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa.  Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải"
 c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa .  
Trích và lược dịch từ trang nhà của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc

Việt Nam-Khu Tự Trị của Tầu Cộng

Tu_Nhan_Dan_ is offlineThành Viên
Join Date
11-08-2010
Posts
456

  Wikileaks – Kế hoạch cho Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh

  

Tin liên quan: Hội Nghị Sát Nhập Việt Nam vào China : Tỉnh hay Khu Tự Trị ? (Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật).

*

Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.

Những ngày này, những tin tin thời sự quốc tế thuộc hàng đầu trên các kênh truyền hình ngoại quốc nổi tiếng như BBC, CNN.. chắc chắn sẽ là tin về sự căng thẳng của hai miền Nam – Bắc Triều tiên đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều tiên chắc chắn là vấn đề số một và vấn đề thứ hai là những thông tin mà tổ chức Wikileaks dọa sẽ công bố công khai những tin tức tuyệt mật của ngành ngoại giao Hoa kỳ.

Được biết những thông tin mà Wikileaks dọa công khai bao gồm 251.287 tài liệu mà Wikileaks có được là tin trao đổi giữa 250 đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại hơn 90 nước trên thế giới với Washington. Cũng theo thông báo của tổ chức Wikileaks cho biết hiện nay họ có trong tay những thông tin liên quan đến Việt nam, đó là những tài liệu từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, với hơn 2.300 bức điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và gần 800 từ Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo họ, trong số hơn 3100 điện tín này có cả những loại thuộc diện “tuyệt mật”.

Cho tới nay Wikileaks mới công bố nội dung của hơn 200 bức điện tín trong số hơn 251.287 bức mà họ có và trong số các thông tin ít ỏi được công bố nhỏ giọt ngày hôm nay (30/11)có hai tin liên quan đến Trung quốc và Bắc Triều tiên rất có giá trị. Đó là tin các quan chức Trung quốc tuyên bố ủng hộ thống nhất hai miền Bắc và Nam Triều tiên vào thời gian sau hai năm lãnh tụ Kim Jong Il qua đời, và chính quyền mới của nước Triều tiên thống nhất sẽ do chính quyền Soul quản lý. Và tin thứ hai là phát biểu của một quan chức cao cấp Trung quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều tiên, khi cho biết rằng thế hệ lãnh đạo trẻ Trung quốc hiện nay không hài lòng và coi chính thể ở Bắc Triều tiên của gia đình họ Kim là đưa trẻ hư không biết nghe lời.

Hai tin rò rỉ kiểu này khác hẳn với sự hiểu biết và phán đoán của mọi người về thái độ của Trung quốc với Bắc Triều tiên, đó là ai cũng nghĩ rằng bằng mọi giá không bao giờ Trung quốc bỏ rơi nước láng giềng cộng sản đàn em này. Có lẽ những tin bí mật của Wikileak tiết lộ rất có giá trị như họ thông báo trước, vì thế sẽ còn có nhiều tin động trời trong số 3.100 bức điện từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, được gửi đi từ Đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội và Lãnh sự quán tại TP Hồ Chí minh.

Những ngày gần đây, không chỉ có các chính khách Hoa kỳ, mà hầu hết các chính khách trên thế giới đang ở tâm trạng hồi hộp, căng thẳng đến nghẹt thở khi chờ đón sự công bố của tổ chức Wikileaks trong đó có các chính khách hàng đầu của Việt nam cũng hết sức lo lắng khi những điều “tuyệt mật” sẽ bị Wikileaks dọa sẽ công bố.

Đoạn tin đầu nói trên về Biên bản họp kín tháng 9/1990 tại Thành Đô giữa lãnh đạo cao cấp Việt nam và Trung quốc, cũng chỉ là một tin mang tính chất giả thiết của tác giả mà nó có nhiều khả năng khi bị bạch hóa có thể xảy ra mà thôi, chứ đó không phải tin chính thức của Wikileaks.

Điều quan trọng ở đây là, những chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với đảng CSVN nếu như tin này là tin chính thức do Wikileaks công bố trong một ngày gần đây. Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao)xuất hiện tại một nhà hàng Trung quốc tại Vũng tàu, hay Dự án boxit Tây nguyên và gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp-Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.

Những cái đó có phải là những bước tiến hành âm thầm trong kế hoạch 30 năm để đưa Việt nam trở thành một Khu tự trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa hay không? Trong cuộc sống thì cái gì cũng có thể xảy ra, vì sẽ có những điều sự thật lại nằm trong những điều mà ta tưởng rằng không thể có hay không thể xảy ra. Vấn đề nêu trên là một ví dụ nhỏ, có thể lắm chứ.

Xin vui lòng chờ tổ chức Wikileaks họ sẽ chính thức công bố trong một thời gian gần đây cho mọi người toàn thế giới rõ.

Ngày 01/12/2010
Kami
Nguồn : baotoquoc.com
( Quí vị nghĩ sao về nội dung bài chủ ! )

ViBa
ViBa is offlineThành Viên
Join Date
10-08-2010
Posts
87
....Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.,,,

Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc Mất Rồi...

Lê Khả Phiêu Là Người Bán Ải Nam Quan?

Cựu TBT Đảng CSVN Bán Nước Để Có Tiền Sống Như Tư Bản?
Ngô Hoàng Minh (Báo SVYN_02)

Mạc Ðăng Dung đã được Việt sử ghi như một kẻ "quỳ phục nhà Minh, hai tay dâng đất xin hàng". Sự kiện Mạc Ðăng Dung lên Ải Nam Quan để trói mình, dâng đất cho quan lại Tàu đều đã được ghi nhận như một vết nhơ trong lịch sử hồi thế kỷ thứ 16.Sách Việt Nam Sử Lược viết: "Ðến ngày 11 tháng 5 Canh Tí (1540) Mạc Ðăng Dung thấy quân Minh sửa soạn sang đánh, sợ hãi quá chừng bèn để Mạc Phúc Hải ở lại giữ nước, rồi cùng bọn Vũ Như Quế cả thảy hơn 40 người, tự trói mình ra hàng, sang chịu tội ở cửa Nam Quan, lạy phục xuống đất để nộp sổ sách điền thổ và sổ dân đinh, lại xin dâng 5 động: là động Tế Phú, động Kim Lạc, động Cổ Xung, động Liễu Cát, động La Phù và đất Khâm Châu. Lại đem vàng bạc dâng riêng cho nhà Minh". Riêng Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám thì " Vào năm 1541, Mạc Ðăng Dung cùng cháu là Mạc Văn Minh và bày tôi là bọn Nguyễn Như Quế hơn 40 người đã tự buộc dây thừng vào cổ, đi chân đất qua cửa Nam Quan quỳ lạy, phủ phục trước quân Minh, khúm núm dâng biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai cho quân Tàu để mong nắm giữ được vương quyền và thủ lợi riêng tư".
Vết nhơ đó, lịch sử phải ghi một lần nữa, nhưng lần này, tủi nhục và đau đớn hơn cho giòng dõi Việt: " Cuối thế kỷ thứ 20, Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư đời thứ 6 của đảng CSVN cùng bày tôi các cấp như Lê Công Phụng, Vũ Khoan....., vì sợ hải bị mất quyền lực, vì đặt quyền lợi Ðảng lên trên quyền lợi Dân Tộc và Ðất Nước, đã cam tâm ký Hiệp Ðịnh Về Biên Giới với Trung Quốc. Hiệp Ðịnh này nhường đứt hơn 720 cây số đường biên giới phía Bắc, nhường mất nhiều di tích lịch sử, đất đai, làng mạc và cả dân cư Việt cho người Trung Quốc. Trong số di tích lịch sử bị mất, có Ải Nam Quan. Ðây là nơi Nguyễn Trãi đã từ biệt cha Nguyễn Phi Khanh, trở về phò Lê Lợi diệt Minh, nơi tướng nước Tàu Liễu Thăng đã bị quân Nam phục binh chém rơi đầu, nơi Mạc Ðăng Dung từng lê lết trói mình, qùy lạy xin dâng đất. Ải Nam Quan của Nước Nam đã chính thức xoá tên từ tháng 12 năm 1999."

Cho đến giờ dư luận trong và ngoài nước vẫn chưa tìm ra nguyên do sâu xa và bí ẩn của việc bán một phần cơ đồ nước Việt cho Trung Quốc. Một số tin cho là có thể Ðảng CSVN bị Trung Quốc lừa nên phải ký Hiệp Ðịnh, hoặc chi tiết hơn thì cáo giác họ Lê đã bị trúng độc kế mỹ nhân nên phải ký nếu không muốn bị đốt cháy. Có tin là Trung Quốc hứa hẹn cho Việt Nam 2 tỷ dollars để đổi lấy các nhượng bộ trên, hoặc CSVN phải bán đất để trả nợ Trung Quốc vì thiếu từ thời chiến tranh chống Mỹ.... Những dư luận này cho đến nay vẫn không đủ tính thuyết phục và bằng chứng để biện minh cho những nhượng bộ quá lớn từ phiá Hà Nội bắt đầu từ thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. CSVN trong thời kỳ chiến tranh, đã phải chịu lép mình dưới Trung Quốc để được nhận viện trợ quân sư và kinh tế trị giá hàng tỷ dollars. Dù vậy, họ đã không có những nhượng bộ đáng kể, ngoại trừ văn kiện của Phạm Văn Ðồng công nhận tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải năm 1958. Thậm chí sau đó, Ðảng CSVN đã có những thái độ e dè trước mưu đồ xâm lược của Trung Quốc. Năm 1966, khi chiến tranh Việt Nam lên cao điểm, Trung Quốc đã gửi hơn 130,000.00 quân đóng dọc theo biên giới phía Bắc để yễm trợ Hà Nội. Dù vậy, Hà Nội đã có những phản ứng khó hiểu làm Mao Trạch Ðông đã chỉ thị cho quân đội Trung Quốc "hạn chế các sự yễm trợ quá nhiệt tình có thể gây ra hiểu lầm từ phía Việt Nam".

Trong khi đang hết sức cần yễm trợ của Trung Quốc để răn đe Hoa Kỳ, thì tờ Nghiên Cứu Lịch Sử ấn hành tại Hà Nội năm 1965 lại được Ðảng cho phép đăng tải các bài ca ngợi cuộc chiến tranh giữ nước chống các triều đại xâm lăng Trung Quốc. Khi Hoa Kỳ gia tăng chiến dịch bỏ bom tại Hà Nội, nhiều tàu chiến Trung Quốc đã bị Hà Nội từ chối cho đậu ở các bến Cảng. Ðiều này đã làm Ðặng Tiểu Bình bực mình và đã hỏi thẳng Lê Duẩn khi Duẩn dừng lại Bắc Kinh hồi tháng 4 năm 1966 trong chuyến về khi tham dư Hội Nghị lần thứ 23 của đảng Cộng Sản Liên Xô. "Các đồng chí nghi ngờ nhiệt tình của chính phủ Trung Quốc hay sao? Tôi xin thưa với đồng chí là phía Trung Quốc không muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam đâu.... Nếu chúng tôi có phạm một số nguyên tắc làm quý quốc nghi ngại thì cũng chỉ vì đồng chí Mao Trạch Ðông đã có cái nhìn xa...". Khi Hà Nội mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân hồi 1968 càng làm Mao Trạch Ðông khó chịu hơn nữa vì nó đi ngược lại chiến lược chủ trương chiến tranh "hạn chế" của Mao. Cuối năm 1969, Bắc Kinh đã tìm cách giãm thiểu viện trợ quân sự cho Hà Nội một cách đáng kể, chỉ có 139 ngàn khẩu súng trường, 119 triệu viên đạn, 1.36 triệu đạn đại bác cung cấp trong năm 1969 so với 219 ngàn khẩu súng, 247 triệu viên đạn và 2 triệu đạn đại bác đã được viện trợ trong năm 1968. Tháng 2 năm 1968 Trung Cộng tiến hành việc xây dựng con đường từ Yunnan đến Mường Sai thuộc phía Bắc Lào. Có hơn 20 ngàn người bao gồm công nhân, kỷ sư, quân bảo vệ và trang thiết bị quân sự để thực hiện công tác này. Sự hiện diện của quân Trung Quốc ở Bắc Lào đã tạo ra khó chịu từ phiá Hà Nội. Tháng 9 năm 1968, dưới áp lực của Hà Nội, Tổng Bí Thư Lào Kaysone Phomvihane đã yêu cầu Trung Quốc cho rút toàn bộ phái đoàn xây dựng này ra khỏi Lào. (Chen Jian - Involvement of China in Vietnam War)

Tháng 12 năm 1973 thấy nhu cầu cần khai thác các mỏ dầu. Hà Nội thông báo với Trung Quốc mong muốn mở các cuộc đàm phán để giải quyết các mâu thuẩn về đường biển. Tháng 8 năm 1974, đại diện cấp Thứ Trưởng Ngoại Giao hai nước đã họp ở Bắc Kinh. Cuộc thương thảo đi vào chổ bế tắc, phiá Việt Nam đòi phải chấp thuận biên giới theo Hiệp Ðịnh 1887 của Nhà Thanh. Trung Quốc từ chối, viện lý là đường ranh giới chia vùng biển thuộc vịnh Hải Nam chưa bao giờ hiện hữu trong hiệp đinh 1887. Vì vậy nếu Trung Quốc đồng ý đề nghị của Hà Nội thì khác nào nhượng bộ 2/3 vùng vịnh này cho phía Việt Nam. (Duiker, China and Viet Nam, pg 60-61)
Trong khi đó, thì dọc biên giới phía Bắc đã có những cuộc tranh chấp và đụng độ quân sự từ năm 1973. Năm 1974, theo Hà Nội đã có trạm chán quân sự tại cây số 179 biên giới phía Bắc, theo Trung Quốc thì đây là khu vực thuộc cây số 121. Tháng 3 năm 1975 Bắc Kinh yêu cầu mở cuộc đàm phán nhưng Hà Nội vì đang tiến hành kế hoạch xâm chiến miến Nam nên đã đề nghị để các viên chức tại địa phương giải quyết các xung đột trước. (Gilks, Breakdown of Sino-Vietnamese Alliance)

Tháng 9 năm 1975, Lê Duẩn chính thức thăm Bắc Kinh. Ðặng Tiểu Bình cho biết ông rất bực bội với không khí bài Hoa của các cơ quan ngôn luận tại Việt Nam. Năm 1976, Bắc Kinh thông báo ngừng viện trợ đồng thời giãm chi viện kế hoạch tài trợ 1976-1980 xuống 300 triệu mỗi năm thay vì 600 triệu như đã cam kết. Tháng 10, Lê Duẩn quay sang Liên Sô tìm đồng minh. Liên Sô đồng ý viện trợ 3 tỷ cho kế hoạch ngũ niên đồng thời ký với Hà Nội hiệp ược yễm trợ quân sự hổ tương Nga - Việt năm 1978. (Chanda, Brother Enemy, pg 28) Tháng 2 năm 1979, chiến tranh Hoa - Việt bùng nổ. Họ Ðặng quyết định tấn công qua biên giới phiá Bắc để dạy cho đảng CSVN một bài học. Quân Trung Quốc đã chiếm giữ hơn 8 cây số đất thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Mặc dù chính thức tuyên bố rút quân, và hai bên đã có những cuộc đàm phán về đường biên giới, Bắc Kinh vẫn còn chiếm giữ một số đất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Các khu vực bị Trung Quốc chiếm này, theo Hiệp Ðịnh Về Biên Giới Phía Bắc ký hồi cuối năm 1999 coi như Hà Nội chính thức chấp nhận bị mất, trong đó bao gồm một phần đất thuộc tỉnh Lạng Sơn, và các khu vực có tính lịch sử như Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan.

Câu hỏi đặt ra là tại sao đột nhiên tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN lại chịu mất đi phần biên giới phía Bắc một cách nhục nhã như vậy? Tại sao các đời Tổng Bí Thư khác cũng ở thế yếu nhưng dám trái ý Thiên Triều mà đến đời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lại dâng đất? Tại sao ông Phiêu và lãnh đạo Ðảng các đời sau này không biết Ải Nam Quan đã từng là di tích lịch sử? Tại sao lãnh đạo đảng CSVN lại có thể đánh giá quá thấp lòng yêu nước và tự ái của dân tộc Việt Nam? Tại sao CSVN lại đồng ý rút lui các đòi hỏi về lãnh hải theo Hiệp Ðịnh nhà Thanh 1887 mà năm 1974 họ đã từng yêu cầu phía Trung Quốc phải chấp thuận. Tại sao Trung Quốc đã làm áp lực thế nào mà cả bộ máy lãnh đạo Ðảng CSVN đã phải cúi đầu ký nhận? Ðã có những nhượng bộ, đe dọa, đổi chác bí mật và bỉ ổi nào đằng sau các Hiệp Ðịnh trên không?

Nhiều năm đã trôi qua, về chính trị, một số biến cố lịch sử đã làm đảo lộn cán cân thế giới. Vị trí chiến lược và tầm ảnh hưởng quân sự của Trung - Việt cũng thay đổi. Liên Bang Sô Viết, chổ dựa vững chắc cho các lãnh đạo Ðảng CSVN đã và đang phải lo tự cứu lấy thân. Chủ nghĩa cộng sản bị hủy diệt ngay chính trên nơi sản sinh ra nó. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam phải biến theo hướng thị trường chủ nghĩa để sống còn. Việt Nam mất hoàn toàn các thế lực yễm trợ từ quốc tế vô sản, nên phải dựa dẫm và thần phục đàn anh bá quyền Trung Quốc. Dù vậy, so với những năm chiến tranh, hiện tại Hà Nội cũng không đến nổi tệ, phải chịu nhục để mang tiếng bán nước cho ngoại bang. Việt Nam đã không cần phải ngữa tay xin viện trợ Trung Quốc nữa. Dù về mặt chính trị vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng ngược laị về kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể. Chỉ riêng lực lượng người Việt hải ngoại, mỗi năm đã có hơn 8 tỷ dollars gửi về. Số tiền viện trợ không hoàn lại này thừa khả năng làm đòn bẩy nuôi sống bộ máy nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế phi lao động tại Việt Nam vận chuyển nhịp nhàng.

Trong bối cảnh chính trị và kinh tế như vậy, việc các nhà lãnh đạo đảng CSVN cam tâm bán nước vẫn là một ẩn số?
Trận Chiến Biên Giới Việt-Trung 1979

Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Kỳ 1)

Postby ThuyLinh » Sun Feb 12, 2012 11:01 pm
“...đảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉ qua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ...”

Sáng nay chúng tôi đến nhà anh Linh, kiểm tra lại mọi vật cần thiết cho hành trình dài ngày, nào là vải nilông để làm lều ngủ bên đường, áo tơi, mền biên giới may hai đầu không có lớp nilông (sacs de couchage), chuẩn bị phần lương thực khô cho sáu ngày đi đường, đem theo phụ tùng cần thiết phòng bị nhỡ khi xe đạp hư dọc đường, vài loại thuốc Tây thông dụng, và đem theo 10 gói than hoá học của Nhật-bản để chống mưa gió, bảo rét có khả năng sưởi ấm toàn thân, tất cả mọi thứ cho vào balô.

Đúng 7 giờ 30 phút, chúng tôi ra khỏi đầu làng, đi xuống hướng Nam được một khoảng đường vào chiến lũy thứ nhất do dân quân địa phương phòng vệ, anh Linh cho biết:

─ Tuy ngày nay Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không có mặt tại chiến lũy này, nhưng đến khi hữu sự nó trở thành nơi đặt bản doanh chiến tranh. Trong quân sự lấy điểm cao nhất làm chiến lược, hệ thống giao thông hào làm phòng thủ và chiến hào điểm tựa lưng tấn công vị trí địch. Ngày 17/02/1979 tất cả bộ não chiến tranh đặt tại chiến luỹ thứ nhất, chạy từ Đông qua Tây, do 27 tướng lãnh Trung Quốc tham chiến. Chúng ta hiểu được tầm quan trọng chiến lũy này, mới thấy chiếnlựợccủa Trung Quốc hôm nay đã chuẩn bị cho tương lai, hãy nhớ chiến lũy này trước ngày 17/02/1979 là lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta đang đứngtrên độ cao 2.800m, một gốc nhìn thông thênh tứ phía, về hướng Đông thấy toàn cảnh Cao Bằng rất gần, xa xa thì thấy Lạng Sơn, còn Quảng Ninh chỉ thấy lờ mờ, xoay qua hướng Tây thấy Hà Giang trước mặt. Lào Cai trong tấm mắt, Lai Châu hầu như ẩn trong sương mù.

Anh Linh nói tiếp:

─ Chúng ta đang đi trên chiến lũy thứ nhất có nhiều nghi đoạn phải tránh, tuy là dân quân địa phương phụ trách biên phòng, nhưng do một tên tướng về hưu trí bí mật lãnh đạo, ngoài ra còn có một đơn vị chủ lực phản công nếu có biến động. Chiến lũy này có bốn đoạn, như đoạn đất là nơi mồ lạng (lính chết không thấy thi thể), đoạn xuyên núi nơi đặt bản doanh chỉ huy, đoạn suối thường có bẫy mìn, và nhiều đoạn đường trải xi-măng đi xuyên qua các quận huyện, chúng ta ngủ trên những đoạn đường này rất an toàn.

Anh Linh nói tiếp:

─ Chú em hãy nhìn đằng xa trên núi cao có những đường trắng quằn quèo đó là chiến lũy thứ hai, nơi đó Bộ Tư lệnh Quân khu Vân Nam đang trấn ngự, dân quân biên phòng địa phương không được ăn cổ phần ở đây và chúng ta càng không có lý do nào bén mảng đến gần nơi đó.
Còn chiến lũy thứ ba khuất bên kia rặng núi do Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Tây điều động, chỉ huychiến trường, dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng thời một Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia,Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc, tập hợp thành Bộ Tham Mưu chiến tranh để bành trướng xuống hướng Nam Việt Nam.
[img]2[/img]
Hành lang chiến lũy thứ 2, trong lãnh thổ Việt Nam
do quân đội chủ lực Trung Quốc đang trấn ngự.
Nguồn ảnh: NBL


Tôi suy nghĩ một hồi lâu nói:

─ Thưa anh Linh, thế thì bọn bành trướng Bắc Kinh trong 10 năm qua, đã xua quân đến 3 lần chiến tranh với Việt Nam.

• Lần thứ nhất năm 1974. Trung Quốc đã đặt vấn đề chia cắt biên giới phía Bắc với đảng CSVN nhưng không như ý nguyện, sau đó có một mật ước giữa hai đảng CSVN-TQ. Trung Quốc thừa cơ hội mật ước chọn chiến trường Hoàng Sa. Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Quốcliền mở cuộc thăm dò quân sự và chuẩn bị hải chiến. Trung Quốc tiến vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Công Hòa, vào ngày 17 đến 19 tháng 1 năm 1974. Một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc tạiHoàng Sa diễn ra khốc liệt, Việt Nam Công Hòaquyết sống chết bảo vệ phần lãnh hải của Tổ quốc,cuối cùng Hải quân Việt Nam Công Hòa bị thất thủ, quần đảo Hoàng Sa rơi vài tay quân xâm lăng Trung Quốc, trong thời điểm này người dân hai miền Nam Bắc Việt Nam đồng chú ý cuộc chiến tranh Hoàng Sa và tự hỏi. Lý do nào đảng CSVN không lên tiến phản ứng Trung Quốc về Hoàng Sa... ?

Đôi mắt của tôi hướng ra biển Đông hỏi tiếp:

─ Thưa anh Linh và anh Bá, nguyên hai anh một là Đại úy, một là Trung úy, thành viên quân sự cấp chỉ huy của MTGPMN có suy nghĩ gì về Hải chiến Hoàng Sa?
Image

Anh Phó Như Bá đáp:

─ Thực ra, lúc ấy mình đang ở trong bưng biền của MTGPMN nơi ấy chỉ biết thi hành mệnh lệnh cấp trên không được hỏi, và không ai được nói điều gì ngoài nhiệm vụ của mình, nếu có biết thì phải câm như miệng hến, nếu có chết thì đem theo xuống mồ! CS là vậy đó.

Mãi đến sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 chúng tôi mới biết trận Hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc. Đương nhiên mỗi người trong chúng tôi có nhiều suy nghĩ khác nhau, riêng tôi: "Đây là cuộc trao đổi của kẻ háo quyền, sống vì ích kỷ cá nhân mà hại cả một dân tộc, lý do đảng CSVN tiếp nhận vũ khí và cố vấn của Trung Quốc, rồi ngày nay đảng CSVN phải trao tặng lãnh thổ cho Trung Quốc, nói một cách khác đảng CSVN tùy ý hành động, xem đất nước này là của riêng CSVN, cho nên họ đứng trên đầu dân tộc Việt Nam.

Bởi thế chuyện dưới ánh sáng mặt trời thì đảng CSVN không bao giờ thực hiện được, trái lại chuyện càng tối đen chừng nào đảng CSVN thừa sức thành công và còn thực hiện tuyệt vời hơn ngoài sự tưởng tượng của loài người, như buôn lậu thuốc phiện ma túy, cướp của giết người, tráo trở lật lọng với dân, bưng bít, thông tin một chiều với thế giới, vu cáo người yêu nước, bạo lực khủng bố, bắt cóc tống tiền, hay vụ CCRĐ, NVGP, CTCTN và sự kiện biên giới hoàn toàn bí mật.

Anh Phó Như Bá biểm môi nói tiếp:

─ Hồ Chí Minh là một chuyên gia đổi trắng thay đen lịch sử rất lỗi lạc, cuộc đời của ông rất lố bịch, tự viết cuốn sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch", viết vào năm 1948, dưới bút hiệu Trần Dân Tiên và chôm tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" trong đó có trăm bài thơ ca ngợi Trung Hoa.Sau đó ông chưa hài lòng, tự viết cho mình "Vừa đi đường vừa kể chuyện"viết vào đầu năm1961, dưới bút hiệu T. Lan, Nxb Sự thật 1961. [1]
Làm người phải biết liêm sĩ, những chuyện ấy tôi làm không được, đừng nói chi việc làm của đảng CSVN, tôi càng không chấp nhận, dù mất một phân-ly đất cũng không trao phần lãnh thỗ nhỏ này cho Trung Quốc, tuy rằng tôi là người Hoa thà chết không đồng tình với đảng CSVN, hôm nay chúng nó bán được quốc gia này, ngày mai chúng nó cũng bán được thân tôi".

Tôi nghiêm nghị nói:

─ Chúng ta và cả dân tộc Việt Nam bị đảng CSVN rao bán qua các buổi chợ, bằng nhiều hình thức khác nhau, đảng CSVN bán cả gói (người lẫn đất) cho Trung Quốc vào ngày 17/02/1979, bởi thế hôm nay chúng ta gặp nhau tại đỉnh núi cao số 132 trên lãnh thổ Trung Quốc.

Tất cả đồng bùi ngùi, anh Hứa Bông Linh nói:

─ Phần tôi lúc ấy thường về thành (Chợ Lớn) có nghe chuyện Hải chiến Hoàng Sa, giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc, mấy ngày sau tin Hoàng Sa thất thủ lòng tôi xao xuyến. Tự hỏi, dù lúc ấy Việt Nam đã chia thành hai chiến truyến nhưng chuyện chung vì Tổ quốc phải bảo vệ lãnh thổ. Đằng này bọn Hà Nội không gióng lên được một tiếng nói to nhỏ nào. Người điên cách mấy cũng thừa biết đảngCSVN đồng ý bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc để đổi lấy vũ khí và yên ổn biên giới phía Bắc, trong lúc ấy họ cũng đang chuẩn bị lực lượng xua quân Bắc vào Nam, tăng cường cho MTGPMN, nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi đã sớm biết và nhận diện được bộ mặt thực của đảng CSVN. Những bài học lịch sử Việt Nam có ghi, một khi lệ thuộc vào Trung Quốc cả hai mặt quân sự và chính trị, thì nhất định bị mất lãnh thổ, tiếp theo làm kiếp chư hầu.

Ngày nay người ta thường nói về (vết dầu loang) nhưng mấy ai biết lịch sử cổ điển của Trung Quốc về cái (chiếc chiếu loang) của đảng CS Trung Quốc đang áp dụng, hiện thời rất thành công tại Việt Nam. Thử hỏi mai này Sài Gòn, Hà Nội bị đô hộ qua nhiều hình thức khác nhau, như kinh tế, tài chính và môi trường v.v... khi đã bị trị rồi, dù có một tiếng đánh dấm của thằng Hoa kiều, tức thì đảng CSVN răm rắp cúi đầu ngửi mùi thơm thúi đó. Chưa nói đến toàn đảng CS Trung Quốc, thế thì dân tộc Việt Nam ta sẽ không sống được với chúng nó!

Quả nhiên anh Hứa Bông Linh nguyên là Hoa đỏ, am tường xương tủy đảng CS Trung Quốc, anh nói không sai. Tôi nói tiếp về chiến tranh lần thứ hai:

─ Thưa quý anh, thử tìm nguyên do nào có cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc vào ngày 17 tháng 02 năm 1979. Trung Quốc xua quântràn vào chiếm thủ phủ 6 tỉnh phiá Bắc của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Anh Phó Như Bá đáp:

─ Chúng ta chỉ đưa ra một câu chuyệndân giang để dễ hiểu hơn: Việt Nam ở gần nhà Trung Quốc thì đừng chớ vay mượn một thứ gì của họ, nhất là đừng dựa lưng vào họ, như văn hóa, kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự và càng không nên ăn Tết trùng ngày với họ.

Không khác nào những đề cặp vừa rồi tự nguyện đưa đầu vào (tiệm cầm đồ). Nhớ rằng người Trung Quốc chuyên về nghề cầm đồ, khi con người biết trao đổi đồ vật. Nay đảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉ qua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ. Sau khi CSVN quá ngày hẹn không trả vốn lẫn lời, đương nhiên đảng CSTQ đến nhà xiết nợ, vốn tiệm cầm đồ tham lam, bao nhiêu nợ cũng chưa đủ, biển Đông, biên giới cũng là một cách xiết nợ, và Trung Quốc sẽ còn làm khó Việt Nam dài dài!

Anh Phó Như Bá đứng đờ người ra, thở dài. Anh Hứa Bông Linh nói:

─ Việt Nam chúng ta có 46 điểm chiến lược, núi cao trên 3.700m đã bị mất ngày 17/02/1979. Đến ngày 20/02/1979, có 9 Quân đoàn Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ 40 km, từ núi cao xuống đồng bằng và làm chủ 6 tỉnh của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Việt Nam hay Trung Quốc chiếm được những địa hình chiến lược
núi cao 4.200m, sẽ làm chủ nhân ông của 6 tỉnh biên giới,
như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nguồn ảnh: NBL

Chín (9) Quân đoàn Trung Quốc chia nhau làm chủ mặt trận 6 tỉnh của Việt Nam, gồm Quân đoàn 43, Quân đoàn 55 lập doanh trại chỉ huy hành quân tại Quảng Ninh, Quân đoàn 42, Quân đoàn 54 doanh trại tại Lạng Sơn, Quân đoàn 50, Quân đoàn 41 doanh trại Cao Bằng, một phần Quân đoàn 41 và Quân đoàn 14 chia nhau chỉ huy tỉnh Hà Giang, Quân đoàn 14, Quân đoàn 13 doanh trại Lào Cai, Quân đoàn 11 doanh trại Lai Châu.

Anh Linh và anh Bá trình bày như người trong cuộc chiến, riêng tôi ngẩn ngơ trước sự kiện chiến tranh biên giới, tôi hỏi:

─ Thế thì từ đâu và tại sao lại có cuộc chiến quyết tử, lần thứ ba vào năm 1984, cho đến ngày nay (1987) vẫn còn tiếp diễn ở những cao điểm chiến lũy thứ 3, như cao điểm 124, 544, 128, 162, 116 v.v...

Anh Hứa Bông Linh đáp:

─ Sau khi Trung Quốc bỏ đồng bằng và 6 tỉnh lỵ, rút quân tập kết tại những vị trí chiến lược giao thông hào 3, đứng về chiến thuật xem như chiếm được 3 tỉnh phía Tây trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Và 6 địa hình phiá Đông với tầm cở chiến lược vô tận cũng đồng loạt vào tay Trung Quốc, trên thực thế Việt Nam chưa hoàn toàn mất nước, nhưng nhà quân sự thì có cách nhìn tương lai hơn, cho nên lực lượng quân sự Trung Quốc trấn giữ giao thông hào thứ 3 làm biên giới tiền tuyến, và có đến 26 tướng lãnh tham chiếm vào ngày 17/02/1979 dưới sự động binh của Đặng Tiểu Bình.
http://ethongluan.org/images/stories/im ... luytq4.jpg
Sáu (6) địa hình chiến lược núi cao, gồm có núi Ban Đoan Nam Tắc (415) 1.200m,
núi Ban Đoan Nam Tắc hai 1.500m, núi Vô Danh 1.900m,
núi Khấu Đức Sơn (512) 3.300m, núi Thiệu Khà Sơn 500m,
kiểm soát được phía Đông như Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Nguồn ảnh: NBL

Image

Và 6 địa hình núi cao hướng ra biển Đông, như 146 độ cao 4.780m,
147 độ cao 4.500m, -3, 255, 211, 227.
Ngày nay đã vào tay Trung Quốc, đang kiểm soát cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ
của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ trở thành người tàn phế,
liệt tứ chi, toàn thân bất toại. Nguồn ảnh: NBL


Đôi mắt của tôi rơi lệ, hướng về Tổ quốc, một hồi lâu hỏi:

─ Thưa anh Linh và anh Bá, bằng cách nào quý anh nắm vững được chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc?

Anh Linh đáp:

─ Đã là một quân nhân như chúng tôi, dù ít hay nhiều cũng phải quang tâm đến qui luật chiến tranh, một phần chính nhờ làng tị nạn tọa lạc trên núi cao mới được dịp theo dõi cuộc chiến, và nghe radio mỗi ngày, chúng tôi còn bình luận chiến tranh đi trước thời sự, mà radio chỉ loan tin theo nửa lưỡi, phần còn lại bí mật quân sự, đối với chúng tôi thì không có những gì là bí mật cả

─ Thưa anh Linh và anh Bá, có thể nào trình bày từng điểm, từng diễn biến một, cũng có thể trước ngày 17/02/1979 cho đến lúc này [1987]. Trung Quốc khởi động chiến tranh tại biên giới Việt Nam có bao nhiêu địa danh đã bị mất và bao nhiêu chiến trận, đội hình, phòng thủ, tấn công, đơn vị phòng ngự tại biên giới Việt Nam, quân giới,những danh tướng của Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam, họa đồ chiến thuật quân đội Trung Quốc, điệp viên, tình báo của Việt Nam - Trung Quốc v.v...

Những lý cớ nào quân Trung Quốc tiến quân sâu vào lãnh thổ Việt Nam đến 40 km và làm chủ tình hình 6 tỉnh thành phố Việt Nam, sau đó Trung Quốc lui binh thay vì lập phòng tuyến để phòng ngự. Theo nhận định của quý anh, sau cuộc chiến này Trung Quốc có ép được Việt Nam sống chung với người Hán không?

Hiện giờ em chỉ hiểu khái quát về chiến tranh biên giới của hai đảng CSVN - TQ, có thể nói trong ưu tư của em mới mở đầu đề dẫn nhập chiến tranh biên giới. Nếu em không đi cùng quý anh trên chiến lũy hành lang số 1 này, thì hoàn toàn không hình dung được cuộc chiến có tính cách quyết định lịch sử của hai đảng CSVN - TQ.

Anh Hứa Bông Linh suy nghĩ một hồi lâu, nói:

─ Quả nhiên, chú em đặt vấn đề chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Quốc, như một đầu đề tiếp nối lịch sử chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc. Trong thời đại này, chính đảng CSVN mời đảng CSTQ anh em khởi động trước chiến tranh, Trung Quốc chỉ chờ thời gian là điểm tiếng súng, thế là họ lấy quyết định chiến tranh ngày 17/02/1979. Trong khi ấy đảng CSVN mở cửa biên giới để quân bành trướng Bắc Kinh thong dong xua quân vào Việt Nam như chốn đồng hoang, đương nhiên đảng CSVN trên tay cầm thẻ giả thua trận.
Hôm nào thư thả, chúng ta sẽ luận bàn tiếp về cuộc chiến tranh bỉ ổi này, bay giờ chúng ta tìm một chỗ dừng lại dùng cơm buổi trưa.

Tôi đã nghe anh Linh và anh Bá trình bày rất nhiều về cuộc chiến trước mặt, hình dung thấy được đạn pháo của Trung Quốc đang rơi trên đầu quê hương mình. Chiến tranh dữ dội ở bên kia chiến lũy thứ 3 trong lãnh thổ Việt Nam không ngơi tiếng vang dội của súng liên thanh, đạn pháo, tôi tưởng chừng mọi thảm khốc đang diễn ra, cướp mất thân thể của người đồng sinh đất Việt, hy vọng chiến tranh dừng lại ở thời điểm này, cảnh thảm khốc không còn tiếp tục.

Hiện chúng tôi đang trên hành trình xuyên qua biên giới Đông - Tây vòng chiến lũy 1, nơi nguy hiểm không thể khẳng định an toàn cho bất cứ ai, bởi trên đầu lơ lửng lựu đạn cài cành cây, dưới mặt đất bẫy mìn. Nơi đâu cũng có hầm chông, đạn pháo cày đồng bằng thành hố sâu, núi cao đạn pháo gọt trọc đầu rừng nguyên sinh!

Riêng tôi cần phải biết nhiều hơn tại miền ải địa đầuTổ quốc, bởi biên giới là giáp ranh chiến lược, nơi thường sôi bỏng dễ đưa đến chiến tranh, khói lửa điêu tàn đến từ đó và một khi vận nước suy vong, lân bang thừa cơ chiếm biên giới trước nhất v.v...
Image
Chúng tôi đi vào một đoạn chiến lũy đầy chướng khí của tử thi,
trên đầu lúc nào cũng có những chùm lựu đạn, cài trên cành cây,
sẵn sàng nổ khi người vấp phải bẫy mìn. ảnh: NBL


Lúc này tôi mới thực sự rùng mình trước tầm quan trọng của vòng chiến lũy 1, nó chạy dài từ Đông qua Tây, và nó còn nguyên vẹn những bằng cớ doanh trại bộ chỉ huy chiến trường mà Trung Quốc đã lập ở đây, ngoài ra dày đặc chiến hào bao phủ phần ngoài chiến lũy, tạo thành một phòng ngự kiên cố. Lần đầu tiên tôi thấy, rất ngạc nhiên, chiến hào thiết lập theo mô hình con Ách-chuồn, do tổ tam tam cố thủ, một khi chiến binh đã ách thủ thì không rời chiến hào, người chiến binh phải tuân theo mệnh lệnh và qui luật quân đội Trung Quốc.
Image
Quân đội Trung Quốc lập chiến hào theo mẫu Ách-chuồn
tại núi cao thuộc điểm (D) trong lãnh thổ của Việt Nam,
nay thuộc biên giới Trung Quốc. Nguồn ảnh: NBL


Chúng tôi tạm dừng chân nơi đây, mượn chiến hào đánh một buổi cơm trưa dã chiến và ngã lưng nghỉ ngơi 15 phúc, sau đó tiếp tục lên đường.
Huỳnh Tâm
Paris11/02/2012
Đừng sợ những gì việt cộng làm
Hãy làm những gì việt cộng sợ!
Việt cộng lũ tay sai tàu cộng
Tàu cộng biểu gì việt cộng cũng ok

Posts: 988
Images: 470
Joined: Thu May 12, 2011 4:02 pm

Re: Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Kỳ 1)

Postby ThuyLinh » Wed Feb 22, 2012 2:50 am
Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Kỳ 2)

Vài nén hương lòng nghiêng mình tưởng nhớ lãnh thổ quê hương Việt Nam bị mất, người vô danh khuất mặt trong trận chiến Đông Dương lần thứ 3 vào ngày 17/2/1979. Tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, cách đây 33 năm về trước (17/02/1979 ─ 17/02/2012)

Hành lang chiến lũy số 1, chia ra thành hai phần, phần giao thông hào chiều ngan 0,8m đôi khi từ 2m đến 4m và sâu từ 2m đến 1m, nơi nào rộng rãi thường là ban chỉ huy cấp Lữ đoàn hay Đại đội và nơi đặt pháo đội. Phần mặt lối đi hai chiều có nơi rộng 1,5m hay 1m, nếu đi xe đạp trên con đường gồ ghề này, tất nhiên rất khó đi. Chúng tôi gặp một con suối cũng là nơi tiếp nối vào chiếnluỹ, muốn đi qua suối phải vácxe đạp lên vai. lãnh thổ Viêjt Nam
Được biết gần đây có một ngôi làng người Việt tị nạn tên gọi Làng Suối Nam thuộc huyện biên giới Nam Khoa Vân Nam. Tôi vui mừng, hy vọng vào làng thăm bạn Đào xích lô đang cư ngụ nơi rừng sâu heo hút. Chúng tôi vừa qua khoải Suối Nam, chạm mặt một tiểu đoàn tuần tiễu biên phòng cưỡi ngựa từ xa đi đến, thế là chuẩn bị đối phó với địch, có thể việc bất trắc đến với tôi nhiều hơn là hai anh Linh và Bá, tôi đang ngồi sau lưng xe đạp của anh Linh nói:

─ Thưa hai anh nhất trí một ý, để Tâm trình thẻ nhận diện ID, và thuê hai anh hướng dẫn đường gần nhất đến làng Suối Nam thăm người nhà, hiện giờ không nên sử dụng được giấy tị nạn của anh Minh, vì chúng ta vô tình lọt vào đoạn chiến lũy cấm dân sự vào.... nói chưa hết lời.
Image

Chiến lũy vòng 1 xuyên qua Làng Suối Nam

Đội kỵ binh Trung Quốc, phi đến quá nhanh, đội hình trước mặt chào chúng tôi bằng quân lệnh tiếng súng lên nòng đạn, bao vây một vòng rào rộng. Chúng tôi tư thế tự nhiên không hề sợ hải, viên chỉ hy kỵ binh Trung Quốc nói tiếng quan thoại:

─ Tụi mày, bỏ balô xuống đất, và nằm úp mặt xuống đất để khám xét.

Chúng tôi đồng làm theo lời của viên chỉ huy kỵ binh, không phản ứng cũng không một lời đáp. Trước tiên đội kỵ binh chia ra hai nhóm, nhóm đầu lấy một chân đạp vào lưng và kê súng liên thanh vào đầu chúng tôi, nhóm hai dùng tay rà tìm vật khả nghi từ sau lưng đến trước ngực, đặc biệt họ đụng vào baothan hoá học Nhật-bản ngan hông của tôi, tức thì họ rút tay lại lập tức, họ chưa kiệp phản ứng, anh Linh liền nói:

─ Thưa quý anh, vật trong người của bạn trẻ đang dùng là để chống rét rừng, nó có khả năng sưởi ấm toàn thân cho cả ngày, chứ không phải chất nổ v.v... hiện trong balô của bạn trẻ còn 9 bao than như vậy.

Viên chỉ huy bảo anh Linh:

─ Đứng lên đổ hết đồ vật trong balô ra.

─ Vâng.

Anh Linh lấy balô của tôi chúi đầu miệng xuống, tất cả đồ vật đều rơi xuống đất có cả 9 bao than Nhật-bản, anh liền xé ra rồi vò ba-bốn lần, nhét vào hông. Trước khi đi tôi có hướng dẫn và giải thích cách dùng cho nên anh Linh và Bá biết cách dùng, tuy nhiên hai anh chưa đến lúc phải dùng đến nó vì hai anh đã quen khí hậu sống trong rừng. Tiếp theo anh Linh cũng mở miệng hai balô còn lại, đổ tốc xuống để kiểm tra, không thấy gì khả nghi. Viên chỉ huy ra lệnh cho chúng tôi đứng lên:

─ Tụi mày cho xem thẻ tùy thân.

Tôi trình trước thẻ nhận diện ID cho viên kỵ binh, tiếp theo anh Linh và anh Bá trình giấy tị nạn, viên chủ huy nói tiếp:

─ Thế thì chúng mày đã quen biết trước à?

Anh Bá đáp:

─ Hai anh em chúng tội được người bạn trẻ này thuê chở đến làng Suối Nam tìm người nhà, điều kiện thời gian đi và về hai ngày đường, thay vì đi đường thị trấn phải mất bốn ngày, chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường nào ngắn nhất, thế là chọn con đường này mà đi.
Viên chỉ huy hỏi tiếp:

─ Nếu không quyen biết trước thì làm cách nào biết sử dụng bao sưởi ấm này?

─ Chúng tôi cũng mới biết đây thôi, thấy người bạn trẻ dùng và làm như thế nào thì tôi bắt chước, nhái lại y như vậy, còn được người bạn trẻ cho biết tác dụng của bao than này.

Viên chỉ huy ngó tôi một hồi lâu rồi hỏi:

─ Những bao than này có độc không và mua ở đâu?

─ Thưa, tôi mua ở Côn Minh, tạp hóa nào cũng có bán, bao than này đương nhiên là không độc, trái lại nó còn làm cho mình không mất hơi nóng, dù ngoài trời rất rét, nhất là tiện lợi khi đi rừng gặp khí hậu như hôm nay.

Cuối cùng viên chỉ huy trả lại giấy tờ và thẻ nhận diện cho chúng tôi nói tiếp:
─ Chúng mày đi đường khác, không thể đi xuyên qua làng Suối Nam bằng lối này, đã cấm hơn năm ngày trước.

Anh Linh thở dài, xem như đã bí lối đi nói:

─ Thế là chúng tôi chả làm ăn được gì cả, trong chuyến chuyển hàng này, nếu quay đầu trở lại đi đường thị trấn thì thà về nhà sướng hơn!

Viên chỉ huy hỏi đồng đội:

─ Quý đồng chí có biết con đường nào khác để vào làng Suối Nam không ?
Một đồng đội đáp:

─ Con đường làng Cũ đi được nhưng rất nguy hiểm, khi qua khỏi làng Cũ có bảng chỉ dẫn lối đi Suối Nam, và lên hướng Tây chiến lũy.

Chúng tôi mừng thầm, tuy không thăm được Đào xích lô, cũng ít nhất có lối đi đến mục đích hướng Tây.

Chúng tôi và bọn Trung Quốc mã tà biên phòng chia tay, trong tôi phát hiện nửa buồn nửa vui, buồn không gặp được Đào xích lô, người bạn mà cả đời sống cho bạn, và trong sự buồn có cái vui khám phá giá trị của thẻ nhân diện ID. Từ đây không run sợ mỗi khi gặp an ninh Trung Quốc kiểm tra giấy tờ, nhất là tự do đi vào biên giới. Tôi càng tin tưởng hơn sẽ làm được thẻ nhận diện ID cho tất cả bạn bè đang trong những lao tù "lồng chim" biên giới, vui chưa hết thì phiền muộn khác nổi lên trong lòng, bởi biên giới nơi này là niềm kiêu dũng của tổ tiên Bách Việt tạo thành, nay trở thành miền đất của kẻ lạ Bắc Kinh. Mãnh đất của Tổ quốc do đảng CSVN quyết định phụ bạc từ ngày 17/02/1979. Kẻ đương quyềnbóp miền đất yết hầu ngạt thở, chết một cách tức tưởi, cách đây 8 năm trước (1979-1987).

Nghĩ rằng Việt Nam còn chế độ CS không khác nào một con bệnh khổng lồ, đất nước luôn đau ốm, dần dà mai sau cả dân tộc Việt Nam đi về cõi chết vì không ai tìm ra phương thuốc tự do dân chủ đa nguyên để trị liệu.

Trong tâm trí của tôi vừa đi qua động tình xót xa quê hương, cũng như trước mặt tôi muôn ngàn thực tại, nào là chạm trán cản trở, như kỵ binh biên phòng Trung Quốc, xác đạn súng liên thanh made in Chinađếm không thể nào hết trên lộ trình đã đi qua, hằng vạn ống đồng đạn đại pháotiêu hủy làng mạc của đồng bào cao nguyên Bắc phần Việt Nam, có ngôi làng xưa trên 1.000 năm bỗng chốc biến mất trong khói lửa, hằng vạn người thân thể biến dạng trần trụi, trên những khuôn mặt chỉ còn xương và gân hình thù quái dị, nhẹ nhất tàn tật không tay và không chân, đôi mắt mù, người đồng sinh với tôi lặng lẽ sống như thế đã trôi qua 8 năm (1979-1987).

Image

Ngôi làng Thập Lý của người thiểu số Dao với tuổi thọ trên 1.000 năm, tại ải địa đầu Tổ quốc, bỗng chốc biến mất trong khói lửa, chỉ còn lại một đồi núi trọc nghi ngút khói, đã 8 năm trôi qua, ngày nào cũng có người đến đây để tìm một thứ tinh thần đã mất.

Chúng tôi ra khỏi khu rừng ảm đạm, xe đạp tiếp tục đổ xuống đèo, hai chân kềm hảm phanh thắng, liên tục vượt qua hai đồi núi, đến gốc bẹt gặp một phong cảnh đẹp như họa phẩm tranh lụa của họa sĩ La Minh, càng đến gần thung lủng nhìn xuống thấy một cảnh hoang tàn của chiến tranh để lại, làng mạc tiêu điều, cỏ mọc phủ lên sự sống của con người.

Image

Ở đây chỉ còn lại những dấu người xưa đã chết, cảnh chiến tranh đem đến cho người dân miền núi cao nguyên Bắc phần những thảm khốc vô lường. Tôi tự hỏi đã có bao nhiêu nhânmạng hiền hòa bỏ xác ở gốc rừng này và hôm nay dân làng mộc mạc sống ở đâu? Suy nghĩ nhiều cảm thấy lành lạnh vì trước mặt toàn là đổ nát. Bỗng anh Bá la lớn tiếng:

─ Tâm đứng lại không được bước vì chân đã đạp lên bẫy mìn.

Tôi suy nghĩ, bỏ mạngnơi đây rồi! Tôihỏi:

─ Nhờ đâu anh biết lựu đạn dưới chân tôi?

─ Cái chốt lựu đạn phát ra một tiếng cắt, ở dưới chân trước của Tâm, bây giờ cứ đứng yên một chỗ để tôi và Linh sử lý nó.

Từ lúc này, toàn thân nóng bừng lên, như lửa đang cháy từ trong ra ngoài, mồ hôi liên tục túa ra như đi dưới mưa, cảm giác hai chân mỏi vì đứng thế tấn trụ hơn 15 phút, tôi trở thành một người nộm giữa rừng, chung quang chỉ một màu ảm đạm, còn anh Linh anh Bá biến mất, thấy hai chiếc xe đạp nằm dưới đất, giờ phút lâm nguy tôi tự trách mình, khi cây gãy cành chim bay hết.

Chân tôi đạp phải lựu đạn mà không biết cũng vì bẩm sinh lãng tai. Thực ra tôi có thể tự mình cứu mình, nhưng chung quanh không có một thứ gì đối xứng với nửa trọng lượng thân thể trên lựu đạn.

Một chặp, tôi mới thấy bóng hai anh Linh và Bá từ xe đi về hướng tôi, anh Linh trên vai một tảng đát xanh và anh Bá hai cây tầm vông dài chừng 4m và buộc một dây rừng dài, tôi tự thầm sám hối, xin lỗi đã hiểu nhằm người tốt. Lúc này mới quyết chắc tôi được tiếp tục sống trên cõi đời này, anh Bá nói:

─ Tâm, chịu khó chỉ dỡ 5 ngón chân lên, còn góc chân vẫn giữ như cũ.

Tôi thấy anh Bá đút một cây tầm vông vào phần dưới 5 ngón chân và nói:
─ Tâmhạ 5 ngón chân xuống đạp trên cây tầm vông theo thế như cũ, rồi nhón gót chân lên.
Anh Bá tiếp tục đút cây tầm vông thứ hai qua gót chân, tiếp theo hai tay anh Linh bưng tảng đá xanh án chừng 45kg để lên hai cây tầm vông, xát chân của tôi, anh Linh thở mạnh, trên trán lấm tấm mồ hôi, miệng cười tỏ vẻ thành công nói:

─ Bây giờ Tâm nhắc chân lên từ từ, và rời khỏi nơi đứng, ra xa tìm một gốc cây cổ thụ để tránh đạn.

Tôi vâng lời làm theo hướng dẫn, đứng nép mình sau cây cổ thụ lớn, anh Linh nép mình vào cây cổ thụ trước tôi, còn anh Bá đến cây cổ thụ bên trái, trên tay cầm theo sợi dây đã buộc vào hai cây tầm vông làm đoàn bẫy mìn, anh vừa giật mạnh sợi dây tức thì tảng đá lăng xuống, một tiếng nổ vang ầm khủng khiếp, đất đá bay tứ phía khua động rào rào, cả một vùng mịt mù, trái phá làm chúng tôi kinh ngạc, trước mặt một hố sâu 2m bề rộng 5,5m, đủ chôn vùi 10 thi thể.

Anh Linh thúc dục:

─ Chúng ta đi gấp, ở đây sẽ mang họa vào thân.

Chúng tôi hối hả thi nhau đạp xe lên dốc cao, bằng máu nóng không hề biết mệt nhọc, và cho xe đẹp vô tư xổ xuống dốc, tôi nói:

─ Tâm xin đa tạ hai anh, nhờ hai anh lượm lại mạng sống cho em.

Anh Bá cười hỏi:

─ Tại sao Tâm đạp lên mìn mà không biết?

─ Thưa quý anh, em bị bẩm sinh lãng tai, dù đạn pháo có nỏ gần đây, vẫn tưởng nổ đằng xa, cho nên bạn thân thường gọi tên, Tâm điếc đặc hay "điếc thi đạn súng".

Tất cả cùng nhau cười, anh Bá nói tiếp:

─ Thảo nào Tâm nói chuyện lớn tiếng, nhất là khi vui có ra vào "lai rai ba ly" càng lớn tiếng hơn.

─ Anh Bá hiểu như vậy là cảm thông được cái yếu điểm của Tâm.

Chúng tôi qua khỏi chiến lũy đèo Nam Khoa đến biên giới huyện Giả Mễ, mới cảm nhận được mọi sự trở về trong bình an, tinh thần hơi phơi phới. Đúng lúc gặp người đi cấu siêu vong linh cho thân nhân ở nghĩa trang Cô hồn, họ cho biết cuộc chiến tranh diễn ra tại nơi này:

Image

─ Ngày 24/02/1979 tại đầu đồi núi huyện Giả Mễ, có một trận chiến biển người liên tục 5 ngày. Quân đội nhân dân Trung Quốc rất can trườngtiến lên lớp nào tử trận banh thây lớp đó, đến nỗi không còn nhận diện được số quân tử vong, thịt xương văng tứ phương mười hướng không biết tìm đâu là thân xác của mỗi người, họ sinh ra trót lỡ lầm thân hình người nộm cho tướng quân Trương Vạn Niên(Zhang Wannian) làm trò chơi chiến tranh, vốn đệ tử pháp thuật của Khổng Minh thời Tam Quốc. Cuối cùng Trung Quốc cũng giànhgiật được những ngọn đồi núi cao, một chiến thắng trả giá quá đắt đỏ. Quân y Trung Quốc "hốt cái" tử thi hơn hai tháng chưa rửa sạch chiến trường. Thịt, xương, máu còn đậu trên cành cây, mỏmđá. Đã 8 năm trôi qua nơi này biến thành nghĩa trang lính cô hồn Trung Quốc, mỗi ngày thân nhân cô hồn thường đến đây cúng vong, cầu siêu.
Dù sao chúng tôi cũng đi qua đây, xin cúi đầu kỉnh lễ, cầu nguyện người sinh ra làm lính Trung Quốc bỏ xác trên chiến trường lãnh thổ Việt Nam. Tôi đưa tay lên làm phép Thánh, niệm chú giải oan cho họ và cầu nguyện linh hồm họ về cõi hồng ân.

Chúng tôi tiếp tục xuống khỏi đồi, gặp một vọng canh tiền đồn Bình Hà,bao quanh bởi núi cao, tạo thành một chiến lũy thứ hai, hướng triền núi trước mặt, đối diện tỉnh Lai Châu Việt Nam, quân đội Trung Quốc chiếm được điểm núi cao làm lợi thế chiến lược, kiểm soát các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nơi đây là trọng điểm phòng ngự giá trị nhất tại hành lang biên giới, trước đây quân đội Trung Quốc mở cuộc xâm nhập tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam do tiền đồn Bình Hà hướng dẫn, chính điểm này làm mồi thuốc súng cho chiến trường bùng nổ dữ dội vào ngày 23/02/1979. Đến nay (1987) đảng CSVN vẫn chưa nói một lời nào về địa danh núi Cũ đã bị mất vào tay Trung Quốc.

Nhân tiên tôi hỏi hai anh Linh và Bá về khu núi Cũ:

─ Thưa quý anh, có biết chiến trận khu núi Cũ không?

─ Trận chiến này Trung Quốc tuy chiến thắng nhưng tổn thất rất nặng, họ đã chuẩn bị cho cuộc chiến này trước hai năm, nhất là địa hình, địa thế, chiến lược trên một bản đồ tiến công chi tiết, gọi là bản đồ khu núi Cũ.

Ngày 23/02/1979 quân Trung Quốc ước hẹn điểm tập kết sẽ tung hết hỏa lực để thăm dò đảng CS Việt Nam.
Image

Bản đồ lưu: Quân khu Côn Minh

Trong trận chiến núi cũ Quân đoàn 14 Trung Quốc đưa Sư đoàn Lục quân 163 Trinh thám và Sư đoàn bộ binh 488 Thám sát, bao vây quần thể núi Cũ trên 21 đồi núi chiến lược, quân đội của đảng CSVN chỉ còn kiểm soát 3 núi nhỏ (3/21) trong tư thế mong manh, chờ tiêu diệt. Quân đoàn 14 Trung Quốc tăng cường Sư đoàn 152 pháo binh mở đường tiến quân mới, pháo đội 105 ly, 155 ly, 175 ly, súng cối loại 4.2 inch, liên tục rót đạn pháo phủ xuống đầu của quân CSVN, mỗi trái pháo chụp xuống làm hao mòn sức chiến đấu và ý chí. Tại mặt trận này từ ngày thất thủ cho đến naychưa có một hồi ký nào của người bộ đội (cờ đỏ sao vàng), không chừng trong trận chiến này đã chết hết!

Cùng thời điểm ấy, Quân đoàn 14 đã hoàn toàn kiềm soát núi Cũ và tăng cường chiếm lĩnh những trọng yếu tiến về phía trước chạm đầu tỉnh Hà Giang, tiếp theo Quân đoàn 11, 13, ồ ạt tiến vào Lai Châu, Lào Cai, họ tung hoành thổi đạn pháo vào những cơ sở sản xuất, nhà máy mà trước đây trên danh nghĩa đảng CS Trung Quốc anh em viện trợ cho CSVN, nay người anh em CS Trung Quốc tự do hủy hoại toàn diện những thứ viện trợ trước đây, nhất là những thứ họ không đem đi được, đồng loạt cho biến thành những núi tro tàn, như cơ sở hành chính, cơ sở quân đội, trường học, bệnh viện, cầu kiều v.v... Ba (3) tỉnh thành phố phía Tây Bắc Việt Nam trở thành bình địa trong 10 ngày.

Tuy nhiên cũng có một số dân quân địa phương vì tự ái dân tộc không vì đảng CSVN, bởi thế không đứng bó tay, tự biến thành hành động, tổ chức thành những chốt phản công, đối địch mãnh liệt, quyết tử với cây súng để tìm sự sống cho Tổ quốc, lấy tinh thần dân tộc đổi chiến thắng.

Quân đoàn 11, 13, 14 của Trung Quốc có nhiềuchốt phòng ngự bịthất thủ, bộ binh tử thương rất nhiều, pháo đội 175 ly của Sư đoàn 152 của Trung Quốc biết thành đống sắt. Quân đoàn 11, 13, 14 trao quân lệnh cho Sư đoàn 448 quốc phòng điều tra, trinh thám, thăm dò các cuộc tấn công do tướng nào trong quân đội của CSVN chỉ huy. Cuối cùng quân đội Trung Quốc điểm danh quân số tổn thất nặng trên 7.525 tử thương và 3.543 bị thương.

Anh Linh, thở dài nói tiếp:

─ Chiến tranh này chưa biết bao gời kết thúc, chúng ta không biết nhiều vì chiến trường trong chiến lũy thứ ba (3). Chúng ta chỉ nghe Radio và luận tình hình, nghe Tâm nói cũng phấn khởi ít nhất dân quân địa phương cũng là nòng cốt của quốc gia.

Tôi quan tâm về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, luôn luôn muốn biết một số điều. Tôi nói:

─ Thưa hai anh, em có nghe một người quen luận về quân đội VN như thế này: "Bộ quốc phòng Việt Nam ra lệnh mở cuộc tấn công vào quân Trung Quốc bằng "hòa nhiệt độ", triển khai các căn cứ không quân tên lửa phòng thủ, tương tự như trong SA-3 Hongji Goa, còn gọi là "không khí vị trí phòng thủ tên lửa", hiện có bảy địa điểm mật tại miền Bắc Việt Nam, nhưng bị điệp báo Trung Quốc phát hiện.Sau đó T-34 Trung Quốc phá hủy một phần cơ sở tên lửa của quân đội Việt Nam.

Trước khi lên kế hoạch chiến tranh, Bộ chính trị đảng CS Việt Nam đã chỉ định đơn vị tham chiến, những quyết lệnh trong tay Bộ Quốc phòng với bí số 0,346 sau đó chia thành 4 bí số thi nhau hành động, như bí số 0,316, bí số 0,338, bí số 0,337, bí số 0,345 và 16 Sư đoàn thuộc 5 Quân đoàn phụ trách tham chiến, đồng lúc tăng cường 4 trung đoàn pháo binh. Nhưng một nghi vấn lớn có kẻ phản Quốc dâng kế sách chiến lược Quốc phòng Việt Nam cho Trung Quốc, bởi thế Trung Quốc đi trước một bước, sớm hơn dự định ngày 17/02/1979. Thay vì đến tháng 04/1979 Trung Quốc mới khởi động chiến tranh, cụm từ "phản công tự vệ" có từ đó và Đặng Tiểu Bình đích thân lãnh đạo chiến tranh đối đầu với Việt Nam.

Anh Linh và anh Bá ngó tôi một cách ngạc nhiên hỏi:
─ Chuyện bí mật như thế này mà Tâm còn biết được, đương nhiên đảng CSVN đã biết kẻ phản Quốc là ai rồi. Chúng ta nên nhớ kẻ phản Quốc đảng CSVN tha thứ, còn phản đảng thì họ không thể chấp nhận, liền khai trừ lập tức.

Anh Linh cười, nói tiếp:

─ Hì...hì... tin này Tâm lấy từ đâu và có xác thực không?

─ Thưa hai anh, tin này biết được từ quân khu Thành đô Côn Minh, Tâm còn biết vài tên tướng lãnh Trung Quốc tham chiến và tướng lãnh nào tử trận, tuy nhiên Tâm không biết hết địa danh từng cuộc chiến tranh, hy vọng sau này ánh sáng sẽ soi rọi và tự nó bày ra mọi sự kiện chiến tranh ngày 17/02/1979 tại biên giới Việt Nam –Trung Quốc.

─ Thì ra thời điểm này mới biết đảng CSVN chia thành hai phe, A bảo vệ đảng, B bán Tổ quốc, xem ra hai phe cùng là sâu bọ, đục khoét, hại dân, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc! Tâm cho biết những sự kiện này rất lý thú, đáng quan tâm có dịp chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn.

Lại một lần nữa xe đạp đổ xuống đèo, dọc theo chiến lũy, quanh queo 7 vòng mới đến chân đèo Lục Xuân, có độ cao 970m. Không ngờ nơi đồi núi cao điểm B, hiu quanh lại có những tiếng khóc thảm thiết. Thì ra họ đến đây mỗi năm một lần vào ngày 17 tháng 02. Đúng ngày chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc (17/02/1979).

http://ethongluan.org/images/stories/images/chienluy2tq06.jpg

Họ đã lên hương, đèn, lễ vật tha thiết cầu khẩn cho vong nhân sớm được bình an nơi chín suối. Chúng tôi dừng xe lại, đứng nghiêm trang cúi đầu chào vong linh. Năm người Hoa thấy chúng tôi có cử chỉ chia sẻ tâm tang gia cảnh, họ theo phong tục tang chủ cúi đầu trả lễ. Một người phụ nữ hỏi:

─ Quý anh cũng đi hành lễ cho thân nhân phải không?

Anh Linh đáp:

─ Chúng tôi đi qua đây, gặp cảnh ngộ của quý vị đứng lại chia sẻ và nghiêng mình kính cẩn vong linh.

Tôi thấy họ rất thành khẩn cầu đảo cho vong nhân, nhưng trên khuôn mặt có nét âu lo, vàhỏi:
─ Qúy vị cầu nguyện cho vong linh đã bao lâu rồi?
─ Thưa, chúng tôi hành lễ từ sáng đến giờ này, mà vẫn không an tâm, năm nào cũng vậy!

Tôi hỏi tiếp:

─ Chúng tôi muốn tham gia vào buổi cầu vong này được không?

Người phụ nữ đáp:

─ Đa tạ quý ngài, chúng tôi và thân nhân rất may mắn, mời quý ngài làm chủ lễ cầu vong.

Anh Linh và anh Bá ngó tôi, như có ý thúc dục hành lễ, tôi đứng vào vị trí chủ lễ thay vì ấn Tý, nhưng đôi tay tôi bắt ấn Càn-khôn hành lễ vong linh, cúi đầu 4 vái, đọc câu chú Chí Tôn cầu nguyện Người chứng giám, tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh, lễ thành tôi cúi đầu tống biệt vong linh về cõi Hồng ân.

Sau buổi làm lễ cầu đảo, 1 nữ, 4 nam nhận được tín hiệu của vong nhân, họ rất vui mừng không còn những nét lo âu như lúc trước. Người nữ cho biết:

─ Chúng tôi là năm chị em thúc - bá, có ba thân nhân đồng tử cùng ngày trong trận chiến nơi đây, chúng tôi có người ở Côn Minh, kẻ ở Nam Ninh cứ mỗi năm đồng hẹn đúng ngày này đến núi cầu nguyện cho thân thân, dù đường đi xa, gặp lắm gian nan, chúng tôi cũng không bỏ qua định kỳ nào, nhưng đặc biệt hôm nay là ngày mà chúng tôi tiếp nhận được tín hiệu của thân nhân cho biết: "Đã được xá giải vong linh". Từ đây về sau chúng tôi chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây nữa. Năm chị em chúng tôi xin một vái tạ ơn.

Tôi trả lời:

─ Chúng ta vô tình gặp nhau, làm việc tốt cho nhau không nên đáp lễ và tiếp nhận ơn nghĩa, quý vị an tâm trở về. À tôi cũng ở Côn Minh.

Người phụ nữ vui mừng mời:

─ Thưa quý ngài khi nào về Thành đô, nhớ ghé tư gia của chúng tôi nhé, chúng tôi tha thiết mời và hy vọng quý ngài không từ chối, xin quý ngài tiếp nhận thiệp mời này.
Một nam nhân nói theo:

─ Anh em chúng tôi cũng vậy, khi nào quý ngài có dịp đến Nam Ninh, xin mời ghé tư gia của chúng tôi, anh em chúng tôi trân trọng gửi quý ngài thiệp mời này.

Anh Linh thay mặt giới thiệu tên tuổi của anh Bá và tôi, tôi cũng hứa khi về đến Côn Minh sẽ đi thăm họ, mọi người chúc nhau thượng lộ bình an, và chia tay, hẹn ngày tái ngô.

Cuộc chiến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, hơn 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979 để lại một bãi chiến trường hủy diệt quá thảm khốc. Trung Quốcdã mansử dụng đạn pháo v.v... xây thịt xương quân đội Trung Quốc, và Việt Nam thiệt mạng trên 150 ngàn người, thường dân tử nạn trên 100 ngàn người, chưa kể vô danh, chiến tranh tạo ra nhiều nghĩa trang chính thức, và nghĩa trang không tên tuổi tọa lạc biên giới những trên đồi núi cao.

Riêng tại làng Lục Xuân có trên 20 ngàn thường dân vô tội tử nạn, nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc cửa ngỏ vào "lồng chim" làng người Việt tị nạn.

Image

Chúng tôi đi chưa được bao xa, lại gặp ngôi mộ tập thể hiu quạnh của quân đội nhân dân Việt Nam có tên số 532, tọa lạc trên hành lang chiến lũy vòng 1, đã 8 năm trôi qua ngôi mộ vô thừa nhận im lìm không hương khói. Khi họ còn là chiến sĩ, Trung ương đảng CSVN tung hô "Quý đồng chí sống vì đảng ta, vinh quang anh hùng" nay người chiến sĩ nằm xuống, những kẻ tung hô to tiếng bỏ mặc đồng chí mình, mồ hoang đất lạnh, một tiếng vinh danh cũng không còn ai đoái hoài! Ngày liệt sĩ trận chiến 17/02/1979 đảng CSVN không muốn nhớ vì chiến sĩ năm xưa đối đầu với Trung Quốc. Ngôi mộ 532 quân nhân tử trận, âm thầm nằm dưới lòng đất quê mình, nhưng nào biết hiện nay là xứ lạ.

Chuyện người CSVN bội bạc đồng chí của họ, chẳng phải chuyện của riêng tôi thế mà chạnh lòng, vì mộ 532 người đồng sinh, đồng tộc Việt Nam, do đó tôi để lòng làm lễ cầu vong cho họ hỏi:

─ Thưa anh Linh, anh Bá chúng ta hạ lều nghỉ đêm nơi này nhé?

─ Tại sao lại nghỉ đêm ở đây, chúng ta đã ước hẹn trước, hạ lều gần làng tị nạn kia mà, chỉ còn 2 giờ nữa là đến nơi.

Buộc lòng phải nói ý định của tôi:

─ Cách đây vài giời, chúng ta đã đi qua hai chiến trường, toàn quân Trung Quốc tử trận, những kẻ còn xác thì được tôn vinh tại nghĩa trang, có kẻ phanh thây không còn thi thể, trở thành hồn siêu lạc phách. Quý anh đã thấy rồi đó, thân nhân của hồn siêu lạc phách, khổ biết chừng nào, họ khóc và kiên nhẫn cầu đảo cả ngày xin gặp vong linh, khi chúng ta đi ngang qua chỉ một cái cúi đầu thôi, thế mà đem đến cho họ một cảm giác thân thiện. Chính chúng ta đã có cử chỉ không phân biệt người đã chết trong chiến tranh này dù Hoa hay Việt.

Còn 532 người nằm dưới mồ này là ai đi nữa, mình cũng nên cầu siêu, làm phép Thánh cho họ, tất cả họ đều đồng tộc với mình làm ngơ sao đành. Người sống dù có thù cho mấy, khi gặp nhau ở xứ người cũng thành thân kia mà!

Em thân thiện với quý anh thế nào thì người khuất mặt cũng dành cho họ một ít thân thiện ấy, em muốn tối nay cầu siêu và làm phép Thánh cho họ một cách long trọng.

Anh Linh và anh Bá nghe tôi tỏ bày thành ý, cũng chấp nhận nói:

─ Ví dụ: Nếu có 100 ngôi mộ, dọc trên hành trình như thế này thì Tâm giải quyết đến bao giờ cho hết?

─ Hai anh cứ chiều theo ý của Tâm một lần này, rồi sau đó mới thấy vi diệu trong đêm nay, Tâm không phải loại người dị đoan, tin nhảm hay quá tín ngưỡng để trở thành ngu muội, Tâm quan niệm sồng sáng, chết sạch.

Chúng tôi làm lều nghỉ đêm bên trái của ngôi mộ tập thể, sau buổi cơm tối, tôi đi hái vài miếnlárừng làm bachén lương khô lạtvà một chung nước lạnh thay cho trà-rượu để trước đầu phần mộ, đến giờ Tý tôi hành lễ, niệm chú Đấng Từ Phụ (Thượng Đế), tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh,lễ đã thành, tôi cúi đầu chúc tất cả siêu thoát về đất Lành.

Sáng hôm sau trước khi chúng tôi lên đường, anh Linh nói:

─ Giờ Tý đêm qua, quả nhiên linh diệu, Tâm làm một việc rất tình người, anh em chúng tôi động lòng lắm. Chúng tôi có vài suy nghĩ khác, đêm hôm qua cũng để nhắc nhở đảng CSVN đã hết số rồi. Đồng chí của chúng nó chết như thế mà đành bỏ mặt làm ngơ, coi như không có gì cả!

Và một đáng trách khác. Thử hỏi con chó sinh ra ba ngày đã mở mắt, thế mà phần đông người Việt Nam từ ngày có đảng CS đến nay đã 57 năm (3/2/1930 – 3/2/1987) vẫn chưa chịu mở mắt để thấy đảng CSVN hình nhân dạ thú.

Huỳnh Tâm

Paris 17/02/2012
Đừng sợ những gì việt cộng làm
Hãy làm những gì việt cộng sợ!
Việt cộng lũ tay sai tàu cộng
Tàu cộng biểu gì việt cộng cũng ok

�m mưu khống chế ho�n to�n Việt Nam của Trung Quốc

 

Kể từ sau sự kiện Trung Quốc chiếm đ�ng một phần Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, trong những năm gần đ�y, vấn để hải đảo bi�n giới khiến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam v� Trung Quốc trở n�n căng thẳng một c�ch đ�ng lo ngại. Tuy quan hệ ngoại giao căng thẳng nhưng quan hệ giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam v� Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn nồng ấm một c�ch lạ thường, Trung Quốc tiếp tục d�nh được nhiều dự �n lớn, trọng điểm quốc gia, trong đ� c� dự �n Bauxite T�y Nguy�n, dự �n x�y dựng c�c nh� m�y điện, x� nghiệp, cải tạo hệ thống cống tho�t nước� Đặc biệt gần đ�y Trung Quốc c�n hỗ trợ Việt Nam x�y dựng K� t�c x� ở học viện ch�nh trị & h�nh ch�nh Hồ Ch� Minh, Cung hữu nghị Việt Trung.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước khi ngư d�n Việt Nam li�n tục bị Hải Qu�n Trung Quốc s�ch nhiễu tr�n biển Đ�ng, t�u Việt Nam thường xuy�n bị �T�u lạ� đ�m ch�m ngay tr�n l�nh thổ Việt Nam. C�c trang mạng, b�o ch� ch�nh thống của Trung Quốc li�n tục khi�u kh�ch, k�ch động đ�i chiến tranh với Việt Nam, Hải Qu�n Trung Quốc thường xuy�n c�ng khai vi phạm l�nh hải Việt Nam ở Ho�ng Sa v� Trường Sa đặc biệt Trung Quốc c�n x�c tiến việc thăm d� khai th�c dầu kh� tại những v�ng biển đang tranh chấp th� mối quan hệ nồng ấm giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam v� Đảng Cộng Sản Trung Quốc r� r�ng l� kh�ng được b�nh thường.
Nếu n�i rằng hai Đảng Cộng Sản Việt Nam v� Trung Quốc chỉ �bằng mặt m� kh�ng bằng l�ng� th� thiếu thuyết phục v� một nước lớn như Trung Quốc chẳng c� l� do g� để phải �nể mặt� một nước nhỏ như Việt Nam. V� một mối quan hệ h�nh thức bề ngo�i th� kh�ng thể gi�p cho Trung Quốc li�n tiếp d�nh được nhiều dự �n quan trọng như dự �n Bauxite T�y Nguy�n; nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam kh�ng bằng l�ng với Đảng Cộng Sản Trung Quốc th� kh�ng thể n�o họ lại kh�ng đề ph�ng sự x�m nhập của Trung Quốc v�o một khu vực chiến lược quan trọng như T�y Nguy�n, kh�ng đề ph�ng việc giao cho Trung Quốc thi c�ng những c�ng tr�nh, những dự �n lớn tr�n khắp nước Việt Nam. R� r�ng l� bất chấp sự b� quyền của Trung Quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam đ� nhượng bộ một c�ch th�i qu�, bất thường đến mức tỏ ra nhu nhược mất hết tinh thần độc lập của d�n
Như vậy phải chăng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang ầm thầm b�n rẻ một nguồn t�i nguy�n v� c�ng qu� gi� v� c� gi� trị về mặt qu�n sự l� quặng ph�ng xạ Uranium cho Trung Quốc để đổi lại Trung Quốc sẽ cung cấp nguy�n liệu cho c�c l� phản ứng Hạt Nh�n của Việt Nam trong tương lai? Liệu �m mưu n�y c� dừng lại ở đ� hay n� c�n ẩn kh�c n�o kh�c nữa?
Phải n�i l� giả thuyết n�y l� rất c� cơ sở v� kh�ng thể tr�ng hợp đến mức Đảng Cộng Sản Việt Nam th�ng qua việc x�y dựng c�c nh� m�y điện nguy�n tử ngay sau khi đ� sắp đặt y�n ổn c�c dự �n bauxite ở T�y Nguy�n m� tại sao kh�ng th�ng qua trước hoặc đợi một thời gian sau mới đặt vấn đề x�y dựng c�c nh� m�y điện nguy�n tử. Phải chăng đ�y mới ch�nh l� �chủ trương lớn của Đảng� m� Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đ� ph�t biểu tr�n b�o ch� để nh�n d�n kh�ng thể b�n c�i v� kh�ng thể gi�m s�t c�c dự �n đang diễn ra?
Sự khống chế về kinh tế c�n thể hiện ở việc rất nhiều nh� đầu tư Trung Quốc đang l�m mưa l�m gi� tr�n thị trường Việt Nam, g�p phần với c�c c�ng ty đại gia của người Hoa trong giới l�m ăn người ta thường b�n t�n về rất nhiều �đại gia lạ� c� vốn rất mạnh họ c� thể huy động v�i trăm đến v�i ng�n tỷ ngay khi cần đến! Đặc biệt nguồn gốc của c�c �đại gia lạ� n�y kh�ng r� r�ng chỉ biết rằng đứng đằng sau họ l� c�c c�ng ty ở Đ�i Loan v� Trung Quốc. Nếu c�ng hợp sức lại họ c� thể tạo n�n những đợt biến động gi� cả ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, nhưng qua những đợt biến động gi� cả vừa qua chỉ nghe b�o ch� nhắc đến �nh� đầu cơ� m� c�c cơ quan chức năng tuyệt nhi�n kh�ng thể t�m ra bất cứ �nh� đầu cơ� n�o �u cũng l� điều kh� hiểu?

3) Về lĩnh vực ch�nh trị t�n gi�o:

Về lĩnh vực ch�nh trị v� t�n gi�o ĐCS Trung Quốc đ� th�nh c�ng khi g�y �p lực l�n ĐCS Việt Nam trục xuất c�c Tăng Ni L�ng Mai tại B�t Nh� v� Thiền Sư Nhất Hạnh đ� c�ng khai ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một cuộc phỏng vấn. Thiền Sư Nhất Hạnh được xem l� người Phật Gi�o nổi tiếng thứ nh� thế giới chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Năm 2005 Thiền Sư Nhất Hạnh đ� về Việt Nam lập trai đ�n cầu si�u điều đ� chứng tỏ ch�nh quyền Việt Nam kh�ng coi Tổ chức L�ng Mai của Thiền Sư l� một tổ chức chống đối, v� thế việc trấn �p c�c Tăng Ni L�ng Mai ở B�t Nh� r� r�ng chỉ c� một l� do duy nhất l� c�ch m� H� Nội l�m vui l�ng Bắc Kinh chứ kh�ng thể v� duy�n v� cớ ĐCS Việt Nam lại d�nh v�o chuyện đ�n �p t�n gi�o đối với v�i trăm Tăng Ni chẳng l�m g� bất lợi với họ cho th�m chuyện rắc rối.
Thời gian gần đ�y kh�ng c� nhiều bằng chứng về �p lực của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam, tuy nhi�n nếu đọc lại hồi k� của Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ ch�ng ta thấy rằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam v� c�c nước kh�c nhất l� Mỹ lu�n chịu �p lực rất lớn từ Trung Quốc nhất l� trong qu� khứ khi Việt Nam đ�ng lẽ c� thể gia nhập WTO trước Trung Quốc lại phải đợi Trung Quốc gia nhập WTO xong Việt Nam mới c� thể tham gia đ� khiến Việt Nam chịu nhiều thiệt th�i trong qu� tr�nh đ�m ph�n gia nhập WTO với Trung Quốc. Dĩ nhi�n l� hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp tục �p lực Việt Nam chỉ c� điều chưa c� người n�o kể lại cho ch�ng ta nghe n�n ch�ng ta kh�ng biết nhưng kh�ng phải v� thế m� ch�ng ta kh�ng nhận ra những dấu hiệu bất thường, v� vấn đề n�y ch�ng ta sẽ đề cập đến v�o một b�i viết kh�c.

4) Về lĩnh vực quốc ph�ng t�nh b�o:
Mối quan hệ giữa giữa hai Đảng Cộng Sản Việt Nam v� Trung Quốc l� một tập hợp một chuỗi gồm những c�u chuyện hết sức b� ẩn bất thường. Một b� ẩn rất lớn được đặt ra trong ng�nh quốc ph�ng t�nh b�o đến nay vẫn chưa c� c�u trả lời.
Mặc d� trong thời gian vừa qua Việt Nam đ� t�ch cực mua sắm c�c phương tiện quốc ph�ng tối t�n như t�u ngầm, m�y bay để đối ph� với sự tăng cường lực lượng hải qu�n của Trung Quốc tr�n biển đ�ng điều đ� tạo ra cảm gi�c cho nh�n d�n Việt Nam rằng lĩnh vực quốc ph�ng của Việt Nam lu�n vững mạnh v� lu�n được đầu tư tăng cường. Nhưng hầu hết �t ai ch� � rằng cho d� qu�n đội của ta c� hiện đại hay c� mạnh đến đ�u nếu bị gi�n điệp của Trung Quốc kiểm so�t th� ch�ng ta sẽ thua thảm hại trước khi cuộc chiến xẩy ra. V� dụ như nếu Trung Quốc biết được vị tr� c�c trạm rada đi động của ta, nơi cất giấu m�y bay, t�n lửa chủ lực hay đơn giản hơn l� c�ch hoạt động v� th�ng số kỹ thuật của c�c vũ kh� hiện đại th� họ sẽ c� c�ch để ti�u hủy hay chế ngự khả năng quốc ph�ng của nước ta.
V� vậy việc ph�t hiện v� truy t�m gi�n điệp của địch l� một c�ng việc cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực quốc ph�ng nếu kh�ng l�m tốt được vấn đề n�y th� kh�ng thể n�o n�i rằng quốc ph�ng ta đ� vững mạnh, nhất l� khi nước ta c� sự hiện điện đ�ng đảo một bộ phận người Việt gốc Hoa nữa. Tuy nhi�n trong thời gian vừa qua kể từ sau hai nước Việt Nam Trung Hoa b�nh thường h�a quan hệ ngoại giao năm 1991 đến nay chưa hề c� trường hợp n�o Việt Nam ph�t hiện được gi�n điệp t�nh b�o của Trung Quốc. Trong khi c�c nước Ch�u �u, Mỹ chỉ trong chục năm trở lại đ�y họ đ� ph�t hiện ra h�ng trăm h�ng ng�n gi�n điệp Trung Quốc c�n Việt Nam một nước s�t bi�n giới với Trung Quốc lu�n nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc lại kh�ng t�m ra được 1 t�n gi�n điệp n�o trong 20 năm? Đ� c� phải l� một điều kỳ lạ hay kh�ng?
Trong khi th�nh t�ch của ng�nh t�nh b�o phản giản Việt Nam đ�u phải l� tồi khi những chiến c�ng chống lại �bọn phản động� v� �diễn biến h�a b�nh� của phương T�y đ� bị dập tắt từ trong trứng nước. Nhất l� vụ Tổng Cục 4 ph�t hiện nhiều l�nh đạo cao cấp trong Đảng v� ch�nh phủ l� người của CIA vậy m� họ kh�ng ph�t hiện được t�n gi�n điệp n�o của cục t�nh b�o Hoa Nam?
V� kh�ng biết ĐCS Việt Nam c� nhận thức được rằng bọn �phản động� c�ng lắm chỉ đ�i đa đảng, đ�i ch�nh quyền c�n Trung Quốc sẽ đ�i cả nước Việt Nam, v� bọn �phản động� đ�i l� một chuyện c�n Đảng c� chấp nhận hay kh�ng lại l� chuyện kh�c nhất l� khi ĐCS lu�n tự tin rằng họ được sự ủng hộ v� tin y�u của phần lớn người d�n th� việc �chống phản động� v� �diễn biến h�a b�nh� đ�u c� cấp thiết bằng chống ngoại x�m? Nhưng tại sao trong thời gian qua chiến c�ng của ng�nh t�nh b�o chỉ tập trung v�o chống �phản động� chứ kh�ng hề c� bất kỳ vụ n�o �chống ngoại x�m�?
Trong khi t�i biết được hiện tại ở Việt Nam c� một v�i tổ chức người Việt gốc Hoa, họ c� hai quốc tịch c�ng một l�c trong đ� một quốc tịch Việt Nam một quốc Tịch Trung Quốc hay Hồng K�ng, nhiệm vụ của họ l� đi khắp nơi thu thập tất cả c�c th�ng tin tr�n b�o ch� v� những g� diễn ra trong x� hội đến cả những chuyện t�m linh của Việt Nam l�m b�o c�o gửi về cho tổ chức họ. Chuyện n�y l� c� thật 100% tuy nhi�n v� l� do an ninh của c� nh�n t�i n�n t�i rất tiếc kh�ng thể n�i r� hơn về tổ chức n�y v� c� thể họ sẽ nhận ra t�i l� ai. Điều n�y l�m t�i thực sự lo ngại về t�nh h�nh gi�n điệp Trung Quốc tại Việt Nam.

5) Về lĩnh vực tổ chức nh�n sự trong ch�nh quyền:
Nếu ch�ng ta tinh tường một ch�t ch�ng ta sẽ thấy rằng bất kỳ Đại Hội Đảng lần n�o Trung Quốc cũng cử c�n bộ cao cấp sang Việt Nam tham dự hội nghị, thậm ch� họ c�n cử đại diện sang trước khi đại hội diễn ra. Nhiều t�i liệu cho ch�ng ta biết rằng Trung Quốc b�y tỏ quan điểm c�ng khai ủng hộ hay bất ủng hộ đối với một nh�n vật n�o đ� v�o c�ch chức vụ cao cấp trong ch�nh phủ của ta khi họ tham gia hội nghị v� dĩ nhi�n sự ủng hộ của Trung Quốc rất c� trọng lượng. Trong Hồi K� ngoại giao của Thứ trưởng Trần Quan Cơ đ� chứng minh Trung Quốc nhiều lần can thiệp v�o việc xắp xếp nh�n sự của ch�ng ta v� g�y �p lực đ�i ĐCS phải sắp xếp những nh�n vật th�n Trung Quốc.
V� ch�ng ta biết rằng Trung Quốc kh�ng v� duy�n v� cớ ủng hộ một ai đ� nếu người đ� kh�ng đem lại lợi �ch cho Trung Quốc v� c�c l�nh đạo của ta muốn tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc kh�ng thể n�o kh�ng l�m đẹp l�ng Trung Quốc điều đ� đ� dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại cho Việt Nam khi k� kết những hiệp định, những dự �n hết sức bất b�nh đẳng v� g�y hậu quả nghi�m trọng về l�u d�i cho đất nước như dự �n bauxite T�y Nguy�n, hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam được k� giữa Việt Nam v� Trung Quốc�
Vậy hiện nay với c�ch tổ chức v� sắp đặt nh�n sự l�nh đạo chỉ dựa v�o uy t�n trong Đảng, sự ủng hộ của Trung Quốc v� sức mạnh b� ph�i của nh�n vật đ� th� liệu đ� c� bao nhi�u t�n gi�n điệp Trung Quốc đứng trong h�ng ngũ lạnh đạo của ch�nh phủ Việt Nam? V� liệu c� bao nhi�u l�nh đạo đ� v� t�nh tiếp tay l�m lợi cho Trung Quốc m� b�n rẻ lợi �ch d�n tộc để đổi lấy quyền lực cho bản th�n m�nh?

6) Về vấn đề bi�n giới l�nh thổ:
Về bi�n giới l�nh thổ Trung Quốc đ� th�nh c�ng v� được rất nhiều lợi thế khi k� kết hiệp định bi�n giới với Việt Nam. Đến tận ng�y nay bất chấp �p lực của dư luận y�u cầu Đảng Cộng Sản phải c�ng khai bản đồ ph�n mốc cắm giới với Trung Quốc, nhưng bản đồ cắm mốc ph�n giới vẫn được giấu k�n l�m nhiều người b�y tỏ mối nghi ngờ Việt Nam bị mất rất nhiều đất v�o tay Trung Quốc như mất một phần Th�c Bản Giốc, Ải Nam Quan, B�i Tục L�m�
Việc k� kết hiệp định bi�n giới với Trung Quốc m� kh�ng c�ng bố bản đồ ph�n giới cắm mốc l� việc l�m kh�ng minh bạch r� r�ng v� mờ �m, huống chi bản đồ ph�n giới cắm mốc ph�n giới c�c quốc gia đều c�ng khai th� l� g� ĐCS Việt Nam lại phải giấu đi? Phải chăng giống như lời n�i của �ng L� C�ng Phụng Việt Nam ch�ng ta �được� th�m nhiều đất của Trung Quốc n�n kh�ng d�m c�ng bố chăng?
Về th�c Bản Giốc �ng L� C�ng Phụng từng n�i to�n bộ th�c phụ thuộc Việt Nam ta ngo�i ra ch�ng ta c�n lấy �được� ph�n nửa th�c ch�nh v� cho đ� l� một th�nh c�ng trong đ�m ph�n th� r� r�ng �ng đang đ�a với mọi người rồi c�n g�, chẳng lẽ Trung Quốc tốt bụng đến nỗi nhường ph�n nửa c�i Th�c Bản Giốc đẹp như vậy cho Việt Nam trong khi Việt Nam đ� c� to�n bộ th�c phụ?

7) V� cuối c�ng, viễn tưởng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc trong tương lai:
Như t�i đ� đề cập ở tr�n Trung Quốc đ� v� đang �m mưu khống chế ho�n to�n Việt Nam trong tương lai v� việc Trung Quốc đang gia tăng sức ảnh hưởng đ� chứng minh điều đ�, đ�y đ� l� một vấn đề rất r� r�ng. Nhưng nếu ch�ng ta cho rằng mục đ�ch ch�nh của Trung Quốc l� x�m lược Việt Nam th� điều đ� chưa hẳn đ� ch�nh x�c hoặc chưa ch�nh x�c v�o thời điểm hiện tại hay chưa ch�nh x�c về c�ch thức diễn ra cuộc x�m lược ấy.
Ch�ng ta biết rằng giữa Việt Nam v� Trung Quốc đ� c� một lịch sử kh�ng được tốt đẹp cho lắm khi nh�n d�n Việt Nam lu�n phải đấu tranh chống lại qu�n x�m lược phương Bắc, c�n Trung Quốc đ� nhiều lần thảm bại tại Việt Nam v� đến tận b�y giờ họ vẫn chưa chiếm được một nước Việt Nam nhỏ b�. N�i kh�ng chiếm được cũng kh�ng ch�nh x�c, Trung Quốc từng đ� chiếm được Việt Nam nhưng họ kh�ng giữ được Việt Nam, v� c� lẽ sau cuộc chiến tranh bi�n giới 1979 người Trung Quốc đ� học được một b�i học rằng việc trực tiếp đem qu�n đ�nh chiếm Việt Nam kh�ng phải l� một c�ch l�m kh�n ngoan v� sẽ kh�ng c� kết quả tốt đẹp.
Huống chi thời đại b�y giờ đ� kh�c, thế giới sẽ kh�ng ngồi y�n nh�n Trung Quốc �dương oai diễu v�, thay v� phải tốn c�ng sức đ�nh chiếm Việt Nam cho d� c� chiếm được cũng chưa chắc giữ được đất Việt Nam lại bị �p lực quốc tế n�n Trung Quốc sẽ t�m c�ch kiểm so�t Việt Nam biến Việt Nam trở th�nh một nước chư hầu, một s�n sau của Trung Quốc v� đ� l� c�ch x�m lược Việt Nam hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại m� kh�ng phải tốn nhiều c�ng sức.
Mao Trạch Đ�ng từng n�i chấp nhận hi sinh ph�n nửa d�n số Trung Quốc để chiếm lấy cả thế giới v� Trung Quốc với tư tưởng H�n quyền h�ng ng�n năm nay, khi họ lu�n xem m�nh l� trung t�m của thế giới v� lu�n muốn đứng tr�n đầu tất cả c�c nước kh�c th� lời n�i của Mao Trạch Đ�ng rất c� thể trở th�nh sự thật trong tương lai kh�ng xa khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc c�n cầm quyền. Ch�ng ta n�n nhớ rằng li�n qu�n ph�t x�t chỉ c� Đức � � � Nhật, d�n số của cả 3 nước trước khi xẩy ra Thế Chiến thứ 2 cũng chỉ cỡ một trăm triệu người m� Li�n Minh Ph�t X�t đ� tạo n�n một cuộc chiến tranh t�n khốc nhất lịch sử thế giới th� Trung Quốc hiện tại với hơn một 1,2 tỷ d�n, nếu đem ph�n nửa 600 triệu d�n Trung Quốc ra đ�nh chiếm thế giới th� Li�n Minh Ph�t X�t trong thế chiến thứ 2 chẳng đ�ng l� g� cả.
Như vậy cho d� Trung Quốc c� muốn th�n t�nh thế giới hay kh�ng th� trước khi chiếm được thế giới Trung Quốc vẫn cần c� đồng minh, việc Trung Quốc ng�y c�ng tạo ảnh hưởng v� đứng đằng sao những nước độc t�i ở Ch�u Phi, Miến Điện, Bắc H�n v� tạo mối quan hệ chặt chẽ với c�c nước XHCN như Venezuela đ� cho thấy Trung Quốc đang tập trung x�y dựng một lực lượng chư hầu, đồng minh khắp thế giới. Qua đ� ta thấy rằng Trung Quốc c� tham vọng rất lớn trong việc b�nh trướng sự ảnh hưởng của họ ra khắp thế giới. Dĩ nhi�n Trung Quốc cũng muốn Việt Nam trở th�nh một chư hầu của Trung Quốc tương tự như Bắc H�n, Miến Điện� nhưng phải n�i Việt Nam lu�n l� nước phức tạp nhất v� kh� khăn nhất tr�n b�n cờ chiến lược của Trung Quốc, c�i kh� khăn lớn nhất ở đ�y ch�nh l� �chủ nghĩa d�n tộc� m� Trung Quốc đ� nhiều lần b�y tỏ lo ngại với ch�nh quyền Việt Nam.
Trung Quốc sẽ kh�ng x�m lược Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh quy m� nhưng sẽ x�m lược Việt Nam bằng một cuộc chiến tranh ph� hoại dựa đ� chuẩn bị từ trước v� sau cuộc chiến tranh đ� Trung Quốc sẽ khống chế ho�n to�n Việt Nam để Việt Nam ngoan ngo�n trở th�nh một chư hầu của Trung Quốc. Trường Sa hiện tại chỉ l� con b�i của Trung Quốc dung để đối ph� với Việt Nam, khiến Việt Nam tập trung v�o Trường Sa m� lơ l� sự quan t�m tr�n đất liền, nếu khống chế được Việt Nam th� việc chiếm được Trường Sa đ�u c� cần thiết nữa.

Vậy việc khống chế c�c lĩnh vực kinh tế x� hội ch�nh chị ở Việt Nam sẽ gi�p g� cho một cuộc �x�m lược kiểu mới� của Trung Quốc v� sau cuộc x�m lược Trung Quốc sẽ điều kiển Việt Nam như thế n�o? Ch�ng ta đừng qu�n rằng người Việt Nam mặc d� rất y�u nước nhưng những người như L� Chi�u Thống, Trần �ch Tắt cũng từng l� người Việt Nam, thời Ph�p cũng c� nhiều người Việt Nam l�m Việt Gian cho Ph�p v� Trung Quốc sẽ d�ng những người như L� Chi�u Thống, Trần �ch Tắt hay n�i gọn l� bọn Việt Gian m� ch�ng đ� đ�o tạo được để điều kiển Việt Nam v� cuộc chiến tranh ph� hoại Việt Nam ngo�i mục đ�ch đưa Việt Nam trở lại thời kỳ ngh�o n�n lạc hậu c�n l� c�ch Trung Quốc đưa những t�n Việt Gian l�n cầm quyền.

Cuộc chiến tranh ban đầu sẽ được bắt đầu bằng việc Trung Quốc đ�nh v�o nội bộ Việt Nam, Trung Quốc sẽ k�ch động c�c lực lượng ch�nh quyền th�n Trung Quốc đ�n �p c�c t�n gi�o, k�ch động chia rẽ t�n gi�o g�y rối loạn t�nh h�nh x� hội Việt Nam. (Trung Quốc sẽ kh�ng bao giờ k�ch động lật đổ chế độ Việt Nam).Tiếp theo sau Trung Quốc sẽ dung c�c �đại gia lạ� của m�nh tạo n�n những cơn sốt về gi� cả, tiền tệ nhằm đ�nh sập nền kinh tế Việt Nam tạo ra khủng hoảng bất ổn trong x� hội, rồi ch�nh l�c n�y Trung Quốc sẽ t�m l� do g�y chiến với Việt Nam c� thể l� đ�nh chiếm Trường Sa, lợi dụng sự phản kh�n của Việt Nam để c� cớ g�y chiến tranh.
Trung Quốc trong khi thi c�ng c�c c�ng tr�nh đường x�, hệ thống cống ngầm, ống tho�t nước, c�c nh� m�y x� nghiệp đ� c� nắm được to�n bộ c�c cơ sở hạ tầng ở c�c th�nh phố lớn của Việt Nam như S�i G�n v� H� Nội. H�ng trăm h�ng ng�n qu�n đội của Trung Quốc giả dạng c�ng nh�n sẽ biến những ống cống tho�t nước th�nh những tr�i bom khổng lồ l�ng c�c th�nh phố tương tự như những vụ nổ ở Guadalajara Mexico v�o năm 1992 g�y thiệt hại khủng khiếp choc�c th�nh phố lớn. Ngo�i ra qu�n đội Trung Quốc c�n đặt bom ph� hoại c�ch cơ quan x� nghiệp, c�c nh� m�y điện, ph� hoại hệ thống viễn th�ng, c�p ngầm� do Trung Quốc x�y dựng (c� thể ngay trong qu� tr�nh x�y dựng họ đ� đặt bom ở đ�u đ� chỉ chờ ng�y k�ch hoạt) khiến to�n bộ Việt Nam bị cắt điện bị mất li�n lạc với thế giới b�n ngo�i. Cũng c� trường hợp trong qu� tr�nh x�y dựng Trung Quốc đ� để lại những thiết bị định vị cho t�n lửa để t�n lửa của Trung Quốc c� thể rơi ch�nh x�c v�o những vị tr� m� Trung Quốc mong muốn khi tấn c�ng Việt Nam g�y thiệt hại lớn nhất cho Việt Nam ta.
Dựa v�o lực lượng t�nh b�o v� gi�n điệp mấy chục năm hoạt động thuận lợi tại Việt Nam Trung Quốc c� thể dễ d�ng thủ ti�u hệ thống ph�ng thủ của Việt Nam, d�ng m�y bay t�n lửa ti�u diệt c�c s�n bay, trạm rada, c�c khu vực chứa t�n lửa, thiết bị qu�n sự chiến lược khiến Việt Nam kh�ng thể chống trả. Như vậy chỉ trong một ng�y c�ch l�nh đạo Trung Quốc chỉ ngồi một chỗ nhấn n�t điều kiển c�c t�n lửa, m�y bay v� gọi điện thoại để chỉ huy một cuộc chiến tranh ph� hoại Việt Nam m� kh�ng phải mất một binh một tướng n�o trong khi vẫn đem lại những hậu quả hết sức nặng nề cho Việt Nam. Sau đ� h�ng ng�n qu�n đội Trung Quốc giả danh c�c c�ng nh�n khai th�c Bauxite sẽ k�ch động đồng b�o thiểu số vốn c� m�u thuẩn với ch�nh quyền trong qu� khứ, hậu thuẫn vũ kh� cho họ th�ng qua cao nguy�n b�n L�o gi�p ranh cao nguy�n với Việt Nam đ� được Trung Quốc thu� trong 50 năm để chiếm lấy T�y Nguy�n th�nh lập một nh� nước kh�c ngay trong l�nh thổ Việt Nam, chiếm được T�y Nguy�n th� Trung Quốc c� thể t�ch đ�i nước Việt Nam ta ra l�m hai.
Ho�n cảnh b�y giờ Việt Nam đ� mất khả năng tự vệ do nội bộ rối loạn v� những thiệt hại nặng nề sau sự ph� hoại của Trung Quốc buộc phải đầu h�ng nhượng bộ Trung Quốc để đổi lại Trung Quốc sẽ kh�ng đem qu�n qua đ�nh Việt Nam, c�c l�nh đạo kh�ng thuận theo Trung Quốc buộc phải từ chức, những gi�n điệp Việt Gian của Trung Quốc được đưa l�n để bảo đảm �h�a b�nh� cho Việt Nam v� Việt Nam buộc phải chịu nhiều thiệt th�i để được hưởng h�a b�nh với Trung Quốc. Dĩ nhi�n thế giới sẽ chỉ tr�ch mạnh Trung Quốc nhưng Trung Quốc đ� kh� quen với việc �chỉ tr�ch� rồi, cuộc chiến tranh sẽ được giải th�ch theo nhiều c�ch, chẳn hạn như cuộc chiến tranh 1979 v� sau n�y sẽ kh�ng c� người Việt Nam n�o được nhắc lại v� �quan hệ tốt đẹp giữa hai Đảng v� nh�n d�n hai nước�. Cũng kh�ng loại trừ Trung Quốc sẽ thiết lập một chiến quyền tương tự như Miến Điện hay Bắc H�n ở Việt Nam để ngu h�a d�n Việt Nam cho bọn Việt Gian dễ cai trị v� Trung Quốc đ� ho�n to�n khống chế được Việt Nam l� đều kh�ng c�n g� phải nghi ngờ.

Lời Kết
Sự ph�n t�ch của t�i trong b�i viết n�y nhất l� việc suy đo�n những �m mưu của Trung Quốc cũng như viễn tưởng một cuộc chiến tranh ph� hoại của Trung Quốc trong tương lai r� r�ng l� kh�ng đủ cơ sở, nhưng tương lai kh�ng thể biết trước được nhất l� đối với Trung Quốc th� kh�ng c� chuyện g� l� kh�ng thể xẩy ra, do đ� c� thể mười điều t�i viết chỉ c� một điều đ�ng th� �t ra n� cũng đ�ng g�p phần n�o cho những tiếng n�i t�m huyết đang hết sức lo lắng cho vận mệnh của d�n tộc trong tương lai khi Trung Quốc ng�y c�ng thể hiện r� tư tưởng b� quyền của họ.
Vấn đề quan trọng b�y giờ l� ch�ng ta phải l�m sao t�m ra trong h�ng ngũ l�nh đạo ai l� những người Cộng Sản hết l�ng hết t�m v� qu� hương, ai l� L� Chi�u Thống, Trần �ch Tắt để đề ph�ng v� ủng hộ đ�ng người đ�ng việc. Ch�ng ta phải thuyết phục Đảng Cộng Sản Việt Nam rằng �chống ngoại x�m� quan trọng hơn hẳn �chống phản động� v� �chống diễn biến h�a b�nh� v� k�u gọi c�c Đảng Vi�n phải đặt lợi �ch của d�n tộc l�n tr�n lợi �ch của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc để tr�nh thiệt th�i v� những hậu quả về sau.
Sau c�ng l� cần phải c� một cuộc kiểm tra v� đ�nh gi� chi tiết sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, kiểm tra lại những c�ng tr�nh quan trọng như c�c nh� m�y điện, x� nghiệp, c�c hệ thống tho�t nước viễn th�ng do c�c nh� thầu Trung Quốc thi c�ng c� g� mờ �m kh�ng, ngưng ngay tr�i bom Bauxite đang được c�i đặt tr�n T�y Nguy�n chỉ c�n chờ ng�y k�ch hoạt.
V� đất nước v� tương lai của ch�ng ta đ� đến l�c mọi người quan t�m một c�ch thiết thực hơn!

(Theo Tuấn Nguyễn)
Còn tiếp


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét