Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

TẬP SƯU KHẢO:NỔI BUÔN CHINH CHIẾN-PHẦN IV


G-TRANH CẢI VÀ GIẢI THÍCH CÔNG HÀM BÁN NƯỚC 1958 CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG.
Phản bác Trung Quốc, thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa
PDF
Print
E-mail

Tác Giả: Người Việt   
Thứ Năm, 21 Tháng 7 Năm 2011 10:03
 Bắc Kinh ‘xuyên tạc công hàm Phạm Văn Ðồng’
HÀ NỘI (NV) - Lần đầu tiên, một tờ báo trong hệ thống báo đài do nhà cầm quyền CSVN kiểm soát có một bài viết, công nhận sự hiện hữu, như một quốc gia độc lập với đầy đủ tính cách pháp lý, của Việt Nam Cộng Hòa.
 

Bản chụp công hàm do Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Ðồng gửi tổng lý (thủ tướng) Trung Quốc ngày 14 tháng 9, 1958. Phóng ảnh công hàm này đã được lưu truyền nhiều năm qua trên Internet với các lời phê bình, kể cả lời chỉ trích “bán nước.”
  Bài viết này, và sự công nhận này, được sử dụng làm lý lẽ giải thích bức công hàm gây nhiều tranh luận, do cố Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Ðồng gởi cố thủ tướng Trung Cộng, Chu Ân Lai, năm 1958.
Công điện 1958 được dư luận cho là mang nội dung hàm ý Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam; và hơn nữa, thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa vào thời điểm bức công hàm được gởi cho Trung Quốc.
“Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Báo điện tử Ðại Ðoàn Kết ngày 20 tháng 7, 2011, viết như vậy trong một bài phân tích cách khai thác bản công điện của Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Ðồng gửi tổng lý (Thủ Tướng) Trung Cộng, Chu Ân Lai, năm 1958. Công điện ấy công nhận hải phận 12 hải lý mà Bắc Kinh tuyên bố.
Bài viết nói trên của tờ Ðại Ðoàn Kết là bài thứ 26 trong loại bài có tựa chung “Ðường Lưỡi Bò phi lý” do “nhóm PV Biển Ðông” sưu tầm tài liệu và viết lại nhằm chứng minh những đòi hỏi đường 9 đoạn “Lưỡi Bò” (do Trung Quốc đưa ra) là “phi lý.”
Bài viết đăng tải lại nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Ðồng gửi ông Chu Ân Lai năm 1958:
“Thưa Ðồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Ðồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Ðồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.”
Bài viết dựa vào chính bức thư này để nói rằng nội dung công hàm “không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Bài viết nói không có cơ sở pháp lý để suy diễn “Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.”
Bài viết cho rằng ông Phạm Văn Ðồng gửi bức công hàm nói trên khi Trung Quốc đang đối diện với “các diễn biến phức tạp trên eo biển Ðài Loan” mà quan điểm ủng hộ lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc “chỉ là một cữ chỉ ngoại giao.”
“Công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu” Bài viết của Ðại Ðoàn Kết nói.
Bài này nêu ra hội nghị năm 1951 ở San Francisco “các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Ðiều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.”
Người ta ngạc nhiên bài viết công phu này không được đăng tải trên một tờ báo chính thống như tờ nhật báo Nhân Dân hay tờ Quân Ðội Nhân Dân mà lại chỉ được phân tích mổ xẻ trên một tờ báo của cơ quan ngoại vi của đảng (Mặt Trận Tổ Quốc).
Không những vậy, trong loạt bài của tờ Ðại Ðoàn Kết, bài viết kỳ thứ 11 viết về giai đoạn lịch sử 1954-1975 khi Việt Nam bị chia làm hai thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VNCH “về pháp lý và trên thực tế chính quyền VNCH tiếp tục có nhiều hành động khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Bài số 11 viết về trận hải chiến ngày 19 tháng 1, 1974, giữa Hải Quân VNCH bảo vệ quần đảo Hoàng Sa chống lại đoàn tàu hỏa lực mạnh hơn, đông hơn của Trung Quốc tới xâm lăng.
“Ðỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải Quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974” bài viết ngày 20 tháng 7, 2011, của tờ Ðại Ðoàn Kết viết.
“Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Ðài Loan, Việt Nam Cộng Hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.”
Ðể kết luận bài viết, tờ Ðại Ðoàn Kết kết luận rằng: “Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Ðông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc.
 Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ ‘nuốt trọn’ Biển Ðông, theo kiểu ‘miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hóa tình hình.’”[Nuồn Saigon Echo]

  VN công nhận chủ quyền của TQ?

Cập nhật: 08:08 GMT - thứ tư, 3 tháng 8, 2011
Một trạm gác của Việt Nam ở Biển Đông
Việt Nam nói có chủ quyền không thể chối cãi tại Biển Đông
Học giả Trung Quốc nói từ 1954 -1975 Chính phủ Việt Nam đã 'nhiều lần' công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong bài viết tựa đề 'Vẫn còn tranh cãi' (Still Arguing) đăng trên Bắc Kinh Tuần báo số mới nhất, tác giả Lý Kim Minh, giáo sư Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, nêu ra ba tài liệu chứng thực cho điều này.

Các bài liên quan

Khi phản biện lại tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giáo sư Lý viết: "Từ 1954 tới 1975, Chính phủ Việt Nam đã công nhận hai quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) là lãnh thổ Trung Quốc trong nhiều trường hợp".
"Thí dụ, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng trong công hàm ngoại giao gửi tới Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 14/09/1958 đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo nói trên."
Ông Lý nói sự công nhận này được khẳng định thêm trong tấm bản đồ thế giới mà Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960.
"Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
"Sau đó vào năm 1972, Cục Bản đồ của Việt Nam cũng xuất bản tấm bản đồ, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."
Dư luận Việt Nam lâu nay đã ít nhiều biết tới Công hàm ngoại giao 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, với một số nguồn chính thống chỉ trích Trung Quốc xuyên tạc nội dung bức điện mà ông Đồng gửi cho người tương nhiệm Trung Quốc lúc đó.
Tuy nhiên, các chi tiết về hai tấm bản đồ năm 1960 và 1972 dường như xưa nay chưa thấy ai nói tới.

Chủ quyền lịch sử

Hôm 20/07, lần đầu tiên một tờ báo của Việt Nam là tờ Đại Đoàn Kết đã đưa ra giải thích về nội dung bức công hàm gây tranh cãi của ông Phạm Văn Đồng.
Tờ báo này nói rằng việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/09/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó".
"Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi."
Nhóm phóng viên viết bài cũng nhận định: "Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc".
Ngược lại, bài viết của tác giả Lý Kim Minh trên Bắc Kinh tuần báo thì đả kích lý luận chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo ở Biển Đông.
Giáo sư Lý viết: "Nghiên cứu tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như chứng cứ lịch sử của Trung Quốc cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa là tên hai quần đảo ngay ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Chúng hoàn toàn khác với hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa".
Học giả này cũng nói lý lẽ của Việt Nam rằng Hà Nội được quyền tiếp quản quần đảo Trường Sa từ tay người Pháp là không có cơ sở vì "sau Thế chiến II, Pháp không kiểm soát quần đảo này".
"Thêm vào đó, không có giấy tờ nào chứng thực có sự chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam."
Ông Lý Kim Minh nói vì trong quá khứ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo nói trên, "thể theo quy tắc estoppel của luật pháp quốc tế, Chính phủ Việt Nam hiện nay cần tuân thủ sự công nhận từ trước đó".
Không chỉ đưa ra các phản biện đối với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, bài viết còn nói tới các tuyên bố chủ quyền của Philippines, Malaysia và Brunei.[theo nguồn BBC tiếng Việt]
Trung Quốc đã bộc lộ điểm yếu tạo cơ hội cho Việt Nam đòi lại quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa
PDF
Print
E-mail

    Công hàm Phạm Văn Đồng: Khúc xương mắc nghẹn

 Công hàm Phạm Văn Đồng: Khúc xương mắc nghẹn

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-07-22
Việt Nam đã có một bước thay đổi đáng kể, khi một tờ báo chính thức trực tiếp biện hộ cho công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
AFP PHOTO
Bản đồ hình lưỡi bò Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông.

Đúng ra Nhà nước phải công khai quan điểm về bản công hàm mà Bắc Kinh sử dụng như lá bài tẩy về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa.

Bức tường im lặng

Trong suốt những năm tháng gây căng thẳng trên Biển Đông, Trung Quốc luôn trưng dẫn công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, theo đó Việt Nam tán thành Tuyên bố 4/9/1958 của Thủ tướng Chu Ân Lai về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền Trung Quốc kể các các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi Việt Nam).
Trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không.
Thạc sĩ Hoàng Việt
Báo Đại Đoàn Kết ngày 20/7 vừa qua có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản công hàm 1958, một sự kiện mà nhiều người gọi là phá vỡ bức tường im lặng, về một vấn đề mà chính phủ Việt Nam không hiểu vì sao chưa lên tiếng, trong khi Trung Quốc thì tận dụng mọi lúc mọi nơi đặc biệt là trên truyền thông báo chí.
Tờ báo chính thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mô tả hành động của Trung Quốc là xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm 1958 cũng như về điều gọi là hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.
Báo Đại Đoàn Kết nhấn mạnh, việc Trung Quốc giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.  

Giá trị pháp lý của công hàm?

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên về giá trị pháp lý của công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thạc sĩ Hoàng Việt giảng viên môn Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM nhận định:
1958_diplomatic_note_from_phamvandong_to_zhouenlai200.jpg
Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. File Photo.
“Lúc đó không có ông nào ở miền Bắc có quyền nói chuyện về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.
Thứ hai là phải xem xét bối cảnh của việc ra cái công hàm ấy như thế nào, theo một số báo chí và đặc biệt bài viết của TS Từ Đặng Minh Thu (*Đại học Sorbonne Pháp) phân tích ra, Trung Quốc cho rằng Việt Nam như thế đã công nhận và nếu không công nhận thì sẽ vi phạm cái estoppel trong luật pháp quốc tế.
Thế nhưng để chứng minh được estoppel thì lại là một vấn đề khác. Cho nên tôi cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng nó không có giá trị pháp lý gì nhiều cả.”
Thạc sĩ Hoàng Việt cũng giải thích thêm về khái niệm estoppel mà Trung Quốc viện dẫn để ràng buộc công hàm Phạm Văn Đồng. Ông nói:
“Trong luật quốc tế, estoppel bắt đầu từ nội luật của một số quốc gia ở phương tây trong đó đưa ra vấn đề là, anh đưa ra một tuyên bố và sau đó không được nói ngược lại tuyên bố đó, nhưng cái nói ngược đó phải gây bất lợi cho nước khác.
Thế thì trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không. Thứ hai là tuyên bố Phạm Văn Đồng có gây bất lợi gì cho Trung Quốc hay không. Vấn đề này cần chuyên môn sâu.
Cá nhân tôi cho rằng nghiên cứu để xem hình thành estoppel thì công hàm Phạm Văn Đồng này vẫn chưa đủ để nó cấu thành estoppel như vậy được.”
Video: Những diễn tiến mới liên quan đến Công hàm Phạm Văn Đồng
Chúng tôi nêu câu hỏi ghi nhận từ nhiều diễn đàn mạng cho rằng, cần xem xét nội dung công hàm Phạm Văn Đồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Nếu nội dung đó không có giá trị ràng buộc gì thì tại sao Nhà nước Chính phủ Việt Nam không công khai lên tiếng về vấn đề này và cho đến nay mới chỉ có một tờ báo đề cập tới. Thạc sĩ Hoàng Việt trình bày nhận định của ông:
Tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình.
Thạc sĩ Hoàng Việt
“Ví dụ bây giờ tranh chấp đưa ra Tòa án Quốc tế thì tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia được.
Thế nhưng chiếu theo luật pháp quốc tế, tôi xin nhắc lại bài viết rất sâu sắc của TS Từ Đặng Minh Thu và bài viết của Đại Đoàn Kết mới đây đã nhắc lại là, nếu Trung Quốc nại ra cái estoppel thì phải chứng minh việc đó, mà theo các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về estoppel đó thì tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng khó đạt được estoppel.
Thứ nhất tuyên bố Phạm Văn Đồng đưa ra trong bối cảnh đã được nói nhiều rồi, còn vì sao chính quyền Việt Nam nói chung lại không đả động về vấn đề này, thì tôi nghĩ rằng khi nó đã không có giá trị pháp lý gì thì mình không cần phải nói tới. Thứ hai giả sự tình huống cần phân xử ở Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc thì khi đó cần tiếng nói chính thức.”
Trong bài viết mới đây đăng trên Vietnam Net nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan nhận định rằng: “Tình hình càng phức tạp càng cần phải vận dụng nhuần nhuyễn những truyền thống, những bài học lớn đã thu lượm được trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày Nhà nước Việt Nam mới ra đời đến nay. Dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết cần đi đôi với sự tỉnh táo, có trái tim nóng chưa đủ mà cần có cái đầu lạnh.”

Không thể bán cái không có

Cũng có những người với lý luận bình thường cho rằng khó loại bỏ một công hàm do Thủ tướng một quốc gia ký, nhưng có điều người ta không thể tặng ai hay bán cho ai một cái gì mình không có. Đây cũng là điều may mắn để còn chỗ cho những lập luận.
Thạc sĩ Hoàng Việt nêu ý kiến của riêng ông về chuyện gọi là tỉnh táo trong xử lý: 
Thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi.
Thạc sĩ Hoàng Việt
“Trong một số hội thảo chúng tôi cho rằng, thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi, cho nên mọi sự giải thích của nó có thể là sự suy diễn và vì thế cũng chưa cần phải trả lời vấn đề đó.
Đương nhiên bây giờ chỉ ra những cái bất hợp lý của Trung Quốc thì cũng có những cái Nhà nước đứng ra nói chuyện được, có những cái có lẽ để những nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm mang tính chất khách quan hơn sâu sắc hơn.”
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật Sư Nguyễn Văn hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM nhận định về việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 
“Quốc hội khóa 13 Nhiều vị đại biểu đề nghị Quốc Hội nên ra một nghị quyết về Biển Đông, điều này đã được nói công khai... Trong kỳ họp thứ nhất vừa khai mạc Quốc hội nghe tường trình về vấn đề Biển Đông.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc ra thông báo nói về ý kiến của cử tri, nhân dân bày tỏ thái độ bất bình việc một số tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đã gây ảnh hưởng không tốt cho quan hệ hai nước, nhiều cử tri cũng đề nghị thẳng Nhà nước Việt Nam phải có những đối sách.”
Ngay sau khi Báo Đại Đoàn Kết có bài giải thích về công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chúng tôi ghi nhận Vietnam Net đã đăng lại nhưng phản ứng sôi nổi gấp bội là trên các mạng xã hội với hàng triệu người truy cập.
Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn luôn là một khúc xương mắc nghẹn dù lúc đó ông chẳng thể cho, tặng hay bán một tài sản mà mình không sở hữu.
   Qua các bài hội luận trình bài của báo Đại Đoàn Kết VN,cho rằng TT phạm Văn Đồng không thể bán những gì không phải của họ tại Đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của VNCH mà thế giới đã cộng nhận trong cuộc chiến tranh Việt nam trước năm 1975 là hợp lý` thực tế không chối cải được.Điều quan trọng theo luân cứ này để hóa giải,bác bỏ được cáo buộc Công Hàm công nhận chủ quyền Hoang Sa 1958 thuộc về Trung Quốc theo đúng luật định quốc tế Estoppel.Việt Nam CS không thể nói 2 lời trái ngược nhau trong bang giao quốc tế.Vậy vấn đề đặt ra,muốn nói ở đây!?phải trả lại sự thật lich sử Hoàng Sa thộc VNCH.Và chỉ VNCH mới có quyền đòi lại chủ quyền Biển đảo Hoàng Sa+Trường Sa là của VN.không những thế,Tầu Cộng phải trả lại Ải Nam Quan,thác Bản Giốc,Bải Tục Lãm và 6 tỉnh biên giới Việt Trung.Phải trả lại cho nhân dân quyền tự quyết,tự chủ dân tộc giành lại chủ quyền Tự Do dân Tộc VN.Không thể hòa hợp hòa giải lừa dối dân tộc được nữa!!?.Báo chí lề phải trong nước “Đâm Hơi” “Diển Biến Hòa Bình” nội bộ Chính Trị Cộng Sản, và mốm mồi “Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” để tìm Bãi Đáp an toàn cho CSVN trứớc khí thế tòan dân biểu tinh!!!
   H- VẤN ĐỀ “ HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC”
              QUA NGHỊ QUYẾT 36 ĐÃNG CSVN.

    -Nghị Quyết 36 của CSVN: Xin hãy Cảnh Giác!

Trên đấu trường quân sự, muốn đánh chiếm căn cứ A, nhiều khi vị chỉ huy chiến trường phải điều quân quấy nhiễu các căn cứ B, C và D, nhằm đánh lạc hướng phòng thủ của đối phương. Sau giai đoạn quấy nhiễu cần thiết, một cách bất ngờ, vị chỉ huy kia ra lệnh cho các đơn vị thuộc quyền tập trung toàn bộ hỏa lực, tấn công dứt điểm căn cứ A. Trong trường hợp này, các căn cứ B, C và D là DIỆN. Căn cứ A chính là ĐIỂM.
 Ngày 26 tháng 03 năm 2004, Bộ Chính Trị Đảng CSVN đã ra “nghị quyết số 36-NQ/TƯ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Nghị quyết này đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nhau: nào là người Việt Nam ở nước ngoài chưa thực sự “gắn bó giúp đỡ lẫn nhau”, nào là chính sách “đại đoàn kết” của đảng CSVN, nào là người Việt Nam ở nước ngoài là “một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, nào là và nào là… Giữa cảnh rừng “nào là” kia đâu là DIỆN, đâu là ĐIỂM? Đi tìm ĐIỂM trong trường hợp này tức là chúng ta cần cẩn thận khảo sát toàn bộ nội dung của nghị quyết 36.
Nghị quyết 36 của CSVN được chia ra thành bốn phần rõ rệt:

PHẦN THỨ NHẤT: “Tình hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua” (nguyên văn chữ dùng của CSVN)
 Nghị quyết 36 ghi nhận: “Hiện nay có khoảng 2,7 trịêu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghịêp phát triển”. Nghị quyết 36 viết tiếp rằng: người Việt Nam ở nước ngoài “có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế – chính trị – xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam” và rằng: “một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế khoa học ở nước sở tại”.
Đối với sự việc cộng đồng Việt Nam hải ngọai đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ nhân quyền, nghị quyết 36 hằn học lên án: “Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam”.
Dưới mắt nhìn của CSVN: tiềm năng vận động ngoại giao của cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại rất mạnh mẽ, đồng thời quyết tâm đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam của cộng đồng này cũng rất gay gắt.
Sự thể vừa nói đã buộc CSVN đối diện với các nan đề ngoại giao liên hệ tới sinh mệnh chính trị của chế độ độc tài. Nhằm giải trừ nan đề này, từ vài năm qua, CSVN đã tuyên truyền rầm rộ về chủ trương và chính sách “đổi mới” của đảng CS đối với người Việt hải ngoại. Thế nhưng theo sự đánh giá của nghị quyết 36 chủ trương và chính sách chiêu dụ kia “chưa được quán triệt sâu sắc, thực hiện đầy đủ” (nguyên văn).

PHẦN THỨ HAI: “Chủ trương và phương hướng công tác đối với Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới”
Những điều được gọi là “chủ trương và chính sách” của CSVN nói ở phần một chỉ là những suy nghĩ và việc làm vá víu, đôi khi tiền hậu bất nhất. Phần hai của nghị quyết 36 mới chính thức là nhận thức toàn diện và triệt để của Bộ Chính Trị Đảng CSVN đối với sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại. Các nhận thức đó như sau:
Một là: “Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài … đều được tập họp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Ở đây nghị quyết 36 tuyệt đối KHÔNG NHẮC TỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC CHÍNH KIẾN với đảng CSVN. Như vậy đoàn kết chỉ có nghĩa là đoàn kết sau lưng đảng CS.
Hai là: “Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta và các nước”. Vì vậy nghị quyết 36 khẳng quyết “đảng và nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà”.

PHẦN THỨ BA: “Nhiệm Vụ Chủ Yếu”
Phần này là phần phương pháp luận của nghị quyết 36. Nhằm biến cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại trở thành công cụ ngoại giao cho chế độ CSVN, nghị quyết 36 hoạch định hai phương pháp chủ yếu:
 * PHƯƠNG PHÁP CỦ CÀ RỐT: phương pháp này gồm bốn củ cà rốt chính:
_ CÀ RỐT MỘT: Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Hải Ngoại về thăm Việt Nam
_ CÀ RỐT HAI: Đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt dành cho người Việt ở nước ngoài đặc biệt là thế hệ trẻ.
_ CÀ RỐT BA: Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác phủ dụ bằng thông tin, tuyên truyền. Hỗ trợ việc ra báo viết, mởi đài phát thanh ở nước ngoài. Nói chung là TRUYỀN THÔNG QUỐC DOANH của CSVN sẽ được “XUẤT KHẨU” ra hải ngoại. 
CÀ RỐT BỐN: Mời gọi người Việt Hải Ngọai “làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương cửa Việt Nam với nước ngoài”. Hoặc: “Tranh thủ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiến hành hoạt động, vận động, tư vấn về pháp lý trong quan hệ với nước bà con làm ăn sinh sống”.
Nói chung, nghị quyết 36 quyết tâm đưa đẩy người Việt Nam Hải Ngoại rơi vào NHIỆM VỤ TAY CHÂN đắc lực cho guồng máy ngoại giao của CSVN. Nhớ rằng dù là nhiệm vụ đắc lực nhưng mãi mãi chỉ là nhiệm vụ tay chân mà thôi.
* PHƯƠNG PHÁP CÂY GẬY: Trong trường hợp phương pháp củ cà rốt tỏ ra không hữu hiệu: cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại vẫn kiên trì và mạnh mẽ đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam, nghị quyết 36 buông lời hăm dọa: đảng và nhà nước sẽ “có biện pháp phù hợp đấu tranh với những biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích dân tộc, phá hoại quan hệ giữa các nước có đông người Việt Nam sinh sống với Việt Nam”. Lời đe dọa thật ngắn, thật thoáng qua nhưng bóng dáng của những tên đặc công khủng bố đã hiện ra rất rõ nét. Sự thể này chứng tỏ mãi cho đến năm 2004, CSVN vẫn còn là người khách cực kỳ xa lạ đối với nền văn minh dân chủ.

PHẦN THỨ TƯ: Tổ Chức Thực Hiện
Phần này là phần phân chia nhiệm vụ. Từ trung ương đảng, chính phủ đến tất cả cấp ủy đảng địa phương đều phải nghiêm chỉnh và tích cực thực thi nghị quyết 36.
Sau khi khảo sát toàn bộ nội dung của nghị quyết 36, chúng ta nhận ra rằng từ cách đặt vấn đề, nhận thức vấn đề, đến phương pháp luận của vấn đề, tất cả đều NHẰM MỤC ĐÍCH BIẾN CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI THÀNH CÔNG CỤ CỦA CSVN TRÊN BANG GIAO QUỐC TẾ. Đó chính là ĐIỂM của nghị quyết 36. Những lời lẽ ca tụng người Việt hải ngọai yêu nước đi kèm với sự diễn tả thái độ ân cần của CSVN đối với những người sống xa quê hương chỉ là DIỆN.
Kỹ thuật vận dụng ĐIỂM và DIỆN trong nghị quyết 36 nhằm chủ đích tạo cho người Việt Nam có ảo tưởng rằng nghị quyết 36 là sản phẩm của tình thân mến giữa đồng bào với đồng bào, nó không hề ẩn chứa trong nó tham vọng biến người Việt hải ngọai trở thành những tay sai ngọai giao. Bây giờ câu chuyện ĐIỂM và DIỆN đã được giải bầy.
Sự việc CSVN bị bắt buộc phải nhìn nhận vai trò ngoại giao quan trọng của cộng đồng VN hải ngọai đã làm cho chúng ta liên tưởng tới quốc gia VN với một cấu trúc vô cùng đặc biệt. Cấu trúc đặc biệt đó được biện giải như sau: trước kia, VN chỉ có thể thi hành tác vụ ngoại giao thông qua hệ thống tòa đại sứ. Hệ thống này chỉ là những VỊ KHÁCH làm việc trên lãnh thổ của các quốc gia mà VN bang giao. Với tư cách người khách, năng quyền ngoại giao của hệ thống tòa đại sứ rất hạn chế.
Sau 30 tháng 4, 1975, cộng đồng VN hải ngoại thành hình tại hầu hết những quốc gia giầu mạnh nhất thế giới. Thành viên của cộng đồng này đều mang quốc tịch của quốc gia sở tại. Do đó người Việt hải ngoại có năng quyền của người vừa phải đóng thuế, vừa có quyền ứng cử và bầu cử. Họ thực sự là CHỦ NHÂN của quốc gia mà họ sinh sống. Họ có khả năng thông qua các vị dân biểu của họ để chấp thuận hay bác khước mọi đề nghị của Bộ Ngoại Giao CSVN.
Sinh mệnh chính trị của một chế độ bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với hai khối công việc: NỘI VỤ và NGỌAI VỤ. CSVN cưỡng chíêm NỘI VU. Hệ thống cộng đồng VN hải ngọai càng ngày càng có khả năng nắm giữ vững vàng CHÌA KHÓA NGOẠI VỤ. Từ đó quốc gia VN ngày nay vận hành theo một cấu trúc đặc biệt gọi là CẤU TRÚC MÔI VÀ RĂNG. MÔI là VN quốc ngoại. RĂNG là VN quốc nội. VN chỉ thực sự hạnh phúc và thịnh vượng chừng nào MÔI và RĂNG hợp tác mật thiết với nhau, thông qua một gạch nối hợp lý.
Gạch nối hợp lý kia chẳng là gì khác hơn là chế độ tự do dân chủ. Thay vì thành tâm xây dựng tự do dân chủ, CSVN đang sử dụng nghị quyết 36 để tạo kết hợp cưỡng ép và gian dối giữa môi và răng. Nghị quyết 36 rõ ràng là một sản phẩm chính trị tật nguyền. Nó bao gồm những lời dụ dỗ vụng về cộng với các biện pháp đe dọa vu vơ. Hơn thế nữa, nghị quyết 36 còn rõ ràng là bức tranh minh họa trình độ ấu trĩ tệ hại của CSVN trên địa bàn bang giao quốc tế. Với tư cách là những thành viên của VN quốc ngoại, người Việt hải ngoại không thể không đặt câu hỏi: chúng ta nên ứng xử như thế nào đối với nghị quyết 36? Câu trả lời nằm ở nội dung của các bài viết kế tiếp.
LS. ĐỖ THÁI NHIÊN
  “ Hòa hợp hòa giải dân tộc” theo tình thần CSVN hoàn toàn xa lạ,quái đản khác xa những gì được quốc tế công nhận theo bản H.Đ Paris/73 thi hành tại Miền Nam,giữa VNCH và MTGPMN giải quyết ổn thỏa nội bộ giửa hai phe lâm chiến Miền Nam VN, để đi đến tổng tuyển cử thông nhất hòa binh với dân Miền Bắc ViệtNam.CSBV đã vi phạm trắng trợn H.Đ Paris/73 ngày 30-4-1975 chính tay họ đặt bút ký trước Hội Đồng Quốc Tế LHQ.Nay họ đứng trên thế mạnh cướp chính quyền VNCH và giải thể,loại trừ Chính Phủ CMLTGPMN chiếm cứ Miền Nam Vn một cách tùy tiện không tôn trọng luật pháp quốc tế về VN.Nay họ ra nghị quyết 36/CSVN trên thế mạnh Cộng Sản Quốc Tế Đại Đồng về Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc phải đồng thuận,đứng chống lưng cho CSVN dâng nộp đất đai,biển cả cho Tầu Cộng.Hòa hợp hòa giải không phải thi hành lại tinh thần Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc theo H.Đ Paris/73, mà muốn nắm trọn quyền quản lý người Việt Tự-Do Hài ngoại phải thuần phục CSVN được quốc tế công nhận và nuốt trôi luôn bản H.Đ Paris không phải thi hành theo luật quốc tế.
   Phải xét lại H.Đ Paris để thấy được vai trò trách nhiệm của MTGPMN và phải đứng về phía dân tộc trong các cuộc Biểu tình Sàigon góp phần thi hành H.Đ Paris mà MTGPMN đã ký và đừng chạy theo đ4ng Thái Thú Cộng Sản VN đánh lừa dân tộc thêm một lần nữa thì chắc chắn Cách Mạng Hoa Lài sẽ đến và khởi động tại Miền Nam VN!!!

 I- HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VIETNAM

 
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với sự thoả thuận của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam; Chính phủ Hoa Kỳ với sự thoả thuận của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà;
Nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, góp phần củng cố hoà bình ở Châu Á và thế giới;
Đã thoả thuận, cam kết tôn trọng và thi hành những điều khoản sau đây:

[sửa] Chương I: CÁC QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
 
Điều 1:
Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công nhận.

[sửa] Chương II: CHẤM DỨT CHIẾN SỰ - RÚT QUÂN

Điều 2:
Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT), ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba.
Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoa Kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
Việc chấm dứt chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn.

Điều 3:   
Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc.
Bắt đầu từ khi ngừng bắn:
a) Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam cộng hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban liên hợp quân sự bốn bên nói trong Điều 16 sẽ quy định những thể thức.
b) Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban liên hợp quân sự hai bên nói trong Điều 17 sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.
c) Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hành động tấn công nhau và triệt để tuân theo những điều quy định sau đây:
– Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển;
– Ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên 
Điều 4:    
Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dinh líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Điều 5:
Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và công cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a). Cố vấn quân sự của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó.

Điều 6:
Việc huỷ bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a) sẽ hoàn thành trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này.

Điều 7:
Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ quy định trong Điều 9(b) và Điều 14 của Hiệp định này, hai miền Nam Việt Nam không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
Hai bên miền Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự kiểm soát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
[sửa] Chương III: VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ
Điều 8:      
a) Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.
b) Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí bảo quản mồ mả của những người bị chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.
c) Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày hai mươi tháng bảy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giảihòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.
[sửa] Chương IV: VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 9:  
Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới đây:
a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.
b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông quan tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.
c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.
 Điều 10:  
Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam; giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.

Điều 11:
Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
– Thực hiện hòa giảihòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

Điều 12:     
a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giảihòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giảihòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hòa giảihòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.
b) Hội đồng quốc gia hòa giảihòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giảihòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giảihòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thuơng mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giảihòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phuơng theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.

Điều 13:    
Vấn đề lực luợng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giảihòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có các biện pháp giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt.

Điều 14:
Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam nói trong Điều 9(b).

[sửa] Chương V: VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ QUAN HỆ GIỮA MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Điều 15:    
Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cuỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
Trong khi chờ đợi thống nhất:
a) Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến thứ mười bảy chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư.
b) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời.
c) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời.
d) Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam quy định.

[sửa] Chương VI: CÁC BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ, ỦY BAN QUỐC TẾ KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT, HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
Điều 16:
a) Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban liên hợp quân sự bốn bên có nhiệm vụ phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp định này:
– Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam;
– Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều này;
– Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam;
– Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của Hoa Kỳ và quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a);
– Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a);
– Điều 8(a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt;
– Điều 8(b) về việc các bên giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu;
b) Ban liên hợp quân sự bốn bên sẽ làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí. Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
c) Ban liên hợp quân sự bốn bên sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi ký kết Hiệp định này và chấm dứt hoạt động trong thời gian sáu mươi ngày, sau khi việc rút quân của Hoa Kỳ và quân của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a) và việc trao trả nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thuờng dân nước ngoài của các bên bị bắt đã hoàn thành.
d) Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, thể thức làm việc, phương pháp hoạt động và chi phí của Ban liên hợp quân sự bốn bên.

Điều 17:  
                  Gc:  [ Không có Ủy Ban Liên hơp Quân Sự Bốn bên hayU.B Kiểm Soát Đình Chiến Quố tế…
                            Chỉ có nhà tù Cải Tạo Cộng Sản!?]
                           
a) Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ cử ngay đại diện để thành lập Ban liên hợp quân sự hai bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam Việt Nam trong việc thực hiện các điều khoản sau đây của Hiệp định này:
– Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
– Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam;
– Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
– Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam và tất cả những điều khoản khác của điều này;
– Điều 8(c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam;
– Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam Việt Nam và phục viên quân số đã giảm;
b) Những vấn đề bất đồng sẽ chuyển cho Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát;
c) Sau khi Hiệp định này được ký kết, Ban liên hợp quân sự hai bên sẽ thỏa thuận ngay những biện pháp và tổ chức nhằm thực hiện ngừng bắn và giữ gìn hòa bình ở miền Nam Việt Nam;

Điều 18:  
a) Sau khi ký kết Hiệp định này, thành lập ngay Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
b) Cho đến khi Hội nghị quốc tế nói ở Điều 19 có những sắp xếp dứt khoát, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp định này:
– Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam;
– Điều 3(a) về việc ngừng bắn của lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác nói trong điều này;
– Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam;
– Điều 5 về việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a);
– Điều 6 về việc hủy bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở Điều 3(a).
– Điều 8(a) về việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt.
Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát lập những tổ kiểm soát để làm những nhiệm vụ của mình. Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Các bên sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.
c) Cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều khoản sau đây của Hiệp định này:
– Đoạn đầu của Điều 2 về việc thực hiện ngừng bắn trên khắp miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
– Điều 3(b) về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam;
– Điều 3(c) về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam, sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình;
– Điều 7 về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam và tất cả các điều khoản khác của điều này;
– Điều 8(c) về vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam;
– Điều 9(b) về tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam;
– Điều 13 về việc giảm số quân của hai bên miền Nam Việt Nam và việc phục viên số quân giảm.
Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát lập những tổ kiểm soát để làm nhiệm vụ của mình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thỏa thuận ngay về chỗ đóng và sự hoạt động của các tổ đó. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm dễ dàng cho hoạt động của các tổ đó.
d) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ gồm đại diện của bốn nước: Ba Lan, Ca-na-đa, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a. Các thành viên của Ủy ban quốc tế sẽ luân phiên làm Chủ tịch trong từng thời gian do Ủy ban quốc tế quy định.
e) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát thi hành nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của miền Nam Việt Nam.
f) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát làm việc theo nguyên tắc hiệp thương và nhất trí.
g) Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ bắt đầu hoạt động khi ngừng bắn có hiệu lực ở Việt Nam. Đối với các điều khoản liên quan đến bốn bên nói trong Điều 18(b), Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình khi nhiệm vụ kiểm soát và giám sát của Ủy ban đối với các điều khoản đó đã hoàn thành. Đối với các điều khoản liên quan đến hai bên miền Nam Việt Nam nói ở Điều 18(c), Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam nói ở Điều 9(b).
h) Bốn bên sẽ thỏa thuận ngay về tổ chức, phương tiện hoạt động và chi phí của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát. Mối quan hệ giữa Ủy ban quốc tế và Hội nghị quốc tế sẽ do Ủy ban quốc tế và Hội nghị quốc tế thỏa thuận.

Điều 19:  
                       Dân Miền Nam tự quyết vượt biên                                 
Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này để ghi nhận các Hiệp định đã ký kết; bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; góp phần vào hòa bình và bảo đảm hòa bình ở Đông Dương.
Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa, thay mặt các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, sẽ đề nghị các bên sau đây tham gia Hội nghị quốc tế này: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc Anh, bốn nước trong Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát và Tổng thư ký Liên hợp quốc, cùng với các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam.

[sửa] Chương VII: ĐỐI VỚI CAM-PU-CHIA VÀ LÀO
Điều 20:
a) Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam phải triệt để tôn trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Cam-pu-chia và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm sáu mươi hai về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của Cam-pu-chia và Lào.
Các bên tham gia Hội nghị Pa-ri về Việt Nam cam kết không dùng lãnh thổ của Cam-pu-chia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.
b) Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Cam-pu-chia và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nuớc đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
c) Công việc nội bộ của Cam-pu-chia và Lào phải do nhân dân mỗi nước này giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.
d) Những vấn đề liên quan giữa các nuớc Đông Dương sẽ do các bên Đông Dương giải quyết, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
[sửa] Chương VIII: QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Điều 21:
Hoa Kỳ mong rằng Hiệp định này sẽ mang lại một thời kỳ hòa giải với Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng như với tất cả các dân tộc ở Đông Dương. Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa và toàn Đông Dương.

Điều 22:
Việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và việc thực hiện triệt để Hiệp định này sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dân chủ cộng hòa, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, những việc đó sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở Việt Nam và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á.
[sửa] Chương IX: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 23:
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam sẽ có hiệu lực khi văn kiện này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính phủ Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ký và khi một văn kiện cùng nội dung được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ, Tổng trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam cộng hòa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Hiệp định này và các Nghị định thư của Hiệp định.
trang Làm tại Pa-ri, ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba, bằng tiếng Anh và tiếng Việt Nam. Bản tiếng Anh và bản tiếng Việt Nam đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.
Thay mặt
Chính phủ Hoa Kỳ:
Thay mặt
Chính phủ Việt Nam:
[Signed - Signé]
[Signed - Signé]
WILLIAM P. ROGERS
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
NGUYỄN DUY TRINH
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/15/Signes_of_Rogers_and_DuyTrinh.jpg
Chữ ký của Bộ trưởng ngoại gia Hoa Kỳ William P. Rogers và Chữ ký của Bộ trưởng ngoại giao CNDCCH Nguyễn Duy Trinh tại bản Hiệp định Paris về Việt Nam 1973 [Theo nguồn Facebook] –
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:dcQRYFAdJgwJ:www.facebook.com/note.php%3Fnote_id%3D176499195736058+WWW+h%C3%92A+H%E1%BB%A2P+H%C3%92A+GI%E1%BA%A2I+D%C3%82N+T%E1%BB%98C+-hd+pARIS/73&cd=8&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&source=www.google.com.vn
   J- TỔNG LUẬN HIỆN TÌNH VIỆT NAM.
   Hiện tình Việt Nam đang chia rẻ và rối rắm nội bộ,một bên phe thủ cựu thân Tầu cứng ngắt trong chủ thuyết Mác-lê và Đại Hán hóa dân tộc trong bộ Chính Trị đãng CSVN và một phe thân tín trong chính phủ có cảm tình thân Mỹ qua ngoại giao làm kinh tế thị trường Tư -Do với Hoa Kỳ cà các nước tư bản.Họ kình chống quyền lực nhau một cách giả tạo, để làm thay đổi nền kinh tế Thị Trường Tư Bản thành nền khinh tế: “Định Hứớng Xã Nghĩa Cộng Sản” để đánh lừa người dân VNvà cả nước Mỹ lẩn thế giới muốn Việt Nam hưởng được lợi nhuận và dân chủ bản than cuộc sống do W.T.O-Thị Trường Kinh Tế Tự-Do mang lại cho dân ngèo Cộng Sản.Nhưng cả hai phe CSVN,đứa làm MỦ đứa làm NHỌT hô hào dân cả nước góp vốn -Quốc Doanh- cùng nhau ra biển lớn đi buôn hàng W.T.O cùng các nước tư bản.Với trò chơi quyền lực kinh tế,vừa đáng vừa thổi còi của các Đại Gia-Con ông cháu cha-Các tập đoàn Tư Bản Đỏ,người dân chì biết thua lổ và chìm thuyền vốn nhỏ giữa biển W.T.O,còn các Tư bản quốc doanh nhà nước Cộng Sản vẩn trên chiếc tàu sắt làm bằng vốn Quốc Doanh-tiền cũa nhân dân đóng góp-nên không bị chìm tàu trong sóng biển W.T.O.Chính TT Nguyển Tấn Dũng  người được quốc hội khóa 13 đề cử giử chức vụ Thủ Tướng nhiệm kỳ2 .ông tuyên bố:”Vinh dự lớn – Trách nhiệm nặng nề” phải chăng “Vinh dự lớn” là không được quyền từ chức của một tập đoàn chính phủ tham nhũng ,mà ông đứng đầu lũng đoạn kinh tế trong tập đoàn kinh tế Vinashin ,trong hợp đồng khai thác quặng Bôxit Tây Nguyên với Trung Quốc và cho ngoại quốc thuê rừng đầu nguồn 30.000 hecta phía bắc biên giới VN.Và “Trách nhiệm nặng nề” là làm sao phân chia số tiền cũa kết sù kiếm được do tham nhũng chia chát với 15 tên Bộ Chính Tri TW Đãng để khỏi so đo phân biệt mà cất chức ghế Thủ Tướng của ông.Như thế ông Dũng là tên Thủ Tướng nô tài,chuyên làm KINH TÀI nuôi sống độc tài đảng trị CSVN không vì cơm no áo ấm,hạnh phúc người dân mà ông dũng tuyên bố nhậm chức :”Danh dự và Trách nhiệm”màTổ QuốcVN không dám giao phó cho ông .Vì ông đu dây hàng hai giữ Mỹ và Tầu Cộng d63 kiếm tiên nuôi Đãng tồn tại trong trạng thái lửng lờ “Con Cá Vàng”.Nếu theo MỸ thì mất Đãng; theo Tầu thì mất Nước,thà mất Nước hơn mất Đãng.theo Tầu Cộng thì được làm quan Thái Thú sướng một đời ‘Mẹ Đỉ”!???
   Cộng Sản Việt Nam đã chọn con đường bán nước rỏ ràng rồi!? Nhưng tại sao họ đưa vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc chi đây!? Phải chăng trước áp lực Hoàng Sa &Trường Sa thuộc về Tầu Cộng theo công hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng công nhận chủ quyền là của Trung Quốc.Theo luật Estoppel quốc tế,Việt Nam không thể nói hai lời trái ngược nhau về phương diện ngoại giao giữa hai nước chủ thể có chủ quyền độc lập.Chính quyền VNCS muốm phá vở thế bị gài Trung Quốc vào luật Estoppel để hợp tức hóa chủ quyền Tầu Cộng và sát nhập Hoàng Sa &Trừng sa VN vào Tây Sa Và Nam Sa của Trung Cộng,nên có những hành động ngang ngược cắt cáp tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011,sau đó là tàu Visking và bắn đuổi ngư dân VN trong vùng lãnh hãi cho phép của thềm lục địa Vn. Đây sự kiện quan trọng mất còn  biển đảo và quyết định luôn cả vận mệnh sống còn dân tộc. Nên nhà nước CSVN trong thế kẹt gở rối!? liền chống chế tội lỗi,“Bán cái” quaVNCH là nước có chủ quyền độc lập với hai quần đảo Hoàng Sa&Trừơng Sa từ vĩ tuyến 17 trở xuống phía Nam thuộc chế độ Sàigon trước nắm 1975.Nay CSVN muốn đổ thừa vô trách nhiệm cho VNCH làm mất Hoàng Sa củaVN chớ không phải do Phạm Văn Đồng ký bán,vì đây là lời nói ngoại giao giửa 2 nước Cộng Sản đồng chí anh em xin viện trợ chiến tranh, nên công hàm không giá trị vì không thể bán một cái gì khi mình không có quyền sơ hữu thuộc về mình mà là thuộc quyền quản lý của Miền nam VNCH.
   Cộng Sản HCM kông thể chối tội bán  nước theo tinh thần văn bản công  hàm Phạm Văn Đồng 1958 chấp nhận chủ quyền của Tầu Cộng tại Hoàng Sa & Trường Sa là sự thỏa thuận chia phần chiến lợi phẫm sau khi giúp CSBV chiến thắng Miền nam VNCH của Việt Cộng và Tầu Cộng .Chúng chia nhau phân công:kẻ trên bờ-CSMB- tấn chiếm Tây Nguyên Nam bộ,dưới biển Trung Cộng chiếm giử Hoàng Sa của VNCH-19-1-1974 và vôi vả cùng nhau chiếm trọn Lào&Cam puchia thuộc Trung Cộng;còn Miền Nam VNCH thuộc CS Miền Bắc.Vì quá Vội Vàng “ hám ăn” đánh chiếm Miền nam VNCH trong tình trạng vi phạm H.Đ Paris/73[do sự gải bẩy của Nguyển Văn Thiệu rút quân có chiến thuật khỏi Tây Nguyên Trung phần để dụ địch-Cộng Sản-rơi vào thế vi phạm H.Đ Paris] để tránh tiếng “Thua”cho QL/VNCH.và hẹn ngày tái ngộ…[Muốn thắng Cộng Sản phải biết thua Miền Nam cho Cộng Sản trước!? theo lời khuyên của chiến lược gia Do Thái -Tướng Độc Nhản Moshe Dayan. Việt Cộng và Tầu Cộng,hai đứa “Ản ốc” bắ t VNCH “Đổ vỏ ốc”
   Vì thế  CSVN mới kêu gọi “Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc” theo nghị quyết 36 của Đãng Cộng Sản cho kiều bào Hãi Ngoại đứng chung dưới cờ Máu Sao Vàng:quì lạy van xin Tầu Cộng một chút quyền Tự Trị trên hai đảo Hoàng&Trường Sa bị Trung Cộng thu hồi chủ quyền của VN. Tầu Cộng và CSBV có vay mượn,nợ nần chiến tranh cho công cuộc Chiếm  đóng Miền Nam VNCH.thì ngày nay họ khấu trừ nợ chiến tranh,lấy của VN hai đảo Hoàng&Trường Sa là phải.theo lời Ông Hoàng Tùng?,đãng viên cao cấp CSVN nói với tư cách vô trách nhiệm đãng CSVN: “Thà giao Hoàng Sa cho Trung Quốc đồng chí,hơn để anh em VNCH nắm giử nó”.  
“Hòa hợp hòa giải” với tư cách CSVN chỉ là đòn lừa tâm lý người dân còn khát khao lòng yêu nước,hòa bình dân tộc của người việt Quốc Gia Hãi Ngoại,chớ người Việt trong nước bị Cộng Sản trị,không có tư cách gì?để giải hòa dân tộc.Họ chính là CON TIN của Cộng Sản để vòi vỉnh tiền đô la từ 8-10 tỷ đô la hằng năm gởi về chuộc mạng thân nhân đói khổ còn đang kẹt lại VN.Hơn nữa CSVN còn muốn lợi dụng thành phần cùng khổ của dân để xin các tổ chức nhân đạo cơ quan quốc tế cứu trợ.Kêu gọi đâu tư và vay mượn nước ngoài giúp đở VN phục hồi,xây dựng đất nước sau chiến tranh để lại!? Nay CSVN muốn  kêu gọi Kiều Bào hãi ngoại hãy chung lòng góp sức bằng cách gởi tiền về nước đóng thế cho thân nhân, người dân trong nước hãy còn nghèo khổ,mỗi người 30 đôla/đầu người cho 90 triệu dân để đủ tiền 5.6 tỷ đôla mua vũ khí,tàu ngầm chống Trung Cộng bảo vệ Ngư dân và lãnh hãi Việt Nam.
Cộng Đồng Ngừời Việt Hãi Ngoại dù có thương thân nhân mình cò kẹt ở lại chịu số  phận con tin cầm tù Cộng Sản, không dể tin và nghe lời dụ dổ  Việt Cộng,đem tiền nuôi Đãng Thái Thú bán nứớc cho Tầu Cộng.đang thế bị chèn ép mất quyền tự trị biển đảo.Đồng bào quốc nội và Cộng đồng người Việt hãi ngoại đồng loạt đứng lên biểu tinh chống lại đãng Thái Thú CSVN bán nước.Và cũng biết trước CSVN cũng chơi trò Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc để lôi kéo VNCH về chống lưng cho CSVN mạnh miệng phản đối Tầu Cộng vì đã tiếm được danh của VNCH tạo điều kiện hợp pháp cho chủ quyền Hoàng Sa & Trừòng Sa là của “Việt Cộng”vàchia sẻ khó khăn này cho chúng là Việt Cộng đã từng cướp mất quyền tự do-dân chủ VNCH.Chúng đã và đang bày ra những trò nhân sĩ trí thức,cán bộ chiến sĩ hồi hưu,các nhà cách mạng lão thành, tướng lãnh quân sự ,để làm lực lượng ủng hộ và bảo vệ cho đãng thái thú cầm quyền trước áp lực Tầu Cộng truất quyền tự trị biển Đông là con đừơng sống duy nhất của môt Việt Nam Mất Nước.Không phải HHHGDT là để thi hành H.Đ Paris do chúng ký để rồi vi phạm tội diệt tộc Miền NamVN không có giám sát Ủy Ban KIểm Soát Đình Chiến quốc tế LHQ thành lập.CSVN không dám thi hành H.D Paris/73d9e63 tránh khơi lại nhục quốc cho dân quân Miền Nam và xấu hỗ quốc tế yêu chuộng tư-do hòa bình.
   Nhân Sĩ trí thức Miền Nam xuất thân từ MTGPMN trứớc năm 75  và hậu thân là Mặt Trận Tổ Quốc VNCS, ngày nay là nơi dung thân của nhân sĩ trí thức Vc nằm vùng MTGPMN sau khi bị giải thể 6/1976 của chính quyền đãng CSVN-một năm sau “Giải phóng cho ai!?” MTGPMN phải thấy được mình là kẻ bị lợi dụng,là con đẻ cũa tay sai CSHCM trong thành phần thử 3 H.Đ Paris sau dó bị vắt chanh bỏ - thánh 6/1976- cho cho CSBV chiếm trọn Miền Nam VN-phủi công VC/GPMN, cuối cùng phải mang tiếng bôu5 tín,lừa đảo dân Miền Nam phải đầu hàng giặc Cộng Miền Bắc,phải thấy được cái sai lầm và có trách nhiệm đựợc đề ra trong bản H.Đ Paris/73.Và xử sao?với cuộc biểu tình đang xẩy ra 8 lần trong hai tháng qua! Cho hợp sự mong đợi người dân Miền Nam tại Saigon .hãy quay đầu trở lại nhân dân đừng lừa dối dân tộc thêm một lần nữa!?.Ngày nay đám dân oan mất đất,mất nhà cho dù họ có là liệt sĩ,liệt cộng [có công cách mạng]và  các tôn giáo,tu sĩ và đám thanh niên “Chợ trời”,cùng các chị buôn gánh bán bưng cũng không dám tham gia biểu tình. Vì họ đã bán đứng Tự-Do Dân Chủ Miền Nam cho đỉnh cao trí tuệ- trí thức,nhân sĩ Sàigon trước năm75 cho loài Quỉ Đỏ rừng xanh.
   Thanh niên tuổi trẻ Sàigon rất hận đời trí thức chối học hành cũng vỉ lý lịch 3 đời không ngóc đầu nổi vì ông cha của họ là “Ngụy”.Họ không theo chủ nghĩa Cộng Sản mà theo chủ thyết “Mác Kê Nô”. Nghĩa là mặc kệ Nó,tưởng chừng buông suôi theo vận nước. Thấy em cháu đi biểu tinh,họ vẫn ngồi trong quán Café uống bia hút thuốc lá ung dung tự tai trước nỗi đau bắt bớ,giam cầm của công an mật vụ Tp/HCM đối với người biểu tình có than nhân họ.Nhưng không ai ngờ bề ngoài có vẽ lãnh đạm vô tình bàng quan thiên hạ mà trong lòng chất chứa bao nỗi đau buồn ẩn khuất, và ngồi chờ đợi một cái gì “Nó đến và sẽ đến”của một cuộc cách mạng Hoa Lài đến và xuất phát tại Sàigon/Miền Nam này,sẽ bộc phát dữ dội thành cuộc Tổng Khởi Nghĩa của dân quân Miền Nam VN hầu lật đổ chế độ độc tài đãng tri Cộng Sản giành lại quyền tự chủ,tự quyết dân tộc,và nối tiếp cha ông chống lạiTầu Cộng cứu dân cứu nước,loại bỏ kẻ ươn hèn bán nước của bọn Thái Thú Việt Gian Cộng Sản.Thanh niên đang chờ và chờ đồng bào chúng ta tổng nổi dậy!Không còn trông mong gì nơi luật lệ quốc tế bắt buộc CSVN thi hành H.Đ Paris/73 để chúng ta trở lại thời kỳ có chủ quyền VNCH/75 để hội đủ điều kiện pháp lý quốc tế đòilai chủ quyền cho Việt Nam.
   Toàn thể đồng bào từ Nam chí Bắc đồ loạt đứng lên Tổng Nổi Dậy và đốt giai đoạn phải thi hành H.Đ Paris/73 theo chỉ định thi hành quốc tế LHQ với mục đích đi  đến TỔNG TUYỂN CỬ toàn quốc giữa hai miền Nam Bắc để thống nhất đất nước và quyết định thể chế cho chính quyền thốnh nhất:Tư Do hay Cộng Sản do dân quyết định dứii quyền giám sát Quốc Tế.Bây giờ là thời thức tỉnh của toàn dân Vn trước hiểm họa bán nước của Cộng SảnVN,nên tin chắc Tự Do Dân Chủ là giải pháp cho vấn đề VN khỏi phải qua thủ tục bỏ phiếuTổng Tuyển Cử rườm rà,tốn kém mất ngày giờ giám sát Quốc tế.Chỉ bằng một cuộc Tổng Nổi Dậy Hà Nội- Sàigon-Huế đứng lên tổng khởi nghĩa gìành lại chủ quyền và tự quyết về tay dân thay cho cuộc tổng tuyển cử.và đốt được giai đoạn thi hành H.Đ Paris/73 mà Công Sản VN không bao giờ muốn thi hành-Thua là cái chắc!
  Hởi đồng bào hãy vượt qua nổi sợ hãi bắt bớ giam cầm,đành đập thô bạo tàn nhẩn và sĩ nhục quốc thể Việt Nam bằng bàn chân Việt của công an đạp vào mặt của người yêu nước đi biểu tình tại Hà nội!...Hãy cùng nhau xuống đường tổng nổi dậy với lòng nhiệt huyết Cách mạng Hoa lài Tunisia-Bắc Phi và Trung Đông-Cairo Ai Cập. đạp dổ chế độ độc tài đãng tri CSVN gành lại tự do tự chủ dân tộc ViệtNam.Vì chúng ta đang hội đủ điều kiện:Thiên Thời;Địa Lợi; Nhân Hòa rồi!
1-Thiên  Thời:Đã có Tầu Cộng gây rối chiến tranh và Thái thú CSVN yếu hèn,bán nước nên gây công phẩn trong lòng dân.Và có tinh thần Cách Mạng Hoa Lài ủng hộ dể chúng ta dủ miền tin chiến đấu thắng lợihoàn toàn.
2-Địa Lợi:Kinh tế Việt Nam đang suy sụp,nạn tham nhũng đang hoành hành dữ dội,Nội bộ CsVN chia rẻ trầm trọng đưa đến Diển Biến Hòa Bình –lật đổ nhau.Hay có cuộc Đảo Chính tranh quyền lực của nhau,và quan trọng Quốc Tế cùng Cộng Đồng       Người Việt Hãi Ngoại ủng hộ công cuộc tranh đấu chính nghĩa cho Tự Đo Dân Chủ của dồng bào quốc nội.
3-Nhân Hòa:Toàn dân một lòng đoàn kết chống Tầ Cộng Xâm lăng,bắn giết ngư dân và cắt cáp thăm dò dầu khí VN.dó là sự sống và vận mệnh quốc gia VN.Tất cả dều ghét  Thái Thú Cộng Sản /VN buôn dân bán nước,ương hèn với Tầu Cộng xâm lược,chì lo làm kinh tế tranh giành công ăn việc làm với dân-vừa đá bóng vừa thổi còi- và giao súng đạn cho ngư dân tự bảo vệ mình trên biên đông trước nòng đại bác tàu chiến Tầu Cộng hung hăng cướp biển sâu vào hãi phận,lãnh hãi cho phép dánh cá của VN.Chừng ấy tội ác Của Thái Thú CS VN đủ để bị lật đổ “Thay Thế CS”chớ không còn chuyện “Thay Đổi CS” để hòa hợp hòa giải dân tộc với Cộng Sãn.vàkho6ng cho chúng có Bãi đáp an toàn trong dân chúng khi CSbi5 hạ bệ!!!
   VNCH không bao giờ muốn trở lại chính trường VN với bất cứ thể chế nào do dân chúng mới thành lập từ sự giành lại độc lập tự-do nơi tay Cộng Sản.Nhưng gì vai trò và trách nhiệm lịch sử danh dự giao cho,nên đứng trên danh biểu tượng lá cờ Vàng nối tiếp Tự-Do Dân Chủ theo truyền thống Nguoi Việt Quóc Gia để lại con cháu mai sau.Đây chỉ là biểu tượng Tự-Do trên lá cờ Vàng cho chúng tôi Chiến Sĩ Tự-Do VNCH được Tổ Quốc VN vinh danh, để yên lòng nhắm mắt.buông bỏ hận thù dân tộc giữa anh em cùng mẹ Việt Nam.
     Thanh niên Sài gon,Tuổi trẻ dân tộc Việt Nam hãy vùng lên theo cách Mạng Hoa Lài là nối tiếp tryền thống yêu nước cha ông và noi gương theo Anh Linh Chiến Sĩ  QL/VNCH là tiếng gọi đáp đền Sông Núi,Tổ Quốc Đồng bào
 Hiệu Triệu Anh Lính Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (21/06)
Tác giả : Nguyễn Huỳnh Mai
  
Huỳnh-Mai.St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
Lời hiệu triệu;...hỡi hồn thiêng sông núi,
Anh linh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Hồn oan tử sĩ núi rừng chết trận;...
Khí thiêng sông núi vùi lấp ngục tù,
Chí khí kiêu hùng vốn dòng hào kiệt,
Thức dậy đi nào;...hỡi hồn nước tôi;...
Quốc hận thét gào;...đồng bào chiến trận;...
Súng gươm chính nghĩa tôi trao các người,
Xông lên ;...đập đổ nhà tù Cộng Sản;...
Anh linh chiến sĩ giải hồn Tự-Do,...

                     xox
Anh linh chiến sĩ linh hồn bất tử;...
Núi sông đất Việt hun đúc chí hùng,
Ta dù chết,nhưng chí hùng bất khuất,
Chiến sĩ Cộng Hòa sống chết Tự-Do;...
Tự-Do nếu chết... Cộng hoà cũng chết;
Anh linh chiến sĩ vĩnh hằng tự-do,...
Vận nước tôi...lòng người thui chột...
vì tham mất nước,vì giàu mất dân;
Anh linh chiến hửu vùng lên xông trận,
Bỏ mặc tình đời...cho kẻ áo cơm?;...

                      xox
Mặc dù súng gẫy;,,,còn tình chiến hữu,
Xoa diệu thương lòng ;...đau nhói sau lưng...
Ta ôm xác bạn đem chôn khe núi;...
Quay lại nhà tù...cải tạo mòn hơi,
Xác thân rả rời...mang hồn chiến hửu,
Còn chút tàn hơi chiến đấu cho đời…
Ai có nghe...chiều hoàng hôn gió lộng...
Thồi qua miềm niêm -viễn...mất Tự-Do;
Cũng Tự-Do;?tôi, anh đồng sống chết;?
Anh linh chiến sĩ nợ nước ơn nhà…á;

                  xox
Tỉnh thức đi nào...dân ta còn say ngủ…?
Vùi trong cơm áo...giàu- sang mộng hầu;
Xã Nghĩa thiên đàng ước mơ cuộc sống?..
Phản chiến cho đời… thiếu vắng Tự-Do,
Biết bao nấm mồ hoang đầy cỏ dại...
Bo-bo..Khoai sắn đói rét đầy đường,
Dậy mà đi;... hỏi bạn tù chiến sĩ?...
Nước non nầy sống chết…cũng là ta…?
Nếu ta không chết...ai đây chết thế…?
Cho Tự-Do non nước sớm bình an;;;

                           xox 
Hỡi..Anh- hồn…linh thiêng người chiến sĩ...
Hỡi...đồng bào chiến nạn chết lưu-vong,
trên biển cả đại dương thuyền vượt biển,
Hỡi người chiến sĩ cải tạo lao tù;...
Về đây hỡi...những linh-hồn ngục tối...
Hãy vùng lên theo tiếng thét câm hờn;
Trả lại Tự-Do ;...những gì đã mất?
Mất cả thân tỉnh lẽ sống toàn dân,
Do bọn áo cơm lợi quyền theo Cộng;..
Mồ hoang vô chủ Việt Nam Cộng Hòa;

                               Huỳnh-Mai
              [ Hiệu triệu anh lính chiến sĩ VNCH]
 quân sự việt nam, Nguyễn Huỳnh Mai

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét