|
4:28 PM (26 minutes ago)
| |||
|
HOAN HÔ ÔNG BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU ,MỘT BÀI NHẬN ĐỊNH KHÔNG THỂ TRANH CẢI.
THANH PHAM.
Căn bệnh khủng hoảng trí tuệ
(the down syndrome symtoms)
© Bằng Phong Đặng văn
Âu
Một nhà hàng hải Phương Tây (lâu ngày tôi quên mất tên) nhận
xét: “Phải đến tận Nhật Bản mới thấy có một dân tộc thông minh như dân tộc
Việt Nam”. Chắc chắn câu nói đó không cường điệu, bởi vì trong
một trăm giống Việt sống dọc hai bên bờ sông Dương tử mà chỉ còn lại duy nhất
dòng Lạc Việt không bị đồng hóa thì phải được kể là thông minh rồi. Tổ tiên ta
đã làm nên những chiến công hiển hách là ba lần đánh bại đoàn quân Mông Cổ bách
chiến bách thắng từng làm khiếp vía các quốc gia từ Âu sang Á thì đâu phải là
một dân tộc tầm thường? Một người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đánh tan 20 vạn
quân Thanh trong vòng một tuần lễ thì mưu lược đâu kém gì nhà quân sự đại tài
Napoléon ở Âu Châu?
Câu hỏi đặt ra: “Tại sao một dân tộc thông minh, kiên
cường như thế mà địa vị ngày nay trên trường quốc tế lại bị xếp hạng gần cuối
bảng? Phải chăng đến một thời điểm nào đó trong lịch sử thì nguyên
khí, trí tuệ giống nòi Lạc Việt tự nhiên biến mất?”
Ông Nguyễn Trường Tộ sau khi du học nước người trở về, đã viết
một bản điều trần dâng lên vua để đề nghị canh tân xứ sở thì bị các quần thần
phê đó là những lời yêu ngôn, hoặc chúng, không đáng tin cậy. Tại sao vua không
cử sứ giả đến các nước văn minh kia để xem hư thực như thế nào mà lại nghe lời
xàm tấu của quan lại thủ cựu sợ làm cuộc cách mạng? Giá như vua Tự Đức đừng miệt
mài trong thơ phú, sáng suốt một chút thì nước Việt Nam mình đâu đến nỗi tồi tệ
như ngày nay? Tôi trộm nghĩ: Sở dĩ nước ta không ngóc đầu lên được là bởi vì
hàng ngũ trí thức lãnh đạo xứ sở ta bị rơi vào chứng bệnh khủng hoảng trí tuệ
quá lâu.
Khi tôi gọi điện thoại về Việt Nam cho bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
để hỏi tại sao một người thông minh lỗi lạc như anh mà đi theo Đảng cộng sản,
một đảng đã đấu tố thân phụ anh cho đến chết, ông đáp: “Vì mình chống bọn
Thực dân, vì mình quá khao khát độc lập tự do nên mình ngây thơ”. Qua câu
trả lời ấy, tôi nhận thấy rằng đa số trí thức Việt Nam lúc bấy giờ đều ngây thơ
chết người (!) như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nghĩa là giống như kỹ sư Hồ Đắc Liên
đã nhìn thấy cái ác, cái bất lương, cái gian dối của cộng sản trong kháng chiến,
nhưng đặt mục tiêu đánh đuổi Thực dân Pháp cao hơn hết, thành thử vấn đề thanh
toán cộng sản sẽ tính sau. Ngờ đâu khi sa vào cái bẫy cộng sản, chẳng những
không thể thanh toán chúng được, mà lại còn bị chúng giẫm đạp, tàn hại suốt cả
một đời!
Năm 1959, đọc cuốn “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” của cụ Hoàng
văn Chí, tôi quá đỗi xót xa thương cảm những nhà trí thức yêu nước ở Miền Bắc vì
mê cái khẩu hiệu “Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” mà bị đày đọa, bị sỉ nhục. Đồng
thời, tôi lại tự hỏi: “Tại sao những nhà trí thức thông thái lỗi lạc như quý vị
giáo sư Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Tạ Quang Bửu không chịu đọc những tác
phẩm “Trại Súc Vật” (Animal Farm) của George Orwell hoặc “Le Retour d’ URSS”
(Trở về từ Liên Bang Xô Viết) của André Gide do nhà xuất bản Gallimard phát hành
từ tháng 11 năm 1936 để biết cộng sản là như thế nào, mà lại nhắm mắt đi với
cộng sản chỉ vì câu khẩu hiệu đểu giả “Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” của Hồ Chí
Minh? Sự sai lầm (hay ngây thơ, nông cạn) của các bậc đại trí thức thời ấy rất
tai hại vì nó khiến cho lớp học trò của thế hệ đàn em cứ thế nhắm mắt đi
theo đàn anh.
Tôi biết ghê tởm sự tàn ác bất nhân của cộng sản rất sớm nhờ tận
mắt chứng kiến mấy thằng du kích cộng sản chém bay đầu ông phu xe kéo và đập vỡ
sọ một thiếu niên bị nghi ngờ làm mật thám cho Tây. Sau khi đọc cuốn “Trăm Hoa
Đua Nở Trên Đất Bắc” của cụ Hoàng văn Chí vào năm 1959 thì sự quyết tâm chống
Cộng của tôi càng kiên định hơn. Tôi bí mật gia nhập đảng Đại Việt là thể hiện
sự quyết tâm của mình. Vì bị ảnh hưởng bởi đảng chống Tổng thống Ngô Đình Diệm,
do đó tôi có tư tưởng chống ông Diệm. Nhưng sau cuộc đảo chánh năm 1963, các
cuộc đảo chánh giữa các tướng lãnh liên tục xảy ra, hệ phái của các đảng chống
Cộng không đoàn kết với nhau thì tôi nghiệm rằng mình có tư tưởng chống ông Diệm
là sai lầm. Rất nhiều đêm tôi thầm khấn nguyện vong linh Tổng thống Diệm tha thứ
cho tôi.
Do tinh thần ái quốc, những nhà trí thức ở thời điểm gọi là
“Cách Mạng Mùa Thu” đã đặt trái tim trên bộ não (tình cảm trên lý trí), nên bị
sa chân vào cái bẫy cộng sản, rồi rút chân ra không được. Tôi hoàn toàn chia sẻ,
cảm thông và xót xa nỗi bất hạnh của các nhà trí thức đó. Nhưng sau Hiệp định
Genève năm 1954 chia đôi đất nước với gần một triệu đồng bào Miền Bắc phải rời
bỏ mồ mả tổ tiên, nhà cửa ruộng vườn đi tìm tự do và sau khi cuốn sách “Trăm Hoa
Đua Nở Trên Đất Bắc” của cụ Hoàng văn Chí ra đời mà những người trí thức (!) còn
chạy theo cộng sản thì tôi hết sức khinh miệt trí tuệ của những con người đó.
Những trí thức theo Cộng ấy chống chế rằng họ đấu tranh vì chống ngoại xâm và vì
lý tưởng công bằng xã hội. Có lẽ họ nghĩ rằng nhân dân Miền Nam đều ngu cả nên
tin vào cái lập luận ấu trĩ của họ dễ dàng. Tôi có thể khẳng định rằng Miền Nam
rơi vào sự thống trị của cộng sản Miền Bắc là do bọn mang danh trí thức nhưng
ngu xuẩn làm mất chính nghĩa bảo vệ nền tự do của Miền Nam và bọn nằm vùng “ăn
cơm quốc gia thờ ma cộng sản” làm tay sai đắc lực cho bọn xâm
lược.
Hoa Kỳ đến giúp Miền Nam không phải là quân xâm lược. Bằng cớ là
họ đã giải thoát Âu châu khỏi sự thống trị của Đức quốc xã và Phát xít Ý, nhưng
họ không chiếm nước nào làm thuộc địa; lại còn có kế hoạch Marshall giúp nền
kinh tế Âu châu phục hồi. Họ đánh bại quân phiệt Nhật, nhưng giúp Nhật trở thành
quốc gia hùng cường vào hàng thứ hai về kinh tế. Nhờ Mỹ mới có phương tiện đưa
gần một triệu người Miền Bắc đi tìm tự do. Tố cáo Mỹ xâm lược là luận điệu tuyên
truyền xảo trá của cộng sản và được bọn trí thức ngu xuẩn ở Miền Nam cất giọng
phụ họa.
Có hai nhân vật từ Miền Bắc vào Nam sau 1975 mà tôi trọng vọng
và kính nể là nhà văn Dương Thu Hương và nhà lý luận Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ.
Một người sinh ra và lớn lên ở đất Bắc, bị nền giáo dục chuyên chính nhồi sọ,
trở thành đảng viên cộng sản, lòng phơi phới mừng rỡ trước sự thống nhất xứ sở
“từ nay sạch bóng quân thù” (chữ của cộng sản), nhưng bà Dương Thu Hương chỉ sau
một buổi vào nhà sách ở Miền Nam thấy bày bán đủ loại tác phẩm văn chương, chính
trị, nghệ thuật là nhận ra ngay rằng Miền Nam có tự do. Bà đã ngồi xuống vệ
đường và khóc cho một nền văn minh bị bọn man rợ xâm chiếm. Tôi dám nghĩ rằng
nếu nhà văn Dương Thu Hương là vị Tổng Tư lệnh đoàn quân “giải phóng” thì chắc
chắn bà sẽ thống lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Nhân Dân quay ngược
ra Miền Bắc giải phóng đồng bào. Một người khác là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, ngành
Sinh học, bút hiệu Hà Sĩ Phu, cũng lớn lên ở Miền Bắc nhưng không gia nhập đảng
cộng sản để tiến thân. Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh đề ra chủ trương “đổi
mới hay là chết”, cởi trói văn nghệ sĩ vào năm 1986, ông Hà Sĩ Phu đã viết những
bài tham luận chính trị để chỉ ra con đường “xã hội chủ nghĩa” là sai lầm bằng
những lập luận hết sức ôn hòa, vừa có lý vừa có tình. Nhưng không ai thấy có “sĩ
phu Bắc Hà” nào dám công khai lên tiếng phụ họa. Tội nghiệp cho triết gia Trần
Đức Thảo bị đảng yêu cầu viết bài phản bác lập luận của ông Hà Sĩ Phu, nhưng vì
quá sợ đảng nên triết gia không dám trích dẫn những gì ông Hà Sĩ Phu đã viết. Ai
làm cho trí thức sợ hãi đến độ đánh mất tính chất kẻ sĩ, nếu không phải là Hồ
Chí Minh và tập đoàn chuyên chính? Vậy thì tại sao tới giờ này mà vẫn còn có
hạng người như ông Nguyễn Trọng Vĩnh tâng bốc, sùng bái “Bác Hồ”? Có phải đúng
là do căn bệnh “khủng hoảng trí tuệ” không?
Một số người đi theo cộng sản từ 1945 như các ông Nguyễn Hộ,
Trần Độ, Nguyễn văn Trấn … và những trí thức (!) ở Miền Nam sau này như bác sĩ
Dương Quỳnh Hoa, điệp viên Phạm Xuân Ẩn. luật sư Ngô Bá Thành (tên thật là Phạm
thị Thanh Vân, con gái ông Phạm văn Huyến) … dần dần mở mắt. Nhưng tiếc thay con
số “trí thức mở mắt” quá ít ỏi, nên bọn cầm quyền cứ nhất định xông lên cái đích
Xã Hội Chủ Nghĩa” mà chẳng có lực nào cản nổi! Năm ngoái, giáo sư Trần Phương,
nguyên phó Thủ tướng, triệu tập một cuộc hội thảo trước Ngày Đại hội Đảng gồm
những nhân vật từng là tai to mặt lớn trong đảng, gay gắt đặt câu hỏi: “Trong
các anh, ai có thể giải thích cho tôi nghe chủ nghĩa xã hội là gì nào?”. Tuyệt
nhiên không nghe một ai có thể giải thích được! Thế mà các vị ấy cứ ở trong cái
đảng cương quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vậy có tội nghiệp cho dân
Việt Nam không? Đó không phải là cuộc khủng hoảng trí tuệ, thì là
gì?
Mới đây, đọc bài “Suy nghĩ trong lúc nằm bệnh viện” của ông Lê
Hiếu Đằng làm tôi nhớ một truyện ngắn đăng trong “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc”
có tựa đề “Bức thư gửi người bạn cũ” của nhà văn Trần Lê Văn, cháu nhà thơ trào
phúng Trần Kế Xương, tức Tú Xương. Tên người bạn lúc mới đẻ ra được ông bố đặt
cho là Nguyễn Vinh Hoa nhằm nói lên sự phú quý con nhà tiểu tư sản, nhưng sau
“Cách Mạng” thì Vinh Hoa tự ý đổi sang Nguyễn Hùng Tiến, có nghĩa là anh hùng và
tiến bộ để hợp với thời thế. Nhờ giỏi đóng kịch thành con người hoàn toàn dấn
thân cho “cách mạng”, Nguyễn Vinh Hoa dễ dàng bước lên địa vị lãnh đạo cơ sở,
mặt mũi lúc nào cũng khó đăm đăm, luôn luôn khắc nghiệt “giáo dục” cấp dưới về
quan điểm lập trường. Một hôm bị ốm, được người bạn Trần Lê Văn săn sóc, hắn thổ
lộ con người thật của hắn: cũng biết nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ rất là … tiểu tư
sản. Tác giả kết luận bài viết của mình bằng một câu rất hóm hỉnh,
“Tôi có ý nghĩ hơi tệ: giá anh ốm mãi lại hoá hay”.
Sau khi đọc xong bài viết của ông Đằng đòi “thanh toán”, “tính sổ” với Đảng cộng
sản, tôi cũng có ý nghĩ như ông Trần Lê Văn: “Giá như ông Lê Hiếu Đằng bị nằm
bệnh viện sớm sủa hơn thì ông ta đã tỉnh ngộ từ khuya rồi!”. Nhờ cơn thập tử
nhất sinh, ông Lê Hiếu Đằng mới chịu đọc sách (!) của các tác giả Nguyễn Khải,
Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần rồi ông thổ lộ: “Các nhà văn đã cho tôi
thấy thêm sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là CNXH ở Miền Bắc,
một xã hội không có bóng người.”. Nữ ca sĩ Hoa Kỳ, Joan Baez chống chiến
tranh Việt Nam, ủng hộ Miền Bắc vì không hiểu dã tâm cộng sản; nhưng sau khi
chứng kiến hàng triệu người vượt biên, vượt biển tử nạn trên đường đi tìm tự do
thì cô ta lập tức tỉnh ngộ và kêu gọi những trí thức phản chiến danh tiếng trên
thế giới như Jean Paul Sartre, Bertrand Russell công bố một bản cáo trạng lên án
bọn cầm quyền Việt Nam man rợ; còn ông Lê Hiếu Đằng phải đợi cho đến hơn 38 năm
sau, nhờ ốm liệt giường liệt chiếu thì mới biết đường … tính sổ! Cái gì đã khiến
cho ông Đằng chậm tiêu, tối dạ, mãi đến bây giờ mới nhìn ra cái ác, cái lưu manh
của cộng sản, nếu không phải là do “khủng hoảng trí tuệ” mà người Mỹ gọi là căn
bệnh “down syndrome symtoms”?
Tôi nói không sai: Sau năm 1954, gần một triệu người Miền Bắc bỏ
lại tất cả để vào Nam tìm tự do; phim “Chúng tôi muốn sống” trình bày cho nhân
dân Miền Nam thấy một phần nào sự tàn ác cộng sản trong cải cách ruộng đất; sách
của cụ Hoàng văn Chí tố cáo cái chế độ ở Miền Bắc đối xử với con người giống như
con vật cũng không mở mắt được bọn mang danh trí thức mắc chứng “khủng hoảng trí
tuệ” chạy theo cộng sản. Rõ ràng một bọn ngu, nhưng không chịu nhìn nhận là ngu,
cứ dẻo mồm khoe mình chạy theo cộng sản vì yêu lý tưởng công bằng xã
hội!
Là con người, ai ai cũng bị phạm lỗi lầm trong đời. Cái lỗi lầm
chạy theo cộng sản là ghê gớm nhất, vì nó đã khiến cho đồng bào mình điêu đứng,
đất nước mình tan hoang. Sau khi thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm mà không dám công
khai nói một lời ân hận để chuộc lỗi là hèn, là bất xứng để mang cái nhãn hiệu
trí thức. Ông Đằng kể chuyện bị tù trong lao Thừa Phủ, Huế, nhưng đến ngày thi
mẹ ông hú họa làm đơn xin cho con ra thi, thì được chính quyền chấp thuận, rồi
tự hỏi: “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù
nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”. Tội nghiệp cho ông
Đằng, hơn 38 năm sau ông mới thấy sự nhân đạo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, cái
chế độ mà ông đã thẳng tay giật sập. Thế mà ông Đằng vẫn xem chế độ nhân đạo ấy
là “địch” vì bắt bỏ tù anh cộng sản nằm vùng Nguyễn Ngọc Phương. Nhờ bố ông gửi
cho mấy cuốn sách của các giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Toàn và các tạp chí
Sáng tạo, Hiện đại của nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, Tô
Hoàng Yên (có phải ông định viết Tô Thùy Yên?) để đọc mà ông Đằng thi đỗ bằng Tú
tài hạng thứ. Giá như bố ông gửi thêm cho cuốn “Trăm hoa ..” của cụ Hoàng văn
Chí để ông đọc những bài viết của cụ Phan Khôi (nhà cách mạng đồng hương Quảng
Nam với ông) và những bài do bọn trí thức bồi bút của chế độ cộng sản chửi cụ
Phan Khôi thậm tệ thì có lẽ ông Đằng sẽ không chạy theo cộng sản? Nên nhớ từ hồi
bấy giờ, cụ Phan Khôi đã cảnh báo nước nhà sẽ bị nô lệ Tàu một lần nữa; chứ
không đợi cho tới bây giờ ông cựu Đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh – tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh – la hoảng về hiểm họa Hán hóa! Nghĩa là cụ Phan Khôi đã biết chắc
chắn rằng Hồ Chí Minh là kẻ bán nước.
Trước đây ông Đằng khoe ông từng bị Tòa án Mặt trận Vùng III
Chiến thuật kết án tử hình khiếm diện, nhưng ông vẫn không sợ, vẫn can đảm hoạt
động nội thành. Nhưng nay sống trong cái chế độ cộng sản của ông thì ông sợ,
chưa bao giờ dám hé môi lên án sự bất nhân, bất nghĩa, bất lương của chế độ. Đợi
cho đến khi nữ nghệ sĩ Kim Chi tuyên bố không thèm nhận tấm bằng ban khen của
một anh Thủ tướng tham nhũng, ăn cắp tài sản nhân dân thì ông mới lợi dụng cơ
hội viết bài khen sự dũng cảm của bà Kim Chi đăng trên trang mạng
bauxitevn.
Trong bài viết khi nằm bệnh viện của ông Đằng, tôi thấy có rất
nhiều điểm mâu thuẫn nhưng tôi chưa cần nêu lên bây giờ vì ngại bài viết đã khá
dài. Tuy nhiên, có một điểm đáng khen ông Đằng tiến bộ hơn ông Tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh một chút. Đó là ông Đằmg không còn mang Hồ Chí Minh ra vái lạy như
trong cái thư ông viết cho bà Kim Chi. Còn ông Tướng Vĩnh thì hết thuốc chữa!
Tôi đã viết cho ông Vĩnh một bức thư nêu rõ cái ác, cái gian trá, phản phúc bán
nước của Hồ chí Minh qua những bằng chứng lịch sử, ông Vĩnh càng ca ngợi Hồ Chí
Minh mạnh mẽ hơn, có lẽ vì ông Vĩnh vẫn tự cho rằng mình đi làm cách mạng; chứ
không hề nghĩ rằng mình là thủ phạm đã nằm trong một Đảng Cướp!
Ông Đằng viết: “Tôi nghĩ trong một thời gian dài ĐCS sẽ là
một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp
được”. E rằng ông Đằng chủ quan quá chăng? Nếu có cuộc bầu cử minh bạch
dưới sự kiểm soát quốc tế đàng hoàng, tôi tin chắc rằng các đoàn thể tôn giáo,
những nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền được tự do phơi bày tội ác của
cộng sản hơn 70 năm qua thì sẽ họ thu được phiếu của dân oan hoặc phiếu của
người dân không phải đảng viên để loại bỏ chế độ cộng sản độc tài toàn trị hiện
nay ngay. Chính vì sợ mất vị thế thống trị nên bọn cầm quyền cương quyết thẳng
tay đàn áp ngay cả người biểu tình yêu nước. Làm đầu nậu cộng sản sướng lắm! Tha
hồ ăn cướp, ăn cắp. Ai phản đối thì cứ việc sai côn đồ, du đãng đánh đập, “Côn
An” bỏ tù. Dại gì những ông cộng sản đầu nậu rời bỏ chiếc ghế thơm phức? Chỉ khi
nào mất chức mất quyền, mấy ông cộng sản đầu nậu mới nói đôi câu nghe lọt lỗ tai
như ông Võ văn Kiệt, Nguyễn văn An, Nguyễn Khoa Điềm …
Ông Đằng viết: “Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự
đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia.” Tôi nghĩ chẳng ai thèm
ngồi tranh luận về sự đúng sự sai đối với những người chạy theo cộng sản. Người
ta nói về sự sai trái, độc ác của cộng sản là để mở mắt những kẻ còn u tối, mê
muội còn tiếp tục đi theo con đường tà. Đối với kẻ có một chút lương tri thì chỉ
nhìn vào thực trạng đất nước hôm nay, người dân điêu đứng ra sao, bọn cầm quyền
nhu nhược ra sao thì đủ thấy cộng sản là sai bét bè be rồi! Cái loại đần độn,
ngu si như Nguyễn Phú Trọng và bè đảng còn bám vào cái gọi là “chủ nghĩa xã hội”
là vì cố bám vào chiếc ghế để dễ bề ăn cắp; chứ chẳng phải vì lý tưởng cái quái
gì cả đâu. Ai nấy đều thừa biết điều đó.
Tôi không phải là hạng người chống Cộng cực đoan. Tôi rất ý thức
về sự hòa hợp hòa giải dân tộc, sự đoàn kết để có sức mạnh chống ngoại xâm.
Nhưng tôi không thể đứng chung hàng ngũ với hạng người chẳng nhìn nhận mình đi
theo cộng sản là sai, là làm khổ dân tộc, là làm mất nước và cứ xưng tụng, vái
lạy Hồ Chí Minh, một kẻ tiêu diệt trí thức (nguyên khí quốc gia), bán nước cầu
vinh. Tôi muốn thấy sự ngay thẳng, phân minh, dứt khoát.
Tôi cũng không phải là người theo chủ nghĩa hoài nghi, ngờ vực
bất cứ điều gì, nhưng là người có kinh nghiệm cộng sản. Cho nên khi đọc bài viết
của ông Đằng kêu gọi đảng viên bỏ đảng tập thể, khen Việt Nam Cộng Hòa nhân đạo
mà sau đó ông vẫn bình an viết tiếp và tiếng nói của ông vẫn oang oang trên đài
phát thanh quốc tế thì tất nhiên tôi tự hỏi phải chăng Đảng cho phép ông Đằng
viết và nói? Bởi vì chỉ cần trương lên tấm bảng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
Nam” như cựu chiến binh Điếu Cày Nguyễn văn Hải là đủ lãnh 16 năm tù vì tội …
trốn thuế hoặc nhạc sĩ Việt Khang chỉ làm vài bài nhạc tỏ lòng yêu nước là đi
tù. Tôi cứ phân vân tự hỏi rằng những lời tâm huyết của ông Đằng là thực hay
giả, giống như khi xưa Đảng bày ra chủ trương “trăm hoa đua nở” là nhằm quăng ra
một mẻ lưới để biết ai trung thành với đảng, ai chống đảng để bỏ
tù.
Tôi hoan nghênh, cổ vũ những cựu đảng viên hay cảm tình viên
cộng sản phản tỉnh, quay về với dân tộc. Đồng thời, tôi cũng phải thận trọng để
khỏi bị mắc lừa, rồi hối hận không kịp.
Nhận định sau cùng của tôi về bài viết trên giường bệnh của ông
Lê Hiếu Đằng là sau khi đọc vài ba cuốn sách mới nhìn thấy cái tệ hại của cộng
sản đối với đồng bào và đất nước. Là luật gia, là nhà hoạt động chính trị, ông
Đằng nói đến thành lập đảng đối lập với chính quyền cộng sản có vẻ rất tài tử,
khơi khơi. Ít nhất ông phải phác họa vắn tắt về cái chủ trương, đường lối như
thế nào để người đọc biết ý ông ra sao. Tôi tự hỏi: Hoặc tại vì bản chất con
người ông dễ dãi như khi ông tuyên thệ vào đảng cộng sản, chẳng cần nghiên cứu
điều lệ đảng, cứ việc đưa tay tuyên thệ trong “một buổi kết nạp chẳng có lời thề
thốt, cờ quạt gì cả”; hoặc ông bỗng nhiên được chỉ thị cấp trên gấp gáp quá nên
cứ thế phóng ra bài viết mà chưa kịp sửa soạn!?
Hiện nay các phe cánh trong đảng đang đấu đá lẫn nhau túi bụi.
Tôi không chắc ông Lê Hiếu Đằng đứng về phe nào. Dường ông Đằng đứng vào phe ông
Nguyễn Tấn Dũng qua đoạn văn ông viết như sau: “Tôi rất mừng nghe Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ở hội nghị Shangri-La chống lại nền chính trị
cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam. Trả lời phỏng
vấn một thiếu tướng Trung Quốc, Thủ tướng đã khéo léo nói nước đó là nước nào ai
cũng biết. Rõ ràng đây là cú đấm đích đáng bọn bành trướng Bắc Kinh trong một
diễn đàn quốc tế. Tôi càng thấy vui hơn khi được biết đây là ý kiến của cá nhân
Thủ tướng dám chịu trách nhiệm để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào
của Bộ chính trị cả. Vì thế mà Hạ Đình Nguyên trong một bài viết về vấn đề này
đã hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến 5 lần.”
Khi mới lên nhậm chức Thủ tướng, ông Dũng tuyên bố một câu làm
cho mọi người “hồ hởi” (chữ của cộng sản): “Trong đời, tôi thích nhất là sự chân
thật và ghét nhất là sự dối trá”. Cách đây không lâu, ông Dũng phê phán người xử
lý vụ Đoàn văn Vươn là sai pháp luật, nhưng tiếp theo đó ông Dũng lại thăng chức
Tướng cho cái anh Đại tá Công An sai phạm và ra lệnh cho tòa án vẫn bỏ tù Đoàn
văn Vươn sau khi chống án. Vậy lời nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đâu có giá
trị khả tín gì ở cái hội nghị Shangri-La mà ông Đằng hoan nghênh nhặng xị lên
thế kia? Đó là thêm một sự kiện nữa khiến cho tôi không mấy tin tưởng vào thiện
chí dân chủ hóa nền cai trị độc tài, độc đảng hiện nay.
Ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi đảng viên cộng sản từ bỏ đảng. Chẳng
hay bản thân ông Đằng đã bỏ đảng chưa hay vẫn còn là người cộng sản. Nếu ông
Đằng vẫn còn là người cộng sản thì tôi phải nhớ lời dặn của cố Tổng thống Nguyễn
văn Thiệu: “Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản
làm!”. Tôi chờ đợi những hành động cụ thể kế tiếp của ông Đằng và cầu mong
lời kêu gọi các đồng chí bỏ đảng ngày càng đông. Nhất là những đồng chí Công An
sống chết với đảng qua câu khẩu hiệu: “Còn đảng còn mình”.
Chúc ông Lê Hiếu Đằng sớm hồi phục sức khỏe để có thể đóng góp
một điều gì tốt lành cho nhân dân cơ cực dưới chế độ cộng sản bất nhân, bất
nghĩa hiện nay.
© Bằng Phong Đặng văn
Âu
Nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/140cde3227d99929
__._,_.___
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét